Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT chương trình giáo dục phổ thông

Số hiệu: 16/2006/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành: 05/05/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2006/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ kết luận của Hội đồng quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông ngày 05 tháng 4 năm 2006 và đề nghị của ông Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:

1. Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung:

2. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông;

3. Chương trình giáo dục phổ thông của 23 môn học và hoạt động giáo dục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Đối với cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở: Quyết định này thay thế Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Tiểu học; Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Trung học cơ sở.

Đối với cấp Trung học phổ thông: Quyết định này được thực hiện đối với lớp 10 từ năm học 2006 - 2007, thực hiện đối với lớp 10 và lớp 11 từ năm học 2007 - 2008. Từ năm học 2008 - 2009 thực hiện đối với cấp Trung học phổ thông và thay thế Quyết định số 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường Phổ thông trung học, Quyết định số 04/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổ thông.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hiển

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

LỜI NÓI ĐẦU

Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông.

Quá trình triển khai chính thức chương trình giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ sở và thí điểm ở Trung học phổ thông cho thấy có một số vấn đề cần được tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện. Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do vậy, chương trình giáo dục phổ thông cần phải tiếp tục được điều chỉnh để hoàn thiện và tổ chức lại theo quy định của Luật Giáo dục.

Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét, thẩm định các chương trình. Bộ Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành lần này là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.

Bộ Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:

1. Những vấn đề chung;

2. Chương trình chuẩn của 23 môn học và hoạt động giáo dục;

3. Chương trình các cấp học: Chương trình Tiểu học, Chương trình Trung học cơ sở, Chương trình Trung học phổ thông.

Nhân dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã tham gia tích cực vào quá trình biên soạn, hoàn thiện các chương trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo xin bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan, các tổ chức và những cá nhân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông này.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:

- Mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục các cấp học, mục tiêu giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục;

- Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp với sự phát triển tuần tự của các cấp học;

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu cơ bản về thái độ mà học sinh cần phải và có thể đạt được;

- Phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc trưng của giáo dục phổ thông;

- Cách thức đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục ở từng cấp học.

I. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông được cụ thể hóa ở mục tiêu các cấp học và mục tiêu các môn học, các hoạt động giáo dục.

II. PHẠM VI, CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Kế hoạch giáo dục phổ thông

MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TIỂU HỌC

MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Chuẩn

Nâng cao

Chuẩn

Nâng cao

Chuẩn

Nâng cao

Tiếng Việt

10

9

8

8

8

Ngữ văn

4

4

4

5

3

4

3,5

4

3

4

Toán

4

5

5

5

5

Toán

4

4

4

4

3

4

3,5

4

3,5

4

Đạo đức

1

1

1

1

1

Giáo dục công dân

1

1

1

1

1

 

1

 

1

 

Tự nhiên và Xã hội

1

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa học

 

 

 

2

2

Vật lý

1

1

1

2

2

2,5

2

2,5

2

3

Hóa học

 

 

2

2

2

2,5

2

2,5

2

2,5

Sinh học

2

2

2

2

1

1,5

1 ,5

1,5

1,5

2

Lịch sử và Địa lý 

 

 

 

2

2

Lịch sử

1

2

1,5

1,5

1,5

1,5

1

2

1,5

2

Địa lý

1

2

1,5

1,5

1 ,5

2

1

1,5

1 5

2

Âm nhạc

1

1

1

1

1

Âm nhạc

1

1

1

0,5

 

 

 

 

 

 

Mỹ thuật

1

1

1

1

1

Mĩ thuật

1

1

1

0,5

 

 

 

 

 

 

Thủ công

1

1

1

 

 

Công nghệ

2

1,5

1,5

1

1 ,5

 

1,5

 

1

 

Kĩ thuật

 

 

 

1

1

Thể dục

1

2

2

2

2

Thể dục

2

2

2

2

2

 

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

Ngoại ngữ

3

3

3

2

3

4

3

4

3

4

 

 

 

 

 

 

Tin học

 

 

 

 

2

 

1,5

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

Giáo dục quốc phòng và an ninh

 

 

 

 

35 tiết/năm

Tự chọn (không bắt buộc)

*

*

*

*

*

Tự chọn

2

2

2

2

4

1,5

4

1

4

1,5

Giáo dục tập thể

2

2

2

2

2

Giáo dục tập thể

2

2

2

2

2

 

2

 

2

 

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

4 tiết/tháng

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

4 tiết/tháng

 

 

 

 

 

 

Giáo dục hướng nghiệp

 

 

 

3 tiết/tháng

 

 

 

 

 

 

Giáo dục nghề phổ thông

 

 

 

 

 

3 tiết/tuần

 

 

Tổng số tiết/tuần

22+

23+

23+

25+

25+

Tổng số tiết/tuần

27+

 

28,5+

 

29,5+

29+

29,5+

 

19,5+

 

29,5+

 

Giải thích, hướng dẫn

a) Các số trong cột tương ứng với mỗi môn học, hoạt động giáo dục là số tiết của môn học, hoạt động giáo dục đó trong một tuần. Các số kèm theo dấu + ở dòng tổng số tiết/tuần chỉ tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong một tuần. Dấu * chỉ thời lượng của các nội dung tự chọn và môn học tự chọn ở Tiểu học.

b) Ở Tiểu học, thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Đối với các trường, lớp dạy học 5 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 4 giờ (240 phút); các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 5 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 7 giờ (420 phút). Mỗi tiết học trung bình 35 phút. Tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục này.

Ở Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Đối với các trường, lớp dạy học 6 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 5 tiết; các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 6 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 8 tiết. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút. Tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục này.

c) Ở Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1, đối với những trường, lớp dạy học tiếng dân tộc có thể dùng thời lượng tự chọn để dạy học tiếng dân tộc. Bắt đầu từ lớp 3, thời lượng tự chọn dùng để dạy học các nội dung tự chọn và hai môn học tự chọn (Ngoại ngữ và Tin học). Học sinh có thể chọn hoặc không chọn học các nội dung và hai môn học nêu trên.

Ở Trung học cơ sở, phải sử dụng thời lượng dạy học tự chọn để dạy học một số chủ đề tự chọn, tiếng dân tộc, Tin học,... Ở Trung học phổ thông, phải sử dụng thời lượng dạy học tự chọn để dạy học một số chủ đề tự chọn, một số môn học nâng cao.

d) Kế hoạch giáo dục Trung học phổ thông gồm kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình chuẩn và kế hoạch giáo dục 8 môn học có nội dung nâng cao.

e) Việc áp dụng kế hoạch giáo dục này cho các vùng miền, các trường chuyên biệt, các trường, lớp học 2 buổi/ngày, các trường, lớp học nhiều hơn 5 buổi/tuần đối với tiểu học, nhiều hơn 6 buổi/tuần đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Yêu cầu đối với nội dung giáo dục phổ thông

Nội dung giáo dục phổ thông phải đạt được các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm giáo dục toàn diện; phát triển cân đối, hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản; hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

b) Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, hướng nghiệp và có hệ thống; chú trọng thực hành, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông;

c) Tạo điều kiện thực hiện phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học;

d) Bảo đảm tính thống nhất của chương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước, đồng thời có thể vận dụng cho phù hợp với đặc điểm các vùng miền, nhà trường và các nhóm đối tượng học sinh;

e) Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới.

III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Mỗi cấp học có chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ mà học sinh cần phải đạt được.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Sách giáo khoa và phương tiện dạy học phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông.

2. Hình thức tổ chức giáo dục phổ thông bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức giáo dục phải bảo đảm cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

Để bảo đảm quyền học tập và học tập có chất lượng cho mọi trẻ em, có thể tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục theo lớp ghép, lớp học hòa nhập,…

Đối với học sinh có năng khiếu, có thể và cần phải vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục thích hợp nhằm phát triển năng khiếu, góp phần bồi dưỡng tài năng ngay từ giáo dục phổ thông.

3. Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp học cần phải:

a) Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực;

b) Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hóa ở từng môn học, hoạt động giáo dục;

c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng;

d) Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác;

e) Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗi lớp, cấp học có đánh giá xếp loại kết quả giáo dục của học sinh. Kết thúc lớp 12, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 ban hành chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

239.179

DMCA.com Protection Status
IP: 66.249.77.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!