ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1741/2003/QĐ-UB
|
Bắc Kạn, ngày 21 tháng 08 năm
2003
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM
2010”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi năm 1994);
- Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Chỉ thị số: 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của
hệ thống giáo dục quốc dân;
- Căn cứ Quyết định số: 201/2001/QĐ-TTg ngày
28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo
dục 2001 - 2010;
- Căn cứ Quyết định số: 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002
của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục Mầm non;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số:
05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 24/02/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ
Nội vụ - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục Mầm
non;
- Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn tại
Tờ trình số: 402 TT-GD&ĐT ngày 05/6/2003 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp
tại Công văn số: 471/CV-STP ngày 18/8/2003,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt “Đề
án phát triển giáo dục Mầm non (GDMN) tỉnh Bắc Kạn từ năm 2003 đến năm 2010”
như nội dung kèm theo Quyết định này.
Điều 2: Phân giao nhiệm
vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án:
1- Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn:
- Xây dựng chương trình và định hướng phát triển sự
nghiệp GDMN trong tổng thể chung của sự nghiệp Giáo dục - đào tạo của địa
phương theo Đề án đã phê duyệt, trong đó ưu tiên phát triển mẫu giáo 5 tuổi
trong những năm tới. Chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
trong các cơ sở GDMN.
- Phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền (TCCQ) tỉnh, Sở
Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành ở địa phương xây
dựng kế hoạch đầu tư, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện Đề án phát triển GDMN
trên địa bàn tỉnh.
2- Ban TCCQ tỉnh:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển
khai thực hiện kế hoạch về đội ngũ giáo viên Mầm non ở địa phương theo Quyết định
số: 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch
số: 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 24/02/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục
Mầm non.
3. Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Xây dựng kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm đảm bảo
đủ kinh phí chi hoạt động thường xuyên, chi thực hiện chế độ chính sách cho
giáo viên Mầm non, hỗ trợ tiền lương, Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT)...
cho giáo viên Mầm non hợp đồng (giáo viên Mầm non dân lập) ở những cơ sở GDMN
bán công. Căn cứ mức học phí, mức đóng góp xây dựng trường, lớp Mầm non Công lập,
bán công đã được Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh phê duyệt có hướng dẫn cụ
thể thực hiện kế hoạch xây dựng trường, lớp theo qui hoạch và tăng cường trang
thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các trường, lớp Mầm non.
4. UBND các huyện, thị xã:
Có trách nhiệm xây dựng chương trình, Đề án phát triển
sự nghiệp GDMN theo chỉ đạo của UBND cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện qui hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai và xây dựng cơ bản các cơ sở vật chất Mầm non và tổ chức
thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo thực hiện các
tiêu chuẩn về chế độ và chính sách cho giáo viên Mầm non trên địa bàn.
5. UBND xã, phường, thị trấn:
- Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng trường, lớp Mầm non
Công lập, bán công trên địa bàn xã, phường, thị trấn của mình.
- Chỉ đạo, theo dõi các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm
vụ đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng qui định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Điều 3: Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Các ông, bà:
Chánh Văn phòng HĐND - UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh, Trưởng Ban TCCQ tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh có
liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Chủ tịch UBND 122 xã, phường, thị
trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như
điều 4 (t/hiện)
- Bộ GD&ĐT (B/c)
- TT Tỉnh ủy. ( B/c)
- TT HĐND, UBND tỉnh.
- ĐB HĐND tỉnh.
- Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã.
- Sở Tư pháp (K/s)
- LĐVP.
- Lưu: VT-TH-VX.
|
TM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
BẮC KẠN
CHỦ TỊCH
Mai Thế Dương
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010
(kèm theo Quyết định số: 1741/2003/QĐ-UB ngày 21/8/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Phần thứ nhất:
THỰC TRẠNG GIÁO
DỤC MẦM NON TỈNH BẮC KẠN
1. Duy trì phát triển số lượng
và mạng lưới trường, lớp:
1.1. Duy trì và phát triển số lượng:
* Số trường mầm non: 60 trường, trong đó: Công lập:
18; Bán công: 42.
- Số lớp mẫu giáo và nhóm trẻ:
+ Nhóm trẻ: 628, trong đó: Công lập: 58; Dân lập: 9;
nhóm trẻ GĐ: 561
+ Lớp mẫu giáo (3 độ tuổi): 498 lớp, trong đó:
Công lập: 153; Dân lập: 341; Tư thục: 04.
- Số trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo: 11.532 cháu, trong
đó:
+ Trẻ nhà trẻ: 2.406 (Công lập: 564; Dân lập: 57;
nhóm trẻ GĐ: 1.785)
+ Trẻ mẫu giáo: 9.126 (Công lập: 3.098; Dân lập:
5.965; Tư thục: 63)
+ Số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 183.
+ Số trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 4.295.
- Đạt tỷ lệ huy động chung:
+ Nhà trẻ: 17,8 % (tính cả tỷ lệ huy động loại
hình nhóm trẻ gia đình), trong đó tỷ lệ huy động trẻ đến các trường, lớp mầm
non rất thấp, chỉ có 621/8.630 trẻ trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 7,19 % (mục
tiêu chung toàn quốc là 14 %).
+ Mẫu giáo: 62,4 % (mục tiêu chung toàn quốc là 58
%).
+ Mẫu giáo 5 tuổi: 92,54 % (mục tiêu chung toàn quốc
là 90 %).
1.2. Mạng lưới trường, lớp:
- Số xã, phường có trường Mầm non: 60 (chiếm 49,18
%).
- Số xã có từ 1 lớp mầm non trở lên ghép với các trường
phổ thông: 62 xã, với tổng số 206 lớp và 3.687 trẻ (chiếm 40,40 %).
- Tổng số trường Mầm non trọng điểm:
+ Cấp tỉnh: 01 (Trường Mầm non Đức Xuân - thị xã Bắc
Kạn).
+ Cấp huyện, thị xã: 06.
- Toàn tỉnh chưa có trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia
giai đoạn 2001 - 2005.
- Là một tỉnh miền núi với 103 xã ĐBKK, loại hình
ngoài công lập hiện tại chiếm tỷ lệ quá cao: 68,24 %, trong đó: trẻ nhà trẻ (nhóm
trẻ gia đình) chiếm 74,19%; trẻ mẫu giáo dân lập, Tư thục chiếm 66,05 %.
2. Chất lượng Chăm sóc -
Giáo dục:
2.1. Chất lượng giáo dục:
- Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: Đạt trên 80%, riêng đối với
trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt trên 90%.
- Thực hiện chương trình đổi mới Trẻ mẫu giáo 3 - 4 -
5 tuổi:
+ Trẻ 5 tuổi: 19 lớp với 479 cháu (11,15%)
+ Trẻ 4 tuổi: 02 lớp với 65 cháu (2,2%)
+ Trẻ 3 tuổi: 02 lớp với 42 cháu (2,1%)
- 70 % trẻ trong trường Mầm non đạt được yêu cầu
trong qui định mục tiêu kế hoạch đào tạo nhà trẻ, trường mẫu giáo (ban hành
kèm theo quyết định số 55/QĐ-BGD&ĐT, ngày 13/2/1990 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT).
2.2. Chất lượng chăm sóc:
Tổng số trẻ đạt kênh A: 9.005 (78,07 %), tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng: 21,91 %.
+ Đảm bảo an toàn về mọi mặt cho trẻ: 11.043/11.532 (95,75
%).
+ Được theo dõi bằng biểu đồ: 11.021/11.532 (95,56
%).
+ Được khám sức khỏe: 10.968/11532 (95,10 %).
- Tổng số nhóm, lớp 2 buổi ăn bán trú: 119 (21,06%).
- Tổng số trẻ 2 buổi ăn bán trú: 2.272 (19,70 %).
Trong đó: + Trẻ nhà trẻ: 728 (30,26 %).
+ Trẻ mẫu giáo: 1.544 (19,92 %).
- Tổng số trẻ khuyết tật được hòa nhập: 65 (49,62
%).
Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con
theo khoa học cho các bậc cha mẹ và sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể: Từ
cơ sở đến cấp tỉnh thực hiện tốt, việc nuôi dạy con theo khoa học của từng gia
đình đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN (hiện
tại tỉnh Bắc Kạn trẻ em suy dinh dưỡng trong cộng đồng còn trên 30%).
3. Tình hình đội ngũ cán bộ
giáo viên Mầm non:
3.1. Tổng số CBGV trong toàn bậc học: 697, trong đó biên chế là
328, Dân lập là 369
- Cán bộ quản lý: 83, trong đó:
+ Hiệu trưởng: 59
+ Hiệu phó: 09
+ Chuyên trách: 15
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 606, trong đó: Biên
chế: 237; Dân lập: 369.
+ Tổng số giáo viên nhà trẻ: 92 (Biên chế: 76; Dân
lập: 16)
+ Tổng số giáo viên mẫu giáo: 515 (Biên chế: 161;
Dân lập: 354)
+ Hành chính - phục vụ trong biên chế và CB quản lý gửi:
08.
- Người dạy lớp mẫu giáo Tư thục và nhóm trẻ gia
đình: 565, trong đó:
+ Dạy mẫu giáo Tư thục: 04.
+ Dạy nhóm trẻ gia đình: 561.
3.2. Trình độ đào tạo:
- Đại học: 05; Cao đẳng: 11; Trung cấp: 489 (trong
đó trung cấp tiểu học là 95); Sơ cấp: 39; Đào tạo 3 - 6 tháng: 10; Chưa qua
đào tạo: 140. Số giáo viên trong biên chế không đủ trình độ chuẩn đào tạo là
18/192 (9,37 %) và Hành chính, phục vụ trong biên chế không đủ chuẩn là
03.
- Lương và các khoản phụ cấp của giáo viên:
+ Giáo viên công lập: Lương và các khoản phụ cấp khác
thu nhập ổn định.
+ Giáo viên Dân lập: Đời sống tuy đã được nâng lên,
song mức thu nhập không ổn định, so sánh cùng làm một công việc như nhau, nhưng
mức thu nhập giữa giáo viên công lập và dân lập còn quá chênh lệch, tạo sự mất
công bằng trong GDMN (số giáo viên Mầm non dân lập lại chủ yếu công tác, giảng
dạy ở những cơ sở Mầm non vùng cao, vùng xa, đời sống nhân dân còn nhiều khó
khăn).
+ Mức thu nhập cao nhất đối với giáo viên công lập:
1.876.000đ
+ Mức thu nhập cao nhất đối với GV dân lập: 480.000đ (tính
cả kinh phí hỗ trợ của tỉnh)
+ Mức thu nhập thấp nhất đối với giáo viên công lập:
600.000đ
+ Mức thu nhập thấp nhất đối với GV dân lập: 170.000đ
(tính cả kinh phí hỗ trợ của tỉnh).
- Tổng số CBGV hiện đang công tác và giảng dạy thuộc
các xã 135: 496
4. Về kinh phí và cơ sở vật
chất:
4.1. Về cơ sở vật chất:
Trước khi tái lập tỉnh, cơ sở vật chất của GDMN Bắc Kạn
xuất phát điểm thấp, các trường, lớp Mầm non cơ sở vật chất quá thiếu thốn, tạm
bợ. Sau khi tỉnh được tái lập, cơ sở vật chất đã được quan tâm đầu tư hơn.
- Tổng số phòng học hiện có: 426, trong đó:
+ Phòng học xây kiên cố, đúng mẫu: 03.
+ Phòng học xây cấp 4: 191.
+ Phòng học tranh tre tạm bợ: 232.
- Số phòng học còn thiếu: 171.
- Số phòng học hiện học nhờ các trường phổ thông, trụ
sở, nhà dân: 171.
- Số trường có sân chơi: 66, Trong đó: sân chơi có đồ
chơi ngoài trời: 41.
- Số trường có bếp xây đúng mẫu, hợp vệ sinh: 04.
- Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị GDMN những năm qua
đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên ở những trường, lớp mầm non bán công vùng
cao khó khăn các trang thiết bị bên trong, đồ dùng, đồ chơi còn rất thiếu thốn
và kinh phí mua sắm mới chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Trẻ ở các trường, lớp mầm non thuộc vùng núi cao
như huyện Ngân Sơn, Ba Bể thường xuyên thiếu nước sạch để dùng.
4.2. Về kinh phí chi cho giáo dục Mầm
non:
- Từ nguồn ngân sách nhà nước:
+ Năm 2002: 5.065.021.050 đồng.
+ Năm 2003: 298.000.783đ (Chiếm 8,1 % tỷ lệ ngân
sách chi hàng năm cho Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Kạn).
Trong năm 2003, tỷ lệ ngân sách chi cho GDMN của các
đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh hiện vẫn còn bất cập và quá chênh lệch giữa các
khu vực, đặc biệt là các đơn vị Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông, cụ thể:
+ Phòng GD&ĐT huyện Ba Bể: 3,29 %
+ Phòng GD&ĐT huyện Chợ Mới: 5,22 %
+ Phòng GD&ĐT huyện Bạch Thông: 7,1 %
+ Phòng GD&ĐT huyện Na Rì: 8,3 %
+ Phòng GD&Đ huyện Chợ Đồn: 8,7 %
+ Phòng GD&ĐT huyện Ngân Sơn: 12,67%
+ Phòng GD&ĐT TX Bắc Kạn: 15,16 %
- Huy động đóng góp từ mọi nguồn lực ở địa phương:
+ Năm học 2001 - 2002: 1.553.723.000 đồng
+ Năm học 2002 - 2003: 2.089.364.124 đồng.
5. Về chế độ chính sách và công tác
xã hội hóa giáo dục Mầm non:
Các văn bản, chính sách riêng của tỉnh cho GDMN:
- Quyết định số: 161/QĐ-UB ngày 20/02/2001 của UBND tỉnh
về việc hỗ trợ lương cho giáo viên Mầm non dân lập. Mức trợ cấp được tính theo
khu vực và trình độ đào tạo: Cao nhất 90.000 đ/1 cô/1 tháng; mức thấp nhất
60.000 đ/1 cô/1 tháng.
- Quyết định số: 162/QĐ-UB ngày 20/02/2001 của UBND tỉnh
về qui định mức thu học phí diện Mầm non Dân lập. Mức thu không quá 15.000 đ /1
cháu/1 tháng.
- Quyết định số: 1396/QĐ-UB ngày 12/8/2002 của UBND tỉnh
về việc thực hiện chế độ đóng BHXH, BHYT và chế độ nghỉ thôi việc cho giáo viên
Mầm non Dân lập. Kinh phí được trích từ nguồn ngân sách chi hàng năm cho ngành
GD - ĐT.
Phần thứ hai:
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN
I- Quan điểm phát triển giáo dục mầm
non:
Căn cứ những cơ sở pháp lý đã nêu trên, việc xác định
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển GDMN trong thời gian tới
cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau:
- Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng cấu thành hệ
thống giáo dục quốc dân, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.
- Nhà nước đầu tư cho GDMN, đồng thời tăng cường xã hội
hóa đối với GDMN. Ngân sách Nhà nước chi cho GDMN sẽ tập trung dành cho mẫu
giáo ở các vùng đặc biệt khó khăn và vùng nông thôn nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh xã
hội hóa đối với GDMN ở những vùng có điều kiện thuận lợi.
- Nội dung phương pháp GDMN phải là một thể hoàn chỉnh,
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông.
- Phát triển GDMN phù hợp với đặc điểm và điều kiện
phát triển Kinh tế - Xã hội từng vùng, miền.
- Trong GDMN phải ưu tiên thỏa đáng cho mẫu giáo, trước
hết là mẫu giáo 5 tuổi; tạo nhiều điều kiện thuận lợi để trẻ em ở vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn được thụ hưởng GDMN một cách tốt nhất, góp phần khắc phục
tình trạng thiếu công bằng trong giáo dục.
- Sử dụng có hiệu quả đầu tư của Nhà nước và của xã hội
để phát triển GDMN, từng bước xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và
tăng cường đội ngũ giáo viên Mầm non.
II- Mục tiêu phát triển GDMN từ nay
đến 2010:
1. Muc tiêu chung: “Nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mở rộng hệ thống trường mầm non trên mọi địa bàn
dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng khó khăn”
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2010: Hầu hết trẻ em đều được chăm sóc,
giáo dục bằng những hình thức thích hợp.
- Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia:
+ Đến năm 2005 đạt 10,78 % (mục tiêu chung toàn quốc
là 20 %).
+ Đến năm 2010 đạt 31,7 % (mục tiêu chung toàn quốc
là 50 %).
- Chăm sóc - giáo dục trong các trường, lớp Mầm non
công lập, bán công:
+ Đến năm 2005: Trẻ dưới 3 tuổi đạt 18 % (mục tiêu
chung toàn quốc là 14%).
+ Đến năm 2010: Trẻ dưới 3 tuổi đạt 22 % (mục tiêu
chung toàn quốc là 16 %).
- Tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo đối với trẻ 3 - 5 tuổi:
+ Đến năm 2005 đạt 65 % (mục tiêu chung toàn quốc
là 58 %).
+ Đến năm 2010 đạt 75 % (mục tiêu chung toàn quốc
là 67 %).
+ Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi: Đến năm 2010 đạt 100 % tỷ
lệ huy động ra lớp mẫu giáo lớn và không phải học lớp 36 buổi trong hè (mục
tiêu chung toàn quốc là 95 %).
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN
xuống dưới 20 % vào năm 2005 và dưới 15 % vào năm 2010.
- Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một
trong các loại hình thích hợp, đạt tỷ lệ thu hút 60 % vào năm 2005 và 80 % vào
năm 2010.
III. Nhiệm vụ phát triển GDMN từ năm
2003 đến năm 2010:
1. Phát triển số lượng và mạng lưới
trường, lớp Mầm non:
Các địa phương cần tiếp tục củng cố, phát huy những kết
quả đã đạt được, mở rộng các mô hình GDMN phù hợp với điều kiện cụ thể các
vùng, miền, đa dạng hơn các loại hình trường, lớp Mầm non: công lập, bán công
theo qui mô khác nhau, nhằm thu hút tối đa trẻ trong độ tuổi đến các nhóm, lớp,
trường Mầm non. Phấn đấu từ năm học 2003-2004 và những năm học tiếp theo GDMN của
tỉnh phải đạt được những chỉ tiêu sau:
1.1. Năm học 2003 - 2004:
- Tổng số trường Mầm non: 88, trong đó: Công lập 80;
Bán công 8.
- Đạt tỷ lệ huy động trẻ đến các trường, lớp Mầm non
công lập, bán công: Nhà trẻ 17,5 %; Mẫu giáo 63 %; Mẫu giáo 5 tuổi 95 % (huy
động trẻ 5 tuổi học lớp 36 buổi trong hè đạt 100 %)
- Trường Mầm non nông thôn đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn
2001 - 2005: 03.
1.2. Năm học 2004 - 2005:
- Tổng số trường Mầm non: 102, trong đó: Công lập 92;
Bán công 10.
- Đạt tỷ lệ huy động trẻ đến các trường, lớp Mầm non
công lập, bán công: Nhà trẻ 18 %; Mẫu giáo 65 %; Mẫu giáo 5 tuổi 97 % (huy động
trẻ 5 tuổi học lớp 36 buổi, trong hè đạt 100 %).
- Trường Mầm non nông thôn đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn
2001 - 2005: 07.
- Trường Mầm non huyện, thị đạt chuẩn Quốc gia giai
đoạn 2001 - 2005: 01
1.3. Giai đoạn 2005 - 2010:
- Tổng số trường Mầm non: 123, trong đó: Công lập
106; Bán công 17.
- Đạt tỷ lệ huy động trẻ đến các trường, lớp Mầm non
công lập, bán công: Nhà trẻ 22 %; Mẫu giáo 75 %; Mẫu giáo 5 tuổi: 100 %.
- Trường Mầm non nông thôn đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn
2005 - 2010: 34.
- Trường Mầm non thành thị đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn
2005 - 2010: 05.
1.4. Hàng năm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
trong các cơ sở GDMN: Giảm từ 1 - 2 %.
2. Về chất lượng chăm sóc - giáo dục
trong các cơ sở GDMN:
- Tăng số nhóm, lớp, trường Mầm non 2 buổi ăn bán trú
từ 21,06% năm 2003 lên 30% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010.
- Thực hiện chương trình đổi mới:
+ Đến năm 2005: 28% số trẻ mẫu giáo 5 tuổi; 11% số trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
+ Đến năm 2010: 45% số trẻ mẫu giáo 5 tuổi; 25% số trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
- Nhóm trẻ tư thục và nhóm trẻ gia đình được thực hiện
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 -> 36
tháng:
+ Đến năm 2005 là 20 %.
+ Đến năm 2010 là 35 %.
3. Về xây dựng và phát triển đội
ngũ:
Phải coi công tác xây dựng đội ngũ CBGV Mầm non là giải
pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu GDMN đã đề ra, cụ thể:
- Tiếp tục đào tạo 100 % giáo viên trong biên chế đạt
chuẩn vào năm 2005 và đến năm 2010 giáo viên Mầm non Công lập và Dân lập đạt
chuẩn là 100%. Phấn đấu đến năm 2010 có 35 % giáo viên Mầm non đạt trình độ đào
tạo trên chuẩn.
- Trong năm học 2003-2004, mở một lớp Đại học tại chức
cho 80 cán bộ, giáo viên Mần non đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn. Đồng thời,
mở các lớp đào tạo tại chức để nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên Mầm non giai đoạn
2005 - 2010
- Hàng năm, trong kế hoạch tuyển sinh, cần tăng chỉ
tiêu đào tạo giáo viên THSP Mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh trong giai đoạn
2005 - 2010 sớm hoàn thiện khoa chức năng đào tạo giáo viên CĐSP Mầm non, nhằm
đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng cho đội ngũ giáo viên để thực hiện
có hiệu quả kế hoạch phát triển GDMN từ nay đến 2010.
3.1. Năm học 2003 - 2004: Nhằm đảm bảo thực hiện đúng
Quyết định số: 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, dự tính
biên chế cán bộ, giáo viên Mầm non cần bổ sung cho các xã đặc biệt khó khăn (135)
là:
STT
|
Đơn vị
|
Biên chế CBGV hiện có
|
Biên chế CBGV cần bổ sung
xã 135
|
Trong đó
|
|
Trường thành lập mới 2003 -
2004 thuộc xã 35
|
Các trường MN hiện có thuộc
các xã 135
|
Nhóm lớp MN ghép với trường
PT thuộc 135
|
Khu vực nông thôn không thuộc
135
|
|
|
HT
|
HP
|
GV
|
HT
|
HP
|
GV
|
HT
|
HP
|
GV
|
|
1
|
Phòng GD - ĐT TX Bắc Kan
|
55
|
11
|
|
|
|
|
1
|
3
|
|
|
3
|
4
|
|
2
|
Phòng GD - ĐT Bạch Thông
|
32
|
63
|
2
|
2
|
6
|
|
10
|
37
|
6
|
|
|
|
|
3
|
Phòng GD - ĐT Ba Bể
|
34
|
118
|
6
|
10
|
28
|
|
7
|
26
|
41
|
|
|
|
|
4
|
Phòng GD - ĐT Chợ Đồn
|
63
|
140
|
5
|
9
|
28
|
|
18
|
71
|
9
|
|
|
|
|
5
|
Phòng GD - ĐT Chợ Mới
|
26
|
82
|
1
|
2
|
5
|
1
|
12
|
47
|
14
|
|
|
|
|
6
|
Phòng GD -
ĐT Na Rì
|
64
|
101
|
10
|
14
|
36
|
|
7
|
20
|
14
|
|
|
|
|
7
|
Phòng GD
- ĐT Ngân Sơn
|
54
|
33
|
4
|
6
|
11
|
|
5
|
4
|
3
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
328
|
548
|
28
|
43
|
114
|
1
|
60
|
208
|
87
|
|
3
|
4
|
|
|
|
876
|
185
|
269
|
87
|
07
|
|
Vậy, năm học 2003 - 2004 tổng số cán bộ, giáo viên MN
toàn ngành là 969, trong đó:
+ Số trong biên chế cần 876 (hiện có 328; cần bổ sung
548).
+ Số ngoài biên chế (giáo viên Mầm non dân lập) ở các
trường thuộc khu vực có điều kiện kinh tế phát triển (thị xã, thị trấn) là 93.
3.2. Năm học 2004 - 2005:
- Biên chế cẩn bổ sung là: 227, cụ thể: Hiệu trưởng:
14; Hiệu phó: 29; Giáo viên và hành chính: 184.
- Giáo viên dân lập cần bổ sung: 27.
3.3. Giai đoạn 2005 - 2010:
- Biên chế cần bổ sung là: 156, cụ thể: Hiệu trưởng:
21; Hiệu phó: 38; Giáo viên và hành chính: 97.
- Giáo viên dân lập cần bổ sung: 58.
3.4. Đến năm 2010:
- Đội ngũ CB, GV Mầm non trong biên chế của toàn tỉnh
cần có là 1.259, cụ thể: Hiệu trưởng: 128; Hiệu phó: 198; Giáo viên và hành
chính: 938.
- Giáo viên dân lập thuộc 17 trường Mầm non bán công ở
khu vực có điều kiện kinh tế phát triển là: 178.
* Vậy, tổng cộng số cán bộ giáo viên Mầm non trong
toàn ngành (cả biên chế và dân lập) đến năm 2010 sẽ là: 1.437.
(có Kế hoạch phát triển GDMN cụ thể trong từng năm học
kèm theo).
4. Về cơ sở vật chất:
- Quy hoạch hệ thống trường, lớp Mầm non, giải tỏa, mở
rộng mặt bằng trường học theo hướng chuẩn hóa; xây dựng trường lớp mới phải tối
thiểu đạt diện tích đủ chuẩn:
+ Khu vực miền núi: Bình quân tối thiểu đạt 10 m2/1
trẻ.
+ Khu vực thị trấn, thị xã: Bình quân tối thiểu đạt 6
m2/1 trẻ, trong đó có 50 % diện tích là sân vườn, khuôn viên; những
trường không mở rộng được diện tích thì phải có kế hoạch di dời.
- Xây dựng mới trường, lớp cần có đủ các hạng mục:
+ Các phòng cho lứa tuổi nhà trẻ (phòng đón trả trẻ,
phòng học, phòng ngủ).
+ Các phòng cho lứa tuổi mẫu giáo.
+ Phòng hoạt động âm nhạc.
+ Phòng rèn luyện thể chất.
+ Hội trường.
+ Văn phòng trường.
+ Phòng hiệu bộ.
+ Khối phòng ăn (phòng ăn, bếp 1 chiều, nhà kho).
+ Sân vườn.
+ Hệ thống cấp, thoát nước.
+ Khu vệ sinh.
- Yêu cầu về thiết kế và xây dựng: Theo mẫu thiết kế
của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định.
- Thiết bị đồ dùng, đồ chơi: Trường phải được trang bị
đầy đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo để đảm
bảo đạt các yêu cầu cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tổ chức rà soát và đánh giá lại số trang thiết bị đồ
dùng dạy học, đồ chơi của trẻ trong toàn tỉnh để tăng cường công tác quản lý, bảo
quản thiết bị và có kế hoạch mua sắm hàng năm đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học.
- Xây dựng hệ thống trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia
theo đúng quy chế.
Phẩn thứ ba:
CÁC GIẢI PHÁP CƠ
BẢN TRỌNG TÂM
1. Về nhận thức:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp Ủy, chính quyền
các cấp ở địa phương, cho cán bộ các cơ quan làm công tác quản lý giáo dục từ
trường đến Sở, cho đội ngũ giáo viên Mầm non. Đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng
trong mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của việc Chăm sóc - Giáo dục - Bảo
vệ trẻ em và GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- UBND các cấp có trách nhiệm đầu tư cho GDMN, đồng
thời với việc vận động tăng cường công tác xã hội hóa GDMN, cụ thể:
+ Đối với các trường Mầm non Công lập, Nhà nước đầu
tư toàn bộ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
+ Đối với các trường, lớp Mầm non Bán công, Nhà nước
đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và một số giáo viên trong biên chế
làm nòng cốt; hỗ trợ lương, đóng BHXH, BHYT cho giáo viên Mầm non Dân lập.
2. Tăng cường đội ngũ giáo
viên cho những xã 135 và vùng khó khăn:
- Với các xã 135 và vùng khó khăn: Đảm bảo 100 % giáo
viên Mầm non đạt chuẩn tuyển dụng vào biên chế Nhà nước. Trước mắt, trong năm học
2003 - 2004, 28 xã thuộc diện này thành lập trường Mầm non mới được tuyển dụng
đủ biên chế: 185 (28 Hiệu trưởng, 43 Hiệu phó, 114 giáo viên). Đồng thời giao đủ
chỉ tiêu biên chế giáo viên cho 43 trường Mầm non và 35 trường phổ thông hiện
có lớp Mầm non thuộc xã 135 theo đúng tinh thần Quyết định số: 161/2002/QĐ-TTg
ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
* Dự toán kinh phí tăng thêm sau khi tuyển dụng bổ
sung biên chế giáo viên Mầm non trong năm học 2003 - 2004, cụ thể:
+ Lương cơ bản: 548GV x 1,4 x 290.000đ x 12 tháng =
2.669.856.000 đồng
+ Phụ cấp khu vực: 548GV x 0,5 x 290.000đ x 12 tháng
= 953.520.000 đồng
+ Phụ cấp ưu đãi theo NĐ 35/CP: 2.669.856.000đ x 70%
= 1.868.899.200 đồng
+ Phụ cấp thu hút theo NĐ 35/CP:
150GV x 1,4 x 290.000đ x 12 tháng x 70% = 511.560.000 đồng
+ Chi khác: 2.669.856.000 đ x 20 % = 533.971.200 đồng
Tổng
cộng: 6.537.806.400 đồng
* Kinh phí bình quân chi cho 1 giáo viên: 11.930.303 đồng/1
năm.
* Dự toán kinh phí chi lương và các khoản phụ cấp cho
số biên chế cán bộ giáo viên bổ sung từ năm 2003 đến năm 2010 sẽ là:
11.930.303đ x 931GV x 7 năm
= 77.749.784.651 đồng.
- Với vùng có điều kiện kinh tế phát triển: Không bổ
sung biên chế, mà thực hiện chế độ hợp đồng dài hạn cho giáo viên ở những trường
Công lập, Bán công, song những giáo viên này vẫn được đảm bảo mọi quyền lợi như
giáo viên Công lập. Trước mắt, đến năm 2005 chỉ đạo thí điểm chuyển 05 trường Mầm
non Công lập sang loại hình trường Bán công ở 3 đơn vị (Thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch
Thông, huyện Chợ Mới).
- Nguồn tuyển dụng:
+ Trước mắt năm học 2003-2004, số biên chế cần được
tuyển dụng là 548 thì đã có 369 GV dân lập hiện đang giảng dạy và tuyển mới
thêm 179 GV, nhưng trong số 369 GV này: chỉ có 108 GV đạt chuẩn THSP
MN; 95 GV là THSP tiểu học, còn lại 166 GV không đủ tiêu chuẩn đào tạo.
Do vậy, năm học 2003 - 2004 sẽ thiếu là 345 giáo viên (số đã có không đủ chuẩn:
166; số tuyển mới: 179).
Để giải quyết vấn đề này , trong 2 năm học 2003 -
2004; 2004 - 2005, ngoài nguồn tuyển số GV đủ chuẩn THSPMN, cho phép:
* Tuyển thêm số giáo viên của tỉnh có trình độ: THSP
tiểu học và CĐSP mới ra trường, hiện chưa được bố trí công tác, sau đó cho đội
ngũ này đi bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ chuyên môn mầm non.
* Tuyển dụng giáo viên có trình độ trên chuẩn (CĐSPMN
và Đại học SPMN) ở các tỉnh ngoài có nguyện vọng công tác lâu dài ở các xã
ĐBKK của tỉnh Bắc Kạn.
+ Từ năm 2005 đến năm 2010: Chỉ tuyển GV có trình độ
đạt chuẩn từ THSP Mầm non trở lên. Với GV tỉnh ngoài có nguyện vọng công tác tại
các xã ĐBKK của tỉnh Bắc Kạn thì phải có trình độ từ CĐSPMN trở lên.
3. Về chế độ chính sách đối
với trẻ Mầm non và giáo viên ngoài biên chế:
- Đối với trẻ Mầm non: Thực hiện chính sách miễn thu
học phí đối với trẻ 5 tuổi học lớp mẫu giáo lớn trong các cơ sở GDMN thuộc các
xã 135 và xã có phụ cấp khu vực 0,5 nhằm tạo điều kiện để thực hiện PCGD tiểu học
đúng độ tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đối với giáo viên: Thực hiện nghiêm túc Quyết định
số: 161/2002/QĐ-TTg; ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách phát triển giáo dục Mầm non, từ năm học 2003 - 2004 đến 2010, cụ thể:
+ 100 % số giáo viên hợp đồng:
* Được hưởng chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, chế
độ BHXH, BHYT, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các danh hiệu tôn vinh
nhà giáo như giáo viên trong biên chế;
* Về: Tiền lương, phụ cấp, các khoản bảo hiểm, kinh
phí công đoàn phải đóng được chi trả từ nguồn thu học phí và các khoản thu hợp
pháp khác.
* Đối với những cơ sở GDMN bán công: Nếu từ các nguồn
thu nói trên không đủ để chi trả tiền lương và đóng BHXH, BHYT cho giáo viên hợp
đồng thì phần còn thiếu được ngân sách Nhà nước chi hỗ trợ kinh phí để đóng
kinh phí công đoàn, đóng BHXH và BHYT theo mức qui định tại Quyết định số:
1396/QĐ-UB ngày 12/8/2002 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Mức chi trả tiền lương cho những
giáo viên này không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định.
+ Tổng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ
đóng BHXH, BHYT cho giáo viên Mầm non dân lập đủ chuẩn và giải quyết nghỉ thôi
việc cho số giáo viên Mầm non dân lập không đủ chuẩn cần có mỗi năm (giải quyết
dứt điểm trong 2 năm), là:
+ Đóng BHXH: 178 GV x 290.000đ x 20% x 12 tháng =
123.888.000 đồng
+ Đóng BHYT: 178 GV x 30.000 đ = 5.340.000 đồng
- Năm 2003 đến năm 2005: Cần giải quyết dứt điểm cho
số giáo viên Mầm non hợp đồng không đạt chuẩn theo qui định được nghỉ thôi việc
1 lần. Mỗi năm công tác được trợ cấp số kinh phí tương đương với 15 kg gạo từ
nguồn ngân sách Nhà nước theo Quyết định số: 1396/QĐ-UB ngày 12/8/2002 của UBND
tỉnh (tính bình quân 7 năm/1 người):
166 giáo viên x 15 kg x 7
năm = 17.430 Kg
Từ năm 2005 - 2010: Giải quyết cho giáo viên Mầm non
trong biên chế có tuổi đời từ 40 trở lên không đạt chuẩn đào tạo (từ sơ cấp
trở xuống) được hưởng trợ cấp 1 lần: mỗi năm công tác, được hưởng 1 tháng
lương hiện hưởng do ngân sách Nhà nước đài thọ:
18 giáo viên x 290.000 đ x
25 năm = 130.500.000 đồng.
(theo thực trạng 18 GV hiện
có và tính bình quân 25 năm/1 người)
* Tổ chức thực hiện như trên mới tạo ra được cơ chế để
tuyển dụng, hợp đồng những giáo viên đạt chuẩn đào tạo hoặc trên chuẩn vào các
cơ sở GDMN.
4. Về cơ sở vật chất:
- Trước mắt, từ nay đến năm 2005: Đối với 28 trường Mầm
non mới thành lập ở các xã thuộc chương trình 135 được xây dựng kiên cố hóa, với
quy mô tối thiểu là: 5 phòng học, 1 phòng ăn, 2 phòng ngủ, 1 phòng hiệu bộ, 1
phòng hoạt động âm nhạc, 1 hội trường, 1 phòng hoạt động thể chất theo các tiêu
chuẩn qui định, cùng các trang thiết bị đồng bộ kèm theo. Khái toán:
12 phòng x 80.000.000 đ x 28
trường = 26.880.000.000 đồng.
- Đồng thời từ nay đến 2010: Đối với các trường Mầm
non nếu hiện còn phòng học tranh tre nứa lá tạm bợ, thiếu phòng học đang phải học
nhờ được xây dựng mới theo đúng tiêu chuẩn qui định kèm theo các trang thiết bị
đồng bộ bằng nguồn ngân sách Nhà nước.
- Đầu tư đủ kinh phí xây dựng mới cùng các trang thiết
bị đồng bộ kèm theo cho 11 (10,78 %) trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn
2001 - 2005 và 39 (31,70 %) trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2005 -
2010 (có giao Sở GD&ĐT xây dựng Đề án riêng để tổ chức thực hiện).
5. Tiếp tục đẩy mạnh công
tác xã hội hóa GDMN:
Đổi mới cơ chế chính sách theo hướng tăng cường trách
nhiệm của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa là giải pháp đột phá, đó là:
- Nâng cao vai trò của cấp Ủy, chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn trong công tác xã hội hóa GDMN, đặc biệt là lãnh đạo xã, trưởng
thôn, bản có vị trí rất quan trọng, họ là người tập hợp được sức mạnh và phát
huy được tiềm năng nguồn nhân lực, vật lực của nhân dân tạo ra một cơ chế, có sức
thuyết phục trong thực hiện xã hội hóa GDMN trên địa bàn.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cha mẹ của trẻ,
phát triển giáo dục ở: gia đình, thu hút tối đa trẻ trong độ tuổi ở các thôn, bản
hẻo lánh đến các cơ sở GDMN bằng cách đa dạng hóa các loại hình trường, lớp. Giảm
khoảng cách chênh lệch về phát triển GDMN giữa vùng cao, vùng khó khăn với
thành thị.
- Cần thể chế hóa trách nhiệm Nhà nước, cộng đồng và
nhân dân về xây dựng, bảo quản và duy trì cơ sở vật chất GDMN, cụ thể: Cần xác
định rõ trước nhân dân là hàng năm ngân sách cấp xã dành bao nhiêu cho cơ sở vật
chất Mầm non; các tổ chức xã hội đảm nhiệm được những khâu nào, nhân dân lo những
khoản nào, cần thông qua HĐND xã về phương án và kế hoạch thực hiện.
- Cải tiến phân bổ ngân sách Nhà nước cho GDMN để
phát huy tiềm năng xã hội hóa GDMN. Nếu có thể chuyển hướng sang hình thức phân
bổ kinh phí thường xuyên trên số cháu nhà trẻ, cháu mẫu giáo trên địa bàn toàn
tỉnh, nhằm tạo cơ hội kích thích thực hiện xã hội hóa Mầm non. Tăng dần định mức
ngân sách trên trẻ theo vùng, miền để từng bước thu hẹp khoảng cách giữa GDMN
nông thôn với khu vực thị xã, thị trấn.
6. Nguồn tài chính, cơ sở vật
chất:
- Nguồn kinh phí Nhà nước:
+ Là nguồn tài chính chủ yếu chi cho GDMN. Ngân sách
Nhà nước tập trung đầu tư vào 103 xã thuộc chương trình 135 và các xã nghèo.
Hàng năm tăng dần tỷ lệ ngân sách chi cho GDMN, từ nay đến 2005 phấn đấu dành tối
thiểu 10% đến 12% tổng chi ngân sách Nhà nước về giáo dục cho GDMN.
+ Ưu tiên dành vị trí thích đáng cho GDMN trong kế hoạch
phân bổ vốn đầu tư XDCB; Đề án kiên cố hóa trường học, dự án Chương trình mục
tiêu Quốc gia, đặc biệt là vốn CT 135; giải quyết vấn đề cơ sở vật chất, trang
thiết bị đồng bộ cho các trường Mầm non công lập, bán công ở vùng núi, các xã
ĐBKK. Chi lương và các chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên thuộc diện trên
và hỗ trợ lương, đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, bồi dưỡng, đào tạo....
cho giáo viên Mầm non dân lập.
- Nguồn thu học phí, đóng góp xây dựng trường theo
qui định hiện hành.
- Nguồn viện trợ, quà tặng, vốn góp của các tổ chức,
cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho GDMN.
- Các nguồn thu hợp pháp khác.