Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1600/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo

Số hiệu: 1600/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 19/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1600/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Kết luận số 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo theo đúng quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, nhất là tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Kết luận số 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013.

2. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong giáo dục và đào tạo; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam; tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, văn hóa, học thuật; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

3. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo với các nước, đối tác quốc tế, nhất là các nước có nền giáo dục tiên tiến, các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.

4. Đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, đầu tư với các đối tác nước ngoài trong giáo dục và đào tạo; phát huy tiềm năng, thế mạnh, tranh thủ cơ hội để huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, góp phần nâng cao quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

5. Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác đào tạo đối với các ngành, lĩnh vực công nghệ chiến lược, mũi nhọn, góp phần mở rộng thị trường lao động, phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đối ngoại nhân dân và các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Có ít nhất 10 đơn vị hành chính tham gia vào mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030; phấn đấu có thêm 05 tỉnh/thành phố có cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình giáo dục tích hợp với chương trình nước ngoài.

b) Phấn đấu 100% học sinh phổ thông đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông môn ngoại ngữ 1; nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực dạy các môn học khác bằng tiếng nước ngoài cho giáo viên, giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp; từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

c) Trên 20% chương trình liên kết đào tạo vái nước ngoài có ngành đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài xếp hạng top 500 thế giới trở lên; nâng tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục đại học lấy bằng của Việt Nam đạt 1,5%; nâng tỷ lệ tổng số giảng viên của Việt Nam đi và số giảng viên của nước ngoài đến giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật hằng năm lên 8% trên tổng số giảng viên Việt Nam.

d) Trên 80% cơ sở giáo dục đại học có ít nhất 03 đề tài, chương trình nghiên cứu chung hoặc dự án hợp tác với nước ngoài hằng năm.

đ) Trên 20% chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín.

e) Phấn đấu thu hút để có thêm 02 phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có uy tín của nước ngoài tại Việt Nam.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo

a) Rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

b) Rà soát và hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, bằng cấp của giáo viên nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành của Việt Nam.

c) Rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc hợp tác, tổ chức dạy học tiếng Việt vá quảng bá văn hóa dân tộc cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.

d) Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc ở các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

2. Đẩy mạnh hợp tác, kiến tạo môi trường quốc tế trong giáo dục và đào tạo

a) Chủ động mở rộng hợp tác song phương và đa phương, trong đó ưu tiên các nước láng giềng, các nước có nền giáo dục tiên tiến, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục và đào tạo hàng đầu thế giới. Đẩy mạnh việc ký kết và triển khai hiệu quả các thỏa thuận, điều ước quốc tế, trong đó ưu tiên thực hiện các cam kết quốc tế, chương trình, dự án và các chương trình học bổng Hiệp định.

b) Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về chương trình và học liệu, phương pháp giảng dạy; nghiên cứu phát triển các mô hình trường học mới theo kinh nghiệm quốc tế nhằm kiến tạo môi trường làm việc quốc tế trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường mô hình kết nghĩa giữa các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam và nước ngoài.

c) Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và nước ngoài để công nhận quá trình học tập; tăng cường trao đổi học sinh, sinh viên và giảng viên; thu hút giảng viên, nhà khoa học, sinh viên quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu và học tập tại Việt Nam; tăng cường cơ chế phối hợp và chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam để đa dạng hóa các hoạt động trao đổi sinh viên quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm quản lý giáo dục và hợp tác nghiên cứu khoa học.

d) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nâng cấp các tạp chí khoa học trong nước đạt chuẩn quốc tế và tăng tỷ lệ giảng viên công bố bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

đ) Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học mũi nhọn mà Việt Nam có nhu cầu; khuyến khích việc học tập và nghiên cứu khoa học ở nước ngoài bằng các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

e) Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với nước ngoài; khuyến khích mở văn phòng đại diện hoặc hình thành một số cơ sở giáo dục của Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, có uy tín của nước ngoài mở phân hiệu tại Việt Nam.

3. Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

a) Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế; đổi mới công tác quản lý, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hội nhập quốc tế.

b) Thực hiện tham chiếu khung trình độ quốc gia Việt Nam với các khung trình độ quốc gia các nước, các khu vực; đẩy mạnh việc ký kết công nhận văn bằng và quá trình đào tạo với nước ngoài; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và các cơ sở giáo dục đại học có chất lượng cao của nước ngoài ký kết công nhận tín chỉ và quá trình đào tạo.

c) Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ.

d) Tham gia các chương trình đánh giá, xếp hạng chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

đ) Tạo điều kiện để các tổ chức kiểm định có uy tín của khu vực và quốc tế hoạt động tại Việt Nam và khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thực hiện kiểm định quốc tế.

e) Đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục đại học xuất sắc theo hiệp định quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ và nhận thức về hội nhập quốc tế

a) Rà soát và hoàn thiện tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo viên, chương trình, giáo trinh đào tạo, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng định kỳ để nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ giảng dạy và đặc biệt là cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế.

c) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục về hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí để triển khai Đề án được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc sử dụng kinh phí để triển khai Đề án thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước, về đầu tư công, về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật về kinh phí của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

b) Chủ trì xây dựng kế hoạch hội nhập quốc tế và các chương trình xúc tiến hợp tác, đầu tư trong giáo dục và đào tạo (song phương, đa phương, khu vực, v.v) dài hạn và hằng năm.

c) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá về: thu hút chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở giáo dục trong nước; tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam.

d) Khuyến khích các cơ sở giáo dục của Việt Nam và các nước công nhận và chuyển đổi tín chỉ đào tạo; thực hiện công nhận văn bằng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

đ) Triển khai việc dạy tiếng Việt tại nước ngoài và cử giảng viên dạy tiếng Việt sang giảng dạy tại nước ngoài.

e) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế trong khuôn khổ của Đề án.

g) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi lĩnh vực phụ trách; tổng kết Đề án sau khi kết thúc thực hiện.

2. Bộ Tài chính

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, khả năng cân đối ngân sách nhà nước và đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các Bộ và cơ quan trung ương có liên quan, Bộ Tài chính, hằng năm, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho các cơ quan trung ương để thực hiện Đề án phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Bộ Ngoại giao

a) Chỉ đạo các Cơ quan đại diện tại nước ngoài tìm hiểu và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực quốc tế, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo với các nước, các tổ chức quốc tế và các cơ sở giáo dục của nước ngoài.

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tăng cường hợp tác với các quốc gia về giáo dục và đào tạo; tích cực tham gia, thúc đẩy các sáng kiến tại các diễn đàn, cơ chế hợp tác về giáo dục và đào tạo.

c) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai việc dạy tiếng Việt tại nước ngoài và cử giảng viên dạy tiếng Việt sang giảng dạy tại nước ngoài.

4. Bộ Công an

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong công tác nắm tình hình, phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

b) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về thị thực bảo đảm thuận lợi cho các chuyên gia, nhà khoa học và lưu học sinh nước ngoài vào nghiên cứu, làm việc và học tập tại Việt Nam.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ trì tuyên truyền, phổ biến thông tin về Đề án nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và giới thiệu những thành tựu về hội nhập quốc tế của giáo dục và đào tạo Việt Nam với thế giới.

6. Các bộ, ngành là cơ quan quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục đại học

a) Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế trong khuôn khổ của Đề án.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tổ chức triển khai Đề án tại địa phương theo quy định của pháp luật.

b) Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tại địa phương thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, KTTH, QHQT, NC;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thành Long

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No: 1600/QD-TTg

Hanoi, December 19, 2024

 

DECISION

ON APPROVAL OF SCHEME FOR INTERNATIONAL INTEGRATION IN EDUCATION AND TRAINING TILL 2030

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of the Local Government dated November 22, 2019;

Pursuant to Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 201 and Law on amendments to the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Resolution No. 44/NQ-CP dated June 9, 2014 of the Government on Action Programme of the Government implementing the Resolution No. 29-NQ/TW dated November 04, 2013 at the 8th Conference of the 11th Central Executive Committee on radical changes in education and training to meet the requirements of the industrialization and modernization in a Socialist-oriented market economy in the course of the international integration;

Pursuant to Resolution No. 99/NQ-CP dated August 30 of the Government on 2021 – 2026 Government’s Action Program for implementation of the National Assembly’s Resolution regarding the Socio-Economic Development Plan during the 5-year period from 2021 to 2025;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Pursuant to Conclusion No. 91-KL/TW dated August 12, 2024 of the Politburo on further implementation of Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4, 2013 of the 11th Central Executive Committee on radical changes in education and training to meet the requirements of the industrialization and modernization in a Socialist-oriented market economy in the course of the international integration;

At the request of the Minister of Education and Training.

HEREBY DECIDES:

Article 1. The Scheme for international integration in education and training till 2030 (hereinafter referred to as "Scheme") is herein approved. The Scheme shall, inter alia, include the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. Promote international integration in education and training in accordance with the viewpoints, guidelines, and directions of the Communist Party of Vietnam and the State, particularly as outlined in Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4, 2013, of the 8th Central Committee, 11th Tenure, on radical changes in education and training to meet the requirements of the industrialization and modernization in a Socialist-oriented market economy in the course of the international integration, as well as Conclusion No. 91-KL/TW dated August 12, 2024, of the Politburo on the further implementation of Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4, 2013.

2. Actively and proactively engage in comprehensive and in-depth international integration in education and training; selectively absorb world’s experience to innovate and improve the quality of education and training in Vietnam; intensify international exchanges and cooperation in education, training, culture, and academia; improve Vietnam's international position and reputation.

3. Intensify international cooperation and integration in education and training with other countries, international partners, especially those with advanced education systems, neighboring countries, strategic partners, comprehensive partners, and traditional friends.

4. Promote multilateralization and diversification of forms of cooperation and investment with foreign partners in education and training; leverage potentials and strengths, seize opportunities to mobilize, attract, and efficiently use resources to enhance the scale and quality of human resources, particularly high-quality human resources.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



II. OBJECTIVES

1. General objectives

Promote international integration in education and training aims improve the quality of education, training and create high-quality human resources to serve the objective of socio-economic development, promoting people-to-people relations, and international cooperation in various other fields.

2. Specific objectives

a) Have  at least 10 administrative units participate in UNESCO's Global Network of Learning Cities by 2030; strive to have 5 more provinces/cities with early childhood and general education institutions providing integrated international education programs.

b) Strive for 100% of general education students to have the foreign language proficiency level as required by the foreign language subject in the general education program; improve foreign language proficiency and the ability to teach other subjects in a foreign language for teachers, lecturers, and educational management staff at all levels; gradually introduce English as the second language in schools.

c) Have over 20% of international training programs linked with foreign educational institutions ranked in the top 500 in the world; increase the percentage of international students enrolling in Vietnamese bachelor’s degree programs to 1.5%; increase the ratio of total Vietnamese faculty members going abroad and foreign faculty members coming to teach, conduct research, and engage in academic exchanges annually to 8% of the total number of Vietnamese faculty.

d) Have over 80% of higher education institutions with at least 3 research topics, joint research programs, or collaborative projects with foreign countries annually.

dd) Have over 20% of training programs in Vietnamese higher education institutions that satisfy the quality accreditation standards of reputable international accreditation organizations.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



III. TASKS AND SOLUTIONS

1. Completing mechanisms and policies in education and training

a) Review and improve mechanisms and policies to attract foreign students to study and conduct research at Vietnamese higher education institutions.

b) Review and improve regulations on standards and credentials for foreign teachers teaching at educational institutions to align with international practices and applicable Vietnamese regulations.

c) Review and complete mechanisms and policies on cooperation, organization of Vietnamese language teaching and promotion of national culture for foreigners and overseas Vietnamese.

d) Develop breakthrough mechanisms and policies to attract and use foreign experts, scientists, and overseas Vietnamese for teaching, researching, and working at Vietnamese higher education institutions.

2. Promoting cooperation and creating an international environment in education and training

a) Actively expand bilateral and multilateral cooperation, which prioritize neighboring countries, countries with advanced education systems, strategic partners, comprehensive partners, and traditional friends; promote cooperation with leading global education and training partners. Promote the conclusion and effective implementation of international agreements and treaties, prioritizing fulfilling international commitments, programs, projects, and scholarship programs.

b) Promote international integration in programs and teaching materials, methods; research and develop new school models based on international experiences to create an international working environment in educational institutions. Intensify partnerships between Vietnamese general education institutions and foreign education institutions.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Encourage Vietnamese higher education institutions to upgrade domestic scientific journals to meet international standards and increase the proportion of faculty publishing scientific articles in reputable international scientific journals. 

dd) Increase the scale of overseas training using the state budget for lecturers in spearhead scientific sectors that are in demand in Vietnam; encourage overseas study and scientific research using non-state budget sources.

e) Promote cooperation and investment with foreign countries; encourage the establishment of representative offices or some Vietnamese educational institutions abroad; enable high-quality, reputable foreign educational institutions to open branches in Vietnam.

3. Ensuring and improving the quality of education and training

a) Improve the quality of training, scientific research, and technology transfer to meet international integration needs; innovate management, programs and teaching methods towards promoting international integration.

b) Refer the Vietnamese national qualifications framework to national qualifications frameworks of other countries and regions; promote the recognition of degrees/diplomas and training processes with foreign countries; encourage Vietnamese higher education institutions and high-quality foreign higher education institutions to recognize credits and training processes.

c) Improve the quality of teaching and learning foreign languages, especially English, at all levels of education and training; gradually make English the second language in schools; promote international cooperation in teaching and learning foreign languages.

d) Participate in international education quality assessment and ranking programs for both general and higher education.

dd) Enable reputable regional and international accreditation organizations to operate in Vietnam and encourage Vietnamese higher education institutions to carry out international accreditation.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Improve capacity and awareness of international integration

a) Review and improve standards for teachers and teacher training, training programs, materials, and quality accreditation standards to align with regional and international standards.

b) Organize regular training to improve the international integration capacity of educational management staff, teaching staff, and especially those involved in international cooperation.

c) Promote communication and raise awareness among teachers, lecturers, and educational management staff about international integration in education and training.

IV. IMPLEMENTATION FUND

1. The fund for the Scheme is allocated in the annual state budget expenditure estimate of ministries, central, local authorities in accordance with the Law on State Budget and other legal sources.

2. The use of funds for the Scheme shall comply with laws on decentralization of the state budget, public investment, financial mechanisms for public service providers and the law on funding of non-public educational institutions.

V. ORGANIZATION

1. The Ministry of Education and Training shall

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Take charge in developing international integration plans and programs to promote cooperation and investment in education and training (bilateral, multilateral, regional, etc.) long-term and annually.

c) Research and propose breakthrough mechanisms and policies on: attracting foreign experts and overseas Vietnamese to teach, research and work at domestic educational institutions; organize teaching and learning in foreign languages ​​at Vietnamese educational institutions.

d) Encourage Vietnamese educational institutions and countries to recognize and convert credits; implement recognition of degrees/diplomas between Vietnam and countries within the region and around the world.

dd) Implement the teaching of Vietnamese language abroad and send Vietnamese language lecturers to teach abroad.

e) Direct affiliated educational institutions to carry out international integration activities within the framework of the Scheme.

g) Organize guidance, inspection, supervision, and periodic reports on implementation status to be submitted to the Prime Minister within their management; summarize the Scheme after completion of implementation.

2. The Ministry of Finance shall

Based on the functions, tasks, ability to balance the state budget, and proposals of the Ministry of Education and Training, related ministries and central agencies, the Ministry of Finance shall annually compile and submit to the competent authorities for budget allocation for central agencies to implement the Scheme in accordance with laws on the state budget.

3. The Ministry of Foreign Affairs shall

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Cooperate with the Ministry of Education and Training in intensifying cooperation with countries in education and training; actively participating in and promoting initiatives at forums, cooperation mechanisms in education and training.

c) Cooperate with the Ministry of Education and Training in implementing the teaching of Vietnamese language abroad and sending Vietnamese language teachers to teach abroad.

4. The Ministry of Public Security shall

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training and relevant ministries, central and local authorities in monitoring, preventing, detecting, and promptly handling violations of laws on national security, order, and social safety during the implementation of international integration in education and training.

b) Review legislative documents related to visa regulations to enable the entry of foreign experts, scientists, and students for research, work, and study in Vietnam.

5. The Ministry of Information and Communications shall

Take charge in disseminating information about the Scheme to raise the public's awareness of Vietnam's international integration in education and training and introduce achievements in international integration of Vietnam's education and training to the world.

6. Ministries and central authorities that directly managing higher education institutions shall

a) Within jurisdiction, implement the Scheme approved by the Prime Minister.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



7. People's Committees of provinces and centrally affiliated cities

a) Organize the implementation of the Scheme at the local level in accordance with the law.

b) Allocate local budgets to implement the Scheme in accordance with state budget laws.

c) Direct local educational institutions to carry out international integration in education and training.

Article 2. This Decision comes into force from the day which it is signed.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Government agencies, Chairmen of People's Committees of provinces and centrally affiliated cities and relevant agencies and organizations are responsible for implementing this Decision./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Thanh Long

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.761

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.197.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!