Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1378/QĐ-UBND 2015 Bố trí sắp xếp nâng cao chất lượng cán bộ giáo viên Thanh Hóa đến 2020

Số hiệu: 1378/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 16/04/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1378/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỐ TRÍ, SẮP XẾP VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12;

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”;

Căn cứ Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục và đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 3542/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 362/SGDĐT-TCCB ngày 11/3/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Bố trí, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

- Bố trí, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trên cơ sở đảm bảo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;

- Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên phải dựa trên cơ sở điều chỉnh nội bộ giữa các huyện, thị xã, thành phố và giữa các cấp học, ngành học, đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương;

- Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục đến năm 2020 phải dựa trên cơ sở dự báo quy mô phát triển dân số, quy mô phát triển học sinh các cấp học, ngành học, số cán bộ, giáo viên trong độ tuổi nghỉ hưu và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; đảm bảo tính công bằng, khách quan và nâng cao chất lượng trong việc tuyển dụng mới cán bộ, giáo viên; hệ thống cơ chế chính sách cụ thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo sự phù hợp, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Thanh Hóa đảm bảo các yêu cầu: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu và sử dụng thực sự có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về số lượng nguồn nhân lực:

Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên hành chính (NVHC) trong các nhà trường đảm bảo nhu cầu ngành học, cấp học theo quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, cụ thể như sau:

- Giáo dục mầm non: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non có 3 CBQL đối với cơ sở hạng 1; 02 CBQL đối với cơ sở hạng 2 và hạng 3; 01 giáo viên/nhóm trẻ; 01 giáo viên/nhóm lớp không bán trú và 02 giáo viên/nhóm lớp bán trú; 01 NVHC/cơ sở GDMN phụ trách Kế toán kiêm Văn thư; nhân viên phụ trách Y tế học đường, nhà trường hợp đồng với trạm Y tế xã, phường, thị trấn;

- Cấp tiểu học: Trường hạng 1 có 03 CBQL, trường hạng 2 và hạng 3 có 02 CBQL; 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 01 buổi/ngày và 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 02 buổi/ngày; không quá 02 NVHC/đơn vị trường học; nhân viên phụ trách Y tế học đường, nhà trường hợp đồng với trạm Y tế xã, phường, thị trấn;

- Bậc THCS: Trường hạng 1 có 03 CBQL, trường hạng 2 và hạng 3 có 2 CBQL; 1,85 giáo viên/lớp (trường THCS nội trú huyện được tính 2,20 giáo viên/lớp); không quá 03 NVHC/đơn vị trường học; nhân viên phụ trách Y tế học đường, nhà trường hợp đồng với trạm Y tế xã, phường, thị trấn;

- Bậc THPT: Trường hạng 1 có không quá 04 CBQL, trường hạng 2 có 03 CBQL và trường hạng 3 có 02 CBQL; không quá 2,25 giáo viên/lớp; không quá 03 NVHC/đơn vị trường học; nhân viên phụ trách Y tế học đường, nhà trường hợp đồng với trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc bệnh viện.

(Trường THPT chuyên Lam Sơn và Trường THPT DTNT tỉnh tính riêng theo quy định).

- GDTX: Tính tương tự như đối với cấp học THPT.

Trước mắt, năm học 2014-2015 và 2015-2016 tập trung việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông, giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học và giữa các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện tuyển dụng NVHC trong các trường mầm non và THPT công lập. Các năm học tiếp theo sẽ thực hiện việc tuyển dụng bổ sung cho số cán bộ, giáo viên còn thiếu và số cán bộ, giáo viên về hưu; phấn đấu đến năm 2020, nguồn nhân lực giáo dục toàn tỉnh đảm bảo nhu cầu ngành học, cấp học theo quy định với số lượng cụ thể là: 53.678, trong đó: Giáo dục mầm non: 13.672, Giáo dục tiểu học: 18.666, giáo dục THCS: 14.578, giáo dục THPT: 5.981 và Giáo dục thường xuyên: 781.

b) Về chất lượng nguồn nhân lực:

Tập trung việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và trình độ phụ trợ khác như: Lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, ...cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể như sau:

- Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên có nhận thức chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, quan điểm và đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tích cực học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;

- Sau năm học 2014-2015, số cán bộ, giáo viên các cấp học, bậc học đạt chuẩn trình độ đào tạo là 100%. Phấn đấu đến năm 2020, trình độ trên chuẩn giáo dục mầm non đạt 70% trở lên (trung bình mỗi năm tăng 2%), giáo dục tiểu học đạt 90% trở lên (trung bình mỗi năm tăng 1,5%), giáo dục THCS đạt 80% trở lên (trung bình mỗi năm tăng 4%), giáo dục THPT đạt 15% trở lên (trung bình mỗi năm tăng 1%) và GDTX đạt 10% trở lên (trung bình mỗi năm tăng 0,5%).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên tiểu học và THCS

a) Đối với cấp THCS: Tính đến tháng 08/2014, số cán bộ, giáo viên THCS dôi dư là 1.604, trong đó theo dự báo có 240 cán bộ, giáo viên về hưu. Như vậy năm học 2014-2015 số cán bộ, giáo viên dôi dư của cấp THCS là 1.364. Vì vậy, năm học 2014-2015 cần tập trung điều chuyển 1.364 cán bộ, giáo viên cấp THCS dôi dư xuống làm giáo viên, NVHC ở bậc tiểu học và công tác tại các Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ).

b) Đối với bậc tiểu học: Tính đến tháng 8/2014, số cán bộ, giáo viên tiểu học thừa tại các huyện thừa là 474 và thiếu tại các huyện thiếu là 510. Tổng chung thiếu 36. Vì vậy, cần phải điều chuyển cán bộ, giáo viên giữa các huyện thừa, thiếu theo quy định. Ngoài ra, nếu tính định mức 1,2 giáo viên/lớp 1 buổi/ngày và 1,5 giáo viên/lớp 2 buổi/ngày thì nhu cầu cán bộ, giáo viên tiểu học còn thiếu 1.979. Do đó, cần thực hiện việc tiếp nhận 1.364 cán bộ, giáo viên cấp THCS dôi dư để bổ sung cho bậc tiểu học, số cán bộ, giáo viên thiếu còn lại sẽ thực hiện tuyển mới trong các năm học sau.

1.2. Tuyển dụng mới cán bộ giáo viên

Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách và các quy định cụ thể việc tuyển dụng cán bộ, giáo viên đối với ngành giáo dục, đảm bảo khách quan, công bằng để có thể thực hiện được việc tuyển mới cán bộ, giáo viên có chất lượng hàng năm bổ sung cho số cán bộ, giáo viên còn thiếu và số cán bộ, giáo viên về hưu của tất cả các cấp học, ngành học.

1.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng bằng chuyên môn và trình độ phụ trợ cho cán bộ, giáo viên tất cả các cấp học, ngành học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học. Đồng thời, tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn cho số cán bộ, giáo viên điều chuyển từ cấp THCS xuống dạy ở bậc tiểu học và công tác tại các Trung tâm HTCĐ.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cấp; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị;

- Đẩy mạnh tuyên truyền trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của BCH Trung ương về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đối với đội ngũ CBQL và nhà giáo. Trong quá trình thực hiện tăng cường lồng ghép các thông tin, thời sự chính trị của địa phương và của ngành.

2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với các cơ sở giáo dục trong việc phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cùng với hệ thống chính trị trong toàn xã hội phải thực sự quan tâm, tạo mọi điều kiện để cải thiện môi trường làm việc trong các cơ sở giáo dục, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục; thực sự quan tâm sâu sát đến các tổ chức Đảng trong các nhà trường cũng như việc sinh hoạt Đảng, việc chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước;

- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sinh hoạt Đảng của các Chi bộ, Đoàn thể... Kịp thời nắm bắt tình hình đời sống, diễn biến tư tưởng chính trị của cán bộ, giáo viên, nhân viên trên địa bàn quản lý để có các giải pháp giải quyết phù hợp.

2.3. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2.3.1. Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng gắn với vị trí việc làm, đảm bảo sự cân đối, hợp lý về số lượng, chất lượng, cơ cấu bộ môn, độ tuổi, giới tính ở các cấp học, bậc học trên phạm vi toàn tỉnh. Trước mắt, trong năm học 2014-2015, tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng giáo viên dôi dư, mất cân đối về cơ cấu bộ môn trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở bậc tiểu học và cấp THCS; nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho đối tượng giáo viên phân công công tác, luân chuyển về vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó quy định rõ về kinh phí hỗ trợ, thời hạn, địa điểm luân chuyển đi và về, đảm bảo đội ngũ cán bộ giáo viên thuộc diện điều động, luân chuyển yên tâm công tác.

a) Đối với bậc tiểu học:

- Điều chuyển 359 giáo viên văn hóa và 115 giáo viên đặc thù tại các huyện thừa bổ sung cho các huyện thiếu (thiếu: 284 giáo viên văn hóa, 226 giáo viên đặc thù);

- Tiếp tục tiếp nhận 1.364 cán bộ, giáo viên THCS dôi dư để bổ sung cho các trường tiểu học, đảm bảo đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày.

b) Đối với cấp THCS: Tiếp tục giải quyết dứt điểm đối với 1604 cán bộ, giáo viên dôi dư theo hướng:

- Điều chuyển giáo viên xuống công tác tại các trường tiểu học làm giáo viên, NVHC hoặc công tác tại các Trung tâm HTCĐ (1.327 giáo viên văn hóa, gồm: Toán: 439, Lý: 101, Hóa: 109, Văn: 328, Sử: 137, Sinh: 92, Địa: 66, Giáo dục công dân: 55 và 75 CBQL, 108 giáo viên đặc thù: Thể dục 43, Ngoại ngữ 57, Tin học 8,...) và 94 giáo viên khác;

- Giải quyết cho về hưu trước tuổi theo các chính sách quy định hiện hành của Nhà nước.

2.3.2. Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện có, đảm bảo đủ năng lực phẩm chất đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

a) Bồi dưỡng năng lực chuyên môn:

- Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán cho các bậc học từ mầm non đến phổ thông của từng trường, từng huyện, thị xã, thành phố để phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và bồi dưỡng giáo viên;

- Thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên cho nhà giáo và CBQL giáo dục theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên đã được ban hành;

- Thực hiện tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng bằng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của ngành để đạt chuẩn và trên chuẩn theo kế hoạch đề ra;

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên cấp THCS chuyển xuống công tác tại bậc tiểu học (dạy văn hóa).

b) Đào tạo, bồi dưỡng trình độ phụ trợ: Tập trung bồi dưỡng cho số CBQL đương chức và số giáo viên trong nguồn quy hoạch tại các đơn vị, trong đó chủ yếu là việc đào tạo trình độ lý luận chính trị (từ trung cấp trở lên) và QLNN (chương trình QLNN về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngoài ra cũng cần chú ý bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ (từ trình độ A trở lên), bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về lý luận và thực tiễn, tình hình thế giới, trong nước và địa phương.

2.4. Tạo nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao

2.4.1. Tuyển dụng mới nguồn nhân lực

Tuyển dụng giáo viên, NVHC chất lượng cao theo hướng kết hợp chặt chẽ kết quả đầu vào (điểm thi tuyển sinh) với chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo giáo viên, NVHC, cụ thể như sau:

a) Tiêu chuẩn, điều kiện:

- Đối với giáo viên: Ưu tiên tuyển dụng giáo sinh tốt nghiệp loại khá, giỏi tại các trường đại học uy tín có đào tạo ngành sư phạm, có điểm thi tuyển sinh đại học từ 21 điểm trở lên (không kể điểm ưu tiên và nhân hệ số), có trình độ chuyên môn thực sự vững vàng; giáo sinh có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ đúng chuyên ngành cần tuyển;

- Đối với NVHC: Ưu tiên tuyển dụng số hợp đồng lao động hiện có đã làm việc nhiều năm tại các cơ sở giáo dục, có đầy đủ bằng cấp về chuyên môn theo yêu cầu chức danh nghề nghiệp. Nếu vẫn còn chỉ tiêu thì tuyển mới người có đủ bằng cấp chuyên môn theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp, đặc biệt là có năng lực thực sự trong công tác chuyên môn.

c) Về số lượng:

Trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ngành giáo dục đến năm 2020, nhu cầu tuyển mới nguồn nhân lực cho các cấp học, ngành học theo lộ trình sau:

Ngành học / cấp học

Số lượng nguồn nhân lực tuyển mới

Năm học
2014-2015

Năm học
2015-2016

Năm học
2016-2017

Năm học
2017-2018

Năm học
2018-2019

Năm học
2019-2020

Mầm non

176

(Tuyển NVHC)

197

208

231

281

361

Tiểu học

0

(tiếp nhận 1.364 từ THCS dôi dư)

958

499

364

361

260

THCS

0

(chuyển 1.364 dôi dư xuống TH)

253

263

344

216

462

THPT

138

(Tuyển NVHC)

0

28

203

232

126

GDTX

29

29

31

19

17

23

Tổng

343

1.437

1.029

1.161

1.107

1.232

- Đối với ngành học mầm non: Năm học 2014-2015 thực hiện tuyển mới đội ngũ nhân viên hành chính (chủ yếu là Kế toán, Y tế học đường kiêm Văn thư). Số lượng NVHC tuyển xác định như sau: (01 người/trường x 650 trường công lập) - 474 (hiện có) = 176 người;

Từ năm học 2015-2016 thực hiện việc tuyển giáo viên mầm non bổ sung cho số giáo viên mầm non về hưu trong các năm. Số lượng tuyển mỗi năm khoảng từ 200 đến 300 người.

- Đối với bậc tiểu học: Năm học 2014-2015 không thực hiện tuyển mới; tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận nguồn cán bộ, giáo viên dôi dư của THCS chuyển xuống theo chỉ đạo của UBND tỉnh, số lượng được xác định là 1.364 người. Năm học 2015-2016, thực hiện tuyển mới 958 giáo viên các bộ môn còn thiếu và bổ sung cho số giáo viên nghỉ hưu. Từ năm học 2016-2017 thực hiện việc tuyển mới giáo viên chủ yếu để bổ sung số cán bộ, giáo viên về hưu, mỗi năm học sẽ có điều kiện tuyển mới trung bình khoảng 300 đến 400 người/năm;

- Đối với cấp THCS: Năm học 2014-2015 không thực hiện tuyển mới; tiếp tục thực hiện điều chuyển số cán bộ, giáo viên dôi dư xuống tiểu học (1.364 người). Từ năm học 2015-2016, sẽ thực hiện việc tuyển bổ sung mới khoảng 200-300 người/năm chủ yếu để bổ sung cho số cán bộ, giáo viên về hưu và bổ sung cho những môn học còn thiếu giáo viên;

- Đối với cấp THPT: Năm học 2014-2015, không tuyển mới giáo viên; xây dựng phương án tuyển đội ngũ NVHC trong các nhà trường, số lượng tuyển như sau:

(98 trường x 3 người/trường) - 156 (hiện có) = 138 người

Năm học 2015-2016, 2016-2017 do số lớp giảm nên không thực hiện tuyển mới. Từ năm học 2017-2018 tuyển mới giáo viên để bổ sung cho số cán bộ, giáo viên về hưu từ 100 đến 200 người/năm.

- Đối với GDTX: Trong các năm học, do nhu cầu nguồn nhân lực, khối GDTX sẽ tuyển khoảng 20 - 30 người/năm. Sau năm 2020, GDTX sẽ tương đối ổn định về đội ngũ.

2.4.2. Ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Xây dựng chính sách ưu tiên bố trí, sắp xếp số giáo sinh chất lượng cao sau khi ra trường làm việc tại các cơ sở giáo dục. Tạo điều kiện để nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng các chương trình hợp tác quốc tế hoặc nghiên cứu trong và ngoài nước; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo kịp thời nếu được sự tín nhiệm cao.

2.5. Giải pháp về quản lý

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm việc phân cấp quản lý theo Quyết định số 685/QĐ-UBND ngày 02/3/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức, bộ máy và cán bộ công chức theo hướng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, giáo viên. Kiên quyết xử lý kỷ luật nghiêm những tập thể và cá nhân có biểu hiện sai phạm trong quá trình thực hiện quyết định của tỉnh;

- Sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 3678/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về sắp xếp, bố trí, điều chuyển CBQL, giáo viên, nhân viên hành chính các trường tiểu học và THCS; Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và có sự thống nhất thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh;

- Rà soát nhu cầu thực tế về cán bộ, công chức tại các phòng giáo dục và đào tạo để giao biên chế công chức bổ sung cho các đơn vị huyện, thị xã, thành phố, đảm bảo đủ công chức tại các phòng giáo dục và đào tạo theo quy định, tránh tình trạng cán bộ, giáo viên được điều động về công tác tại các phòng giáo dục và đào tạo nhưng không được hưởng chế độ công vụ như công chức nhà nước và cũng không được hưởng chế độ viên chức như giáo viên;

- Xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, khách quan, dân chủ, đảm bảo chính xác, đúng người, đúng việc, đúng lúc nhằm phát huy tối đa thành tích xuất sắc đã đạt được, đồng thời cũng hạn chế thấp nhất những vi phạm xảy ra trong quá trình thực thi công việc được giao;

- Xây dựng cơ chế chính sách tăng cường phát triển giáo dục khu vực miền núi như: Hỗ trợ cho giáo viên miền núi theo thâm niên công tác; tăng cường giáo viên miền xuôi lên công tác ở khu vực miền núi (có cam kết công tác lâu dài); xem xét hỗ trợ cán bộ, giáo viên là người miền xuôi lên công tác ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đã hết thời hạn được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo quy định của nhà nước nhưng có đơn tình nguyện ở lại phục vụ lâu dài cho giáo dục miền núi.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đề án, tổng hợp kết quả thực hiện đề án, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy chế tuyển dụng cán bộ, giáo viên bổ sung các cấp học, ngành học, đảm bảo chất lượng, công bằng, khách quan; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 6/2015 để trình HĐND tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyển từ THCS xuống tiểu học; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hằng năm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Xây dựng dự toán định mức đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành;

- Lập dự toán kinh phí để triển khai theo kế hoạch hàng năm của đề án trình duyệt theo quy định;

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực giáo dục có chất lượng cao cho ngành giáo dục.

2. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan:

- Xây dựng phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên tiểu học, THCS dôi dư và chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên bậc tiểu học và cấp THCS thuộc diện luân chuyển, điều động;

- Nghiên cứu tham mưu đối với việc điều chỉnh, bổ sung nội dung các văn bản có liên quan đến việc phân cấp quản lý về giáo dục, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế và đạt hiệu quả cao.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc giao tăng biên chế hành chính sự nghiệp cho các huyện, thị xã, thành phố để bổ sung biên chế cho các phòng giáo dục và đào tạo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng theo quy định.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo:

- Thẩm định danh sách và lập dự toán, kế hoạch ngân sách hàng năm để phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn, trình độ phụ trợ nguồn nhân lực ngành giáo dục hiện có;

- Bố trí nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ, giáo viên THCS xuống dạy ở bậc tiểu học; kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên thuộc diện luân chuyển, điều động để giải quyết dôi dư bậc tiểu học và cấp THCS.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nội vụ và các ngành có liên quan tổng hợp kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục hàng năm để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trình duyệt theo quy định.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, giải pháp của đề án thành các chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nội dung Đề án theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ đã quy định; định kỳ, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh qua Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ về kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn;

- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan để triển khai thực hiện Đề án theo sự chỉ đạo, điều hành chung, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với kế hoạch, yêu cầu của tỉnh;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực trong ngành giáo dục và đào tạo và vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực ngành giáo dục đối với công tác nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX .

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1378/QĐ-UBND ngày 16/04/2015 phê duyệt đề án “Bố trí, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”,

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.534

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.2.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!