Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 19/2006/QĐ-BYT Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú

Số hiệu: 19/2006/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Ngọc Trọng
Ngày ban hành: 04/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 19/2006/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO BÁC SĨ NỘI TRÚ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 1635/2001/QĐ-BYT ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú bệnh viện. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các vụ: Khoa học và Đào tạo, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế, Hiệu trưởng các trường đại học y-dược và Trưởng các khoa y trong các trường đại học, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo bác sĩ nội trú chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Ngọc Trọng

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO BÁC SỸ NỘI TRÚ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BYTngày 04/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1:

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

Điều 1. Mục tiêu

Đào tạo bác sĩ nội trú (sau đây gọi tắt là BSNT) là loại hình đào tạo sau đại học đặc thù của ngành y tế, nhằm mục đích đào tạo các bác sĩ chuyên khoa có kiến thức khoa học cơ bản vững, kiến thức chuyên ngành hệ thống, kỹ năng thực hành cao, chủ động giải quyết thành thạo những vấn đề chuyên môn cơ bản thuộc chuyên ngành đào tạo.

Đào tạo BSNT là một trong những phương thức đào tạo những chuyên gia giỏi, nhân tài trẻ của ngành y tế áp dụng cho các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và y học dự phòng.

Điều 2. Đối tượng

1. Đào tạo BSNT chỉ dành cho các bác sĩ vừa mới tốt nghiệp hệ chính quy các chuyên ngành y ở một trường đại học y, đại học y - dược hoặc các cơ sở đào tạo khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nguyện vọng được học BSNT, tự nguyện làm đơn xin dự thi và chỉ được dự thi một lần ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

2. Người nước ngoài muốn học bác sĩ nội trú phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 của Quy chế này và phải được Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giới thiệu.

Điều 3. Điều kiện dự thi tuyển

1. Các học viên có đủ các điều kiện sau đây được dự thi tuyển BSNT:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành học tương ứng với chuyên ngành xin dự thi và đạt loại khá trở lên.

b) Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập (trừ lý do sức khoẻ).

c) Tuổi đời không quá 27.

d) Có đủ sức khoẻ phục vụ lâu dài trong ngành y tế theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, THCN và DN số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/5/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Một số ngành có yêu cầu riêng về sức khoẻ sẽ do cơ sở đào tạo quy định.

3. Học viên tốt nghiệp đại học đạt loại xuất sắc, nếu có đủ các điều kiện được nêu trong điểm b), c) và d) khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 được xét miễn thi tuyển.

Điều 4. Hồ sơ dự thi

1. Đơn xin dự thi tuyển BSNT ghi rõ chuyên ngành xin học, môn ngoại ngữ xin dự thi và cam kết chấp hành phân công công tác sau khi tốt nghiệp.

2. Bảng điểm các năm đại học và điểm thi tốt nghiệp.

3. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học có công chứng, khi được nhập học phải xuất trình bản gốc để đối chiếu.

4. Lý lịch có xác nhận của trường đại học.

5. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.

Điều 5. Hình thức đào tạo

Đào tạo BSNT chỉ có một hình thức đào tạo chính quy tập trung, thời gian đào tạo là 3 năm, học viên phải thường trú tại bệnh viện hoặc cơ sở thực hành khác phù hợp với yêu cầu của từng chuyên ngành để học tập, làm việc thường xuyên (trừ những buổi học tại trường do nhà trường quy định).

Chương 2:

TỔ CHỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 6. Cơ sở đào tạo

1. Cơ sở đào tạo BSNT là các trường đại học y, đại học y - dược, học viện y – dược, hoặc các trường đại học khác được phép đào tạo chuyên ngành y (sau đây gọi chung là trường đại học), kết hợp với bệnh viện, viện nghiên cứu hoặc các cơ sở thực hành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ.

2. Tiêu chuẩn của một cơ sở đào tạo BSNT:

a) Có chương trình đào tạo được Bộ Y tế phê duyệt.

b) Có đủ đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II. Số lượng tối thiểu 3 giảng viên chuyên ngành cho mỗi chuyên ngành đào tạo, và không quá 1/3 là giảng viên thỉnh giảng.

Mỗi học viên học BSNT phải có một giảng viên đủ tiêu chuẩn nói trên phụ trách trực tiếp. Mỗi giảng viên cùng lúc phụ trách không quá 3 học viên.

c) Có bệnh viện và cơ sở thực hành đủ các chuyên khoa; đối với các chuyên ngành lâm sàng phải có ít nhất 30 giường bệnh cho mỗi học viên tính chung cho các khoá đào tạo, được Bộ Y tế thẩm định và công nhận.

d) Có cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ dạy học: phòng thí nghiệm, phương tiện giảng dạy, thư viện có tạp chí chuyên môn, giáo trình, sách giáo khoa.

Điều 7. Thi tuyển

1. Việc thi tuyển thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

2. Trường đại học được phép đào tạo BSNT xây dựng chỉ tiêu cho từng chuyên ngành, kế hoạch thi tuyển, các môn thi, báo cáo Bộ Y tế và công bố rộng rãi ít nhất 3 tháng trước ngày thi.

3. Mỗi năm chỉ tổ chức thi tuyển một lần.

Điều 8. Các môn thi tuyển

1. Môn Khoa học cơ bản;

2. Môn Khoa học cơ sở;

3. Môn ngoại ngữ trình độ B: thí sinh được chọn một trong các ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung văn;

4. Môn chuyên ngành: do cơ sở đào tạo quy định, thuộc chương trình đại học.

5. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nội dung các môn thi cụ thể, báo cáo Bộ Y tế.

Điều 9. Hội đồng tuyển sinh

Hội đồng tuyển sinh BSNT do Hiệu trưởng các trường đại học được phép đào tạo quyết định thành lập.

Điều 10. Điều kiện trúng tuyển

1. Các môn thi đều phải đạt 5 điểm trở lên, riêng môn chuyên ngành phải đạt 7 điểm trở lên (thang điểm 10, làm tròn đến 0,5).

2. Môn ngoại ngữ được dùng để xét chọn khi có những thí sinh bằng điểm nhau, không tính vào tổng điểm.

3. Tổng điểm 3 môn (trừ môn ngoại ngữ) được xếp theo thứ tự từ trên xuống theo từng chuyên ngành để xét tuyển theo chỉ tiêu đã công bố.

4. Nếu số thí sinh đạt ít hơn số chỉ tiêu đào tạo thì cũng không lấy thêm.


Điều 11. Công nhận trúng tuyển

Cơ sở đào tạo đề nghị danh sách trúng tuyển BSNT, Bộ Y tế duyệt và ra quyết định công nhận trúng tuyển.

Điều 12. Chương trình đào tạo BSNT

Khung chương trình gồm 150 đơn vị học trình (ĐVHT), trong đó phần thực hành không ít hơn 50% cụ thể như sau:

1. Các môn chung (triết học, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học chiếm khoảng 15%.)

2. Các môn cơ sở và hỗ trợ chiếm khoảng 14%.

3. Các môn chuyên ngành không ít hơn 50%.

4. Luận văn khoảng 18%.

Điều 13. Đánh giá các môn học/học phần

1. Các môn học có cả lý thuyết và thực hành: Căn cứ vào tỷ lệ từng phần để tổng hợp thành điểm chung.

2. Các môn chuyên ngành: Điểm lý thuyết và thực hành tính độc lập.

3. Điểm lý thuyết và thực hành phải đạt từ 6, riêng môn chuyên ngành phải từ 7 điểm trở lên thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm.

4. Học viên có ít hơn hoặc bằng 1/3 số chứng chỉ không đạt, được thi lần hai; có quá 1/3 chứng chỉ không đạt hoặc có bất kỳ chứng chỉ nào thi lần 2 không đạt, buộc phải thôi học.

Điều 14. Luận văn

1. Người hướng dẫn BSNT làm luận văn tốt nghiệp do Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét và quyết định.

2. Luận văn tốt nghiệp BSNT có tối thiểu 15.000 từ (khoảng 50 trang không kể bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo).

Điều 15. Thi tốt nghiệp

1. Điều kiện thi tốt nghiệp: Học viên được dự thi tốt nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo BSNT quy định tại Điều 12 và đạt điểm kết thúc các môn học/học phần quy định tại Điều 13, không vi phạm kỷ luật trong quátrình học tập.

2. Thi tốt nghiệp gồm bảo vệ luận văn, môn chuyên ngành, môn ngoại ngữ:

a) Bảo vệ luận văn: Luận văn được trình bày trước hội đồng chấm luận văn trong 20 phút.

b) Môn thi chuyên ngành: thi lý thuyết và thực hành. Điểm của mỗi phần được giữ độc lập.

c) Môn ngoại ngữ (trình độ C, có phần ngoại ngữ chuyên ngành).

Các điểm thi tốt nghiệp đều phải đạt từ 7 điểm trở lên (thang điểm 10).

3. Hội đồng thi tốt nghiệp:

a) Hội đồng thi tốt nghiệp gồm 5 thành viên do Hiệu trưởng các trường đại học đào tạo BSNT quyết định thành lập.

b) Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp thành lập hội đồng chấm luận văn, hội đồng chấm môn chuyên ngành và hội đồng chấm môn ngoại ngữ.

c) Hội đồng chấm luận văn gồm 5 thành viên có 2 người nhận xét và có ít nhất 2 thành viên không thuộc cơ sở đào tạo.

Điều 16. Công nhận tốt nghiệp

1. Danh sách học viên tốt nghiệp BSNT phải trình Bộ Y tế duyệt và quyết định công nhận.

2. Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Bác sĩ nội trú, bằng Chuyên khoa cấp I và được đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng Thạc sĩ.

3. Hiệu trưởng các trườngđại học đào tạo BSNT ký bằng tốt nghiệp.

Chương 3:

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN

Điều 17. Nhiệm vụ của học viên

1. Học viên phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, quy định về đào tạo BSNT, các quy địnhvà quy chế của trường đại học và cơ sở thực hành.

2. Học viên phải hoàn thành kế hoạch học tập và thi tốt nghiệp đúng thời gian quy định. Học viên có lý do chính đáng có thể được tạm dừng học tập một lần và được bảo lưu kết quả học tập một năm.

3. Học viên phải thường trú tại viện, bệnh viện hoặc các cơ sở thực hành khác để học tập và làm việc trừ thời gian lên lớp do nhà trường quy định.

4. Tham gia hướng dẫn thực tập cho các lớp sinh viên khi được phân công.

5. Sau khi tốt nghiệp học viên phải chấp hành sự điều động công tác của Bộ Y tế theo Điều 87 Luật Giáo dục.

Điều 18. Quyền lợi của học viên

1. Học viên được sử dụng thư viện, các tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm để phục vụ học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.

2. Học viên được hưởng học bổng ưu đãi và các khoản phụ cấp khác trong thời gian học tập, được cấp phát phương tiện bảo hộ lao động, được bố trí chỗ ở tại bệnh viện hoặc cơ sở thực hành.

3. Học viên tốt nghiệp loại xuất sắc được đề đạt nguyện vọng công tác, được xem xét miễn thi tuyển chuyên khoa cấp II nếu có nhu cầu.

Chương 4:

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA GIẢNG VIÊN

Điều 19. Nhiệm vụ

1. Giảng viên có trách nhiệm tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu giảng dạy theo nhiệm vụ được phân công.

2. Hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ học viên học tập theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng.

Điều 20. Quyền lợi

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quy định quyền lợi tương đương của các giảng viên sau đại học (chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, BSNT, thạc sĩ và tiến sĩ) thuộc lĩnh vực y tế.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Điều 21. Trách nhiệm của trường đại học

1. Trường đại học có đủ điều kiện đào tạo BSNT quy định tại Điều 6 Quy chế này đăng ký mã số đào tạo theo quy định mở ngành đào tạo mới. Trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ đăng ký của cơ sở, Bộ Y tế tổ chức thẩm định và giao nhiệm vụ đào tạo.

2. Trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo BSNT quản lý toàn bộ quá trình đào tạo theo đúng quy chế.

3. Trường đại học có trách nhiệm phối hợp với các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác trong quá trình đào tạo, đảm bảo việc thực hành cho học viên.

Điều 22. Trách nhiệm của viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác

1. Các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác tham gia đào tạo được trường đại học đề nghị và Bộ Y tế công nhận có trách nhiệm cùng tham gia đào tạo với trường đại học đảm bảo kế hoạch nhiệm vụ được phân công.

2. Các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác có thể là cơ quan phối hợp với trường đại học trong việc giảng dạy chuyên môn cho học viên khi được yêu cầu.

Điều 23. Kinh phí đào tạo

1. Các trường đại học đào tạo BSNT được phép quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo và các nguồn thu khác theo quy định.

2. Các trường đại học và các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác tham gia đào tạo BSNT được Bộ Y tế ưu tiên xem xét đầu tưtrang thiết bị, cơ sở vật chấtphục vụ đào tạo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Điều khoản thi hành

1. Bộ Y tế quản lý thống nhất việc đào tạo BSNT, giám sát tuyển sinh, quá trình đào tạo và đánh giá các khoá học.

2. Các trường đại học căn cứ vào Quy chế này có thể cụ thể hoá bằng một số quy định nhưng không được trái với Quy chế và phải được Bộ Y tế phê duyệt trước khi thực hiện.

MINISTRY OF HEALTH
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 19/2006/QD-BYT

Hanoi, July 4, 2006

 

DECISION

INTRODUCING REGULATIONS ON RESIDENT DOCTOR TRAINING

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 49/2003/ND-CP dated May 15, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

After considering the requests of the Director of the Science and Education Department, and the Director of the Department of Organization and Personnel,

HEREBY DECIDES

Article 1. “Regulations on resident doctor training” are enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. The Chief of Office, Directors of such Departments as Science and Training Department, Organization and Personnel Department, Planning – Finance Department of the Ministry of Health, Presidents of Universities of Medicine and Pharmacy, Deans of Pharmacy Faculties of universities, and Heads of resident doctor training establishments, shall be responsible for implementing this Decision.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
 


 
 Le Ngoc Trong

 

REGULATIONS

ON RESIDENT DOCTOR TRAINING
(Annexed to the Decision No. 19/2006/QD-BYT dated July 4, 2006 of the Minister of Health)

Chapter 1:

TRAINING OBJECTIVES, ENROLLEES AND FORMS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Resident doctor training (hereinafter referred to as residency training) will become a particular form of postgraduate training in the healthcare sector which is aimed at training specialists to possess firm fundamental knowledge, expert knowledge in the healthcare system, good practice skills, and to be able to actively and masterfully resolve basic medical issues arising within the scope of their training specialties.

Residency training will become one of forms of training of excellent experts and young talents in the healthcare sector which is applied in clinical, near-clinical and preventive medicine specialties.

Article 2. Enrollees

1. Residency training shall be designed only for doctors who have just graduated from the formal medical education programs provided by medical universities, medical and pharmacy universities or other training establishments operating within the territory of the Socialist Republic of Vietnam, wish to take residency training programs, voluntarily apply for entrance tests and are allowed to take only one test after graduation from higher education programs.

2. Foreigners who wish to take residency training programs must fully meet requirements set out in Article 3 hereof and must be recommended by the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam.

Article 3. Enrolment requirements

1. Enrollees meeting the following requirements shall be qualified for entrance tests for residency training programs:

a) Hold bachelor’s degrees in majors corresponding to residency training specialties which are ranked good at minimum.

b) During the period of their study of higher education programs, they were not subject to a discipline in a form of warning or more serious one or an academic suspension (except for health-related reasons).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) They are required to be healthy enough to serve in the healthcare sector for a long term as provided in the Joint Circular No. 10/TT-LB dated August 18, 1989 promulgated by the Ministry of Health, universities, professional education schools and enterprises, and the instructional Official Dispatch No. 2445/TS dated May 20, 1990 of the Ministry of Education and Training.

2. Certain residency training specialties having special health requirements shall be decided by training establishments.

3. If enrollees holding bachelor's degrees at the excellent level meet all requirements referred to b), c) and d) of clause 1 and clause 2 of Article 3, they shall be granted exemptions from entrance tests for residency training programs.

Article 4. Application requirements

1. Application form for tests for admission to residency training programs which must clearly specify the major to be trained in, the foreign language to be tested and commitments to complying with assigned duties after graduation from the residency training.

2. Transcripts showing scores during higher education years and the course graduation score.

3. Notarized duplicate copy of the bachelor’s degree. Upon admission to the residency training program, its original copy must be presented.

4. Curriculum vitae endorsed by the higher education establishment where the enrollee has studied.

5. Other paper submitted upon the request of the training establishment where the enrollee wishes to study.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Residency training shall have only one form which is formal and full-time, last for 3 years and require trainees to take up permanent residence at hospitals or other medical internship facilities conforming to specific requirements of each specialty to learn and work regularly (except classes held under the training establishment’s regulations).

Chapter 2:

TRAINING ORGANIZATION AND PROGRAMS

Article 6. Training establishments

1. Residency training establishments must be medical universities, universities of medicine and pharmacy, medical and pharmacy institutes or other higher education establishments, all of which must obtain licenses to provide medical training programs (hereinafter referred to as higher education establishment), and may be combined with other hospitals, research institutes or other medical internship facilities which are assigned duties by the Ministry of Health.

2. Standards of a residency training establishment:

a) Design the curriculum approved by the Ministry of Health.

b) Develop the staff of lecturers who are professors, associate professors, doctors and level II accredited physicians. The minimum required number of lecturers must be 03 lecturers for each training specialty and visiting lecturers may make up one-third or less in the staff of lecturers.

Each resident trainee must be kept under the direct supervision of a lecturer who meets the above-stated standards. Each lecturer shall be in charge of no more than 3 trainees at the same time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Provide all facilities necessary for teaching activities, such as laboratories, teaching aids and libraries where academic journals, syllabus and textbooks are available for use.

Article 7. Entrance tests

1. Entrance tests shall be conformable to regulations adopted by the Ministry of Education and Training, and the Ministry of Health.

2. The higher education establishment licensed to provide residency training programs shall have the intake of trainees in each specialty, develop the test plan, decide on test subjects, report to the Ministry of Health, and then make them known to the public at least 3 months prior to the test date.

3. The entrance test shall be held on an annual basis.

Article 8. Test subjects

1. Basic science;

2. General science;

3. Level-B foreign language: Examinees may choose one of the following foreign languages: English, German, Russian, French or Chinese;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The Test Board's Chair shall decide questions of each test subject and report to the Ministry of Health.

Article 9. Enrolment councils

Councils of enrolment of trainees qualified for residency training programs shall be established under the decisions of Presidents of higher education establishments licensed to provide residency training programs.

Article 10. Admission requirements

1. Scores of all test subjects must be at least 5. In particular, the score of the specialty subject must be 7 or above (based on the grade scale of 10 and rounded to the nearest 0.5).

2. The score of the foreign language may be used as a tiebreaker criterion in case there are at least two examinees having tie scores and shall not be aggregated with total score.

3. Total score of 3 test subjects (exclusive of the foreign language score) shall be arranged in a descending order and classified by specialties as a basis for admission of examinees according to the predetermined intake.

4. If the number of examinees is less than the defined intake, admission of more examinees shall not be allowed.

Article 11. Recognition of examinees admitted to residency training programs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12. Residency training curriculum

The framework curriculum shall be composed of 150 units of study of which at least 50% is intended for the internship classes, specifically including:

1. General subjects (philosophy, foreign language, computer science, teaching methodology and scientific research methodology account for about 15% of total unit of study).

2. Basic and complementary subjects must account for approximately 14%.

3. Specialty subjects must account for at least 50%.

4. Thesis must account for 18%.

Article 13. Evaluation of subjects/modules

1. The aggregate score of both theoretical and empirical subjects shall be determined on the basis of the percentage of each knowledge volume.

2. The theoretical score of a specialty subject shall be separated from the empirical score of that subject.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Trainee with 1/3 or less of credits which are failed may be allowed to resit a test; if he/she has less than 1/3 of credits which are failed or any credit which is failed after resit, he/she must be subject to expulsion.

Article 14. Thesis

1. Thesis instructor shall be considered and decided by the Head of the training establishment.

2. Trainee must write a graduation thesis with at least 15,000 words (about 50 pages, exclusive of charts, diagrams, drawings and list of references).

Article 15. Graduation exams

1. Graduation exam requirements: Trainee shall be allowed to take graduation exams if he/she has successfully completed the training curriculum specified in Article 12, has attained scores of completion of subjects/modules specified in Article 13 and has not been disciplined during his/her study period.

2. Each graduation exam shall be divided into the oral thesis defence, specialty subject test and foreign language test, all of which are regulated as follows:

a) Oral thesis defence: The thesis shall be presented to the thesis grading committee within the duration of 20 minutes.

b) Specialty subject test: Both theoretical and empirical knowledge shall be tested. The score of each shall be calculated separately.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All graduation exam scores must be at least 7 (based on the grade scale of 10).

3. Graduation exam council:

a) The council shall be composed of 5 members and established under the President of the higher education establishment providing residency training programs.

b) The council’s chair shall be authorized to establish the thesis grading committee, the specialty subject marking panel and the foreign language subject marking board.

c) The thesis grading committee shall be composed of 5 members, including 2 oral judges and at least 2 members who are not belonging to the training establishment which runs that committee.

Article 16. Graduation recognition

1. The list of trainees qualified for graduation from residency training programs must be submitted to the Ministry of Health for its approval and grant of its recognition decision.

2. Graduate from a residency training program shall be awarded the Resident Physician diploma and the Level-I Specialist diploma, and shall be recommended to the Ministry of Education and Training for conferral of the Master Degree in Medicine.

3. Presidents of higher education establishments licensed to provide residency training programs must sign their names on graduation diplomas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



TRAINEE’S DUTIES AND INTERESTS

Article 17. Trainee’s duties

1. Trainee must strictly comply with rules and regulations on residency training and other statutes of higher education establishments and medical internship facilities.

2. Trainee must complete the study plan and take the graduation exam by the prescribed deadline. The trainee who gives sound reasons may be entitled to an academic intermission one time and may retain his/her study results for one year.

3. Trainee must reside at an medical institute, hospital or other medical internship facility in order to study and work, except class attendance regulated by his/her training establishment.

4. Get involved in providing internship instructions for higher education students if he/she is assigned to do so.

5. After graduation, trainee must submit to the Ministry of Health’s secondment as prescribed in Article 87 in the Law on Education.

Article 18. Student’s interests

1. Trainee shall be entitled to enter libraries, have access to scientific materials and use laboratories to serve the needs of his/her study, research and thesis writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Trainee gaining the excellent graduation results shall be entitled to express his/her occupational desire and may be granted an exemption from taking the level-II specialization test in accordance with his/her wish.

Chapter 4:

LECTURER’S DUTIES AND INTERESTS

Article 19. Duties

1. Lecturer shall be responsible for taking part in formulation of the training plan, design of curriculum and teaching materials according to his/her assigned tasks.

2. Instruct, oversee and support trainees to ensure they study according to the training plan and assure the training quality.

Article 20. Interests

The Ministry of Health and the Ministry of Education and Training shall adopt regulations on corresponding interests of postgraduate lecturers who gain level-I, level-II specialization, residency diplomas, master degrees or doctoral degrees in medicine.

Chapter 5:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21. Responsibilities of higher education establishments

1. Higher education establishments meeting residency training requirements prescribed in Article 6 hereof shall be responsible for registering specialty identification codes according to regulations on opening of new training disciplines. Within 45 days from the date of receipt of all required documents, the Ministry of Health shall conduct the assessment of specialties in question and grant its decision to assign training tasks.

2. Higher education establishments that are tasked with providing residency training programs shall be responsible for managing the entire training process under their statutes.

3. Higher education establishments shall be responsible for cooperating with medical institutes, hospitals and other medical internship facilities in performing training activities and assuring trainees of available internship.

Article 22. Responsibilities of medical institutes, hospitals and other medical internship facilities

1. Medical institutes, hospitals and other medical internship facilities involved in residency training which are recommended by higher education establishments and recognized by the Ministry of Health shall be responsible for collaborating with higher education establishments in jointly providing residency training programs in order to ensure assigned tasks will be performed according to plans.

2. Medical institutes, hospitals and other medical internship facilities may act as bodies cooperating with higher education establishments in giving trainees medical education upon request.

Article 23. Training budget

1. Higher education establishments providing residency training programs shall be entitled to manage and use training expenditures and other revenues in accordance with regulations in force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter 6:

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 24. Implementary provision

1. The Ministry of Health shall undertake the uniform state management of the residency training, the supervision of enrolment procedures, training processes and the assessment of training courses.

2. Higher education establishments must, based on these Regulations, adopt specific rules and regulations which must not be in breach of these Regulations and must obtain approval from the Ministry of Health before implementation.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 19/2006/QĐ-BYT ngày 04/07/2006 ban hành Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.529

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.175.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!