Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1769/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành: 26/05/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1769/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP ĐIỀU DƯỠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP Ngày 2 tháng 8 năm 2006 của

Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007, Quyết định số 2368/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung cấp và Quy trình, điều kiện, hồ sơ đăng ký mở mã ngành Trung cấp;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành: “ Tiêu chuẩn chuyên môn mở ngành đào tạo Trung cấp điều dưỡng” (tài liệu đính kèm).

Điều 2. Tiêu chuẩn này được sử dụng làm cơ sở thẩm định các điều kiện chuyên môn mở ngành đào tạo Trung cấp điều dưỡng, là căn cứ để các trường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức đào tạo Trung cấp điều dưỡng có chất lượng.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế và Hiệu trưởng các trường đào tạo Trung cấp điều dưỡng chịu trách nhiệm thì hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận
- Như điều 4 ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ GD&ĐT (để phối hợp) ;
- Vụ PC; www. moh.gov;
- Lưu:VT, K2ĐT.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

TRUNG CẤP ĐIỀU DƯỠNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: 1769 /QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2010)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 67/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01/11/2007 Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung cấp chuyên nghiệp và Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT ngày 09/5/2007 ban hành Quy trình, điều kiện, hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chuyên môn để mở ngành đào tạo nhân lực Điều dưỡng trình độ trung cấp.

Các tiêu chuẩn ban hành trong tài liệu này này chỉ tập trung vào lĩnh vực chuyên môn điều dưỡng, là những chỉ tiêu chuyên môn tối thiểu để các cơ sở đào tạo chuẩn bị khi đăng ký mở ngành đào tạo. Các tiêu chuẩn này áp dụng cho trường/khoa có quy mô tuyển mới dưới 200 học sinh /năm, nếu tuyển trên 200 học sinh phải đầu tư thêm theo tỷ lệ tương ứng. Các cơ sở đào tạo đã được phép tuyển sinh đào tạo cần rà soát, bổ sung để đảm bảo đạt chuẩn quy định. Sau khi đào tạo 1 khóa chính quy các trường cần đầu tư hoàn chính hơn nữa để đạt chuẩn của trường Trung cấp y tế mà Bộ Y tế đã ban hành.

Các tiêu chuẩn khác thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. TIÊU CHUẨN VỀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH

Hồ sơ đăng ký mở ngành phải thể hiện được các nội dung sau:

1.1.Mục tiêu mở ngành đào tạo trung cấp điều dưỡng:

Phải phù hợp với Luật Giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực Điều dưỡng của ngành y tế và được Bộ Y tế thống nhất về chủ trương.

1.2. Kế hoạch phát triển

Phải thuyết minh được kế hoạch phát triển và nhu cầu đào tạo nhân lực ngành Điều dưỡng trình độ trung cấp trong 5 năm và tầm nhìn ít nhất 10 năm, gắn kết với chiến lược y tế của địa phương và của ngành y tế, phù hợp với nhu cầu đào tạo và sử dụng điều dưỡng của địa phương và khu vực. Có phương án tổ chức bộ máy khoa/bộ môn chuyên môn về điều dưỡng phù hợp để triển khai đào tạo đảm bảo chất lượng.

1.3. Sản phẩm đào tạo:

Mô tả được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, năng lực chuyên môn cần đạt khi tốt nghiệp để đáp ứng được yêu cầu trong nước và khu vực.

Mô tả được những nơi tiếp nhận và sử dụng sau khi tốt nghiệp

1.4. Chương trình đào tạo, tài liệu dạy-học:

- Có Chương trình khung giáo dục ngành Điều dưỡng trình độ trung cấp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có Chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng trình độ trung cấp do Hiệu trưởng ban hành phù hợp với Chương trình khung.

- Có đủ tài liệu dạy-học của các môn học/học phần chung, cơ sở và chuyên môn theo chương trình giáo dục của trường

1.5. Giáo viên:

Hồ sơ tóm tắt của từng giáo viên gồm: sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ chuyên môn, sư phạm và quyết định phân công giảng dạy của Hiệu trưởng.

- Giáo viên cơ hữu: Có danh sách giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng cho từng môn học/học phần theo chương trình đào tạo đảm bảo đúng tiêu chuẩn (quy định kèm theo).

- Giáo viên kiêm nhiệm: Chỉ được tham gia giảng dạy không quá 2 môn học/học phần.

- Giáo viên thỉnh giảng: Phải có cam kết giảng dạy môn học/học phần cụ thể với trường và giảng dạy không quá 2 môn học/học phần.

Cán bộ là biên chế của một sơ sở khác thì chỉ được tham gia thỉnh giảng và phải có sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan quản lý.

1.6. Cơ sở thực hành:

Có đủ số lượng và các yêu cầu về trang thiết bị, điều kiện học tập đảm bảo chất lượng như: giảng đường, labo, thư viện, bệnh viện thực hành,... ( có tiêu chuẩn chi tiết kèm theo)

1.7. Đất đai, khuôn viên:

Có văn bản về đất đai, quy hoạch xây dựng cơ sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thuận tiện cho việc thực hành bệnh viện của học sinh (tiêu chuẩn chi tiết kèm theo).

1.8.Tài chính:

Thuyết minh về phương án đầu tư, kế hoạch thu chi công khai, minh bạch, đảm bảo hoạt động lâu dài của trường/khoa điều dưỡng. Có tỷ lệ thích đáng chi cho hoạt động đào tạo: Giảng dạy lý thuyết, thực hành ở labo, bệnh viện, cộng đồng, mua sắm thiết bị dạy-học phù hợp với chuyên môn.

2. TIÊU CHUẨN VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

2.1. Mô hình tổ chức quản lý:

- Nếu mở ngành trung cấp điều dưỡng trong các trường Trung cấp y tế thì theo điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp.

- Nếu mở ngành trung cấp điều dưỡng trong trường đa ngành phải thành lập Khoa Điều dưỡng.

2.2. Mô hình tổ chức các bộ môn:

Trong trường/khoa điều dưỡng cần có 6 bộ môn để đảm bảo cho việc đào tạo chất lượng, tổ chức các bộ môn như sau:

- Bộ môn Khoa học cơ bản (dạy các môn học/học phần chính trị, quân sự, giáo dục thể chất, quốc phòng ngoại ngữ, tin học và các môn văn hóa PTTH)

- Bộ môn Y học cơ sở (dạy các môn học/học phần vi sinh, ký sinh, giải phẫu, sinh lý, dược và YHCT)

- Bộ môn Điều dưỡng ( dạy các môn học/học phần về điều dưỡng cơ bản 1, điều dưỡng cơ bản 2, kỹ thuật điều dưỡng,...)

- Bộ môn Lâm sàng (dạy các môn học/học phần: Cấp cứu ban đầu, Điều dưỡng nội, ngoại, truyền nhiễm, PHCN, các bệnh chuyên khoa, ...)

- Bộ môn Sức khỏe sinh sản (dạy các môn học/học phần: sản, nhi, KHHGĐ...)

- Bộ môn Y tế công cộng (dạy các môn học/học phần vệ sinh phòng dịch, tổ chức y tế, kỹ năng giao tiếp, dinh dưỡng, tiết chế, điều dưỡng cộng đồng,...)

Việc phân công phụ trách giảng dạy các môn học cho các bộ môn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường, do Hiệu trưởng quy định.

2.3. Tiêu chuẩn chuyên môn của cán bộ quản lý

- Ban giám hiệu trường điều dưỡng phải có ít nhất một người có bằng cử nhân điều dưỡng và có thâm niên giảng dạy điều dưỡng ít nhất 3 năm.

- Lãnh đạo khoa điều dưỡng (trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa) thuộc trường đa ngành phải có bằng cử nhân điều dưỡng và có thâm niên giảng dạy điều dưỡng ít nhất 3 năm.

- Trưởng hoặc Phó các bộ môn chuyên môn điều dưỡng phải là giáo viên, có bằng cử nhân điều dưỡng (hoặc chuẩn hóa) và có thâm niên trong lĩnh vực điều dưỡng ít nhất 3 năm

- Trưởng hoặc Phó phòng đào tạo của trường điều dưỡng có ít nhất 1 người có bằng cử nhân điều dưỡng.

- Phòng đào tạo trong trường đa ngành phải có cử nhân điều dưỡng tham gia, phối hợp.

- Các tiêu chuẩn khác của lãnh đạo Trường/ Khoa, Bộ môn thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. TIÊU CHUẨN GIÁO VIÊN

3.1. Số lượng giáo viên:

Có đủ giáo viên để giảng dạy các môn học/ học phần theo chương trình:

1. Chính trị

2. Ngoại ngữ

3. Giáo dục thể chất

4. Giáo dục quốc phòng

5. Tin học

6. Giáo dục pháp luật

7. Vi sinh vật- ký sinh trùng

8. Giải phẫu-sinh lý

9. Dược lý điều dưỡng

10. Sức khỏe, môi trường, vệ sinh, nâng cao sức khỏe hành vi con người.

11. Dinh dưỡng- tiết chế

12. Nghề nghiệp và đạo đức điều dưỡng

13. Điều dưỡng cơ sở I

14. Điều dưỡng cơ sở II

15. Tâm lý và giáo dục sức khỏe

16. Y học cổ truyền

17. Kiểm soát nhiễm khuẩn

18. Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực

19. Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa I

20. Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa II

21. Chăm sóc sức khỏe người bệnh ngoại khoa

22. Chăm sóc sức khỏe trẻ em

23. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

Thực tập cơ bản

Thực tập tốt nghiệp

3.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên cơ hữu:

Có ít nhất có 25 giáo viên, đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% chương trình.

1. Các môn học, học phần chung: 4 giáo viên

2. Các môn học, học phần cơ sở: 8 giáo viên

3. Các môn học, học phần chuyên môn: 13 giáo viên

- Ngoài số giáo viên cơ hữu nói trên, cần có ít nhất 2 kỹ thuật viên để phục vụ các labo.

- Cần có đội ngũ giáo viên thỉnh giảng để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình đào tạo,

- Mỗi giáo viên không giảng dạy quá 3 môn học/học phần

- Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các thế hệ giáo viên cơ hữu (độ tuổi, thâm niên) trong đó tỷ lệ giáo viên trong độ tuổi lao động chiếm ít nhất 30%.

3.3. Tiêu chuẩn chuyên môn của giáo viên

- Giáo viên trung cấp điều dưỡng phải có trình độ từ đại học trở lên. Giáo viên giảng dạy môn học nào thì phải được đào tạo đúng chuyên ngành của môn học đó.

- Giáo viên dạy các môn chuyên môn có trình độ điều dưỡng đại học trở lên và phải có kinh nghiệm làm điều dưỡng bệnh viện ít nhất 12 tháng, nếu là bác sĩ phải có kinh nghiệm làm việc ở bệnh viện ít nhất 12 tháng và có chứng chỉ đào tạo chuẩn hoá điều dưỡng.

- Giáo viên giảng dạy thực hành của trường phải gắn kết với bệnh viện thực hành trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh. Phải có giáo viên cơ hữu của trường được bố trí ở khoa lâm sàng của bệnh viện thực hành chính để tổ chức, quản lý và giảng dạy thực hành bệnh viện

- Mọi giáo viên phải có chứng chỉ sư phạm; chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trình độ B trở lên đủ khả năng để sử dụng trong dạy-học.

4. TIÊU CHUẨN VỀ GIẢNG ĐƯỜNG VÀ PHÒNG THỰC HÀNH

4.1. Giảng đường:

- Có đủ giảng đường, phòng học để giảng dạy và học tập trong đó:

+ Có ít nhất 1 giảng đường lớn ( > 100 chỗ)

+ Có ít nhất 2 phòng học nhỏ để tổ chức Seminar, học nhóm nhỏ.

- Các giảng đường cần đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích , ánh sáng, thông gió, bố trí đủ bàn, ghế, bảng, máy chiếu phục vụ cho day-học

4.2. Phòng thực hành, thực tập:

- Mỗi tổ thực hành bố trí không quá 15 học sinh.

- Số lượng phòng thực hành phải đủ để tổ chức giảng dạy thực hành theo chương trình.

- Tiêu chuẩn phòng thực hành và trang thiết bị tối thiểu (phụ lục số 1)

Có ít nhất 6 phòng thực hành sau:

1. Giải phẫu.

2. Sinh lý,Vi sinh, Ký sinh.

3. Thực hành điều dưỡng ( 2 phòng)

4. Phòng thực hành sản nhi.

5. Phòng thực hành sức khỏe cộng đồng.

6. Phòng thực hành Dược- Y học cổ truyền

7. Phòng Tiền lâm sàng

8. Phòng học ngoại ngữ-tin học.

Các trường quy mô nhỏ có thể ký hợp tác về thực hành các môn Tin học, Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT. Hiệu trưởng các trường bố trí sắp xếp các phòng thực hành theo điều cụ thể của trường đảm bảo đủ chỗ thực tập cho học sinh.

5.TIÊU CHUẨN VỀ THƯ VIỆN VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

5.1. Thư viện:

- Diện tích tối thiểu 200 m2, có phòng đọc, kho sách và ít nhất 5 máy tính nối mạng Internet.

- Phải có đủ đầu sách là tài liệu dạy- học chính cho tất cả các môn học/học phần theo chương trình trung cấp điều dưỡng ( mỗi đầu sách có 5 bản).

- Có đủ các đầu sách về điều dưỡng ở tất cả các trình độ từ trung cấp đến đại học đạt chuẩn chuyên môn của Bộ Y tế ( 50 đầu sách)

- Có ít nhất 100 đầu sách tham khảo khác về các chuyên ngành liên quan đến các môn học để phục vụ cho công tác dạy-học, nghiên cứu khoa học.

5.2. Công nghệ thông tin

- Có hệ thống CNTT ứng dụng trong quản lý trường/khoa, dạy-học

- Có hệ thống máy tính nối mạng Internet và website của trường phục vụ cho dạy và học

6. TIÊU CHUẨN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

6.1.Bệnh viện thực hành chính:

- Có 1 bệnh viện đa khoa hạng II trở lên làm bệnh viện thực hành chính và 2 bệnh viện tuyến huyện. Những bệnh viện này không đồng thời là cơ sở thực hành của quá 2 trường y khác từ trung cấp đến đại học, được bệnh viện cam kết và chấp thuận bằng văn bản.

- Số giường bệnh đạt trung bình 2 sinh viên/ 1 giưòng bệnh cho học sinh thực tập (cho tất cả các đối tượng thực hành bệnh viện).

- Có ít nhất 7 giáo viên thỉnh giảng hướng dẫn thực tập bệnh viện là điều dưỡng của bệnh viện ở các khoa/phòng: nội, ngoại, sản, nhi, HSCC, truyền nhiễm, phòng điều dưỡng; được lãnh đạo bệnh viện chấp thuận bằng văn bản. Những giảng viên này đã được đào tạo về phương pháp dạy học.

- Tại các khoa lâm sàng có học sinh thực tập phải có phòng học riêng hoặc bố trí khu vực riêng biệt để dạy-học lâm sàng.

- Có chương trình học thực hành bệnh viện ghi rõ các chỉ tiêu tay nghề và phương pháp đánh giá được thống nhất giữa trường và bệnh viện.

6.2.Cơ sở thực địa:

- Có ít nhất 5 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia là cơ sở thực địa của trường. Các trạm y tế này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Y tế và trạm trưởng.

- Có kế hoạch trang bị cơ sở vật chất và đào tạo giáo viên tại chỗ cho các cơ sở thực địa

- Có chương trình học thực địa và phương pháp đánh giá được thống nhất giữa trường cơ sở thực địa.

- Khuyến khích các trường mở rộng cơ sở thực địa là các đơn vị y tế khác như: Chi cục dân số, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm sức khỏe sinh sản, Trung tâm y tế dự phòng,...

7. TIÊU CHUẨN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG

7.1. Địa điểm:

Trường cần đặt gần bệnh viện thực hành chính, (nếu trên 5 km thì cần có phương án tổ chức cho học sinh đi thực tập an toàn, chất lượng)

7.2. Khuôn viên:

Phải được đặt trong khuôn viên có cảnh quan môi trường sư phạm, yên tĩnh để thuận lợi cho việc dạy-học. Trường được bố trí thành các khu như:

- Khu hiệu bộ: Văn phòng làm việc của Ban giám hiệu và các phòng chức năng của trường.

- Khu giảng dạy, học tập: gồm các giảng đường, phòng học, phòng thực hành, thực tập.

- Khu ký túc xá sinh viên

- Khu vực thể thao, vui chơi.

7.3. Diện tích sử dụng:

Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, khi muốn mở ngành điều dưỡng trung cấp phải có đủ diện tích đất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng loại trường cụ thể.

Diện tích dành cho Khoa Điều dưỡng trong trường đa ngành cần bố trí ở một khu riêng với yêu cầu diện tích sàn tối thiểu phục vụ cho day-học không thấp hơn 4.000m2.

Ký túc xá đảm bảo ít nhất 30% số sinh viên được trường bố trí chỗ ở; có phương án hỗ trợ chỗ ở cho số sinh viên còn lại

8. PHẦN PHỤ LỤC

8.1. Phòng thực hành giải phẫu

Diện tích tối thiểu 60m2,Tường, sàn nhà, hệ thống điện nước, chiếu sáng, lavabo, phòng cháy nổ,... được thiết kế đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Có một bảng viết, máy chiếu, ghế ngồi đủ cho học sinh, giáo viên.

Dụng cụ, trang thiết bị chuyên dụng:

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1.

Mô hình giải phẫu toàn thân (phủ tạng có thể tháo rời, có 36 phần H:180cm)

bộ

1

2.

Mô hình bộ xương người cỡ chuẩn gắn liền

bộ

1

3.

Mô hình bộ xương người tháo rời

bộ

1

4.

Mô hình giải phẫu hệ cơ, xương

bộ

1

5.

Mô hình giải phẫu hệ tuần hoàn

bộ

1

6.

Mô hình giải phẫu cơ thể bán thân + nội tạng

bộ

1

7.

Mô hình cơ thể bán thân hệ cơ

bộ

1

8.

Mô hình hộp sọ

bộ

1

9.

Mô hình Tim

cái

1

10.

Mô hình giải phẫu hệ hô hấp

bộ

1

11.

Mô hình giải phẫu hệ tiêu hoá

bộ

1

12.

Mô hình giải phẫu hệ tiết niệu

bộ

1

13.

Mô hình giải phẫu hệ thần kinh

bộ

1

14.

Mô hình cơ quan sinh dục nam, nữ

bộ

1

15.

Mô hình giải phẫu tai mũi họng

bộ

1

16.

Mô hình mắt (phóng đại)

bộ

1

17.

Mô hình da phóng đại

cái

1

18.

Mô hình tai phóng đại, 6 mảnh

cái

1

19.

Mô hình não

cái

1

31

Mô hình cắt ngang tuỷ sống

cái

1

32

Mô hình cắt dọc qua mũi, miệng, hầu

cái

1

33

Mô hình cắt đứng qua chậu hông nữ

cái

1

34

Mô hình chi trên/ chi dưới

bộ

1

Tranh giải phẫu sinh lý (Anatomycal wall chart 84x200cm)

1.

Các tranh giải phẫu-sinh lý máu và tế bào máu

cái

2

2.

Các tranh giải phẫu hệ cơ, xương, khớp chi trên

cái

2

3.

Các tranh giải phẫu hệ cơ, xương, khớp chi dưới

cái

2

4.

Các tranh giải phẫu hệ cơ, xương, đầu, mặt, cổ

cái

2

5.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ tuần hoàn

cái

2

6.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ hô hấp

cái

2

7.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ tiết niệu

cái

2

8.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ thần kinh

cái

2

9.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ sinh dục nam

cái

2

10.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ sinh dục nữ

cái

2

11.

Các tranh giải phẫu-sinh lý răng miệng

cái

2

12.

Các tranh giải phẫu-sinh lý da

cái

2

13.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ giác quan

cái

2

14.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ thính giác

cái

2

15.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ khứu giác

cái

2

16.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ vị giác

cái

2

8.2. phòng Thực hành sinh lý, vi sinh , ký sinh

Diện tích tối thiểu 60m2, Tường, sàn nhà, hệ thống điện nước, chiếu sáng, lavabo, phòng cháy nổ, điều hòa nhiệt độ, hút ẩm,... được thiết kế đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Có một bảng viết, máy chiếu, ghế ngồi đủ cho sinh viên, giáo viên.

Máy móc thiết bị chuyên dụng:

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1

Kính hiển vi quang học (2 mắt –Thị kính:10x, P:16x; Vật kính 10x, 40x, 100x; chiếu sáng)

cái

15

2

Bộ tiêu bản mẫu ký sinh trùng sốt rét,...

bộ

1

3

Bộ tiêu bản mẫu các loại trứng, ấu trùng giun, sán, đơn bào, trùng roi, trùng lông, a míp, nấm

bộ

1

4

Bộ tiêu bản mẫu vi khuẩn, vi rút thường gặp: lao, lậu, tụ cầu, liên cầu khuẩn, nhiễm sắc thể, tế bào,...

bộ

1

5

Bộ dụng cụ xét nghiệm hồng cầu, công thức máu

bộ

5

6

Bộ dụng cụ xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông

bộ

5

7

Bộ dụng cụ xác định nhóm máu

bộ

5

8

Máy đo dung tích sống

cái

1

9

Máy điện tim

cái

1

10

Dụng cụ thủy tinh thông thường, giá để tiêu bản, ống nghiệm

bộ

1

11

Bộ tranh và đĩa CD rom về các loại vi khuẩn, virut, vi sinh vật, đơn bào, tế bào thần kinh, tế bào cơ,... và các loại giun, sán lá, KST sốt rét, côn trùng truyền bệnh,...

bộ

1

12

Mẫu các loại vacxin tiêm chủng (tối thiểu đủ các vacxin chương trình TCMR quốc gia)

bộ

5

13

Tủ sấy

cái

1

14

Tủ lạnh

cái

1

15

Nồi hấp

cái

1

8.3. Phòng thực hành điều dưỡng

Yêu cầu

- Diện tích tối thiểu 60m2; chưa kể khu vực riêng dành để mô hình, dụng cụ chuẩn bị thực hành, thay quần áo,

- Tường và sàn nhà, hệ thống điện nước, chiếu sáng, lavabo, phòng cháy nổ... được thiết kế đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Có một bảng viết hoặc máy chiếu, ghế ngồi đủ cho sinh viên, giáo viên

- Bố trí tối đa 15 học sinh 1 buổi thực tập, một ngày 2 buổi.

- Tối thiểu 5 học sinh 1 bộ dụng cụ thực hành. (dụng cụ thực hành được tính theo các bài của chương trình đào tạo).

- Có giáo viên hướng dẫn và kỹ thuật viên chuẩn bị dụng cụ

Danh mục trang thiết bị, dụng cụ:

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1.

Giường bệnh nhân được trang bị như bệnh viện tỉnh (cả tủ đầu giường, đệm, ga, chăn, gối, ...)

bộ

3

2.

Bộ dụng cụ rửa tay thường quy và bồn ngâm tay vô khuẩn, rửa tay ngoại khoa.

bộ

3

3.

Cáng, xe cáng bệnh nhân

cái

3

4.

Xe đẩy bệnh nhân

cái

3

5.

Xe đẩy dụng cụ, thuốc

cái

3

6.

Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn các cỡ

cái

3/loại

7.

Bô, sô, , chậu các loại

bộ

3

8.

Đồng hồ bấm giây

cái

3

9.

Nhiệt kế các loại

cái

3/loại

10.

Huyết áp kế các loại

cái

3/loại

11.

Túi đựng dụng cụ cấp cứu

túi

3

12.

Mô hình hồi sinh tim phổi

bộ

1

13.

Mô hình tiêm mông

cái

1

14.

Mô hình tiêm bắp, tĩnh mạch (cánh tay)

cái

1

15.

Mô hình thụt tháo

cái

1

16.

Mô hình đa năng (nghe tim phổi, đo huyết áp, đếm mạch)

bộ

1

17.

Mô hình rửa dạ dày

bộ

1

18.

Mô hình thông tiểu nam, nữ

cái

1/loại

19.

Mô hình chọc dò

bộ

1

20.

Bộ dụng cụ chườm nóng, lạnh

bộ

3

21.

Bộ dụng cụ tiêm các loại (bắp,da,tĩnh mạch)

bộ

3/loại

22.

Bộ dụng cụ thử test

bộ

3

23.

Bộ dụng cụ truyền máu, truyền dịch

bộ

3/loại

24.

Bộ dụng cụ cho người bệnh uống thuốc

bộ

3

25.

Bộ dụng cụ bôi thuốc cho người bệnh

bộ

3

26.

Bộ dụng cụ xịt thuốc mắt, mũi, tai

bộ

3

27.

Bộ dụng cụ cho ăn (đường miệng/sonde)

bộ

3/loại

28.

Bộ dụng cụ hút đờm rãi

bộ

3

29.

Bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng

bộ

3

30.

Bộ dụng cụ rửa mặt, chải đầu, gội đầu

bộ

3/loại

31.

Bộ dụng cụ tắm tại giường

bộ

3

32.

Bộ dụng cụ rửa vết thương,thay băng, cắt chỉ

bộ

3

33.

Bộ dụng cụ rửa dạ dày

bộ

3

34.

Bộ dụng cụ rửa bàng quang

bộ

3

35.

Bộ dụng cụ thụt tháo

bộ

3

36.

Bộ dụng cụ cho người bệnh thở O xy

bộ

3

37.

Bộ dụng cụ hút dịch dạ dày, tá tràng

bộ

3

38.

Bộ dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm (máu,phân, nước tiểu, dịch tiết...)

bộ

3

39.

Bộ dụng cụ chọc dò (màng bụng, màng phổi, màng tim)

bộ

3

40.

Bộ dụng cụ phòng, chống loét

bộ

3

41.

Bộ dụng cụ sơ cứu gẫy xương cánh tay, cẳng tay, xương đùi, cẳng chân, cột sống,...

bộ

3

42.

Bộ dụng cụ sơ cứu vết thương đứt động mạch

bộ

3

43.

Bộ dụng cụ đặt/ mở nội khí quản

bộ

3

44.

Bộ dụng cụ đặt Catheter

bộ

3

45.

Bộ dụng cụ cấp cứu (bóng Ambu+ hộp cấp cứu chống sốc)

bộ

3

46.

Các loại săng/băng

bộ

3

47.

Con chèn, que soắn, nẹp bất động

bộ

3

48.

Các bộ tranh về: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, cơ quan tạo máu,sử trí ngộ độc cấp, say nắng, say nóng, ngạt nước, rắn cắn,....

bộ

3

49.

Các quy trình điều dưỡng in trên giấy khổ A0

bộ

3

8.4. Phòng thực hành Sản nhi

Yêu cầu

- Diện tích tối thiểu 60m2 ; chưa kể khu vực riêng dành để mô hình, dụng cụ chuẩn bị thực hành, thay quần áo,

- Về thiết kế: bố trí linh hoạt thành các cabin để khám thai, khám phụ khoa và tư vấn về SKSS & KHHGD.

- Tường và sàn nhà, hệ thống điện nước, chiếu sáng, lavabo, phòng cháy nổ... được thiết kế đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Có một bảng viết hoặc máy chiếu, ghế ngồi đủ cho học sinh, giáo viên

Danh mục trang thiết bị, dụng cụ

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1.

Giường bệnh nhân được trang bị như bệnh viện tỉnh (cả tủ đầu giường, đệm, ga, chăn, gối, và đồ dùng của bệnh nhân phụ sản,...)

bộ

2

2.

Xe đẩy dụng cụ 2 tầng inox

cái

2

3.

Dụng cụ rửa tay, găng tay, khẩu trang, áo choàng

bộ

2

4.

Mô hình khung chậu nữ

bộ

1

5.

Mô hình tử cung, vòi trứng

bộ

1

6.

Mô hình phát triển của trứng và bào thai

bộ

1

7.

Mô hình phôi thai từ tháng 1 đến tháng thứ 9

bộ

1

8.

Mô hình chuyển dạ

bộ

1

9.

Mô hình thai nhi đủ tháng

bộ

1

10.

Mô hình rau?- thai nhi

bộ

1

11.

Mô hình trẻ sơ sinh, bánh rau

bộ

1

12.

Mô hình sinh dục nam/nữ

bộ

1

13.

Cân, thước đo chiều cao người lớn

bộ

1

14.

Bàn khám phụ khoa (có cả đèn khám )

bộ

1

15.

Bàn đẻ inox

bộ

1

16.

Bộ dụng cụ khám thai, ống nghe tim thai, thước đo khung chậu nữ

bộ

2

17.

Bộ dụng cụ đỡ đẻ

bộ

2

18.

Bộ dụng cụ cắt khâu tầng sinh môn

bộ

2

19.

Bộ dụng cụ kiểm tra cổ tử cung

bộ

2

20.

Bộ dụng cụ vệ sinh-vô khuẩn cho sản phụ

bộ

2

21.

Bộ dụng cụ đặt/ tháo dụng cụ tử cung

bộ

2

22.

Bộ dụng cụ nạo thai

bộ

2

23.

Bộ dụng cụ đình sản, nam , nữ

bộ

2

24.

Bao cao su, thuốc tránh thai

bộ

2

25.

Bộ dụng cụ khám thai, ống nghe tim thai, thước đo khung chậu nữ

bộ

2

26.

Bộ dụng cụ đỡ đẻ

bộ

2

27.

Bộ dụng cụ cắt khâu tầng sinh môn

bộ

2

28.

Bộ dụng cụ kiểm tra cổ tử cung

bộ

2

29.

Bộ dụng cụ hồi sức trẻ sơ sinh

bộ

2

30.

Bộ dụng cụ chăm sóc trẻ sơ sinh

bộ

2

31.

Bộ dụng cụ tắm, thay băng rốn cho trẻ sơ sinh

bộ

2

32.

Bộ dụng cụ đo dấu hiệu sinh tồn

bộ

2

33.

Cân trẻ em sơ sinh

cái

2

34.

Lồng ấp sơ sinh

bộ

2

35.

Huyết áp kế đồng hồ + ống nghe, máy đo huyết áp trẻ em, đồng hồ bấm giấy, nhiệt kế, bơm tiêm, kim tiêm,thước dây, ...

bộ

2

36.

- Bộ tranh về giải phẫu, sinh lý sinh dục nam, nữ, quá trình thai nghẽn, vệ sinh phụ nữ, DSKHHGĐ,...;

- Các quy trình chuyên môn trên giấy Ao; bảng quản lý thai nghén, túi đựng phiếu khám thai.

bộ

2

8.5. phòng thực hành sức khỏe cộng đồng

Diện tích tối thiểu 60m2, được bố trí thành các khu vực riêng cho truyền thông, giáo dục sức khỏe và kỹ năng giao tiếp. Tường, sàn nhà, hệ thống điện nước, chiếu sáng, lavabo, phòng cháy nổ,... được thiết kế đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Có một bảng viết, máy chiếu, ghế ngồi đủ cho sinh viên, giáo viên.

Dụng cụ, trang thiết bi chuyên dụng:

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1.

Bộ tranh về: nước sạch, dinh duỡng, an toàn thực phẩm, chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống tai nạn thương tích. Tranh về các côn trùng truyền bệnh, vệ sinh lao động, vệ sinh bệnh viện, trường học, trạm y tế, cá nhân, vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải,...

bộ

3

2.

Các bảng về truyền thông giáo dục sức khoẻ, các tranh, áp phích, tờ rơi về giáo dục sức khỏe, vệ sinh ATTP, dinh dưỡng...

bộ

3

3.

Mô hình bữa ăn đủ dinh dưỡng theo chế độ bệnh lý và trẻ em.

bộ

1

4.

Mô hình cung cấp nước sạch ở nông thôn, thành thị,...

bộ

1

5.

Mô hình hố xí sạch ở nông thôn, hố xí tự hoại,...

cái

1

6.

Mô hình xử lý chất thải bệnh viện.

 

 

7.

Máy quay phim video, máy ảnh, ghi âm

bộ

1

8.

Các vacxin mẫu.

bộ

1

9.

Túi thuốc sơ cứu cho tuyến cơ sở.

túi

1

10.

Tủ lạnh

cái

1

11.

Cân, đo sức khoẻ , đồng hồ bấm giây

bộ

1

12.

Thiết bị nghe nhìn và đĩa hình phục vụ Truyền thông giáo dục sức khỏe

bộ

1

13.

Giường bệnh nhân + chăn, ga, gối, đệm, bảng theo dõi bệnh nhân

bộ

1

14.

Huyết áp, nhiệt kế, búa phản xạ,...

bộ

1

15.

Mô hình mô phỏng trạm y tế xã và các thiết bị trang bị cơ bản cho trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (để thực hành cộng đồng)

bộ

1

16.

Bộ tranh về Dược liệu

bộ

2

17.

Các mẫu thuốc thiết yếu cho tuyến cơ sở

bộ

1

18.

Tượng các huyệt đông Y

cái

2

19.

Bộ tranh về các huyệt vị đông Y

bộ

2

20.

Bộ vị thuốc mẫu y học cổ truyền (160 vị thuốc theo quy định của Bộ Y tế)

bộ

1

21.

Các sổ sách, biểu mẫu quản lý sức khỏe và hoạt động của Trạm y tế xã

bộ

2

Dụng cụ Phục hồi chức năng

22.

Đèn hồng ngoại

cái

1

23.

Máy tập đi bộ, xe đạp tập chân

cái

1

24.

Xe lăn

cái

1

25.

Giá tập tay

cái

1

26.

Tạ tay

bộ

1

27.

Khung tập đi (thanh song song)

bộ

1

28.

Giường (phục hồi chức năng)

cái

1

29.

Gối, bột tan, túi chườm...

bộ

1

Cabin thực hành truyền thông giáo dục sức khỏe: Bố trí cabin (8m2) để thực hành truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn về sức khỏe. Trang bị gồm bàn, ghế, mô hình tranh ảnh, tờ rơi, áp phích theo từng lĩnh vực.

8.6. Phòng thực hành Dược – YHCT và vườn thuốc nam

8.6.1. Phòng thực hành: Diện tích tối thiểu 60m2, được bố trí thành các

khu vực riêng cho Dược và Y học cổ truyền. Tường, sàn nhà, hệ thống điện nước, chiếu sáng, lavabo, phòng cháy nổ,... được thiết kế đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Có một bảng viết, máy chiếu, ghế ngồi đủ cho sinh viên, giáo viên.

Dụng cụ, trang thiết bi chuyên dụng:

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1.

Tủ đựng thuốc mẫu tân dược

cái

1

2.

Các mẫu thuốc tân dược phân theo nhóm: Khám sinh, tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, cảm cúm, hướng thần,...

nhóm

5đơn vị/loại

3.

Các sổ sách ghi chép bán thuốc theo đơn

bộ

2

4.

Tủ lạnh bảo quản thuốc

cái

1

5.

Các tranh ảnh, tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý thuốc

bộ

2

6.

Tủ đựng thuốc thang đông y

cái

1

7.

Tượng các huyệt

cái

1

8.

Bình mẫu thuốc khô

cái

70

9.

Bộ tiêu bản cây thuốc mẫu (trên 100 loại)

bộ

2

10.

Bộ vị thuốc mẫu y học cổ truyền (160 vị thuốc theo quy định của Bộ Y tế)

bộ

2

11.

ấm sắc thuốc đông y, bếp ga hoặc điện

bộ

2

12.

Các loại thuốc tây y để thuỷ châm

loại

5/loại

13.

Mồi ngải (làm mẫu)

bộ

5

14.

Tranh các huyệt đông y

bộ

2

15.

Bộ bàn thực hành châm cứu (1 bàn +2 ghế)

bộ

1

16.

Kim châm cứu các loại

bộ

5

17.

Hộp đựng kim, hộp đựng bông cồn, khay men

bộ

5

18.

Đèn hồng ngoại

cái

1

19.

Máy điện châm

cái

1

20.

Máy xoa bóp

cái

1

8.6.2. Vườn thuốc Nam

Vườn thuốc Nam cần diện tích 300m2 trở lên, phải trồng ít nhất 60 cây thuốc Nam chủ yếu theo quy định của Bộ Y tế. Vườn thuốc Nam được bố trí ở nơi thuận tiện để sinh viên học tập. Tuỳ theo đặc điểm địa chất của từng vùng, trường hợp không trồng được những cây thuốc theo quy định thì có thể thay thế bằng những cây thuốc khác có tác dụng tương tự. Mỗi cây thuốc phải có biển ghi tên khoa học. Theo hoàn cảnh của địa phương mình, các trường nên có thêm một số cây thuốc dân gian, bài thuốc gia truyền ở địa phương.

Danh mục 60 cây thuốc nam theo quy định của Bộ Y tế

1. Ba chẽ

2. Bạc hà

3. Bạch chỉ

4. Bách bộ

5. Bạch đồng nữ

6. Bồ công anh

7. Bố chính sâm

8. Cà gai leo

9. Cải trời (Hạ khô thảo)

10. Cam thảo đất

11. Cát căn

12. Cây cối xay

13. Cây dành dành

14. Cây gai

15. Cỏ mần trầu

16. Cỏ nhọ nồi

17. Cỏ sữa nhỏ lá

18. Cỏ tranh

19. Cúc tần (Cây lức)

20. Củ chóc (Bán hạ)

21. Dâu

22. Địa liền

23. Gừng

24. Cây hoè

25. Hoài sơn

26. Hoắc hương

27. Hương nhu

28. Húng chanh

29. Hy thiêm

30. Ích mẫu

31. Ké đầu ngựa

32. Kinh giới

33. Kim ngân

34. Khổ sâm

35. Lá lốt

36. Mã đề

37. Mần tưới

38. Mạch môn

39. Mỏ quạ

40. Mơ tam thể

41. Nhân trần

42. Nhót

43. Ngải cứu

44. Nghệ

45. Ngưu tất (cỏ xước)

46. Ổi

47. Phèn đen

48. Quýt

49. Sả

50. Sài đất

51. Rau má

52. Rau sam

53. Sim

54. Sinh địa

55. Tía tô

56. Thiên môn

57. Thổ phục linh

58. Xạ can

59. Xuyên tâm liên

60. Ý dĩ

8.7. Phòng tiền lâm sàng

Tổ chức mô phỏng hoạt động điều dưỡng ở khoa lâm sàng của bệnh viện hạng 2 hiện tại để thực tập cấp cứu, điều trị tích cực. Bố trí linh hoạt để thực hành kỹ năng tổng hợp của các môn học điều dưỡng trên mô hình hoặc bệnh nhân giả định.

Diện tích 60m2 đủ chỗ cho sinh viên học tập kỹ năng tổng hợp và có chỗ để dụng cụ, mô hình. Yêu cầu thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ và có một giáo viên dạy lâm sàng và kỹ thuật viên trợ giúp, có ít nhất các trang thiết bị:

Dụng cụ, trang thiết bị chuyên dụng:

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1.

Giường bệnh đa năng + tủ đầu giường và trang thiết bị kèm theo như: đệm, gối, khăn trải giường,...

cái

1/loại

2.

Mô hình đa năng

cái

1

3.

Xe đẩy bệnh nhân

cái

1

4.

Xe đẩy dụng cụ

cái

1

5.

Hệ thống oxy và máy thở

bộ

1

6.

Máy monitoring theo dõi dấu hiệu sống

bộ

1

7.

Bộ dụng cụ cấp cứu (bóng Ambu+ hộp cấp cứu chống sốc)

bộ

1

8.

Cọc truyền và bộ truyền dịch

bộ

1

9.

Huyết áp kế + ống nghe

bộ

1

10.

Bộ dụng cụ hút đờm rãi

cái

1

11.

Bộ dụng cụ đặt/mở nội khí quản

bộ

1

12.

Bộ dụng cụ đặt Catheter

bộ

1

13.

Các loại ống dẫn lưu đang sử dụng (Sonde folley 2 chạc, Sonde folley 3 chạc, Sonde nellaton, Sonde đặt dạ dày)

cái

1/loại

14.

Bộ dụng cụ chườm lạnh, chườm nóng

bộ

1

15.

Bô dụng cụ tiêm (trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch)

bộ

1

16.

Bô dụng cụ thử test

bộ

1

17.

Bô dụng cụ truyền dịch tĩnh mạch

bộ

1

18.

Bô dụng cụ truyền máu

bộ

1

19.

Bô dụng cụ cho người bệnh uống thuốc

bộ

1

20.

Bộ dụng cụ hút dịch dạ dày, tá tràng

bộ

1

21.

Bộ dụng cụ rửa dạ dày

bộ

1

22.

Bộ dụng cụ thông tiểu nam/nữ

bộ

1

23.

Bộ dụng cụ rửa bàng quang

bộ

1

24.

Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn các loại

bộ

1/loại

25.

Bộ dụng cụ cho ăn (đường miệng, sonde)

bộ

1

26.

Bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng

bộ

1

27.

Bộ dụng cụ rửa vết thương, thay băng, cắt chỉ

bộ

1

28.

Bộ dụng cụ thụt tháo

bộ

1

29.

Bộ dụng cụ chải đầu, gội đầu

bộ

1

30.

Bộ dụng cụ tắm tại giường

bộ

1

31.

Bộ dụng cụ rửa mặt

bộ

1

32.

Bộ dụng cụ rửa tay thường quy

bộ

1

33.

Bộ dụng cụ phòng, chống loét

bộ

1

34.

Bô, xô, vịt, chậu các loại

bộ

1/loại

35.

Các loại phim chụp XQ/MRI, CT-scanner điển hình như: Thủng dạ dày, gẫy xương,...

bộ

1

36.

Các loại săng, băng

bộ

10/loại

37.

Các quy trình cấp cứu in trên giấy

bộ

1

8.8. phòng học ngoại ngữ - Tin học

Diện tích tối thiểu 60m2. Tường, sàn nhà, hệ thống điện nước, chiếu sáng, lavabo, phòng cháy nổ, điều hòa nhiệt độ, hút ẩm,... được thiết kế đảm bảo an toàn, thuận tiện sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Có một bảng viết, máy chiếu, ghế ngồi đủ cho học sinh, giáo viên.

Phương tiện, tài liệu chuyên dụng cho ngoại ngữ:

Số TT

Tên dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng

Thiết bị cho học ngoại ngữ

 

 

1.

Cabin học tiếng kể cả bàn điều khiển của giáo viên (bộ hoàn chỉnh cho 25-30 SV)

bộ

1

2.

Radio casette recorder

cái

2

3.

Từ điển thông dụng các loại

bộ

2

4.

Từ điển chuyên môn y dược các loại

bộ

2

5.

Băng, đĩa CD, VCD để học ngoại ngữ

bộ

2

6.

Các tài liệu học ngoại ngữ theo chương trình

bộ

2

Thiết bị cho tin học

 

 

7.

Mạng máy tính: 1 máy chủ, 25 máy trạm, 1 máy in mạng (có cấu hình tốt cập nhật theo tình hình cụ thể của thị trường, đảm bảo thông suốt, kết nối với mạng LAN của trường và kết nối Internet)

Bộ

1

8.

Máy tính xách tay dùng cho giáo viên

cái

1

9.

Máy chiếu đa năng

Cái

1

10.

Các tài liệu, tranh ảnh liên quan

bộ

2

+ Có thể sử dụng thiết bị tin học để lồng ghép tổ chức học ngoại ngữ

+Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn riêng về phòng học Ngoại ngữ, Phòng tin học thì theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

 

VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

Số: __________/K2ĐT

 

PHIẾU TRÌNH LÃNH ĐẠO BỘ

Kính gửi: PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng

PHẦN I: NỘI DUNG TRÌNH CỦA ĐƠN VỊ

(Đơn vị chịu trách nhiệm về nội dung và tính pháp lý của Đề xuất)

Tên văn bản trình: Quyết định ban hành tiêu chuẩn chuyên môn mở ngành Đào tạo Trung cấp Điều dưỡng

Nội dung trình:

Xin trình dự thảo Quyết định và Tiêu chuẩn chuyên môn mở ngành Đào tạo Trung cấp Điều dưỡng ( bản dự thảo số 7)

Tài liệu kèm theo: Góp ý của 9 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp có đào tạo mã ngành Trung cấp điều dưỡng cho dự thảo và bản góp ý của nghiệm thu bộ tiêu chuẩn chuyên môn của 8 thành ủy viên cuộc họp nghiệm thu

 

 

Đề xuất: Xin ý kiến và Phê duyệt

Ngày 8 tháng 02 năm 2010

Chuyên viên soạn thảo

(ký và ghi rõ tên)

 

 

Phí Văn Thâm

Ngày     tháng 02 năm 2010

Lãnh đạo Đơn vị

(ký và ghi rõ tên)

 

Trương Việt Dũng

 

PHẦN II: TIẾP NHẬN VÀ KIỂM TRA CỦA VĂN PHÒNG BỘ VÀ VỤ PHÁP CHẾ

Vụ Pháp chế đã kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của văn bản.

Văn phòng Bộ đã kiểm tra và chịu trách nhiệm về thể thức văn bản.

Kính trình:

Ngày     tháng    năm 2009

Lãnh đạo Vụ Pháp chế                        Lãnh đạo Văn phòng Bộ

 

Số:       /HC

Tiếp nhận Phiếu trình (bao gồm cả các tài liệu kèm theo):

Giờ:      ngày     /           /2010

Người nhận:

 

Trả Phiếu trình (bao gồm cả các tài liệu kèm theo):

Giờ:      ngày     /           /2010

Người trả:

 

PHẦN XỬ LÝ CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

 

Ngày     tháng    năm 2010

Lãnh đạo Bộ

(ký tên)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1769/QĐ-BYT ngày 26/05/2010 về Tiêu chuẩn chuyên môn mở ngành đào tạo Trung cấp điều dưỡng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.480

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.78.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!