Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1125/QĐ-CT/UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Trần Tiến Dũng
Ngày ban hành: 21/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1125/QĐ-CT/UBND

Quảng Bình, ngày 21 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Thông tư số 16/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Liên bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề; Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 20/TTr-SLĐTBXH ngày 10 tháng 5 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2015”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(kèm theo Quyết định số 1125/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự giúp đỡ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề, sự nghiệp dạy nghề của tỉnh đã có bước phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được đầu tư mới đáp ứng nhu cầu dạy nghề gắn với các doanh nghiệp và thị trường lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ đào tạo ra vẫn còn hạn chế về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, tác phong công nghiệp; ngoài những nguyên nhân khách quan về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề chưa được đầu tư đồng bộ, có một nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng đó là một bộ phận GVDN trong các cơ sở dạy nghề (CSDN) trên địa bàn tỉnh chưa được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, công tác đào tạo bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho đội ngũ GVDN chưa được chú trọng; ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, nhu cầu xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN trong các CSDN là quan trọng và cần thiết.

I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Thông tư số 16/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Liên bộ Tài chính, LĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng GVDN;

- Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Lao động - TB & XH ban hành Quy định sử dụng, bồi dưỡng GVDN;

- Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;

- Thông tư số 19/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Bộ Lao động - TB & XH Quy định chương trình khung sư phạm dạy nghề cho GVDN trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 3272/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Đề án “Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015”; số 195/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”; số 1665/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 về việc ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015; số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 về việc ban hành Chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015.

II. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN

Đề án này được giới hạn trong phạm vi: Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề; đào tạo tuyển dụng đội ngũ GVDN trong các CSDN trên địa bàn tỉnh theo 03 cấp trình độ: Cao đẳng nghề - trung cấp nghề - sơ cấp nghề. Áp dụng cho tất cả các GVDN kể cả GVDN theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn GVDN ở các CSDN có tham gia giảng dạy. Không áp dụng đối với giáo viên, giảng viên dạy các môn chung, các môn văn hóa tại các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề.

Phần 1

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Đến tháng 02 năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 25 CSDN (thuộc tỉnh 24 cơ sở, thuộc Bộ ngành 01 cơ sở), gồm: 03 trường trung cấp nghề, 06 trung tâm dạy nghề; 16 cơ sở khác có dạy nghề (02 trường trung cấp chuyên nghiệp, 04 trung tâm giới thiệu việc làm, 02 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, 02 Hội đoàn thể và 6 doanh nghiệp). Công lập:20 cơ sở, ngoài công lập 05 cơ sở (xem Phụ lục 01).

Giai đoạn 2006 - 2010 các CSDN trên địa bàn tỉnh đã dạy nghề cho 61.092 người (trong đó hệ dài hạn 8.192 người), bình quân hàng năm tăng 2,5 - 3% so với lao động đang hoạt động kinh tế.

Tổng số cán bộ, GVDN trong các CSDN: 571 người, trong đó:

+ Cán bộ, GVDN trong trường trung cấp nghề 100 người, chiếm 17,51%

+ Cán bộ, GVDN trong trung tâm dạy nghề 71 người, chiếm 12,43%

+ Cán bộ, GVDN trong các cơ sở dạy nghề khác 400 người, chiếm 70,05%

Thực tế đội ngũ cán bộ, GVDN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Tốt nghiệp từ các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng, thợ bậc cao, nghệ nhân, v.v. nên trình độ, năng lực cũng rất khác nhau. Do đó, đánh giá thực trạng dưới đây chủ yếu tập trung vào đội ngũ GVDN trong các CSDN.

2. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy nghề

Thống kê đến 02/2012, toàn tỉnh có 263 GVDN cơ hữu (GV nữ 77 người), trong đó số giáo viên tham gia công tác quản lý: 92 người.

- Cơ cấu theo nhiệm vụ và cấp trình độ giảng dạy: Giáo viên dạy các môn chung, văn hóa: 34 người, giáo viên tham gia dạy nghề: 229 người (lý thuyết: 28 người, thực hành 59 người, dạy cả lý thuyết và thực hành: 142 người); giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề 46 người, dạy trình độ sơ cấp nghề 183 người.

- Cơ cấu theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi 64 người, từ 30 đến dưới 40 tuổi 97 người, từ 40 đến dưới 50 tuổi 65 người và từ 50 tuổi trở lên 37 người.

- Tỷ lệ học sinh học nghề qui đổi/giáo viên ở các CSDN năm học 2010 - 2011 là 29 học sinh/giáo viên; GV đạt chuẩn theo quy định 178 người, chiếm 68%.

3. Chất lượng giáo viên dạy nghề

- Trình độ chuyên môn, tay nghề: Trong tổng số 263 giáo viên cơ hữu thì số giáo viên có trình độ sau Đại học: 26 người, Đại học: 149 người, Cao đẳng: 10 người, Trung cấp: 13 người, trình độ khác: 65 người. Giáo viên dạy thực hành, dạy cả lý thuyết và thực hành có trình độ tay nghề là 201 người, trong đó trình độ bậc 7 hoặc tương đương: 4 người, bậc 6 hoặc tương đương: 7 người, bậc 5 hoặc tương đương: 11 người, bậc 4 hoặc tương đương: 28 người, bậc 3 hoặc tương đương: 27 người, tốt nghiệp cao đẳng nghề: 02 người, tốt nghiệp trung cấp nghề: 4 người và trình độ tay nghề khác: 118 người.

- Nghiệp vụ sư phạm: Có 178 giáo viên đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm (trong đó: giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật: 43 người, sư phạm dạy nghề: 29 người, sư phạm bậc II: 36 người, sư phạm bậc I: 70 người, chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm: 85 người.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học: Có 209 giáo viên có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh (trong đó: Cử nhân: 12 người, trình độ C: 29 người, trình độ B: 124 người và trình độ A: 44 người), chưa qua đào tạo ngoại ngữ: 54 người. Có 205 GVDN đã qua đào tạo tin học, trong đó: cử nhân: 13 người, trình độ C: 17 người, trình độ B: 135 người và trình độ A: 40 người, chưa qua đào tạo tin học 58 người.

- Phẩm chất, đạo đức: Hầu hết giáo viên dạy nghề tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao; nhiều giáo viên được kết nạp Đảng, được công nhận giáo viên dạy giỏi.

4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề

Trong những năm gần đây, mạng lưới các trường đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề đã được cũng cố và phát triển, trong đó có trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh nằm trong khu vực Bắc Miền Trung, đang thực hiện chức năng đào tạo giáo viên dạy nghề cho khu vực. Chương trình khung chứng chỉ sư phạm dạy nghề đã được Bộ Lao động - TB & XH ban hành để áp dụng thống nhất trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GVDN. Đến nay, có 29 giáo viên dạy nghề trong các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề;

Công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVDN đã được quan tâm; năm 2010, bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục - Đào tạo, Dự án “Nâng cao năng lực dạy nghề” Sở Lao động TB & XH đã phối hợp với Trường Sư phạm Kỹ thuật Vinh mở 01 lớp đào tạo kỹ năng nghề cho 20 giáo viên. Bên cạnh đó đội ngũ GVDN được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài từ Dự án ODA Hàn Quốc (08 GV của Trường Trung cấp nghề QB).

5. Chính sách sử dụng, đãi ngộ

Về cơ bản hiện nay GVDN đang được thụ hưởng theo chính sách, chế độ chung của nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Chính phủ. Các văn bản của Bộ LĐ - TB & XH như: Thông tư số 16/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2007; Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2008; Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2010 làm cơ sở pháp lý quan trọng trong việc sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng GVDN.

6. Đánh giá chung

6.1. Ưu điểm

- Trong những năm qua, đội ngũ GVDN ở các CSDN đã có sự phát triển đáng kể về số lượng, nâng cao về chất lượng; cơ bản đáp ứng được quy mô tuyển sinh đào tạo tăng nhanh;

- Một số CSDN bước đầu đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ; bồi dưỡng chuẩn hóa, cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ mới và đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ GVDN. Nhờ đó, trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên, chất lượng đội ngũ giáo viên của nhiều CSDN đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu;

- Đại bộ phận giáo viên ở các CSDN đều trẻ, tâm huyết với nghề, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ và ngoại ngữ.

6.2. Tồn tại, yếu kém

So với yêu cầu hiện tại và xu hướng phát triển của dạy nghề, đội ngũ GVDN còn có những tồn tại và yếu kém sau:

- Số lượng tăng chưa tương ứng với tăng quy mô đào tạo, thiếu so với yêu cầu; cơ cấu giáo viên giảng dạy thuộc các ngành nghề còn bất hợp lý;

- Phần lớn giáo viên trẻ, mới ra trường, thâm niên công tác còn ít, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và hạn chế về kỹ năng thực hành; kỹ năng dạy học của một bộ phận giáo viên còn yếu, nhất là ở khối các trung tâm dạy nghề cấp huyện và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề nên chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới;

- Số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học còn ít, ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nước ngoài phục vụ cho giảng dạy;

- Việc giảng dạy theo chương trình khung mới được ban hành còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng;

- Giáo viên giảng dạy tích hợp (lý thuyết và thực hành xen kẽ ngay trong giờ giảng), dạy theo mô đun còn có nhiều hạn chế; nhìn chung giáo viên đáp ứng được theo yêu cầu còn chưa nhiều. Giáo viên dạy được lý thuyết thì lại hạn chế về trình độ kỹ năng nghề, trong khi dạy thực hành, giáo viên giảng dạy được thực hành thì khả năng sư phạm về giảng dạy lý thuyết nghề còn hạn chế;

- Ở một số CSDN việc đầu tư cơ sở vật chất và quy hoạch đội ngũ giáo viên không đồng bộ nên dẫn đến tình trạng không đủ giáo viên để tiếp nhận, sử dụng thiết bị được trang cấp hoặc giáo viên chưa đủ trình độ để nắm bắt công nghệ phục vụ cho giảng dạy;

- Công tác quản lý dạy nghề còn nhiều hạn chế, việc kiểm tra tình hình tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ GVDN ở các CSDN chưa được thường xuyên; công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN ở các CSDN chưa được quan tâm đúng mức.

6.3. Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém

- Chế độ, chính sách đối với GVDN chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tận tâm cống hiến vì sự nghiệp dạy nghề. Cơ chế tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm còn bất cập;

- Một bộ phận GVDN chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề, chưa thực sự tích cực phấn đấu vươn lên;

- Nguồn lực tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu;

- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành khi xây dựng và ban hành văn bản, chưa có chính sách, chế độ đặc thù của tỉnh đối với GVDN nên gây khó khăn trong việc thực hiện; chưa thu hút được giáo viên vào giảng dạy trong các CSDN.

Phần 2

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

I. DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra chỉ tiêu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 55 - 60%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt từ 35 - 40%.

Nhu cầu GVDN trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 463 người, trong đó số giáo viên đào tạo trình độ sau đại học 75 người, đại học 323 người, khác 65 người, cụ thể:

- Các cơ sở dạy nghề công lập: 371 người, trong đó số giáo viên đào tạo trình độ sau đại học 60 người, đại học 252 người, khác 59 người.

+ Các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề: 163 người, trong đó số giáo viên đào tạo trình độ sau đại học 24 người, đại học 139 người.

+ Các cơ sở khác có dạy nghề: 208 người, trong đó số giáo viên đào tạo trình độ sau đại học 36 người, đại học 113 người, khác 59 người.

- Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập: 92 người, trong đó số giáo viên đào tạo trình độ sau đại học 15 người, đại học 71 người, khác 06 người.

(Xem Phụ lục 04)

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng đội ngũ GVDN trong các CSDN trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn, bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tay nghề. Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và phát huy có hiệu quả công tác dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển dạy nghề trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Đảm bảo nhu cầu về GVDN theo các trình độ đào tạo nghề cho các CSDN, đủ về số lượng và cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy mô đào tạo và đảm bảo tỷ lệ bình quân quy đổi giữa giáo viên/học sinh là 1/20;

100% GVDN đạt chuẩn trình độ theo quy định; khoảng 60% giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên hàng năm về phương pháp dạy học, công nghệ mới, nâng cao kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ tương ứng để có thể áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học; 16% GVDN đạt trình độ sau đại học.

Đến năm 2015 các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh phải tuyển dụng bổ sung 200 giáo viên (công lập 133 giáo viên, ngoài công lập 67 giáo viên); đưa đi đào tạo sau đại học 49 giáo viên (công lập 36 giáo viên, ngoài công lập 13 giáo viên); đào tạo hoàn chỉnh đại học 10 giáo viên công lập hiện có; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 185 giáo viên (công lập 137 giáo viên, ngoài công lập 48 giáo viên) (xem Phụ lục 05).

III. NHIỆM VỤ

1. Đào tạo, tuyển dụng

Để có thể tuyển dụng đủ số lượng GVDN theo mục tiêu đề ra, cần hỗ trợ cho những người tốt nghiệp đại học, có nguyện vọng trở thành giáo viên tại các CSDN trên địa bàn tỉnh, cam kết phục vụ từ 10 năm trở lên, với mức hỗ trợ cụ thể là được cấp 100% học phí, hỗ trợ tiền ăn 450.000 đồng/người/tháng, hỗ trợ tiền ở 250.000 đồng/tháng cho toàn bộ thời gian đã học (bình quân 4,5 năm). Các đối tượng được hỗ trợ, nếu không phục vụ như cam kết phải bồi thường kinh phí được cấp theo quy định hiện hành. Giải pháp đào tạo, tuyển dụng sau:

1.1. Tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp đại học

Những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, có nguyện vọng làm GVDN tại các CSDN trên địa bàn tỉnh, cam kết phục vụ từ 10 năm trở lên được ký kết hợp đồng tuyển dụng và được hưởng chế độ hỗ trợ với mức như khoản 1, mục III, phần 2 của Đề án. Dự kiến áp dụng giải pháp này đến năm 2015 sẽ tuyển dụng được 40% nhu cầu GVDN, cụ thể là tuyển dụng được: 200 giáo viên x 40% = 80 giáo viên (công lập 53 giáo viên, ngoài công lập 27 giáo viên).

1.2. Tuyển dụng sinh viên đang học ở các trường đại học

Hàng năm, Sở Lao động - TB & XH phối hợp với Sở Nội vụ làm việc với các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, các trường đại học công lập khác trong khu vực có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu ngành nghề cần tuyển dụng giáo viên của tỉnh để nắm được số sinh viên Quảng Bình đang theo học, lập kế hoạch sơ tuyển, nếu đạt yêu cầu thì ký kết hợp đồng cam kết. Những sinh viên được hợp đồng (cam kết làm GVDN tại tỉnh sau khi tốt nghiệp từ 10 năm trở lên) sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ cho toàn bộ thời gian học với mức như khoản 1, mục III, phần 2 của Đề án. Dự kiến áp dụng giải pháp này đến năm 2015 sẽ tuyển dụng được 50% nhu cầu GVDN, cụ thể là tuyển được: 200 giáo viên x 50% = 100 giáo viên (công lập 66 giáo viên, ngoài công lập 34 giáo viên).

1.3. Tuyển dụng để đào tạo mới

Hàng năm, Sở Lao động - TB & XH phối hợp với Sở Nội vụ tổng hợp nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo từng ngành nghề đào tạo của các CSDN trên địa bàn tỉnh. Đối với những ngành nghề không tuyển dụng được giáo viên, liên kết với các trường đại học trong khu vực để mở lớp đào tạo tại Quảng Bình (nếu tuyển đủ chỉ tiêu). Các sinh viên theo học các lớp này phải cam kết làm GVDN và phục vụ từ 10 năm trở lên, thì sẽ được ký kết hợp đồng và nhận hỗ trợ với mức như khoản 1, mục III, phần 2 của Đề án; đối với các ngành nghề kỹ thuật cao hoặc nhu cầu ít, Sở Lao động - TBXH sẽ lập kế hoạch, lựa chọn đối tượng, nếu đạt yêu cầu ký kết hợp đồng cam kết, gửi đi đào tạo ở các trường đại học chuyên ngành và các đối tượng này được hưởng các chế độ hỗ trợ như khoản 1, mục III, phần 2 của Đề án. Dự kiến áp dụng giải pháp này sẽ tuyển dụng được số giáo viên còn lại là 20 giáo viên (công lập 14 GV, ngoài công lập 06 GV)

2. Đào tạo sau đại học

Thời gian đào tạo 2 năm đối với GVDN có trình độ đại học, số lượng 49 giáo viên (công lập 36 giáo viên, ngoài công lập 13 giáo viên), mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015.

3. Bồi dưỡng

3.1. Bồi dưỡng hoàn chỉnh đại học

Thời gian đào tạo 2 năm đối với GVDN có trình độ cao đẳng, số lượng 10 giáo viên thuộc các CSDN công lập, kinh phí thực hiện theo mức hỗ trợ như khoản 1, mục III, phần 2 của Đề án.

3.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề

Đối với những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học không phải là trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật đang công tác ở các đơn vị dạy nghề, hàng năm Sở Lao động - TB & XH liên hệ các đơn vị có chức năng đào tạo để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định.

Dự kiến 50% giáo viên tuyển mới không phải tốt nghiệp trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật phải bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: 200 giáo viên x 50% = 100 giáo viên (công lập 67 giáo viên, ngoài công lập 33 giáo viên). Giáo viên hiện có chưa hoàn chỉnh sư phạm dạy nghề: 263 - 178 = 85 giáo viên.

Số lượng giáo viên cần bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề là 100 + 85 = 185 giáo viên (trong đó các CSDN công lập là 137 giáo viên, CSDN ngoài công lập là 48 giáo viên).

3.3. Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ:

GVDN được tuyển dụng đều tốt nghiệp đại học, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành các giáo viên này phải có chứng chỉ B ngoại ngữ, nên đơn vị không phải bồi dưỡng. Về tin học, đây là một nghề thông dụng đa số các CSDN trong tỉnh đều có mở lớp giảng dạy nên việc bồi dưỡng kiến thức tin học trình độ B cho giáo viên do đơn vị tự tổ chức thực hiện, kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.

Đối với các giáo viên ở các CSDN công lập, tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp những năm trước đây cần bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học trình độ B thì hàng năm đơn vị lập kế hoạch đăng ký với Sở Nội vụ. Trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chức, hàng năm Sở Nội vụ sẽ liên kết với các đơn vị có chức năng để tổ chức đào tạo với kinh phí từ nguồn kinh phí đào tạo cán bộ, công chức tỉnh.

4. Kinh phí thực hiện:

- Đào tạo, tuyển dụng: 11.106.000.000 đồng.

- Đào tạo sau đại học: 1.470.000.000 đồng.

- Bồi dưỡng (hoàn chỉnh ĐH và NVSP dạy nghề): 1.412.300.000 đồng.

Tổng cộng: 13.988.300.000 đồng,

(Bằng chữ: Mười ba tỷ chín trăm tám mươi tám triệu ba trăm nghìn đồng)

Trong đó:

+ Các cơ sở dạy nghề công lập: 9.575.390.000 đồng.

+ Các cơ sở dạy nghề tư thục: 4.412.910.000 đồng.

(Chi tiết xem Phụ lục 07-A, 07-B)

* Về nguồn kinh phí thực hiện:

- Đối với các CSDN công lập: Kinh phí tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GVDN chi từ nguồn ngân sách Nhà nước, chia ra như sau:

+ Ngân sách tỉnh thuộc nguồn kinh phí Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

+ Ngân sách Trung ương từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề (chủ yếu chi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề).

- Đối với các CSDN ngoài công lập: Kinh phí tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề do cơ sở ngoài công lập chi trả và đóng góp của người học.

5. Lộ trình thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các CSDN công lập trên địa bàn tỉnh

- Dự kiến từ năm 2012 đến năm 2015 sẽ tiến hành tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cho các GVDN của các CSDN công lập để đảm bảo mục tiêu của đề án theo lộ trình sau:

Năm

Tuyển dụng (người)

Đào tạo sau ĐH (người)

Bồi dưỡng

Kinh phí (triệu đồng)

 

SV mới ra trường

SV đang học

Đào tạo mới

Tổng cộng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

 

Hoàn chỉnh ĐH

 Nghiệp vụ SP

 

2012

8

10

 

 

 

20

1.125,54

126

999,54

 

2013

10

16

7

10

5

50

2.570,89

315

2.255,89

 

2014

15

20

7

16

5

50

3.250,66

315

2.935,66

 

2015

20

20

 

10

 

17

2.628,3

107,1

2.521,2

 

Tổng

53

66

14

36

10

137

9.575,39

863,1

8.712,29

 

- Về chế độ, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nêu trong Đề án là áp dụng theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Thông tư số 16/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Liên bộ Tài chính, Lao động - TB & XH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng GVDN; hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề về định mức chi phí đào tạo, bồi dưỡng sư phạm dạy nghề cho 01 lớp bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu học phí và chính sách hỗ trợ có thay đổi sẽ vận dụng theo quy định mới (nếu có).

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Sắp xếp, kiện toàn; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ GVDN

- Sắp xếp, kiện toàn các cơ sở dạy nghề theo hướng tập trung giảm bớt đầu mối để có điều kiện đầu tư, bảo đảm về cơ sở vật chất thiết bị, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề;

- Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GVDN làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng và phát triển đội ngũ GVDN toàn tỉnh đến năm 2015, đáp ứng yêu cầu dạy nghề 3 cấp trình độ;

- Phân loại, thực hiện bố trí, sắp xếp, sử dụng hợp lý đội ngũ GVDN trong các CSDN phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, giáo viên, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu. Ưu tiên tuyển chọn giáo viên có trình độ sau đại học, sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy từ loại khá trở lên; gắn quy hoạch với việc bố trí sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các CSDN tự đánh giá theo chuẩn GVDN đã được quy định và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GVDN;

- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GVDN theo kế hoạch đã được xây dựng. Nội dung gồm: Đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ chuyên môn, kỹ thuật; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề;

- Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho đội ngũ GVDN về chính trị, đổi mới phương pháp dạy nghề, kỹ năng giảng dạy, bồi dưỡng công nghệ mới, ngoại ngữ, tin học để nâng cao năng lực, chất lượng giảng dạy;

- Các CSDN có kế hoạch cử GVDN tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn do Tổng cục Dạy nghề tổ chức.

2. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVDN.

- Các CSDN tiếp tục cập nhật vào nội dung, chương trình đào tạo về kiến thức mới hợp lý cho phù hợp nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương và thị trường lao động. Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giảng dạy nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy, sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học; đặc biệt cho học sinh trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề. Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học trong các CSDN, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển dạy nghề trong giai đoạn mới;

- Gắn đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy với việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

3. Xây dựng, hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ GVDN

Thực hiện các quy định về chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVDN, cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ GVDN toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp dạy nghề. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở pháp lý để giáo viên có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học;

Xây dựng tiêu chuẩn, nghiệp vụ các ngạch viên chức GVDN; cụ thể hóa các tiêu chuẩn về nghiệp vụ công chức, viên chức làm công tác quản lý dạy nghề;

Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút các trí thức, cán bộ khoa học có trình độ cao trong nước, ngoài nước, nghệ nhân có tay nghề giỏi, những người có tay nghề cao trong các doanh nghiệp làm GVDN ở các CSDN;

- Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho GVDN kiêm nhiệm, giáo viên hợp đồng để khắc phục bất cập hiện nay về số lượng và cơ cấu đội ngũ.

4. Đổi mới công tác quản lý

Thực hiện các chính sách về xây dựng, cơ chế quản lý đội ngũ GVDN theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, kiện toàn công tác quản lý dạy nghề theo hướng phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn hợp lý giữa các cấp, các ngành, các cơ quan về quản lý GVDN;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là công tác thanh tra chuyên môn và quản lý chất lượng dạy nghề. Quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo; giải quyết các vấn đề bức xúc, các hiện tượng tiêu cực trong dạy nghề, hoàn thiện nội dung hồ sơ quản lý GVDN; nâng cấp hiện đại hóa công cụ quản lý thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự;

Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ GVDN cho phù hợp với nhu cầu phát triển dạy nghề trong giai đoạn mới.

5. Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy nghề và hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN

- Hàng năm bố trí ngân sách tỉnh phù hợp để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh;

- Sử dụng hiệu quả kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề;

- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các CSDN, quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học sẵn có;

- Huy động mọi nguồn lực và tăng cường hợp tác quốc tế để gửi GVDN đi đào tạo và thực tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN

Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội hiểu rõ vai trò quan trọng của đội ngũ GVDN trong sự nghiệp đào tạo nhân lực kỹ thuật cho tỉnh. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động của Đề án; xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GVDN hàng năm theo lộ trình thực hiện của Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;

- Phối hợp với Sở Nội vụ: Tuyển dụng GVDN theo lộ trình tuyển dụng trong Đề án; liên hệ với các trường đại học ở các tỉnh trong khu vực nắm lại số sinh viên là con em Quảng Bình đang theo học ở trường, lập kế hoạch sơ tuyển, nếu đạt yêu cầu thì làm hợp đồng cam kết, hỗ trợ kinh phí cho toàn khóa học và sẽ tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách sử dụng hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích GVDN tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo qui định;

- Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề, các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật trong khu vực tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên theo lộ trình được phê duyệt trong Đề án;

- Chỉ đạo các CSDN thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình thực hiện của Đề án. Thường xuyên hướng dẫn, có kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra các CSDN về tình hình, kết quả đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GVDN và thực hiện tiêu chuẩn tuyển dụng GVDN;

- Quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Lao động - TB & XH: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giao chỉ tiêu biên chế hàng năm cho các CSDN công lập theo qui định;

- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong các CSDN công lập theo quy định hiện hành;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến việc thực hiện các nội dung đã được phê duyệt của Đề án.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán, kế hoạch ngân sách hàng năm để phân bổ kinh phí thực hiện Đề án;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh các tiêu chuẩn, định mức tài chính (nếu có) để đảm bảo thực hiện Đề án đạt hiệu quả;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích, thu hút GVDN trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng GVDN hàng năm để đưa vào kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Tài chính trong việc bố trí kinh phí từ ngân sách để thực hiện đạt hiệu quả các nội dung của Đề án.

5. Các cơ sở dạy nghề

- Căn cứ vào yêu cầu phát triển của đơn vị và nhu cầu thực tế về đội ngũ giáo viên từ nay đến năm 2015 để xây dựng kế hoạch và đề xuất việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho từng năm và giai đoạn; báo cáo tình hình thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ GVDN, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí trong khả năng có được để giáo viên tham gia học tập và bồi dưỡng.

6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Đề án này và trong phạm vi quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa phương tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện Đề án này.

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, Đề án này được phổ biến đến tất cả cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên trong tất cả các CSDN để căn cứ triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc, phát sinh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, đề xuất và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

 

PHỤ LỤC 01

CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

(Thời điểm: 02/2012)

TT

Tên cơ sở dạy nghề

Địa chỉ

Loại hình

Ghi chú

Công lập

Tư thục

I

Khối Trường Trung cấp nghề

 

 

 

 

1

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình

Tiểu khu 1, Bắc Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

2

Trường Trung cấp nghề số 9

Số 193, đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

3

Trường Trung cấp nghề Bắc Miền Trung

Thôn Chính Trực, xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

 

x

Thành lập
tháng 01/2012

II

Khối Trung tâm dạy nghề

 

 

 

 

1

Trung tâm Dạy nghề huyện Lệ Thủy

Xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

2

Trung tâm Dạy nghề huyện Quảng Trạch

Xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

3

Trung tâm Dạy nghề huyện Tuyên Hóa

Đồng Lê, huyện Tuyên hóa, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

4

Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Đường Trần Nguyên Hãn - TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

5

Trung tâm Dạy nghề tổng hợp Minh Hóa

Yên Thắng, Yên Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình

x

 

 

6

Trung tâm Dạy nghề huyện Bố Trạch

TK 11 - TT Hoàn Lão, Bố Trạch, Quảng Bình

x

 

 

III

Khối cơ sở khác có tham gia dạy nghề

 

 

 

 

1

Trường Trung học Kỹ thuật Công Nông nghiệp Quảng Bình

Xã Đức Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

2

Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình

Tiểu khu 10, Nam Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

3

Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Bình

TK3, Nam Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

4

Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh Niên

 46, Hai Bà Trưng, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

5

Trung tâm Giới thiệu việc làm Nông dân

Số 43, Nguyễn Hữu Cảnh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

6

Cơ sở đào tạo thuyền viên - Đường sông Quảng Bình

Số 72, Nguyễn Du, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

7

Hội Người mù tỉnh Quảng Bình

Số 01, Nguyễn T. Minh Khai, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

8

Hội Làm vườn tỉnh Quảng Bình

Ngõ 50, Lý Thường Kiệt, Đồng Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

9

TTGTVL Liên minh HTX tỉnh Quảng Bình

Đường Nguyễn Hữu Cảnh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

10

Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Minh Hóa

TK 9, TT Quy Đạt, Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

11

Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Quảng Ninh

Thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

x

 

 

12

Cty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quảng

TK7, P. Bắc Lý, TP Đồng Hới, Quảng Bình

x

 

 

13

Công ty CP SXVLXD Đồng Tâm

Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

 

x

 

14

Công ty Cổ phần Thanh Hương

Thôn Cử thôn, Xã Hải Ninh, Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

 

x

 

15

DNTN hỗ trợ việc làm Người khuyết tật Quảng Bình

Thôn 9, xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

 

x

 

16

Chi nhánh TTDN dân lập thẩm mỹ Sài Gòn tại Quảng Bình

Số 29, Dương Văn An, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

 

x

 

 

PHỤ LỤC 02

DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ NHU CẦU GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

STT

CHỈ TIÊU

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

Dân số

867,639

877,391

886,165

895,027

903,977

II

Dân số hoạt động kinh tế

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ: HĐKT/DS (%)

53.32

53.66

53.56

53.33

53.10

2

Số lượng (người)

462,658

470,779

474,625

477,313

480,000

 

Phân theo lĩnh vực hoạt động:

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

290,549

292,825

287,148

271,114

267,300

 

- Công nghiệp và xây dựng

80,965

84,740

87,806

101,190

103,700

 

- Thương mại và Dịch vụ

91,144

93,214

99,671

105,009

109,000

III

Lao động qua đào tạo

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ LĐ qua ĐT/LĐHĐKT (%)

44

48

52

56

60

2

Số lượng (người)

203,570

225,974

246,805

267,295

288,000

IV

Lao động qua đào tạo nghề

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ LĐ qua ĐTN/LĐHĐKT(%)

24.50

27.1

30

33

36

2

Số lao động qua ĐTN lũy tiến hàng năm (người)

113,351

127,581

142,388

157,513

172,800

3

Số lao động đào tạo nghề hàng năm (người)

14,230

14,806

15,126

15,287

15,323

 

Trong đó: - Cao đẳng nghề

 

100

150

170

200

 

- Trung cấp nghề

1,092

1,500

2,000

2,500

3,000

 

- Sơ cấp nghề

13,138

13,206

12,976

12,617

12,123

4

Số học viên quy đổi

7,661

8,203

8,638

8,979

9,262

V

Tỷ lệ GV/HS

29

27

24

21

20

VI

Nhu cầu giáo viên

263

304

360

428

463

 

- Sau đại học

26

34

45

58

75

 

- Đại học

149

182

231

300

323

 

- Cao đẳng

10

10

10

0

0

 

- Khác

78

78

74

70

65

VI

Số giáo viên hiện có (người)

 

263

304

360

428

VII

Số giáo viên cần bổ sung thêm hàng năm (người)

 

41

56

68

35

 

PHỤ LỤC 03 - A

THỐNG KÊ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ HIỆN CÓ TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

(Thời điểm thống kê: 02/2012)

Số TT

Cơ sở dạy nghề

Số cán bộ công nhân viên của cơ sở

Giáo viên theo cơ cấu

Trình độ tay nghề của GVDN dạy thực hành, dạy cả lý thuyết và thực hành

Giáo viên chia theo độ tuổi

Tổng số CB -CNV

Trong đó: GV cơ hữu

GV dạy các môn chung, văn hóa

Giáo viên dạy nghề

Tổng số

Trong đó

Tổng số GV cơ hữu

GV tham gia công tác QL

Tổng số

Theo nhiệm vụ giảng dạy

Theo trình độ

Bậc 7 hoặc tương đương

Bậc 6 hoặc tương đương

Bậc 5 hoặc tương đương

Bậc 4 hoặc tương đương

Bậc 3 hoặc tương đương

Tốt nghiệp CĐN

Tốt nghiệp TCN

Khác

Dưới 30

Từ 30 - dưới 40

Từ 40 - dưới 50

Từ 50 - dưới 60

GV LT

GV  TH

 GV LT +TH

GV dạy TCN

GV dạy SCN

I

Các cơ sở dạy nghề công lập

531

238

79

34

204

27

59

118

46

158

177

4

7

7

28

27

2

4

98

54

92

57

35

1

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình

54

45

11

7

38

10

16

12

25

13

28

2

2

3

5

1

 

3

12

10

16

13

6

2

Trường Trung cấp nghề số 9

46

36

13

15

21

7

4

10

21

 

14

2

 

 

 

 

2

 

10

14

15

4

3

3

Trung tâm Dạy nghề huyện Lệ Thủy

18

5

2

 

5

2

 

3

 

5

3

 

 

 

 

 

 

 

3

 

3

 

2

4

Trung tâm Dạy nghề huyện Quảng Trạch

6

2

 

 

2

 

1

1

 

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

1

1

 

 

5

Trung tâm Dạy nghề huyện Tuyên Hóa

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Trung tâm DN Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

14

4

4

 

4

4

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

1

 

7

Trung tâm Dạy nghề tổng hợp Minh Hóa

15

6

 

 

6

 

 

6

 

6

6

 

 

 

 

4

 

 

2

3

2

1

 

8

Trung tâm Dạy nghề huyện Bố Trạch

4

0

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Trường Trung cấp KT CNN QB

173

61

15

12

49

 

35

14

 

49

49

 

3

2

22

22

 

 

 

15

19

15

12

10

Trường Trung cấp Y tế  Quảng Bình

47

26

20

 

26

 

 

26

 

26

26

 

 

 

 

 

 

 

26

6

10

10

 

11

Trung tâm Giới thiệu việc làm QB

30

6

3

 

6

 

 

6

 

6

6

 

 

 

 

 

 

 

6

 

5

 

1

12

Trung tâm GTVL Thanh Niên

17

5

1

 

5

1

1

3

 

5

4

 

 

2

1

 

 

1

 

1

2

2

 

13

Trung tâm Giới thiệu việc làm Nông dân

9

2

 

 

2

 

 

2

 

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

2

 

 

14

Cơ sở ĐT thuyền viên - Đường sông QB

6

4

1

 

4

2

2

 

 

4

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

15

Hội Người mù tỉnh Quảng Bình

6

3

1

 

3

 

 

3

 

3

3

 

 

 

 

 

 

 

3

2

 

 

1

16

Hội Làm vườn

8

4

2

 

4

 

 

4

 

4

4

 

 

 

 

 

 

 

4

 

2

 

2

17

Xí nghiệp May Hà Quảng

40

15

 

 

15

 

 

15

 

15

15

 

 

 

 

 

 

 

15

 

6

3

6

18

TTGTVL Liên minh HTX tỉnh

5

2

2

 

2

1

 

1

 

2

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

2

 

19

Trung tâm KTTH - HN  Minh Hóa

8

5

1

 

5

 

 

5

 

5

5

 

 

 

 

 

 

 

5

1

3

1

 

20

Trung tâm KTTH - HN  Quảng Ninh

11

7

3

 

7

 

 

7

 

7

7

 

 

 

 

 

 

 

7

 

4

1

2

II

Các cơ sở dạy nghề tư thục

40

25

13

 

25

1

 

24

 

25

24

 

 

4

 

 

 

 

20

10

5

8

2

1

Công ty CP SXVLXD  Đồng Tâm

5

2

 

 

2

 

 

2

 

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

2

 

2

Công ty Cổ phần  Thanh Hương

14

10

6

 

10

 

 

10

 

10

10

 

 

 

 

 

 

 

10

9

1

 

 

3

DNTN hỗ trợ VL Người khuyết tật QB

13

5

3

 

5

1

 

4

 

5

4

 

 

4

 

 

 

 

 

1

2

1

1

4

CN trung tâm DNDL thẩm mỹ SG tại QB

8

8

4

 

8

 

 

8

 

8

8

 

 

 

 

 

 

 

8

 

2

5

1

5

Trường Trung cấp nghề Bắc Miền Trung (mới thành lập tháng 01/2012)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng = I + II

571

263

92

34

229

28

59

142

46

183

201

4

7

11

28

27

2

4

118

64

97

65

37

 

PHỤ LỤC 03 - B

THỐNG KÊ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ HIỆN CÓ TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ  TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Thời điểm thống kê: 02/2012)

Số TT

Tên cơ sở dạy nghề

Tổng số GV cơ hữu hiện có

Trong đó nữ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề

Trình độ tiếng Anh

Trình độ Tin học

Sau đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Khác

SPKT

SP
DN

SP Bậc II

SP Bậc I

Chưa qua đào tạo

CN

C

B

A

Chưa qua đào tạo

CN

C

B

A

 Chưa qua
đào tạo

I

Các cơ sở dạy nghề công lập

238

73

24

139

10

13

52

33

29

36

70

70

12

29

112

44

41

13

17

133

30

45

1

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình

45

7

4

23

1

3

14

10

3

 

28

4

1

3

14

5

22

1

2

19

6

17

2

Trường Trung cấp nghề số 9

36

13

3

32

1

 

 

 

 

20

1

15

2

5

26

1

2

3

1

31

1

 

3

Trung tâm Dạy nghề huyện Lệ Thủy

5

 

 

5

 

 

 

 

2

 

2

1

 

 

3

2

 

1

 

1

3

 

4

Trung tâm Dạy nghề huyện Quảng Trạch

2

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

1

1

 

 

1

 

1

 

 

5

Trung tâm Dạy nghề huyện Tuyên Hóa

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Trung tâm DN Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

4

2

 

4

 

 

 

 

2

 

 

2

 

 

 

 

4

 

 

4

 

 

7

Trung tâm Dạy nghề tổng hợp Minh Hóa

6

2

 

5

1

 

 

5

1

 

 

 

 

 

5

1

 

 

 

6

 

 

8

Trung tâm Dạy nghề huyện Bố Trạch

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Trường Trung cấp KT CNN QB

61

5

5

17

2

3

34

16

11

9

15

10

7

20

14

20

 

5

14

20

10

12

10

Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình

26

18

9

15

 

2

 

 

 

1

20

5

 

 

26

 

 

 

 

26

 

 

11

Trung tâm Giới thiệu việc làm QB

6

3

1

5

 

 

 

 

 

 

2

4

2

 

4

 

 

1

 

5

 

 

12

Trung tâm GTVL Thanh Niên

5

1

1

3

 

1

 

 

 

 

2

3

 

 

1

3

1

 

 

2

3

 

13

Trung tâm Giới thiệu việc làm Nông dân

2

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

2

 

 

 

 

 

 

                2

14

Cơ sở ĐT thuyền viên -Đường sông QB

4

 

 

2

 

2

 

 

2

 

 

2

 

 

1

 

3

 

 

1

 

3

15

Hội Người mù tỉnh Quảng Bình

3

2

 

2

 

 

1

 

 

 

 

3

 

 

 

2

1

 

 

2

 

1

16

Hội Làm vườn tỉnh Quảng Bình

4

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

4

 

 

 

 

4

 

 

17

Xí nghiệp May Hà Quảng

15

15

 

5

5

2

3

 

4

 

 

11

 

 

5

5

5

 

 

5

5

5

18

TTGTVL Liên minh HTX tỉnh

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

19

Trung tâm KTTH - HN Minh Hóa

5

1

 

5

 

 

 

1

4

 

 

 

 

 

4

1

 

 

 

 

 

5

20

Trung tâm KTTH - HN Quảng Ninh

7

2

1

6

 

 

 

1

 

6

 

 

 

 

 

4

3

1

 

4

2

 

II

Các cơ sở dạy nghề tư thục

25

4

2

10

 

 

13

10

 

 

 

15

 

 

12

0

13

 

 

2

10

13

1

Công ty CP SXVLXD Đồng Tâm

2

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

2

Công ty Cổ phần Thanh Hương

10

1

2

8

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

10

 

3

DNTN hỗ trợ VL Người khuyết tật QB

5

3

 

 

 

 

5

 

 

 

 

5

 

 

 

 

5

 

 

 

 

5

4

CN Trung tâm DNDL thẩm mỹ SG tại QB

8

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

8

 

 

 

 

8

 

 

 

 

8

5

Trường Trung cấp nghề Bắc Miền Trung (mới thành lập tháng 01/2012, chưa đăng ký hoạt động dạy nghề)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng = I + II

263

77

26

149

10

13

65

43

29

36

70

85

12

29

124

44

54

13

17

135

40

58

 

PHỤ LỤC 04

DỰ KIẾN GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2015

TT

Tên cơ sở dạy nghề

Tổng số

Trong đó nữ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề

Sau đại học

Đại học

Khác

Tổng số

Trong đó

SPKT

SP DN

SP Bậc II

SP Bậc I

I

Các cơ sở dạy nghề công lập

371

88

60

252

59

137

27

84

18

8

1

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình

69

30

11

58

 

24

5

19

 

 

2

Trường Trung cấp nghề số 9

50

25

8

42

 

31

10

15

6

 

3

Trung tâm Dạy nghề huyện Lệ Thủy

8

 

1

7

 

3

 

1

 

2

4

Trung tâm Dạy nghề huyện Quảng Trạch

8

 

1

7

 

5

1

3

 

1

5

Trung tâm Dạy nghề huyện Tuyên Hóa

8

5

1

7

 

5

1

4

 

 

6

Trung tâm DN Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

7

 

1

6

 

5

 

3

 

2

7

Trung tâm DN tổng hợp Minh Hóa

8

 

1

7

 

1

1

 

 

 

8

Trung tâm Dạy nghề huyện Bố Trạch

5

 

 

5

 

3

 

3

 

 

9

Trường Trung cấp KT CNN QB

97

22

19

48

30

31

6

17

8

 

10

Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình

26

 

10

16

 

3

 

3

 

 

11

Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Bình

10

 

1

6

3

3

 

3

 

 

12

Trung tâm GTVL Thanh Niên

15

6

4

6

5

7

 

2

2

3

13

Trung tâm GTVL Nông dân

4

 

 

4

 

2

 

2

 

 

14

Cơ sở ĐT thuyền viên - Đường sông QB

4

 

 

2

2

 

 

 

 

 

15

Hội Người mù tỉnh Quảng Bình

5

 

 

2

3

2

 

2

 

 

16

Hội Làm vườn tỉnh Quảng Bình

15

 

 

13

2

3

 

3

 

 

17

TTGTVL Liên minh Hợp tác xã tỉnh

4

 

 

2

2

2

 

2

 

 

18

Xí nghiệp May Hà Quảng

15

 

 

5

10

 

 

 

 

 

19

Trung tâm KTTH - HN Minh Hóa

6

 

 

4

2

4

2

2

 

 

20

Trung tâm KTTH - HN Quảng Ninh

7

 

2

5

 

3

1

 

2

 

II

Các cơ sở dạy nghề tư thục

92

7

15

71

6

48

9

40

 

 

1

Công ty CP SXVLXD Đồng Tâm

6

 

2

4

 

5

2

3

 

 

2

Công ty Cổ phần Thanh Hương

7

 

2

3

2

6

 

6

 

 

3

DNTN hỗ trợ VL Người khuyết tật QB

5

 

1

4

 

3

2

2

 

 

4

CN Trung tâm DNDL thẩm mỹ SG tại QB

7

7

1

4

2

4

 

4

 

 

5

Trường Trung cấp nghề Bắc Miền Trung

67

 

9

56

2

30

5

25

 

 

 

Tổng cộng = I + II

463

95

75

323

65

185

36

124

18

8

 

PHỤ LỤC 05

TỔNG HỢP NHU CẦU GIÁO VIÊN CỦA CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2015

Loại hình

Giáo viên hiện có

Dự kiến giáo viên đến năm 2015

Giáo viên cần bổ sung

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề

Tổng số

Sau Đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Khác

Tổng số

Sau ĐH

Đại học

Khác

Đào tạo sau ĐH

Hoàn chỉnh ĐH

Giáo viên đã được đào tạo nghiệp vụ sư phạm DN

Giáo viên hiện có chưa qua NV sư phạm dạy nghề

Giáo viên bổ sung đến năm 2015 cần ĐT, BD NV sư phạm DN (50%/số  GV cần  bổ sung)

Nhu cầu  đào tạo, bồi dưỡng NV sư phạm DN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11 = 7-1

12 = 8-2

13 = 4+5

14

15 = 1-14

16

17 = 15+16

Các cơ sở dạy nghề công lập

238

24

139

10

13

52

371

60

252

59

133

36

10

168

70

67

137

Các cơ sở dạy nghề tư thục

25

2

10

 

 

13

92

15

71

6

67

13

 

10

15

33

48

Tổng cộng

263

26

149

10

13

65

463

75

323

65

200

49

10

178

85

100

185

 

PHỤ LỤC 06

NHU CẦU GIÁO VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2015

TT

 Tên cơ sở dạy nghề

Quy mô đào  tạo theo đề  án được  UBND tỉnh, huyện duyệt

Giáo viên hiện có

Dự kiến giáo viên đến năm 2015

Giáo  viên cần bổ sung

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề

Tổng số

Sau Đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung  cấp

Khác

Tổng số

Trong đó

Đào tạo sau ĐH

Hoàn chỉnh ĐH

Giáo viên  đã được  ĐT NV  sư phạm  DN

Giáo viên  hiện có  chưa được  ĐT, BD NV  sư phạm  dạy nghề

Giáo viên  bổ sung  đến năm  2015 cần  ĐT, BD NV  sư phạm (50%/số  GV cần  bổ sung)

Nhu cầu  đào tạo,  bồi dưỡng NV sư  phạm DN

Trung  cấp  nghề

Sơ  cấp nghề

Sau ĐH

Đại học

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 = 9-3

13 = 10-4

 14 = 2+3

15

16 = 3-15

17

18 = 16+17

1

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình

1000

600

45

4

23

1

3

14

69

11

58

24

7

1

41

4

12

16

2

Trường Trung cấp nghề số 9

800

500

36

3

32

1

 

 

50

8

42

14

5

1

21

15

7

22

3

Trung tâm Dạy nghề huyện Lệ Thủy

 

500

5

 

5

 

 

 

8

1

7

3

1

 

4

1

1

2

4

Trung tâm Dạy nghề huyện Quảng Trạch

 

500

2

 

2

 

 

 

8

1

7

6

1

 

 

2

3

5

5

Trung tâm Dạy nghề huyện Tuyên Hóa

 

500

0

 

 

 

 

 

8

1

7

8

1

 

 

 

4

4

6

Trung tâm DN Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

 

600

4

 

4

 

 

 

7

1

6

3

1

 

2

2

2

4

7

Trung tâm Dạy nghề tổng hợp Minh Hóa

 

500

6

 

5

1

 

 

8

1

7

2

1

1

6

 

1

1

8

Trung tâm Dạy nghề huyện Bố Trạch

 

400

0

 

 

 

 

 

5

 

5

5

0

 

 

 

3

3

9

Trường Trung cấp KT CNN QB

500

1500

61

5

17

2

3

34

97

19

48

36

14

2

51

10

18

28

10

Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình

 

200

26

9

15

 

2

 

26

10

16

0

1

 

21

5

0

5

11

Trung tâm Giới thiệu việc làm QB

 

400

6

1

5

 

 

 

10

1

6

4

 

 

2

4

2

6

12

Trung tâm GTVL Thanh Niên

 

400

5

1

3

 

1

 

15

4

6

10

3

 

2

3

5

8

13

Trung tâm Giới thiệu việc làm Nông dân

 

250

2

 

2

 

 

 

4

 

4

2

 

 

 

2

1

3

14

Cơ sở ĐT thuyền viên - Đường sông QB

 

70

4

 

2

 

2

 

4

 

2

 

 

 

2

2

0

2

15

Hội Người mù tỉnh Quảng Bình

 

70

3

 

2

 

 

1

5

 

2

2

 

 

 

3

1

4

16

Hội Làm vườn tỉnh Quảng Bình

 

150

4

 

4

 

 

 

15

 

13

11

 

 

 

4

5

9

17

Xí nghiệp May

Hà Quảng

 

200

15

 

5

5

2

3

15

 

2

 

 

5

4

11

0

11

18

TTGTVL Liên minh HTX tỉnh

 

200

2

 

2

 

 

 

4

 

5

2

 

 

 

2

1

3

19

Trung tâm KTTH - HN Minh Hóa

 

120

5

 

5

 

 

 

6

 

4

1

 

 

5

 

1

1

20

Trung tâm KTTH - HN Quảng Ninh

 

120

7

1

6

 

 

 

7

2

5

 

1

 

7

 

0

0

 

Tổng cộng

2300

7780

238

24

139

10

13

52

371

60

252

133

36

10

168

70

67

137

 

PHỤ LỤC 7 - A

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Loại hình

Đào tạo, tuyển dụng giáo viên DN

Đào tạo sau đại học

Bồi dưỡng hoàn chỉnh đại học

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề

Tổng kinh phí thực hiện
(nghìn đồng)

 

Kinh phí hỗ trợ
(nghìn đồng/ người/ 10 tháng)

Số lượng
(người)

Thời gian đào tạo (năm)

Kinh phí thực hiện (nghìn đồng)

Kinh phí hỗ trợ nghìn đ/người/
khóa)

Số lượng
(người)

Kinh phí thực hiện (nghìn đồng)

Kinh phí hỗ trợ
(nghìn đồng/ người/ 10 tháng)

Số lượng
 (người)

Thời gian bồi dưỡng
(năm)

Kinh phí thực hiện (nghìn đồng)

Kinh phí hỗ trợ
(nghìn đồng /người /tháng)

Số lượng
(người)

Thời gian bồi dưỡng
(tháng)

 Kinh phí thực hiện (nghìn đồng)

 

 

 

 

1

2

3

4 = 1x2x3

5

6

7 = 5x6

8

9

10

11 = 8x9x10

12

13

14

 15 = 12x13x14

 16 = 4+7+11+15

 

Các cơ sở dạy nghề công lập

12,340

133

4,5

 7,385,490

30,000

36

1,080,000

12,340

10

2

246,800

2,520

137

2,5

863,100

9,575,390

 

Các cơ sở dạy nghề tư thục

12,340

67

4,5

3,720,510

30,000

13

390,000

 

 

 

 

2,520

48

2,5

302,400

4,412,910

 

Tổng cộng

24,680

200

 

11,106,000

60,000

49

1,470,000

12,340

10

 

246,800

5,040

185

 

1,165,500

13,988,300

 

 

PHỤ LỤC 7 - B

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

1. Kinh phí đào tạo, tuyển dụng giáo viên:

- Học phí: = 5.340.000 đ/người/năm.

- Hỗ trợ tiền ăn: 450.000đ/người/tháng x 10 tháng = 4.500.000 đ/người/năm.

- Hỗ trợ tiền ở: 250.000 đ/người/tháng x 10 tháng = 2.500.000 đ/người/năm.

 Cộng = 12.340.000 đ/người/năm

Kinh phí thực hiện:

+ Cơ sở dạy nghề công lập:

133 người x 12.340.000 đ/người/năm x 4,5 năm = 7.385.490.000 đ.

+ Cơ sở dạy nghề tư thục:

67 người x 12.340.000 đ/người/năm x 4,5 năm = 3.720.510.000 đ.

Tổng cộng: = 11.106.000.000 đ.

(Mười một tỷ một trăm linh sáu triệu đồng)

2. Kinh phí đào tạo sau đại học:

- Kinh phí hỗ trợ: 30.000.000 đ/người/khóa (02 năm)

+ Cơ sở dạy nghề công lập:

36 người x 30.000.000 đ/người/khóa = 1.080.000.000 đ

+ Cơ sở dạy nghề tư thục:

13 người x 30.000.000 đ/người/khóa = 390.000.000 đ

Tổng cộng: = 1.470.000.000 đ

(Một tỷ bốn trăm bảy mươi triệu đồng)

3. Bồi dưỡng:

a) Bồi dưỡng hoàn chỉnh đại học:

- Học phí:  = 5.340.000 đ/người/năm.

- Hỗ trợ tiền ăn: 450.000đ/người/tháng x 10 tháng = 4.500.000 đ/người/năm.

- Hỗ trợ tiền ở: 250.000 đ/người/tháng x 10 tháng = 2.500.000 đ/người/năm.

Cộng = 12.340.000 đ/người/năm

Kinh phí thực hiện: Cơ sở dạy nghề công lập:

10 người x 12.340.000 đ/người/năm x 2 năm = 246.800.000 đ.

(Hai trăm bốn mươi sáu triệu tám trăm nghìn đồng)

b) Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề:

Theo Chương trình khung Chứng chỉ sư phạm dạy nghề ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình đào tạo Chứng chỉ sư phạm dạy nghề gồm 27 học trình, thời gian đào tạo 71 ngày liên tục (khóa học 2,5 tháng). Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề về chi phí cho một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

- Chi phí tổ chức lớp học, giảng viên: = 1.455.000đ/người/khóa

- Tài liệu, chứng chỉ: = 250.000 đ/người/khóa

- Hỗ trợ tiền ăn, ở: 15.000 đ/ngày/người x 71 ngày = 1.065.000 đ/người

Cộng = 2.520.000 đ/người/khóa

+ Cơ sở dạy nghề công lập:

137 người x 2.520.000 đ/người/khóa = 863.100.000 đ

+ Cơ sở dạy nghề tư thục:

48 người x 2.520.000 đ/người/khóa = 302.400.000 đ

Tổng cộng: = 1.165.500.000 đ

(Một tỷ một trăm sáu mươi lăm triệu năm trăm ngàn đồng)

* Tổng kinh phí bồi dưỡng hoàn chỉnh đại học và nghiệp vụ sư phạm: 246.800.000 đ + 1.165.500.000 đ = 1.412.300.000 đ

(Một tỷ bốn trăm mười hai triệu ba trăm ngàn đồng)

Trong đó:

+ Cơ sở dạy nghề công lập: 246.800.000 đ + 863.100.000 đ =  1.109.900.000 đ

+ Cơ sở dạy nghề tư thục: 302.400.000 đ

4. Tổng hợp nhu cầu kinh phí:

- Đào tạo, tuyển dụng: 11.106.000.000 đ

- Đào tạo sau đại học: 1.470.000.000 đ

- Bồi dưỡng (hoàn chỉnh đại học và NVSPDN): 1.412.300.000 đ

Tổng cộng: 13.988.300.000 đ

(Mười ba tỷ chín trăm tám mươi tám triệu ba trăm ngàn đồng)

Trong đó:

Các cơ sở dạy nghề công lập: 9.575.390.000 đ

Các cơ sở dạy nghề tư thục: 4.412.910.000 đ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1125/QĐ-CT/UBND ngày 21/05/2012 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2015"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.067

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.93.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!