UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1159/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 04 tháng 7 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN VÀ HUY ĐỘNG RỘNG RÃI
CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-UBND , ngày
08/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2020;
Xét Tờ trình số 434/TTr-SGDĐT-VP, ngày
09/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền và huy động rộng rãi các tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
(Kèm theo Kế hoạch số 433/KH-SGDĐT-KHTC, ngày
09/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo).
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với thủ
trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đã được
phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thanh
|
UBND TỈNH VĨNH
LONG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
433/KH-SGDĐT-KHTC
|
Vĩnh Long,
ngày 09 tháng 4 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN VÀ HUY ĐỘNG RỘNG RÃI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM
GIA PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1159/QĐ-UBND, ngày 04/7/2013 của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh
Long giai đoạn 2011 - 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo
dục giai đoạn 2011 - 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long.
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tuyên
truyền và huy động rộng rãi các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo như sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC:
1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ngành
giáo dục:
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, sử dụng đúng cán bộ, giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ năng
lực và phẩm chất đạo đức, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội
ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đối với cán bộ quản lý phải đủ năng lực
có tầm nhìn, dự báo được tình hình, luôn linh hoạt, sáng tạo trong quản lý điều
hành đơn vị, đối với giáo viên phải đạt chuẩn, có năng lực giảng dạy tốt, nắm vững
phương pháp dạy học, xây dựng nguồn lực cho các tổ bộ môn có trình độ chuyên
môn cao, đủ sức nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, đào tạo nhân tài cho tỉnh
góp phần cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện tốt chính sách thu hút nguồn lực cho
giáo dục, chính sách đãi ngộ, khen thưởng hợp lý nhằm khuyến khích động viên kịp
thời các nhân tố điển hình, các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.
2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành giáo
dục:
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho ngành
giáo dục là nhằm bổ sung đầy đủ cán bộ giáo viên cho ngành có đủ năng lực và phẩm
chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
Xây dựng đội ngũ đủ tiêu chuẩn về trình độ, đồng
bộ về cơ cấu, tập trung ở những trường trọng tâm, trọng điểm, đầy đủ ở các bậc
học, ngành học.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
1. Tập trung tuyên truyền kế hoạch bồi dưỡng,
nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục.
2. Tuyên truyền về kế hoạch phát triển và nâng
cao chất lượng giáo dục đại học.
3. Tuyên truyền về kế hoạch đào tạo học sinh
vùng đồng bào dân tộc.
4. Tuyên truyền về kế hoạch phát triển và nâng
cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
5. Tuyên truyền về các chính sách sử dụng và thu
hút nhân tài về phục vụ cho tỉnh trong các lĩnh vực giáo dục và y tế.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và
toàn xã hội:
Đội ngũ là yếu tố quan trọng hàng đầu để đổi mới
và nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo, vì vậy mỗi cấp, mỗi
ngành, mỗi tổ chức đoàn thể và cá nhân cần nhận thức rõ về việc phát triển nguồn
nhân lực cho ngành giáo dục để đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu của tình hình mới. Đặc
biệt là ngành giáo dục từ cán bộ quản lý đến giáo viên, học sinh các bậc học,
ngành học phải nhận thức sâu sắc rằng nguồn nhân lực của ngành giáo dục có vai
trò quyết định chất lượng bền vững của công tác giáo dục và đào tạo, có thầy giỏi
mới có trò giỏi, mới có đội ngũ người lao động lành nghề.
Các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp,
các trường cao đẳng - đại học cần tập trung cho công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội
ngũ tại đơn vị, làm cơ sở và động lực cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ
nhà giáo góp phần phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục.
Tham mưu với cơ quan chức năng ban hành các
chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá gắn với đầu tư của
nhà nước trong lãnh vực giáo dục đào tạo, thu hút mọi nguồn lực xã hội tạo bước
chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nguồn nhân lực cho ngành.
2. Đổi mới quản lý về phát triển nguồn nhân lực:
- Chấp hành các quy định của nhà nước:
Tuyên truyền sâu rộng các chính sách, chủ trương
của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho sự
nghiệp giáo dục, tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện. Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các tầng lớp nhân dân
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng giáo dục đào tạo.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên
cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ
sở giáo dục phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức
các phong trào hội giảng, dạy giỏi để giáo viên có điều kiện tham gia các hoạt
động chuyên môn và xem đây là một tiêu chí quan trọng trong bình xét thi đua
hàng năm.
Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương
trình, đánh giá kết quả đào tạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định, thực hiện
các chính sách của nhà nước về học phí và chế độ miễn giảm cho các đối tượng.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chuẩn hoá và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ giáo viên, đối với giáo viên dạy nghề cần đưa đi đào tạo chương
trình khoa học hiện đại, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.
Mở rộng đào tạo liên thông, liên kết nhằm tạo cơ
hội học tập nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên.
Cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong từng giai đoạn hoàn chỉnh
kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với lực lượng quản
lý và giáo viên. Tham mưu cơ quan chức năng ban hành cơ chế chính sách nâng cao
mức thu nhập, cơ hội thăng tiến, chính sách hỗ trợ định cư để thu hút nhân tài,
ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, đảm bảo chi phí hợp lý cho cán bộ được đưa
đi đào tạo.
Mở rộng liên kết với các trường đại học trong và
ngoài nước, đưa cán bộ đi đào tạo nhất là đào tạo sau đại học.
3. Thực hiện các chính sách thu hút nhân tài:
Hàng năm tổ chức ngày hội đón tân sinh viên đã tốt
nghiệp tại các trường đại học trong tỉnh, trong nước, giới thiệu nhu cầu việc
làm, chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen, giao lưu học tập,
trao đổi thông tin để thu hút các em về làm việc cho tỉnh nhà.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể
quần chúng vận động con em về làm việc cho tỉnh nhà với các chính sách ưu đãi về
tiền lương, tiền thưởng, định cư, cơ hội thăng tiến trong học tập, công tác và
môi trường làm việc thông thoáng.
Phát triển các hiệp hội khoa học kỹ thuật, câu lạc
bộ trí thức để quy tụ cán bộ khoa học kỹ thuật và tầng lớp trí thức, tạo cơ hội
tiếp cận với các chính sách ưu đãi của tỉnh nhà.
IV. KẾ HOẠCH THỜI GIAN VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN:
1. Kế hoạch thời gian:
Công tác tuyên truyền vận động được thực hiện
thường xuyên, liên tục tại các cơ sở giáo dục, các tổ chức đoàn thể và các cơ
quan thông tấn báo chí, hàng năm Sở tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh
kế hoạch, 5 năm tổ chức tổng kết đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế, thực hiện
chính sách khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt.
Tích cực làm công tác tuyên truyền vào các thời
điểm khai giảng năm học mới, ở các ngày hội đón tân sinh viên, sinh viên mới tốt
nghiệp để giới thiệu chính sách thu hút nhân tài của tỉnh nhà.
Lồng ghép vào nội dung chương trình giáo dục hướng
nghiệp ở các cấp học.
2. Tổ chức thực hiện:
Đảng uỷ Sở Giáo dục đưa nội dung quy hoạch vào
nghị quyết của Đảng uỷ, tổ chức tuyên truyền và thực hiện quy hoạch nguồn nhân
lực cho ngành bằng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, phân công Ban Giám đốc,
các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền và thực
hiện nội dung quy hoạch.
Các cấp học, các ngành học, các đơn vị trực thuộc
Sở Giáo dục tổ chức tuyên truyền nội dung quy hoạch vào các thời điểm khai giảng
năm học, tổng kết năm học, lồng ghép vào nội dung giáo dục hướng nghiệp, tuyên
truyền trong Hội Cha - Mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân làm cho các
ngành, các cấp quán triệt và nắm bắt chủ trương chính sách của tỉnh nhà từ đó
trực tiếp vận động con em về phục vụ tỉnh nhà.
Đây là tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động
của nhà trường, đánh giá xếp loại hiệu trưởng, vì vậy hàng năm hiệu trưởng phải
báo cáo kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch nguồn nhân lực
tại đơn vị./.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Văn Hồng
|