Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1835/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Xuân Thân
Ngày ban hành: 31/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1835/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 31 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ GIAI ĐOẠN 2012-2015 TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;

Căn cứ Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 576/SGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 5 năm 2012 về việc Phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2012 – 2015 tại tỉnh Khánh Hòa và văn bản số 812/SGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 7 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2012 – 2015 tại tỉnh Khánh Hòa với các nội dung sau:

1. Quan điểm

- Củng cố và phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú trên toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho 2 huyện miền núi Khánh Hòa và Khánh Vĩnh và các xã vùng đồng bằng có đông người dân tộc thiểu số như Suối Tiên (huyện Cam Lâm), Diên Tân (huyện Diên Khánh), Cam Thịnh Tây (thành phố Cam Ranh)….

- Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy hoạch. Ngành Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư, huy động mọi nguồn lực để thực hiện củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù; nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, phấn đấu trường phổ thông dân tộc nội trú thành trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các dân tộc thiểu số, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú ở 2 huyện miền núi và các vùng đồng bằng có đông người dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đến năm 2015, cả tỉnh có 05 trường phổ thông dân tộc nội trú (04 trường cấp huyện và 01 trường cấp tỉnh), với khoảng 1.400 học sinh, đạt bình quân 25% học sinh người dân tộc thiểu số cấp trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) của cả tỉnh.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% số trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia.

- Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng phát triển tạo nguồn nhân lực và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Nhiệm vụ

Thực hiện đồng thời các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục công trình cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú:

- Nâng cấp và mở rộng trường phổ thông dân tộc nội trú Khánh Vĩnh (đã có Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 07/6/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập Báo cáo KT-KT xây dựng công trình nâng cấp và mở rộng trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Khánh Vĩnh). Tổng mức đầu tư 23.000 triệu đồng triển khai thi công, hoàn thành vào năm 2013.

- Cải tạo và nâng cấp các phòng học thông thường, các phòng chức năng, phòng làm việc và các phòng bộ môn ở các trường còn lại. Cụ thể như sau:

+ Phòng học bộ môn: 19 phòng (vật lý: 03 phòng, hóa học: 04 phòng, Sinh học: 03 phòng, công nghệ: 04 phòng, tin học: 01 phòng, ngoại ngữ: 04 phòng).

+ Khối phòng phục vụ học tập: 11 phòng (thư viện: 01 phòng, phòng truyền thống, 03 phòng, phòng sinh hoạt giáo dục văn hóa dân tộc: 04 phòng, nhà tập đa năng: 03 nhà)

+ Khối lượng Hành chính – Quản trị: 8 phòng (Văn phòng trường: 03 phòng, phòng họp hội đồng: 01 phòng, phòng giáo viên: 02 phòng, phòng y tế học đường: 01 phòng, bảo vệ - thường trực: 01 phòng).

+ Khối phòng phục vụ nội trú: 14 phòng (nhà công vụ giáo viên: 05 phòng, nhà nội trú học sinh: 05 phòng, phòng giáo vụ và quản lý học sinh: 04 phòng).

+ Công trình cấp nước: 1 công trình.

+ Khu vệ sinh cho giáo viên, học sinh: 4 công trình (khu vệ sinh cho giáo viên: 03 công trình, khu vệ sinh cho học sinh: 01 công trình)

Kinh phí dự kiến: 51.215 triệu đồng

Hoạt động 2: Đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất cho 02 trường phổ thông dân tộc nội trú:

- Xây dựng mới trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 1, 2 ở xã Ninh Sim – Thị xã Ninh Hòa và trường phổ thông dân tộc nội trú Khánh Sơn ở xã Ba Cụm Bắc – Huyện Khánh Sơn

Kinh phí dự kiến: 55.000 triệu đồng

Hoạt động 3: Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú:

Kinh phí dự kiến: 300 triệu đồng (nguồn kinh phí từ hoạt động 3 của Đề án Chính phủ).

Hoạt động 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục:

Kinh phí dự kiến: 200 triệu đồng (nguồn kinh phí từ hoạt động 4 của Đề án Chính phủ).

3.2. Những giải pháp chủ yếu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng về sự cần thiết phải củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ và tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

- Quy hoạch, củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện có, thành lập mới trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ và tạo nguồn nhân lực của các địa phương vùng dân tộc, miền núi.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các trường phổ thông dân tộc nội trú theo kế hoạch, mục tiêu, chương trình giáo dục của các cấp học phổ thông tương ứng, bổ sung kiến thức về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số và địa phương. Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số song song với việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú: Tuyển dụng, bố trí đảm bảo số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú về các chuyên đề giáo dục đặc thù; bổ sung các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tăng cường đầu tư ngân sách của Nhà nước, đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Đảm bảo tính bền vững của Đề án thông qua việc thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án đã nêu trên.

4. Kinh phí thực hiện

4.1. Kinh phí

Tổng dự toán kinh phí Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 là 97.716 triệu đồng (Chín mươi bảy tỷ bảy trăm mười sáu triệu đồng).

Trong đó:

- Hoạt động 1 là: 51.215 triệu đồng

- Hoạt động 2 là: 35.000 triệu đồng

- Hoạt động 3 là: 300 triệu đồng

- Hoạt động 4 là: 200 triệu đồng

4.2. Cân đối các nguồn kinh phí thực hiện Đề án

4.2.1. Ngân sách nhà nước

- Nguồn ngân sách tỉnh chi cho đầu tư: 64.614 triệu đồng; tỷ lệ 75%.

- Nguồn ngân sách Trung ương là 20.313 triệu đồng, tỷ lệ 23,5%. Trong đó, chi cho hoạt động 1 là 19.813 triệu đồng và cho hoạt động 3 và 4 là 500 triệu đồng. Nguồn ngân sách Trung ương từ Đề án phê duyệt tại Quyết định 1640/QĐ-TTg .

4.2.2. Nguồn vốn xã hội hóa: 1.288 triệu đồng. Tỷ lệ 1,5%.

Các nguồn huy động hợp pháp khác dùng để bổ sung trang bị cơ sở vật chất cho trường theo hướng hiện đại hóa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Lộ trình thực hiện:

Giai đoạn 1: Từ năm 2012 đến 2013

- Tập trung các nguồn lực của trung ương và địa phương để hoàn thiện cơ bản các hạng mục công trình đầu tư xây dựng bổ sung cho 03 trường phổ thông dân tộc nội trú Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Cam Ranh. Triển khai và hoàn thành công trình cải tạo trường phổ thông dân tộc nội trú Khánh Vĩnh.

- Hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng mới trường phổ thông dân tộc nội trú Khánh Sơn; hoàn thành các thủ tục thành lập mới trường phổ thông dân tộc nội trú Ninh Hòa.

- Triển khai sao in tài liệu hỗ trợ hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bồi dưỡng, tập huấn về các nội dung giáo dục đặc thù cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trường phổ thông dân tộc nội trú trong kế hoạch.

Giai đoạn 2: Từ năm 2014 đến 2015

- Bồi dưỡng, tập huấn về các nội dung giáo dục đặc thù cho các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán còn lại của trường phổ thông dân tộc nội trú. Bảo trì, nâng cấp Website của hệ thống phổ thông dân tộc nội trú, tiếp tục phát hành Tập san Giáo dục nội trú.

- Tập trung các nguồn đầu tư để hoàn thành xây dựng mới trường phổ thông dân tộc nội trú Khánh Sơn và Ninh Hòa. Hoàn Thiện cơ sở vật chất các trường còn lại theo kế hoạch của Đề án.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành và địa phương

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh gồm các sở, ban, ngành: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc và các Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có trường phổ thông dân tộc nội trú đóng trên địa bàn để chỉ đạo thực hiện Đề án trên toàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Đề án theo từng giai đoạn, từng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương cụ thể hóa những nội dung của Đề án thành chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, cơ chế bảo đảm các vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện Đề án. Tham mưu UBND tỉnh thành lập mới, lập dự án đầu tư xây dựng mới các trường phổ thông dân tộc nội trú theo đúng tiến độ Đề án.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh, bổ sung, ban hành các chính sách, chế độ phù hợp đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Tổng hợp kế hoạch thực hiện Đề án, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn tỉnh; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kế hoạch triển khai các hoạt động Đề án theo từng năm và từng giai đoạn để đưa vào kế hoạch trình Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan huy động nguồn lực, phân bổ vốn đầu tư thực hiện Đề án theo từng năm.

2.3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, cơ quan liên quan bố trí ngân sách đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án; kiểm tra, thanh tra tài chính theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách.

2.4. Ban Dân tộc

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành trong tỉnh, các địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc về nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, tính chất chuyên biệt của trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Đôn đốc các địa phương trong công tác quy hoạch, quản lý, đào tạo, bố trí sử dụng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, cán bộ người dân tộc thiểu số;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án trong phạm vi toàn tỉnh.

2.5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trường phổ thông dân tộc nội trú đóng trên địa bàn

- Bố trí quỹ đất để xây dựng các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa phương.

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực để xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, sử dụng học sinh dân tộc.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Dân tộc, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND (b/c);
- Thường trực UBND tỉnh (b/c)
- Lưu: VT, QP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Thân

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1835/QĐ-UBND ngày 31/07/2012 phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2012 – 2015 tại tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.259

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.196.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!