THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1363/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
ĐỀ ÁN ''ĐƯA CÁC NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN''
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Thực hiện Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 7839/KHCN
ngày 07 tháng 8 năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt đề án
"Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"
với những nội dung chính sau đây :
1. Mục tiêu của đề án :
a) Giáo dục học sinh, sinh viên
các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu
biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi
trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường.
b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ
quản lý về bảo vệ môi trường.
2. Nội dung, phương thức giáo
dục đào tạo về bảo vệ môi trường :
a) Nội dung, phương thức giáo
dục bảo vệ môi trường.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường phải bảo đảm tính giáo dục toàn diện :
- Đối với giáo dục mầm non :
cung cấp cho trẻ em hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng
và con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm bảo đảm sự
phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
- Đối với giáo dục tiểu học :
trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với
độ tuổi và tâm sinh lý của học
sinh về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác
động của con người đối với môi trường; giáo dục cho học sinh có ý thức trong
việc bảo vệ môi trường; phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.
- Đối với giáo dục trung học cơ
sở và trung học phổ thông : trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan
hệ giữa con người với thiên nhiên; trang bị và phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn
giữ môi trường, biết ứng xử tích cực với môi trường sống xung quanh.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường
chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường
hiện có ở các môn học trong nhà trường. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường còn
được thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao
nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn cộng đồng.
b) Nội dung, phương thức đào tạo
cán bộ bảo vệ môi trường :
Nội dung chính để đào tạo cán bộ
về bảo vệ môi trường bao gồm : những kiến thức cơ bản liên quan đến môi trường,
kỹ năng nắm bắt các vấn đề môi trường, kỹ năng dự báo, phòng ngừa và giải quyết
những sự cố môi trường và những nội dung cần thiết về pháp luật bảo vệ môi
trường.
Việc đưa các nội dung trên vào
chương trình đào tạo cán bộ bảo vệ môi trường phải căn cứ vào đặc điểm ngành
nghề, trình độ đào tạo để thiết kế chương trình và môn học. Phải khai thác các
tri thức về môi trường hiện có ở các môn học. Đối với một số ngành đào tạo có
thể biên soạn nội dung về bảo vệ môi trường thành những môn học riêng.
3. Các hoạt động thực hiện đề
án :
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các dự án thành phần sau đây :
a) Xây dựng chương trình; giáo
trình, bài giảng về giáo dục bảo vệ môi trường cho các bậc học, cấp học và các
trình độ đào tạo.
b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên về bảo vệ môi trường.
c) Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo
đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý về lĩnh vực môi trường để bảo đảm nguồn nhân
lực cho việc nghiên cứu, quản lý, thực hiện công nghệ bảo vệ môi trường, phát
triển bền vững đất nước.
d) Tăng cường cơ sở vật chất cho
việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bảo vệ
môi trường trong các trường học.
đ) Thông tin giáo dục về bảo vệ
môi trường trong nước, khu vực và trên thế giới.
4. Kinh phí thực hiện đề án
:
a) Vốn ngân sách nhà nước : chi
thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục -đào tạo, khoa học, công nghệ và môi
trường; chi đầu tư phát triển; vốn vay và nguồn viện trợ của nước ngoài.
b) Các nguồn vốn khác : thông
qua các hợp đồng, hợp tác, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
5. Thời gian thực hiện đề án
: từ năm 2001 đến hết năm 2005.
Điều 2. Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng các dự án cụ thể đưa vào kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm;
chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các dự án.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính bố trí kế hoạch ngân sách nhà
nước 5 năm và hàng năm chi cho việc thực hiện đề án theo đề nghị của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này ./.
Nơi nhận :
- Ban
Bí thư Trung ương Đảng,
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ,
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương,
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng,
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Toà án nhân dân tối cao,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Cơ quan phát triển Liên hiệp quốc UNDP,
- Công báo,
- VPCP : BTCN, các PCN, các Vụ, Cục,
các đơn vị trực thuộc,
- Lưu : KG ,VT
|
KT. THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Gia Khiêm
|