Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 426-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 27/10/1976 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 426-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1976 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.

Ở miền Nam,  từ sau ngày giải phóng, chúng ta đã tiến hành hiệu quả nhiều công tác nhằm cải tạo các trường đại học của chế độ cũ thành những trường đại học xã hội chủ nghĩa. Đã đến lúc cần bước đầu sắp xếp lại hệ thống đại học cũ và xác định sự phân công quản lý giữa các Bộ, tạo điều kiện cho các trường tiếp tục hoạt động tốt.

Ở miền Bắc, do trước đây có mặt chưa tính toán đầy đủ khi thành lập một số trường, và do hiện nay cả nước đã thống nhất đặt ra những yêu cầu mới, nên cũng cần có một số thay đổi trong mạng lưới đại học cho hợp lý hơn, bảo đảm cho các trường có thể nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.

Vì vậy, trong khi chờ đợi xác định chính thức toàn bộ mạng lưới đại học trong cả nước phù  hợp với giai đoạn cách mạng mới, Thủ tướng Chính phủ quyết định một số vấn đề cấp bách sau đây.

I. VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM

1. Ở thành phố Hồ Chí Minh

a) Nhập trường đại học văn khoa và trường đại học khoa học thành Trường đại học tổng hợp do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý.

b) Nhập trường đại học y, dược và nha thành Trường đại học y dược do Bộ Y tế quản lý.

c) Đổi tên trường đại học luật khoa thành Trường đại học kinh tế.Trường có những ngành học trước mắt có nhu cầu lớn như : kế hoạch kinh tế quốc dân, kế toán, thống kê, ngân hàng, thương nghiệp, vật giá, tài chính, ngoại thương, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, v.v...Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý.

d) Đổi tên Trường đại học Phú Thọ thành Trường đại học bách khoa. Trường có những ngành học chính như: cơ khí, điện, điện tử, xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi, hoá kỹ thuật, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ, v.v... Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý.

e) Đổi tên trường đại học giáo dục kỹ thuật Thủ Đức thành Trường đại học sư phạm kỹ thuật. Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên thực hành cho các trường đại học và  trung học chuyên nghiệp, giáo viên kỹ thuật tổng hợp cho các trường phổ thông, giáo viên cho các trường đào tạo giáo viên dạy nghề.Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý.

g) Trường đại học sư phạm có những ngành học về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ, do Bộ Giáo dục quản lý.

h) Trường đại học nông nghiệp có những ngành học như: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, cơ khí nông nghiệp, kinh tế xí nghiệp nông nghiệp, v.v...do Bộ Nông nghiệp quản lý.

i) Trường đại học kiến trúc có nhiệm vụ đào tạo kiến trúc sư do Bộ Xây dựng quản lý.

2. Ở Huế và Đà Nẵng:

 Trên cơ sở những khoa của Viện đại học Huế :

- Thành lập Trường đại học tổng hợp (sát nhập khoa văn và khoa khoa học) do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý;

- Thành lập Trường đại học y do Bộ Y tế quản lý;

- Thành lập Trường Đại học sư phạm với những ngành học về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ, do Bộ Giáo dục quản lý.

Để bảo đảm việc phối hợp công tác và giúp đỡ nhau giữa các trường đại học trên, cần tổ chức ở Huế một Hội đồng liên trường đại học, Hội đồng này không phải là một cấp hành chính trung gian; Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm bàn bạc với các Bộ có liên quan để cùng xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng liên trường.

Ở Đà Nẵng.

Thành lập Trường đại học bách khoa với những ngành học như: cơ khí, điện, xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp, thuỷ lợi, cầu đường, v.v... và một số ngành kinh tế do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý.

3. Ở Cần Thơ:

Trước mắt, thành lập Trường đại học Cần Thơ gồm hai khoa : nông nghiệp và sư phạm: Khoa nông nghiệp có những ngành học như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ  nông, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế xí nghiệp nông nghiệp,v.v...; khoa sư phạm có những ngành học về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đồng thời, trường có một tổ chức thích hợp để phụ trách việc giảng dạy các môn khoa học cơ bản cho hai khoa nông nghiệp và sư phạm. Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý; Bộ Giáo dục và Bộ Nông nghiệp, căn cứ chức năng của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp trong việc chỉ đạo công tác đào tạo của trường và điều động cán bộ quản lý và giảng dạy cho trường.

Khi có đủ điều kiện sẽ chuyển các khoa nông nghiệp và sư phạm thành trường riêng.

4. Ở Nha Trang:

Để làm tốt việc kết hợp công tác đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học và công tác sản xuất, cần chuyển trường đại học thuỷ sản ở Hải Phòng vào Nha Trang, và đổi tên thành Trường đại học hải sản. Trường có những ngành học như: nuôi trồng hải sản, khai thác hải sản, chế biến hải sản, trang bị khai thác hải sản,v.v... trường do Bộ Hải sản quản lý.

5. Ở Đà Lạt:

 Thành lập Trường đại học Đà Lạt đặt tại địa điểm của Viện đại học Đà Lạt cũ. Nhiệm vụ chủ yếu của trường đại học Đà Lạt là đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật về một số ngành mũi nhọn, về một số ngành cần thiết cho hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học đã và sẽ có ở Đà Lạt,v.v... Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý.

6. Ở Tây Nguyên.

Để đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ cho miền núi ở vùng mới giải phóng cần chuẩn bị và thành lập càng sớm càng tốt Trường đại học Tây Nguyên với những ngành học như: nông nghiệp, lâm nghiệp, kỹ thuật công nghiệp, y tế và sư phạm. Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý, có sự phối hợp của các Bộ có liên quan.

II. VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MIỀN BẮC.

1. Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần chuyển nhiệm vụ đào tạo dài hạn của Trường đại học ngoại ngữ thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp sang trường đại học tổng hợp Hà Nội. Trường đại học ngoại ngữ đổi thành Trường cao đẳng bổ túc ngoại ngữ. Trường có nhiệm vụ dạy và bổ túc ngoại ngữ cho học sinh, nghiên cứu sinh đi học nước ngoài và bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nước.

2. Nâng trường hàng hải ở Hải Phòng lên thành Trường đại học hàng hải, do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

3. Tách khoa ngân hàng từ trường cán bộ tài chính, kế toán, ngân hàng trung ương và chuyển sang trường đại học kinh tế kế hoạch. Đổi tên trường cán bộ tài chính, kế toán, ngân hàng trung ương thành Trường Đại học tài chính kế toán. Trường do Bộ Tài chính quản lý.

4. Chuyển phân hiệu đại học cơ điện Thái Nguyên thành Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ về các ngành cơ, điện, xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp, thuỷ lợi, cầu đường, v.v...cho khu vực phía Bắc. Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý.

5. Giải thể phân hiệu đại học công nghiệp nhẹ (Việt Trì) và chuyển nhiệm vụ đào tạo của phân hiệu này sang ba trường đại học bách khoa ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở của trường này sẽ dùng để mở các lớp dự bị đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của ngành đại học và trung học chuyên nghiệp.

6. Chuyển trường đại học nông nghiệp II từ Hà Bắc và Nghệ Tĩnh. Địa điểm cụ thể của trường do Bộ Nông nghiệp quyết định.

7. Trường đại học xây dựng (hiện ở Hương Canh, Vĩnh Phú) và trường đại học mỏ-mỏ- địa chất (hiện ở Phổ Yên, Bắc Thái) được phép tìm địa điểm mới để xây dựng trường sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giảng dạy, học tập và tổ chức đời sống của trường.

8. Để đảm bảo việc phối hợp công tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa 4 trường đại học đặt ở Thái Nguyên: Sư phạm Việt Bắc, Y Việt Bắc, nông nghiệp III, kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc cần tổ chức ở Thái Nguyên một Hội đồng liên trường đại học; Hội đồng này không phải là một cấp hành chính trung gian; Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm bàn bạc với các Bộ có liên quan để cùng xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng liên trường.

III. VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chăm lo việc xây dựng trường sở cho các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Bộ cần nhanh chóng thành lập  một số công ty trực thuộc Bộ và chuyên xây dựng các trường đại học và cao đẳng. Ở Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và các trường đại học lớn sẽ thành lập những tổ chức xây dựng thích hợp để đảm nhiệm một số công việc sửa chữa và xây dựng.

2. Về ký túc xá đại học: Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác ở vùng mới giải phóng có trách nhiệm chuyển giao một số nhà cửa cho Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và các Bộ có trường đại học ở địa phương dùng làm ký túc xá, tạo điều kiện cho học sinh, nhất là những học sinh là cán bộ, bộ đội, con em các gia đình cách mạng, con em nhân dân lao động được giáo dục và chăm sóc chu đáo.

3. Giao trách nhiệm cho Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp phối hợp với các Bộ có liên quan  nghiên cứu và ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành một số chế độ cần thiết như chế độ đi máy bay, chế đội bồi dưỡng, v.v...tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều động cán bộ đi giảng dạy ở các trường đại học khác nhau trong cả nước.

Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ có trường đại học và các địa phương có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành và thi hành quyết định này.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

 

 

Phạm Văn Đồng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết Định 426-TTg ngày 27/10/1976 Về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.531

DMCA.com Protection Status
IP: 128.220.174.225
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!