Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 25/2006/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành: 26/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 25/2006/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 26  tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, chi và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viên; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban VHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Khoa giáo TW;
- Ban Tư tưởng - Văn hóa TW;
- Bộ Tư pháp
- Các Bộ có trường ĐH, CĐ
- Các UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Như Điêu 3;
- Công báo;
- Lưu VT, PC ĐH&SĐH

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hiển

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy về tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở các trình độ đại học và cao đẳng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng (sau đây gọi tắt là trường) , thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần.

Điều 2. Chương trình giáo dục đại học

1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

2. Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mỗi chương trình khung tương ứng với một ngành đào tạo ở một trình độ đào tạo cụ thể. Mỗi chương trình có thể gắn với một ngành hoặc với một vài ngành đào tạo.

3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

Điều 3. Học phần và đơn vị học trình

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 5 đơn vị học trình, được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã riêng do trường quy định.

2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy.

b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Đơn vị học trình được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên.

Một đơn vị học trình được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hay thảo luận; bằng 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; hoặc bằng 45-60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một đơn vị học trình sinh viên phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường mình.

4. Một tiết học được tính bằng 45 phút.

CHƯƠNG 2:

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 4. Thời gian và kế hoạch đào tạo

1. Các trường tổ chức đào tạo theo khóa học và năm học.

a) Khóa học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể.

Tùy thuộc chương trình, khóa học được quy định như sau:

- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi, kiểm tra. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một học kỳ hè để sinh viên có các học phần bị đánh giá không đạt ở các học kỳ chính được học lại và để sinh viên học giỏi có điều kiện học vượt kết thúc sớm chương trình học tập. Mỗi học kỳ hè có ít nhất 5 tuần thực học và một tuần thi, kiểm tra.

2. Căn cứ vào khối lượng kiến thức quy định cho các chương trình, Hiệu trưởng phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.

a) Đầu khóa học, trường phải thông báo công khai về nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình; quy chế đào tạo; nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên.

b) Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học của từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn, đề cương chi tiết học phần và điều kiện để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần.

Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ sinh viên phải đăng ký học các học phần tự chọn, các học phần sẽ học thêm hoặc các học phần chưa định học nằm trong lịch trình học của học kỳ đó với phòng đào tạo của trường, sau khi đã tham khảo ý kiến tư vấn của cán bộ phụ trách đào tạo. Nếu không đăng ký, sinh viên phải chấp nhận lịch trình học do nhà trường quy định.

3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm thời gian quy định cho chương trình quy định tại khoản 1 Điều này cộng với thời gian tối đa sinh viên được phép tạm ngừng học quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 của Quy chế này.

Điều 5. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình (hoặc ngành đào tạo)

1. Đối với những trường xác định điểm xét tuyển vào trường theo chương trình (hoặc theo ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh thì sinh viên đạt quy định xét tuyển sẽ được trường sắp xếp vào các chương trình (hoặc ngành đào tạo) đã đăng ký.

2. Đối với những trường xác định điểm xét tuyển vào trường theo nhóm chương trình (hoặc theo ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh thì đầu khóa học, trường công bố công khai chỉ tiêu đào tạo cho từng chương trình (hoặc từng ngành đào tạo) . Sau khi sinh viên kết thúc phần học chung bắt buộc trước khi được đăng ký học phần nội dung chuyên môn, trường căn cứ vào đăng ký chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo) và điểm trung bình chung học tập của sinh viên để sắp xếp sinh viên vào các chương trình (hoặc ngành đào tạo) .

Mỗi sinh viên được đăng ký một số nguyện vọng chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo) , theo thứ tự ưu tiên. Hiệu trưởng quy định số lượng cụ thể các chương trình (hoặc ngành đào tạo) mà sinh viên được quyền đăng ký.

Điều 6. Điều kiện để sinh viên được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học

Trước khi vào năm học, nhà trường căn cứ vào số học phần đã học, điểm trung bình chung học tập của năm học đã qua và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học để xét việc học tiếp, việc nghỉ học tạm thời, việc tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên ở học kỳ hè (nếu có) thuộc năm học nào được tính chung vào kết quả học tập của năm học đó.

1. Sinh viên được học tiếp lên năm học sau nếu có đủ các điều kiện dưới đây:

a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học từ 5,00 trở lên;

b) Có khối lượng các học phần bị điểm dưới 5 tính từ đầu khóa học không quá 25 đơn vị học trình;

Tại các học kỳ kế sau sinh viên phải chủ động đăng ký học lại những học phần bị điểm dưới 5 nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký chuyển qua học phần mới nếu là học phần tự chọn.

2. Sinh viên được quyền gửi đơn tới Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:

a) Được động viên vào lực lượng vũ trang;

b) Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường và phải đạt điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học không dưới 5,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này tại trường của sinh viên.

Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải gửi đơn tới Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới hay năm học mới.

3. Sinh viên không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 4 của Điều này được quyền tạm ngừng học để có thời gian củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập.

a) Sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được quyền tạm ngừng học tối đa không quá một năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo dưới 3 năm; không quá hai năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 3 đến dưới 5 năm; không quá 3 năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm.

b) Trong thời gian tạm ngừng học, sinh viên phải đăng ký học lại các học phần chưa đạt nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký học chuyển qua học phần mới nếu là học phần tự chọn. Hiệu trưởng xem xét bố trí cho các sinh viên này được học một số học phần của năm học tiếp theo nếu họ đề nghị.

4. Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 3,50;

b) Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học dưới 4,00 sau hai năm học; dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học trở lên;

c) Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này;

d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này;

Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học,trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường có các chương trình ở các trình độ thấp hơn hoặc có các chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng thì những sinh viên thuộc các diện quy định tại các điểm a, b và c khoản này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng quyết định kết quả học tập được bảo lưu cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 7. Ưu tiên trong đào tạo

1. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy được hưởng chế độ ưu tiên trong đào tạo.

2. Sinh viên đại học và cao đẳng thuộc các đối tượng ưu tiên được tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập. Thời gian tạm ngừng học tối đa không quá hai năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo dưới 3 năm; không quá 3 năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 3 đến dưới 5 năm; không quá 4 năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm.

3. Trong thời gian tạm ngừng học, sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước.

Điều 8. Học theo tiến độ khác với tiến độ học chung của nhà trường và học cùng lúc hai chương trình

1. Học theo tiến độ chậm:

a) Sinh viên học theo tiến độ chậm là sinh viên có nhu cầu học chậm so với tiến độ chung của khóa học được quyền đăng ký với phòng đào tạo để xin tạm rút một số học phần trong lịch trình học quy định.

b) Các quy định học theo tiến độ chậm:

- Số học phần đăng ký tạm rút trong mỗi học kỳ có tổng khối lượng không quá 12 đơn vị học trình và chủ yếu thuộc vào nhóm học phần không mang tính chất bắt buộc đối với ngành đào tạo chính;

- Điều kiện để được học tiếp, ngừng học hoặc thôi học đối với các sinh viên học theo tiến độ chậm được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này;

- Thời gian cho toàn khóa học đối với các sinh viên học theo tiến độ chậm không được vượt quá thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học theo tiến độ bình thường quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này;

- Trừ các đối tượng được ưu tiên theo quy định, những sinh viên học theo tiến độ chậm ở năm học nào thì không được hưởng chính sách học bổng ở năm học đó.

2. Học theo tiến độ nhanh:

a) Sinh viên học theo tiến độ nhanh là sinh viên có nhu cầu học nhanh hơn so với tiến độ chung của khóa học được quyền đăng ký với phòng đào tạo để học vượt một số học phần so với lịch trình học quy định.

b) Các quy định học theo tiến độ nhanh:

- Chỉ được thực hiện đối với những sinh viên đã học xong năm học thứ nhất;

- Sinh viên không thuộc diện tạm ngừng học và có điểm trung bình chung học tập cả năm từ 6,50.

- Sinh viên đang được phép học vượt, nhưng nếu có điểm trung bình chung học tập của năm học vượt đạt dưới 6,00 thì phải dừng học vượt ở năm học tiếp theo.

- Sinh viên học vượt được rút ngắn thời gian học ở trường so với thời gian quy định cho toàn khóa học nhưng không được quá một năm đối với trình độ đại học và không quá một học kỳ đối với trình độ cao đẳng;

3. Học cùng lúc hai chương trình:

a) Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai tại trường đang học để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.

b) Các quy định học cùng lúc hai chương trình:

- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác với ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất.

- Sinh viên không thuộc diện tạm ngừng học và có điểm trung bình chung học tập cả năm từ 7,00 trở lên.

- Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai nếu có điểm trung bình chung học tập của năm học đó đạt dưới 6,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở năm học tiếp theo.

- Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên đăng ký học đồng thời hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

- Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

4. Đối với sinh viên học vượt với thời gian học ngắn hơn, hoặc học đồng thời hai chương trình với thời gian học dài hơn, chế độ học bổng, học phí được thực hiện cho đến khi sinh viên hoàn thành chương trình.

Điều 9. Chuyển trường

1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:

a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;

b) Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;

c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a) Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh;

b) Sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến;

c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;

d) Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Thủ tục chuyển trường:

a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;

b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như: năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Chương 3:

KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Điều 10. Đánh giá học phần

1. Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành:

Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học phần, điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có trọng số không dưới 50% của điểm học phần.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

2. Các học phần thực hành: sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành.

Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là điểm học phần loại này.

3. Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

Điều 11. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

1. Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần dưới 5 sau kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.

2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số đơn vị học trình của học phần đó và được tính ít nhất nửa ngày cho mỗi đơn vị học trình. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.

Điều 12. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi, số lần được dự thi kết thúc học phần

1. Đề thi phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.

2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận) , vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.

Hiệu trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.

3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm. Điểm thi phải được công bố chậm nhất sau một tuần, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp bài tập lớn.

Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn… ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận hoặc bài tập lớn.

4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp phải công bố công khai ngay sau mỗi buổi thi khi hai giảng viên chấm thi thống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất được điểm chấm, các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa quyết định điểm chấm.

Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của hai giảng viên chấm thi và làm thành 3 bản. Bảng điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải được lưu tại bộ môn, gửi về văn phòng khoa và phòng đào tạo của trường chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này chỉ còn quyền dự thi một lần ở kỳ thi phụ sau đó.

6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính nếu được trưởng phòng đào tạo cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và được tính là thi lần đầu.

Những sinh viên này chỉ được dự thi lần thứ hai (nếu có) tại các kỳ thi kết thúc học phần tổ chức cho sinh viên các khóa học dưới hoặc trong học kỳ hè.

7. Trong trường hợp cả hai kỳ thi chính và phụ mà điểm học phần vẫn dưới 5 thì sinh viên phải đăng ký học lại học phần này với số lần được dự thi theo quy định như đối với một học phần mới.

Điều 13. Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập

1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10) , làm tròn đến phần nguyên.

2. Điểm trung bình chung học tập:

a) Công thức tính điểm trung bình chung học tập như sau:

Trong đó:

A là điểm trung bình chung học tập hoặc điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học

ai điểm của học phần thứ i

ni là số đơn vị học trình của học phần thứ i

N là tổng số học phần.

Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, mỗi khóa học và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học được tính đến hai chữ số thập phân.

b) Kết quả các học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và kết quả kỳ thi tốt nghiệp đối với các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khóa học.

Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với các học phần này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Các điểm trung bình chung học tập để xét thôi học, ngừng tiến độ học, được học tiếp, để xét tốt nghiệp và điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học được tính theo điểm cao nhất trong các lần thi.

3. Xếp loại kết quả học tập:

a) Loại đạt:                   Từ 9 đến 10:                 Xuất sắc

                                   Từ 8 đến cận 9:            Giỏi

                                   Từ 7 đến cận 8:            Khá

                                   Từ 6 đến cận 7:            Trung bình khá

                                   Từ 5 đến cận 6:            Trung bình

b) Loại không đạt:         Từ 4 đến cận 5:            Yếu

                                   Dưới 4:                        Kém

Chương 4:

THI TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 14. Thực tập cuối khóa, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp

1. Năm học cuối khóa, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được quy định như sau:

a) Làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp áp dụng cho sinh viên đại học đạt mức quy định của trường. Đồ án, khóa luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng không quá 20 đơn vị học trình. Hiệu trưởng quy định khối lượng cụ thể phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường.

b) Thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp áp dụng cho sinh viên đại học không được giao làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp và sinh viên cao đẳng, sau khi đã tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình.

Nội dung thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm hai phần: phần kiến thức cơ sở ngành và phần kiến thức chuyên môn; được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc thuộc chương trình với tổng khối lượng kiến thức tương đương với khối lượng kiến thức của đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Hiệu trưởng quy định cụ thể nội dung và khối lượng kiến thức tính bằng đơn vị học trình của các phần kiến thức ôn tập đối với từng chương trình cụ thể và công bố vào đầu học kỳ cuối khóa.

c) Thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng cho tất cả sinh viên đại học, cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tùy theo điều kiện của trường và đặc thù của từng ngành đào tạo, Hiệu trưởng quy định:

- Các điều kiện để sinh viên được đăng ký làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;

- Hình thức và thời gian làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, điều kiện được bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp;

- Nội dung các học phần thi, hình thức ôn tập và thi, hình thức chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp;

- Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn và trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với sinh viên trong thời gian làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp và ôn thi tốt nghiệp.

3. Đối với một số ngành đào tạo đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho thí nghiệm hoặc khảo sát để sinh viên hoàn thành đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp, trường có thể bố trí thời gian làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập chuyên môn cuối khóa.

4. Năm học cuối khóa, nếu sinh viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được đăng ký làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.

Điều 15. Chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp và chấm thi tốt nghiệp

1. Hiệu trưởng quyết định thành lập các hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, chấm thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và chấm thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Số thành viên của mỗi hội đồng là 3, hoặc 5, hoặc 7, trong đó có chủ tịch và thư ký. Thành viên của hội đồng là giảng viên của trường hoặc có thể mời thêm những người có chuyên môn phù hợp ở ngoài trường.

2. Sau khi sinh viên trình bày nội dung và trả lời những câu hỏi, các thành viên của Hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp cho điểm theo phiếu. Điểm đánh giá đồ án, khóa luận tốt nghiệp là trung bình cộng các điểm của từng thành viên hội đồng, người đánh giá và người hướng dẫn, được làm tròn đến phần nguyên.

3. Thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp. Thời gian thi viết tối đa là 180 phút cho mỗi học phần. Việc ra đề thi, tổ chức thi, coi thi, chấm thi theo hình thức thi viết hoặc thi vấn đáp do Hiệu trưởng quy định.

4. Kết quả chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hình thức vấn đáp phải được công bố sau mỗi buổi bảo vệ, mỗi buổi thi. Kết quả thi viết được công bố chậm nhất là 10 ngày sau khi thi.

Điểm đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc điểm thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được tính vào điểm trung bình chung học tập của toàn khóa học.

Sinh viên bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 14 của Quy chế này nếu có điểm dưới 5, được nhà trường tổ chức cho bảo vệ hoặc thi lại trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi trường công bố kết quả. Nội dung thi, hình thức thi, ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, tổ chức bảo vệ đồ án hay khóa luận, xét và đề nghị công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên này được thực hiện như ở kỳ bảo vệ chính hoặc kỳ thi chính do Hiệu trưởng quy định.

Điều 16. Thực tập cuối khóa và điều kiện xét tốt nghiệp của các ngành đào tạo đặc thù

Đối với một số ngành đào tạo đặc thù thuộc các lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, y tế, thể dục thể thao... Hiệu trưởng quy định nội dung, hình thức thực tập cuối khóa, hình thức bảo vệ, chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp phù hợp với đặc điểm các chương trình của trường.

Điều 17. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình, không còn học phần bị điểm dưới 5;

c) Được xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;

d) Có các Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục thể thao;

2. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ các điều kiện theo quy định.

Hội đồng xét tốt nghiệp do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm thư ký và có các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn và các thành viên khác do Hiệu trưởng quy định.

Điều 18. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập và chuyển loại hình đào tạo

1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính.

Bằng chỉ được cấp cho sinh viên khi đã ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên tấm bằng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xếp hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung học tập của toàn khóa học quy định tại khoản 3 Điều 13 của Quy chế này.

2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu vi phạm vào một trong các trường hợp sau:

a) Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số đơn vị học trình quy định cho toàn khóa học;

b) Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo trở lên.

3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm của sinh viên theo từng học phần. Trong bảng điểm còn phải ghi chuyên ngành, hướng chuyên sâu hoặc ngành phụ nếu có.

4. Những sinh viên còn chưa hoàn thành đồ án, khóa luận tốt nghiệp, các môn thi tốt nghiệp hoặc các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 3 năm tính từ ngày kết thúc khóa học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp cùng với sinh viên các khóa dưới.

5. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nhu cầu, được quyền làm đơn xin phép chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản

4 Điều 6 của Quy chế này.

Chương 5:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra

1. Trong khi kiểm tra thường xuyên, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ đồ án, khóa luận (sau đây gọi tắt là thi, kiểm tra) nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm.

2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 25/2006/QD-BGDDT

Hanoi, June 26th, 2006

 

DECISION

ON PROMULGATION OF REGULATION ON FORMAL UNDERGRADUATE EDUCATION

THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005;

Pursuant to the Decree No. 86/2002/ND-CP dated November 05, 2002 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of Ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Decree No. 85/2003/ND-CP dated July 18, 2003 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of The Ministry of Education and Training;

At the request of Director of Higher Education Department.

DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Decision comes into effect after 15 days since it is posted on Official gazette and replaces the Decision No. 04/1999/QD-BGD&DT dated February 11, 199 by the Minister of Education and Training. Any regulations opposing this Decision is annulled.

Article 3. Chiefs of the Ministry Offices, Director of Higher Education Department, Heads of relevant units that are affiliated to The Ministry of Education and Training, Director of universities and institutes; Directors of universities and colleges are responsible for implementing this Decisions.

 



THE MINISTER




Nguyen Minh Hien

 

REGULATION

ON FORMAL UNDERGRADUATE EDUCATION
(Enclosed with Decision No.
25/2006/QD-BGDDT dated June 26, 2006 by the Minister of Education and Training)

Chapter 1:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1. Governing scope and regulated entities

1. This Regulation provides for formal undergraduate education regarding organization of training; testing; graduation exam and recognition of graduation.

2. This Regulation applies to students of formal courses of university level and college level in institutes, universities and colleges (hereinafter referred to as undergraduate schools) that apply the flexible system combining yearly academic system with course system.

Article 2. Undergraduate curriculum

1. The undergraduate curricula (hereinafter referred to as curriculum) present the goals of undergraduate education, regulate the standards of knowledge, skills, scope and structure of higher education, methods and forms of training, methods of evaluation of specific course, discipline and level of the undergraduate education.

2. The curricula are made by the schools on the basis of the framework curriculum promulgated by the Minister of Education and Training. Each framework curriculum matches a discipline of a certain level of education. Each curriculum may be used for a discipline or a number of disciplines.

3. A curriculum consists of fundamental subjects and professional subjects.

Article 3. Courses and credits

1. "Course” means a nearly complete amount of knowledge that students can accumulate during the study process. Most courses carry 2 to 5 credits, training contents are provided completely and evenly during a semester. Knowledge in each course shall be corresponding to a level according to the course design and shall be structured as a part of a subject or a collection of many subjects. Each course shall be designated with a code regulated by particular school.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A compulsory course is the course containing the main knowledge contents of a curriculum that a student must accumulate. 

b) An elective course contains the necessary knowledge that students are allowed to select according to the guidance of their schools to diversify the specialities or select freely to accumulate enough required courses.

3. Credits are used to calculate the academic load of students.

A credit shall be equivalent to 15 theory periods; 30 - 45 periods of practice, experiment or discussion; 45 - 90 hours of internship; 45-60 hours of thesis, coursework or graduate thesis. Regarding theory courses or practical courses, students shall spend at least 15 self-preparation hours for a credit. Directors of undergraduate schools shall provide specific regulations on the number of periods/hours for each course according to the characteristics of their schools.

4. A study period lasts 45 minutes.

Chapter 2:

EDUCATIONAL ORGANIZATION

Article 4. Education time and schedule

1. Undergraduate schools shall provide education by programs, years and semesters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the curriculum, the program shall be specified as follows:

- College education lasts 2 - 3 years depending on the speciality, applicable to students having the high school diplomas or the vocational degrees; or 1.5 - 2 years, applicable to students having the vocational degrees of the same speciality.

- University education lasts 4 - 6 years depending on the speciality, applicable to students having the high school diplomas or the vocational degrees; or 2.5 - 4 years, applicable to students having the vocational degrees of the same speciality; or 1.5 -2 years, applicable to students having college's degrees of the same speciality.

b) An academic year contains 2 main semesters with at least 15 actual-study weeks and 3 weeks for testing. Besides 2 main semesters, the Director shall consider providing an additional semester for repetition, make-up study or accelerated study. An auxiliary semester shall contain at least 5 actual-study weeks and 1 week for testing.

2. Depending on the amount and contents of knowledge specified for a curriculum, the Director shall apportion the courses to specific school years/semesters.

a) At the beginning of a program, the school management shall publish the contents and results of different curricula, education regulation; obligations and rights of students.

b) At the beginning of a year, the school shall make announcement about the schedule for specific curricula in each semester, lists of scheduled compulsory courses and elective courses, the syllabus and preconditions for registering for the courses, schedule and forms of test applied to the courses.

Before a semester, each student must register with the registrar office of his/her school for elective courses, additional courses and delayed courses in the academic schedule of such semester, after consulting education service officials of the school. Otherwise, students must follow the schedule regulated by the school.

3. Time limit for a curriculum includes the time regulated for a curriculum specified in clause 1 of this Article adding the maximum period a student is allowed to have study suspension prescribed in clause 3 Article 6 and clause 2 Article 7 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Regarding schools determining the admission scores according to the curricula (or the disciplines) in enrollment examination, schools shall arrange the candidates satisfying the enrollment requirements to enroll in the curricula (or disciplines) they have registered.

2. Regarding schools determining the admission scores according to the curricula (or the disciplines) in enrollment examination, schools shall publish the enrollment limit for each curriculum (or discipline). When students have completed compulsory courses before the registration of specialized courses, the school shall arrange students to curricula (or disciplines) on the basis of the registration for curriculum (or discipline) of students and their GPA.

A student may apply for some curricula (or disciplines) in order of priority. Director of the school shall regulate the quantity of curricula (or disciplines) for students to register.

Article 6. Conditions for students to continue studying, to be temporarily absent from school, to suspend their study, or to be expelled from school

Before a school year, depending on the courses that students have completed, their GPA of the previous school year and their accumulative GPA, the school shall consider allowing the continuity, temporary absence, suspension or expulsion of students. The study result of student in summer semester (if any) of a school year shall be included in the study result of the same year.

1. A student shall be allowed to enroll the next school year if the following conditions are satisfied:

a) The GPA of the school year is at least 5.00;

b) No more than 25 credits get under 5.00.

In the next semesters, students shall initiatively register for repetition of compulsory courses with the results of under 5.00; regarding elective courses with the results of under 5.00, students may register for repetition or register for another course.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The student is mobilized to join the armed forces;

b) The student is sick or has an accident that needs a long-term treatment; such case shall be verified by the medical agency;

c) The student has personal reasons for temporary absence. In this case, the student must have completed at least 1 semester and his/her GPA must be at least 5.00. Duration of temporary absence due to personal reasons shall be included in the official study duration specified in clause 3 Article 4 of this Regulation.

After the temporary absence, the student wishing to continue pursuing his/her degree shall submit an application to the Director at least 1 week before a new semester or a new school year starts.

3. Students other than those specified in clause 1 and clause 4 of this Article may apply for a suspension of study to have time to improve the knowledge and learning outcomes.

a) Any students who is not eligible for priority in training may apply for a suspension of study for not exceeding 1 year for a program, applicable to curricula lasting less than 3 years; or not exceeding 2 years for a program, applicable to curricular lasting 3 to 5 years; or not exceeding 3 years for a program, applicable to curricular lasting 5 to 6 years.

b) During the study suspension, students shall register for repetition of compulsory courses with the results of under 5.00; regarding elective courses with the results of under 5.00, students may register for repetition or register for another course. The Director shall consider arranging such students to a number of courses of the next school year on their request.

4. A student shall incur expulsion from school in the following cases:

a) The GPA of the school year is under 3.50;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The student has been studying at school for longer than the time limit specified in clause 3 Article 4 of this Regulation;

d) The student incurs disciplinary penalties for the impersonation at the examination as prescribed in clause 2 Article 19 of this Regulation;

Not later than 1 month since the decision on expulsion is issued, the school shall send a notification to the local government of the place at which the student has permanent resident status. If the school also provides corresponding programs of lower levels or continuing education programs, any students specified in points a, b and c of this clause may apply for such programs; his/her corresponding study results of the previous program shall be reserved. The Director shall consider deciding study results to be reserved in specific cases.

Article 7. Priority in training

1. Entities eligible for priority policies according to the provisions of the Regulations on enrolment for formal undergraduate education are eligible for priority in training.

2. Undergraduate students eligible for priority are entitled to suspension of study to improve knowledge and learning outcomes. The duration of study suspension shall not exceed 2 years for the whole program, applicable to curricula lasting less than 3 years; shall not exceed 3 years for the whole program, applicable to curricular lasting 3 to 5 years; and shall not exceed 4 years for the whole program, applicable to curricula lasting 5 to 6 years.

3. During the study suspension, preferential treatment for students eligible for priority is still provided.

Article 8. Study progress different from the common progress regulated by the school; concurrent curricula

1. Slow progress:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Provisions for slow study progress:

- The number of courses subject to withdrawal in each semester shall not exceed 12 credits; such courses should not be compulsory courses of the main speciality;

- Conditions for students to continue studying, to suspend their study or leave school applicable to students following a slow study progress are in accordance with provisions in Article 6 of this Regulation

- Time limit for the whole program applicable to students following a slow study program must not exceed the limit time applicable to students following normal progress specified in clause 3 Article 4 of this Regulation;

- Apart from student eligible for priority, if a student follows the slow study progress in a year, he/she shall not be provided with allowances for such school year.

2. Fast progress:

a) A student following the slow study progress is a student wishing to study faster than the common progress. To follow a slow study progress, the student shall send the registrar office and application for accelerate study of a number of courses in the study schedule.

b) Provisions for fast study progress:

- Only students having completed the first school year are allowed to apply for fast study progress;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Any students pursuing the accelerate study that has the GPA of the school year applying the accelerate study of under 6.00 must return to the normal study.

- Any student pursuing the accelerate study may have his/her studying duration reduced but such period must not exceed 1 year for university level and 1 semester for college level;

3. Concurrent curricula:

a) A student who follows a concurrent-curricula program is a student who wishes to follow a second curriculum of his/her current school to gain 2 degrees when he/she graduates.

b) Provisions for concurrent curricula:

- The major of the second curriculum shall be different from the one of the first curriculum.

- Students wishing to pursue the concurrent-curricula study must not be subject to study suspension and must have GPA of the previous school year of at least 7.00.

- Any student following the second curriculum who got a GPA for a year of under 6.00 shall suspend the second curriculum in the next semester.

- The time limit for a student following concurrent-curricula study to complete his/her study is the time limit prescribed for the first curriculum specified in clause 3 Article 6 of this Regulation. When following the second curriculum, the student will have the results of the courses having similar content and similar amount of knowledge of the first curriculum reserved.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Regarding students following the fast study progress and students following the concurrent-curricula study, regulations on scholarships and fees are applied until the students complete their study.

Article 9. School transfer

1. A student may be considered for school transfer if the following conditions are satisfied:

a) The student transfers the residence within the study duration or the student has disadvantaged conditions that requires him/her to transfer to a school near to his/her residence to facilitate his/her study;

b) The student transfers to a school providing the same major or speciality group with the one the student is pursuing;

c) The transfer is approved by both the Director of the current school and the Director of the target school.

2. School transfer is forbidden in the following cases:

a) The student failed the entrance exam to the target school or the student’s score is lower than the admission band score of the target school if the current school and the target school use the same exam topic;

b) The student has permanent residence outside the admission requirements of the target school;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The student is incurring a disciplinary measure of warning level or higher.

3. Procedures for school transfer:

a) Any student wishing to transfer school shall submit an application according to regulations of the school;

b) The Director of the target school may decide to accept or not; decide the future study of the student, including the number of school years and number of courses that the student needs to supplement on the basis of the difference between the curricula of the current school and the target school.

Chapter 3:

TESTING

Article 10. Course assessment

1. Regarding theory courses or theory-practice combined courses:

Course grade includes on-going assessment, assessment of attitude of students, practical activities, attendance, mid-term testing, thesis titles and final testing, where the assessment of mid-term testing and final testing is required under any circumstance and must account for at least 50% of the course grade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Regarding the practice courses: students shall attend sufficiently the practice lessons.

The arithmetic mean of the practice lesson in a semester that is rounded to 1 decimal place is the final grade of the practice course.

3. The lecturer in charge of the course is responsible for designing the test questions and giving on-going assessment, excluding the final tests.

Article 11. Final testing

1. At the end of each semester, the school shall organize the final tests, including 1 main stage and 1 auxiliary stage. The auxiliary stage is organized for students who failed to participate in the main stage or received a course grade of under 5.00 after the main stage. The auxiliary stage shall be organized at least 2 week after the main stage.

2. Time for review for the test of a course shall be proportional to the number of credits of such course, at least 1/5 day for each credit. The Director of school shall specify the time for review for the tests and the dates of tests.

Article 12. Design of question sheets, form of test, marking and the limit number of times for taking final tests

1. The final test questions shall be appropriate to the contents of the course specified in the curriculum. The question sheet may be designed or taken from the question bank according to the instruction of the Director of school.

2. The form of final tests could be multiple-choice test, writing test, oral test, thesis, coursework or the combination of these forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The marking of final test containing theory questions only and the marking of coursework shall be carried out by 2 lecturers. The testing scores shall be published no later than 1 week from the date of testing or the day the coursework is handed in.

The Director of school shall provide regulations on the retention of the test papers after marking. The test papers, theses and coursework shall be retained for at least 2 years from the date of test of the day on which the theses/courseworks are handed in.

4. The marking of final test in form of oral test shall be carried out by 2 lecturers. The scores of the oral tests shall be published when the tests finished and the two examiners have agreed the scores. If the two lecturers who are in charge of marking the test fail to come to agreement of the score, it shall be decided by a the head of subject group or the dean of the faculty.

The final-test scores shall be written on scoring sheets according to the form regulated by the school management boards and shall bear the signature of the marking lecturers; such scoring sheets shall be made in 3 copies. The scoring sheets of final tests and the course grade shall be retained in the subject groups, the faculties and registrar offices no later than 1 week after the final-test paper/presentation are graded.

5. Any student who is absent from the final test without a good and sufficient reason must receive 0 point for the main stage. Such students shall participate in the auxiliary stage of the test.

6. Any student who is absent from the main stage of final test with good and sufficient reason may take the auxiliary stage right then if allowed by the dean of faculty, the result in this case shall be considered the first-stage score.

Such students shall take the second-stage tests (if any) only in final tests organized in another semester.

7. If after the auxiliary stage, course grade of the student is still below 5.00, he/she must register for repetition of the course.

Article 13. Calculation of testing scores, GPA and grading of study results

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. GPA:

a) GPA of students is calculated as follows:

Where:

A is the semester GPA or the cumulative GPA

ai is the grade of the ith course

ni is the credits of the ith course

n is the total number of courses.

GPA of a semester, a year, a program and the cumulative GPA are rounded to 2 decimal places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The assessment of grades and conditions for granting certificates for such courses shall be carried out according to regulations of The Ministry of Education and Training.

c) The GPA used for the consideration of expulsion, suspension, continuity or graduation and the cumulative GPA of a program shall be calculated according to the highest scores the student got for specific courses.

3. Classification of study results:

a) Passed:                   Grade of 9 to 10 points: Exellent

                                   Grade of 8 to under 9 points:                  Good

                                   Grade of 7 to under 8 points:                  Fair

                                   Grade of 6 to under 7 points:                  Average

                                   Grade of 5 to under 6 points:                  Passing

b) Not passed:             Grade of 4 to under 5 points:                  Weak

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter 4:

GRADUATION TESTING AND GRADUATION RECOGNITION

Article 14. Internship, graduate thesis or graduation tests

1. In the last school year, students are allowed to register for doing graduate thesis or take graduation tests in specialized knowledge or Marx-Lenin and Ho Chi Minh’s ideology knowledge as follows:

a) Graduate thesis: applicable to students satisfying the requirement of school. Graduate thesis is a course containing not exceeding 20 credits. The Director shall regulate the specific amount of credits according to the training requirement of the school.

b) Graduation tests in specialized knowledge are applicable to university-level students not eligible for doing graduate thesis and college-level students having accumulated sufficiently required courses.

The content of graduation test in specialized knowledge includes 2 parts: basis knowledge and specialized knowledge from a number of compulsory courses of the curriculum with a knowledge amount equivalent to the knowledge amount used for the thesis specified in point a clause 1 of this Article. The Director of the school shall provide specific regulations on the contents and amount of the knowledge, calculated by the number of credits, of the knowledge subject to review for specific curricula and publish such information at the beginning of the last semester.

c) Graduation tests in Marx-Lenin and Ho Chi Minh’s Ideology knowledge are applicable to all undergraduate students according to regulations of The Ministry of Education and Training.

2. Depending on the conditions of school and peculiarities of each discipline, the Director shall provide regulations on:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Form and time of doing graduate thesis, requirements for conducting thesis defense;

- Contents of courses included in the tests, form of review and testing, form of graduate thesis assessment;

- Tasks of supervisors; responsibilities of subject groups and faculty managers towards students during the graduate thesis formulation and the reviewing.

3. Regarding graduate thesis of disciplines requiring a great amount of time for experiment or survey, school may arrange for the graduate thesis formulation and internship to happen concurrently.

4. In the last school year, any students liable to criminal prosecution is not allowed to register for doing graduate thesis or taking graduation tests.

Article 15. Assessment of graduate thesis and graduation test

1. The Director is responsible for issuing the decision on establishment of assessment councils for graduate theses, graduation test in specialized knowledge and Marx-Lenin and Ho Chi Minh’s ideology knowledge. The council may include 3, 5 or 7 members, including 1 chairman and 1 secretary. Members of the council shall be lecturers of school or other people with corresponding profession who are invited.

2. When the student has presented his/her thesis and answered questions, members of the council shall assess the thesis by writing mark on assessment slips. Grade of graduate thesis is the arithmetic mean of scores given by members of the council, the assessor and the instructor that is rounded to an integer.

3. Graduation tests in specialized knowledge or Marx-Lenin and Ho Chi Minh’s ideology knowledge as follows may be organized in form of writing test or oral test. Time limit for a writing test shall not exceed 180 minutes for each part. The compilation of question sheet, the invigilation and the assessment of writing test or oral test shall be prescribed by the Director.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The grade of theses or graduation tests in specialized knowledge shall be included in the accumulative GPA of students.

Any student doing theses or taking graduation tests as specified in clauses 1 and 2 Article 14 of this Regulation who got under 5 shall be provided with a repetition of thesis defense/graduation test within 3 to 6 months since the results are published. The contents, form, the assessment and organization of such thesis defenses/graduation tests shall be in accordance with the main ones or according to decisions of the Director.

Article 16. Internship and conditions for consideration for graduation applicable to a number of peculiar disciplines

Regarding a number of peculiar disciplines in the fields of Art, Architecture, Medicine, Sport, etc. the Director shall provide regulations on content and form of internship, form of graduate thesis defense, form of assessment of graduate thesis, graduation test; conditions for consideration and recognition of graduation according to the characters of specific curricula.

Article 17. Conditions for consideration and recognition of graduation

1. A student shall satisfy the following conditions to be considered graduation:

a) The student is not liable to criminal prosecution by the time of consideration for graduation;

b) The student has accumulated sufficiently courses, none of which is graded under 5.00;

c) The student has passed the Marx-Lenin science and Ho Chi Minh’s Ideology courses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Depending on the request of the Graduation consideration council, the Director shall append signature on decisions on recognition of graduation for eligible students.

The Graduation consideration council shall include the Director or the authorized Vice Director as the Chairman, the Head of the Registrar office as the secretary and the deans of specialized faculties and other members decided by the Director.

Article 18. Issuance of the Certificate of graduation, reserve study, transfer of form of education

1. The Certificates of graduation from university/college are issued according to the main.

A Certificate of graduation shall be granted only when information on the template prescribed in current regulations by the Ministry of Education and Training has been written sufficiently and accurately. The graduate grades shall be determined according to the final cumulative GPA according to provisions of clause 3 Article 13 of this Regulation.

2. The graduate grade of a student having the final results at excellent or good level shall be 1-level degraded in the following cases:

a) The number of failed credits exceeds 5% of the total credits in the whole program;

b) The student has incurred a disciplinary measure of warning level or higher during the time he/she studies at the school.

3. The study results of students shall be recorded to the transcript by course. The transcript shall state the speciality or auxiliary speciality (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Any student who does not graduate is granted a certificate of the completed courses at school. Such student may apply for transfer to another curriculum according to the regulations in clause 4 Article 6 of this Regulation.

Chapter 5:

ACTIONS AGAINST VIOLATIONS

Article 19. Disciplinary penalties for students committing violations against the regulations on testing

1. During on-going tests, mid-term tests, final tests, graduation tests, thesis defenses (hereinafter referred to as testing), any student committing violations against the regulation shall be imposed disciplinary measures for each violation.

2. Any student who takes a test by the name of another student and any student who requests another to take a test by his/her name shall incur an academic suspension of 1 year (applicable to the initial violations) or incur an academic expulsion (applicable to the second violations).

3. Except for the cases specified in clause 2 of this Article, penalties for students who commit violations shall comply with the provisions in the formal undergraduate enrollment regulation./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.516

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.221.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!