UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2008/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 01 tháng 4 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THUYÊN CHUYỂN, LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán
bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế-xã
hội đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
06/2007/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ
Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày
20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo (Tờ trình số 16/TT-SGD&ĐT ngày 20/3/2008),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định về thuyên chuyển, luân chuyển giáo viên ngành giáo
dục và đào tạo tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày đăng Công báo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Các Ông
(bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Thị Ngọc Ánh
|
QUY ĐỊNH
VỀ THUYÊN CHUYỂN, LUÂN CHUYỂN GIÁO
VIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 4 năm 2008 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Chương
I:
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Thuyên chuyển, luân chuyển
Khái niệm “thuyên
chuyển” trong quy định này là việc điều động giáo viên từ vùng khó khăn về vùng
thuận lợi theo nguyện vọng của cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình nơi công tác được các cơ sở đồng ý và cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định điều động.
Khái niệm “luân
chuyển” trong quy định này là việc điều động giáo viên từ nơi này sang nơi khác
trong một huyện, thị xã để giáo viên thực hiện nghĩa vụ đối với vùng khó khăn
và điều tiết đội ngũ do cấp có thẩm quyền quyết định điều động trên cơ sở đề
nghị của các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Về
thuyên chuyển: Tất cả giáo viên trong biên chế của ngành giáo dục và đào tạo hiện
đang công tác tại vùng khó khăn đều có quyền được đề nghị thuyên chuyển về vùng
thuận lợi, trừ số giáo viên là người tại chỗ được đào tạo cắm bản vùng khó khăn
hoặc đã ổn định và an cư tại địa phương nơi công tác vùng khó khăn và đặc biệt
khó khăn. Giáo viên ở vùng khó khăn lâu năm (được quy định cụ thể dưới đây) và
giáo viên đã làm nghĩa vụ ở vùng khó khăn có nhu cầu xin thuyên chuyển được xem
xét giải quyết chuyển về vùng ít khó khăn và vùng thuận lợi.
2.Về luân chuyển:
2.1. Giáo viên
trong một huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) đều phải thực hiện nghĩa vụ
luân chuyển từ vùng thuận lợi sang vùng khó khăn và ngược lại.
2.2. Công tác
luân chuyển phải vừa đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, dân chủ vừa
đảm bảo ổn định đội ngũ, không gây ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy của
cơ sở. Tránh tình trạng lợi dụng chủ trương luân chuyển để vụ lợi, cá nhân, áp
đặt, trù dập,...
2.3. Giáo viên
vùng thuận lợi và giáo viên mới tuyển dụng phải làm nghĩa vụ ở vùng khó khăn.
2.4. Giáo viên
không chấp hành việc điều động luân chuyển sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện
hành.
Chương II:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I: Thuyên chuyển giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi
Điều 3. Mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi áp dụng.
1. Mục tiêu:
Thuyên chuyển giáo viên từ vùng khó khăn về vùng ít khó khăn và vùng thuận lợi
là một việc làm thường xuyên hàng năm nhằm thực hiện chế độ chính sách của Nhà
nước quy định, đảm bảo cho mọi giáo viên đều có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng,
tạo công bằng xã hội đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ giáo
viên trong toàn ngành.
2. Nguyên tắc:
- Công tác thuyên
chuyển phải làm công khai, dân chủ, hợp tình, hợp lý.
- Công tác thuyên
chuyển vừa phải đáp ứng mục tiêu vừa phải góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở ổn
định và phát triển đội ngũ, không gây xáo trộn nhiều ảnh hưởng đến công tác giảng
dạy của cơ sở.
3. Phạm vi áp dụng:
thuyên chuyển giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi chỉ áp dụng đối với
giáo viên các đơn vị trực thuộc Sở và giáo viên từ huyện, thị này thuyên chuyển
sang huyện, thị khác.
Điều 4. Những quy định về thuyên chuyển từ vùng khó khăn về vùng thuận
lợi
1. Đối tượng: Những
giáo viên thuộc đối tượng sau đây, nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nguyện
vọng xin chuyển đến vùng ít khó khăn và vùng thuận lợi thì được xem xét để giải
quyết thuyên chuyển:
- Giáo viên đang
công tác ở vùng đặc biệt khó khăn (Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày
27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc) hoặc giáo viên đang công tác ở vùng có hệ số phụ
cấp khu vực từ 0,5 trở lên (theo Thông tư liên tịch số
11/2005/TTLB-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Lao động -
Thương Binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện
chế độ phụ cấp khu vực), đủ thời gian công tác 05 năm trở lên đối với nam, 03
năm trở lên đối với nữ.
- Giáo viên khi
xét tuyển vào ngành giáo dục và đào tạo đã tự nguyện đăng ký công tác tại vùng
đặc biệt khó khăn hoặc vùng có phụ cấp khu vực (PCKV) từ 0,5 trở lên có đủ thời
gian công tác 07 năm, đối với nam, và 05 năm đối với nữ.
Không giải quyết
thuyên chuyển đối với những giáo viên được đào tạo theo địa chỉ, giáo viên đào
tạo cắm bản, giáo viên có đơn tình nguyện phục vụ lâu dài ở vùng khó khăn khi mới
tuyển dụng, giáo viên là người địa phương tại chỗ đã ổn định và an cư, giáo
viên đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật, giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
2. Một số chế độ
ưu tiên trong thuyên chuyển: Việc thuyên chuyển của giáo viên từ vùng III về
vùng còn lại hoặc từ vùng có hệ số PCKV từ 0,4 trở lên về vùng có hệ số PCKV thấp
hơn có nhu cầu rất lớn nên có chính sách ưu tiên được lượng hóa bằng điểm đối với
số năm phục vụ tại vùng khó khăn để có cơ sở thực tiễn khi xem xét giải quyết
thuyên chuyển.
2.1. Điểm ưu tiên
theo khu vực công tác:
Quy đổi thời gian
công tác thực tế theo khu vực: lấy số năm công tác cộng với số năm công tác
nhân với hệ số phụ cấp khu vực bằng điểm năm công tác quy đổi theo khu vực.
Phụ cấp khu vực
thực hiện theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLB-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày
05/01/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội - Bộ Tài chính -
Uỷ ban Dân tộc:
Khu vực có hệ số
0,4 thì 1 năm công tác được tính là: 1+(1x0,4) =1,4 điểm.
Khu vực có hệ số
0,5 thì 1 năm công tác được tính là: 1+(1x0,5) =1,5 điểm.
Khu vực có hệ số
0,7 thì 1 năm công tác được tính là: 1+(1x0,7) =1,7 điểm.
2.2. Hệ số khuyến
khích thành tích công tác quy ra điểm:
+ Mỗi năm đạt chiến
sĩ thi đua toàn quốc hoặc giáo viên giỏi quốc gia được nhân hệ số 3.
+ Mỗi năm đạt chiến
sĩ thi đua cấp tỉnh hoặc giáo viên giỏi cấp tỉnh được nhân hệ số 2.
+ Mỗi năm đạt chiến
sĩ thi đua cấp huyện (và tương đương) hoặc giáo viên giỏi cấp huyện (và tương
đương) được nhân hệ số 1,5.
+ Mỗi năm đạt giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh được nhân hệ số 1,75.
+ Mỗi năm đạt giáo
viên dạy giỏi cấp huyện (và tương đương) được nhân hệ số 1,25.
Chỉ tính những
năm công tác ở vùng khó khăn và chỉ lấy một thành tích cao nhất trong mỗi năm.
Ngoài ra:
+ Nếu được Chủ tịch
nước tặng Huân chương lao động: Hạng I cộng thêm 6 điểm; hạng II cộng thêm 5 điểm;
hạng III cộng thêm 4 điểm.
+ Nếu được Thủ tướng
Chính phủ tặng bằng khen: cộng thêm 3 điểm.
+ Nếu được Bộ
GD&ĐT, UBND tỉnh tặng bằng khen: cộng thêm 2 điểm.
+ Nếu được Sở
GD&ĐT, UBND huyện tặng giấy khen: cộng 1 điểm.
+ Nếu có đề tài
nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm, lao động sáng tạo được công nhận:
cấp ngành (Sở) cộng 2 điểm, cấp tỉnh cộng 3 điểm, cấp quốc gia cộng 5 điểm.
2.3. Điểm ưu tiên
diện chính sách (Nếu thuộc diện nhiều chế độ ưu tiên chính sách thì chỉ lấy số
điểm ưu tiên cao nhất).
+ Bản thân là người
DTTS Kon Tum, con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh và người hưởng chính
sách như thương binh (tỷ lệ từ 61% trở lên) được cộng 1,5 điểm.
+ Bản thân là người
DTTS khác, con thương binh, con bệnh binh và người hưởng chính sách như thương
binh (tỷ lệ từ 21% trở lên) được cộng 1 điểm.
+ Con Anh hùng Lực
lượng vũ trang, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người đã hoàn thành nghĩa vụ
quân sự, trí thức trẻ tình nguyện đã hoàn thành nghĩa vụ 02 năm ở miền núi được
cộng 1 điểm.
Tổng số điểm của một
giáo viên công tác tại vùng khó = điểm công tác theo hệ số khu vực + điểm khuyến
khích thành tích công tác + điểm ưu tiên chính sách.
Ví dụ 1: Giáo viên A công tác 8 năm ở vùng có phụ cấp khu vực 0,7; có 3 năm là
giáo viên giỏi cấp huyện, con thương binh (tỷ lệ 61% trở lên), được UBND tỉnh tặng
bằng khen thì tổng số điểm của giáo viên A được quy đổi và tính bằng:
8 + ( 8 x 0,7 ) +
( 3 x 1,5) + 1,5 + 2 = 21,6 điểm.
Ví dụ 2: Giáo viên B công tác 7 năm ở vùng có phụ cấp khu vực 0,5; có 2 năm là
giáo viên dạy giỏi cấp huyện, được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen thì tổng
số điểm của giáo viên B được quy đổi và tính bằng:
7 + ( 7 x 0,5 ) +
( 2 x 1,25 ) + 1 = 14 điểm
Ví dụ 3: Giáo viên C (DTTS Kon Tum) công tác 6 năm ở vùng có phụ cấp khu vực
0,5; có 2 năm là giáo viên giỏi cấp huyện, được UBND tỉnh khen thì tổng số điểm
của giáo viên C được quy đổi và tính bằng:
6 + ( 6 x 0,5 ) +
( 2 x 1,5 ) + 2 + 1,5 = 15,5 điểm.
3. Phương thức xét
thuyên chuyển: Căn cứ danh sách xin thuyên chuyển, các đơn vị xếp thứ tự
từ cao xuống thấp theo tổng số điểm đã quy đổi (đã cộng với các chính sách khuyến
khích và ưu tiên). Khi tổng số điểm bằng nhau thì ưu tiên xét giáo viên nữ trước
và sau đó là giáo viên lớn tuổi hơn.
4. Nơi chuyển đến:
Nơi xin chuyển đến của giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi hoặc vùng
ít khó khăn được xem xét theo nguyện vọng và có thứ tự như sau:
- Giáo viên công
tác vùng khó đã hoàn thành nhiệm vụ
- Nơi ở hoặc công tác
của vợ hoặc chồng
- Chuyển về quê
(nơi ở của bố, mẹ, gia đình)
- Chuyển về nơi
khác có điều kiện thuận lợi hơn
Điều 5. Bố trí giáo viên vùng khó khăn
1. Đối tượng: Giáo
viên mới được tuyển dụng vào ngành giáo dục-đào tạo đều phải có nghĩa vụ đến
công tác tại vùng khó khăn thời gian ít nhất là 05 năm đối với nam, 03 năm đối
với nữ.
2. Số lượng:
Hàng năm khi được phê duyệt chỉ tiêu biên chế, các đơn vị tuyển dụng
giáo viên phải ưu tiên bố trí giáo viên mới trúng tuyển về vùng khó khăn và
dành từ 50 - 60% chỉ tiêu mới phân bổ để tiếp nhận số giáo viên từ vùng khó
khăn có nguyện vọng về vùng ít khó khăn và vùng thuận lợi.
Điều 6. Qui trình xét thuyên chuyển
Hàng năm, căn cứ
vào nhu cầu đề nghị thuyên chuyển công tác, các đơn vị tổ chức xét duyệt ở cơ sở.
Dựa vào những quy định trên đây, các đơn vị tổ chức họp xét công khai, dân chủ.
Sau khi xét duyệt xong, gửi văn bản và danh sách đề nghị thuyên chuyển về nơi
xin chuyển đến.
- UBND các huyện,
thị xã: Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế ngành giáo dục và đào tạo được UBND tỉnh
giao bổ sung hàng năm cho các đơn vị huyện, thị và nhu cầu thuyên chuyển của cơ
sở, đơn vị xây dựng kế hoạch tiếp nhận giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận
lợi theo tỷ lệ quy định trên và tổng hợp báo cáo Sở Nội vụ. Sở Nội vụ quyết định
thuyên chuyển đối với giáo viên từ huyện, thị này sang huyện, thị khác.
- Đối với các đơn
vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: căn cứ vào chỉ tiêu được giao, họp xét và
quyết định thuyên chuyển giáo viên từ vùng khó về vùng thuận lợi theo tỷ lệ
trên.
Mục II: Luân chuyển giáo viên trong nội bộ các huyện, thị xã
Điều 7. Thuyên chuyển giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi: Sử dụng các
điều khoản của mục I, chương II của Qui định này để thực hiện.
Điều 8. Những quy định cụ thể về luân chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi
đến vùng khó khăn:
1. Đối tượng: Giáo
viên ở vùng thuận lợi và giáo viên mới được tuyển dụng vào ngành giáo dục và
đào tạo đều phải có nghĩa vụ đến công tác tại vùng khó khăn thời gian 05 năm đối
với nam, 03 năm đối với nữ; trừ các trường hợp sau:
- Nam quá 45 tuổi,
nữ quá 40 tuổi;
- Nữ có con nhỏ dưới
03 tuổi;
- Có vợ hoặc chồng
đang công tác tại vùng khó khăn;
- Đã có thời gian
công tác tại vùng khó khăn từ 6 năm trở lên đối với nam và 4 năm trở lên đối với
nữ.
- Có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn như phải duy nhất và trực tiếp chăm sóc bố, mẹ già yếu, bản thân
hoặc chồng (vợ), con cái bị ốm đau liên tục, dài ngày, gia đình bị thiên tai...
(cần xem xét cụ thể từng trường hợp).
- Bản thân là Anh
hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, giáo
viên giỏi quốc gia, thương binh hoặc là con liệt sỹ.
Đối với các trường
đạt chuẩn Quốc gia, trường trọng điểm việc luân chuyển phải đảm bảo bố trí đủ tỷ
lệ loại hình và chất lượng đội ngũ giáo viên theo quy định.
2. Những đối tượng
ưu tiên luân chuyển trước:
- Giáo viên mới
tuyển dụng, đã qua hợp đồng thử việc;
- Giáo viên có đơn
tình nguyện làm nghĩa vụ vùng khó khăn;
- Giáo
viên chưa làm nghĩa vụ vùng khó khăn hoặc đã có thời gian công tác vùng khó
khăn nhưng chưa đủ theo quy định;
- Giáo viên mầm
non, tiểu học và giáo viên Trung học cơ sở các môn thừa so với định mức quy định.
3. Phương thức
luân chuyển: Trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục của từng trường, từng xã
vùng khó khăn (đã qua thẩm định của UBND huyện và Phòng giáo dục và đào tạo huyện);
các đơn vị vùng thuận lợi lập danh sách giáo viên đề nghị tăng cường và làm
nghĩa vụ cho vùng khó khăn theo chỉ tiêu các phát triển hàng năm của các trường
cần bổ sung giáo viên; xếp theo thứ tự ưu tiên đi trước từ trên xuống dưới theo
các tiêu chí trên trình Hội đồng cấp huyện họp xem xét và quyết định điều động
hoặc ủy quyền cho Phòng giáo dục và đào tạo quyết định điều động luân chuyển.
4. Số lượng luân
chuyển từ vùng thuận lợi sang vùng khó khăn: bình quân mỗi năm không quá 5% tổng
số giáo viên của đơn vị.
Điều 9. Chế độ chính sách đối với giáo viên luân chuyển từ vùng thuận lợi
đến vùng khó khăn
- Số giáo viên được
điều động đến vùng đặc biệt khó khăn và trường chuyên biệt được hưởng chế độ
chính sách theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ.
- Các đơn vị có
giáo viên đến tăng cường và thực hiện nghĩa vụ cần tạo mọi điều kiện về vật chất
và tinh thần để giáo viên an tâm công tác.
- Sau khi hoàn thành
nhiệm vụ sẽ được luân chuyển về đơn vị cũ. Không xem xét giải quyết luân chuyển
hoặc kéo dài thời gian nghĩa vụ đối với những giáo viên không hoàn thành nhiệm
vụ hoặc bị xử lý kỷ luật, vi phạm pháp luật Nhà nước.
- Đơn vị cũ phải
chủ động kế hoạch trong việc tiếp nhận và bố trí cho số giáo viên đã hoàn thành
nghĩa vụ từ đơn vị mình chuyển đi và trở về.
Chương III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Về thời gian tổ chức thực hiện và áp dụng quy định
1. Sở Giáo dục và
Đào tạo, UBND các huyện thị, thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức phổ biến quy
định này đến toàn bộ cán bộ công chức trong phạm vi toàn ngành và tổ chức thực
hiện hàng năm trước khi khai giảng năm học mới để ổn định tình hình đội ngũ cho
các cơ sở giáo dục.
2. Công tác thuyên
chuyển trong phạm vi toàn tỉnh:
- Các huyện, thị
hoàn thành việc xét duyệt thuyên chuyển và lập danh sách trong tháng 5; gửi về
Sở Nội vụ trước ngày 15/6 hàng năm.
- Các đơn vị trực
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc xét đề nghị và lập danh sách gửi về
Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/6 hàng năm.
- Sở Nội vụ, Sở
Giáo dục và Đào tạo (theo phân cấp) quyết định điều động thuyên chuyển giáo
viên từ vùng khó về vùng thuận lợi trong tháng 8.
3. Công tác luân
chuyển trong nội bộ các huyện, thị xã:
- Phòng giáo dục
và đào tạo các huyện, thị xã tham mưu công tác luân chuyển trong nôị bộ của huyện,
thị mình và quyết định trong tháng 8.
- Các huyện, thị
căn cứ vào những nội dung của quy định này xây dựng đề án hoặc bổ sung đề án
luân chuyển giáo viên của nội bộ huyện thị mình để thực hiện.
4. Qui định này được
triển khai thực hiện kể từ năm học 2008-2009. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vấn đề gì chưa phù hợp cần phản ánh trực tiếp về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội
vụ để nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền thay đổi, bổ sung./.