Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1156/QĐ-TTg 2022 xây dựng Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm pháp luật

Số hiệu: 1156/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 30/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1156/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH CÁC TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ VỀ PHÁP LUẬT”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính sau:

1. Tên Đề án: Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.

2. Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Đề án: Bộ Tư pháp đối với Trường Đại học Luật Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Mục tiêu của Đề án:

a) Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Về đào tạo

+ Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Tổng quy mô của hai trường đến năm 2025 đạt khoảng 36.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Tăng quy mô đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ 10%/năm. Có một số chuyên ngành trọng điểm mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và quốc tế. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên đến năm 2025 không quá 25 sinh viên/01 giảng viên.

+ Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: Tăng quy mô đào tạo đạt khoảng 49.000, chú trọng tăng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 2030, tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20 sinh viên/01 giảng viên; quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% quy mô tuyển sinh trong năm. Tiếp tục khẳng định thế mạnh đào tạo trong các lĩnh vực pháp luật; phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo mới ở trình độ đại học, thạc sĩ; tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao. Phát triển đa dạng chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp.

- Về nghiên cứu khoa học

+ Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Phấn đấu đến năm 2025 có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp; công bố ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới; bình quân mỗi năm trong giai đoạn thực hiện 10 - 20 đề tài cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, ít nhất 01-02 nghiên cứu hợp tác với các đối tác quốc tế, tổ chức 09 hội thảo quốc gia, quốc tế, xuất bản khoảng 20 sách chuyên khảo.

+ Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: Bình quân mỗi năm công bố ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo quốc tế trở lên, có 12- 25 đề tài khoa học cấp quốc gia hoặc, cấp bộ, cấp tỉnh, 10 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài; có ít nhất 13 hội thảo quốc gia, quốc tế và 30 đầu sách mới/năm. Đến năm 2030, số hóa tất cả các bài báo được công bố trên Tạp chí Luật học và Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam; tiếp tục phát triển các đề tài khoa học các cấp, giáo trình, sách tình huống, tham khảo, chuyên khảo, chú trọng chất lượng các bài viết đăng trên tạp chí quốc tế...

- Về phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và phục vụ cộng đồng

+ Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Tăng số lượng vụ việc tư vấn 15%/năm, trong đó, có 20 - 30% là miễn phí. Đến năm 2025, số vụ, việc tư vấn cho khách hàng ở các lĩnh vực pháp luật đạt ít nhất là 500 vụ, việc/năm; số lượt giảng viên, sinh viên tham gia hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đạt 500 lượt/năm; tổ chức mỗi năm ít nhất 30-40 chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới các hình thức khác nhau.

+ Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: số vụ, việc tư vấn đạt khoảng 600 - 700/năm, trong đó số vụ, việc miễn phí đạt khoảng 30 - 40%; tổ chức mỗi năm 40 - 60 chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới các hình thức khác nhau.

- Về nhân lực và tổ chức bộ máy

+ Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Trường Đại học Luật Hà Nội có đội ngũ giảng viên cơ hữu khoảng 450 người, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 350 người, trong đó, tối thiểu 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 20 - 30% có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 30% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; ít nhất 70% lãnh đạo cấp phòng, 50% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, có chất lượng; tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật.

+ Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: mỗi trường đến năm 2030 có khoảng 600 giảng viên, trong đó 40 - 45% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 25 - 30% giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 50% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm ít nhất 20% khối lượng giảng dạy; tăng cường trao đổi giảng viên với các cơ sở đào tạo luật ngoài nước; 90% lãnh đạo cấp phòng, 70% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ; 100% viên chức có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công việc.

- Về hợp tác trong nước và quốc tế

+ Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Đạt 80 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 40 thỏa thuận hợp tác trong nước. Tăng số lượng chuyên gia nước ngoài đến làm việc, phấn đấu đạt 15 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 20 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm. Mỗi trường hằng năm chủ trì tổ chức ít nhất 01 cuộc thi phiên tòa tranh tụng quốc tế, tham gia ít nhất 03 cuộc thi tranh tụng giả định bằng tiếng Anh (ở cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế).

+ Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: Đạt 150 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 85 - 100 thỏa thuận hợp tác trong nước. Phấn đấu đạt 30 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 30 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm. Mỗi trường hằng năm chủ trì tổ chức ít nhất 02 cuộc thi phiên tòa tranh tụng quốc tế, tham gia ít nhất 05 cuộc thi tranh tụng giả định bằng tiếng Anh (ở cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế).

- Về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin

+ Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; nâng cấp, cải tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất tại trụ sở chính ở Thủ đô Hà Nội và Phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk. Tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Long Phước, thành phố Thủ Đức; dự án tại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng cơ sở đào tạo của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đổi mới cách dạy, cách học, quản trị và quản lý dựa trên công nghệ số; phát triển thư viện số hiện đại, tăng cường sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử tiên tiến hàng đầu trên thế giới; hợp tác ít nhất ba thư viện các nước trong khu vực.

+ Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: Đến năm 2030,100% các văn bản chỉ đạo điều hành được trao đổi trên môi trường mạng; 60% giao tiếp của người học với Nhà trường thực hiện qua hệ thống công nghệ thông tin; 50% bài giảng của giảng viên được đưa lên hệ thống E-Learning; 100% viên chức, người học sử dụng thư điện tử trong công việc; 40% các cuộc họp tổ chức trực tuyến; 100% các đơn vị, phòng học được kết nối mạng LAN và wifi với băng thông cao ổn định; gia tăng, đa dạng hóa nguồn thu, nhất là các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, các hoạt động khoa học và công nghệ, tiến tới tự chủ chi đầu tư.

4. Tổ chức thực hiện:

- Bộ Tư pháp:

+ Chịu trách nhiệm, toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác, đầy đủ và phù hợp pháp luật của các số liệu, thông tin cũng như toàn bộ nội dung liên quan đến trường Đại học Luật Hà Nội tại Đề án.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Đề án tổng thể và Đề án thành phần của mỗi trường; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền kết quả thực hiện Đề án tổng thể và Đề án thành phần của mỗi trường.

+ Phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể và các dự án có liên quan triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho viên chức quản lý và giảng viên của hai trường theo quy định của Đảng và của pháp luật.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo:

+ Chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác, đầy đủ và phù hợp pháp luật của các số liệu, thông tin cũng như toàn bộ nội dung liên quan đến trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Đề án.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các giải pháp liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới quy trình, phương pháp, đào tạo theo các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu trong Đề án tổng thể và Đề án thành phần của mỗi trường.

+ Phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể và các dự án có liên quan triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn Bộ Tư pháp trong xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, trong đó có nhiệm vụ thực hiện Đề án đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.

- Bộ Tài chính: Hướng dẫn và bố trí kinh phí cho hai trường nhằm thực hiện Đề án tổng thể theo kế hoạch và tiến độ.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh phối hợp, hỗ trợ cho Trường Đại học Luật Hà Nội trong quá trình triển khai xây dựng Cơ sở 2 tại địa phương phù hợp với quy hoạch và quy định của pháp luật hiện hành; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các thủ tục hành chính để triển khai dự án đầu tư tại phường Long Phước, thành phố Thủ Đức phù hợp với quy hoạch và quy định của pháp luật hiện hành.

5. Kinh phí thực hiện Đề án:

- Vốn ngân sách nhà nước: Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát, cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Vốn tự tích lũy của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vốn từ nguồn huy động hợp pháp khác.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương;
- Các Bộ: Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đắk Lắk;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1156/QĐ-TTg ngày 30/09/2022 phê duyệt Đề án tổng thể "Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.957

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.200.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!