UBND
TỈNH NINH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1228/THPT
|
Phan
Rang ngày 12 tháng 11 năm 2003
|
QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN TRƯỜNG CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG CÁC CẤP
Kính
gửi:
|
- Trưởng phòng GD-ĐT các huyện,
thị.
- Hiệu trưởng các trường trực thuộc
|
Căn cứ Quyết định
số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về
việc ban hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường
trung học cơ sở và trung học phổ thông” (Sở sao lục gửi đến các đơn vị). Nhằm mục
đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh được tiếp tục theo học và ổn định
được công tác quản lý học sinh tại các trường phổ thông có học sinh chuyển đi
và chuyển đến; Sở Giáo dục và Đào tạo quy định và hướng dẫn công tác tiếp nhận
và chuyển trường cho học sinh trong các trường phổ thông các cấp như sau:
I.
NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Quy định:
1.1. Khi cha mẹ
hoặc người giám hộ học sinh (gọi tắt là cha mẹ học sinh) có nguyện vọng xin cho
con em chuyển trường hoặc xin học lại, Hiệu trưởng nhà trường cần tạo điều kiện
thuận lợi, xem xét hồ sơ, có ý kiến vào đơn của cha mẹ học sinh và có trách nhiệm
hướng dẫn cụ thể, đúng đủ các quy định về hồ sơ, thủ tục chuyển trường.
1.2. Mọi học
sinh có hồ sơ hợp lệ và có lý do chính đáng đều được phép xin chuyển trường hoặc
xin học lại. Hiệu trưởng nhà trường dựa trên chức năng đào tạo, chỉ tiêu được
giao, các quy định của ngành và khả năng tiếp nhận học sinh các trường để có ý
kiến quyết định. Không bắt buộc phải tiếp nhận tất cả các trường hợp xin chuyển
trường của học sinh, tuy nhiên cần giải thích cho cha mẹ học sinh được rõ khi
không tiếp nhận học sinh vào học tại trường mình.
1.3. Không tiếp
nhận học sinh có hồ sơ không hợp lệ.
1.4. Trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận, học sinh không phải nộp lệ phí chuyển trường và áp dụng thống
nhất mẫu Giấy giới thiệu chuyển trường, Đơn xin chuyển trường, Đơn xin rút hồ
sơ học sinh (đính kèm công văn này).
2. Nguyên tắc
và yêu cầu:
2.1. Việc chuyển
trường và tiếp nhận học sinh học lại phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a. Trình độ văn
hóa học sinh đang học, đã học và kết quả học tập hợp lệ công nhận được theo học
lớp nào, chương trình học nào, loại hình giáo dục đào tạo nào thì sẽ tiếp nhận
vào học đúng theo lớp đó, chương trình học đó, loại hình giáo dục đào tạo đó
(công lập, bán công, năng khiếu, chuyên ban, dân lập, tư thục…).
b. Việc tiếp nhận
học sinh chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc
trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.
Trường hợp ngoại
lệ học sinh chuyển đến nhập học vào thời điểm trong năm học phải có lý do chính
đáng (ví dụ: chuyển cả gia đình theo sự điều động công tác của cha hoặc mẹ).
Trường có học sinh chuyển đến chịu trách nhiệm kiểm soát và yêu cầu cha mẹ học
sinh bổ sung các con con điểm kiểm tra còn thiếu (so với kế hoạch thực hiện chế
độ cho điểm kiểm tra của đơn vị), kể cả điểm kiểm tra học kỳ (nếu học sinh được
tiếp nhận chuyển đến trong thời điểm trường cũ chưa kiểm tra học kỳ nhưng trường
mới đã tiến hành xong).
c. Chuyển trường
học sinh THPT trong tỉnh: Để đảm bảo chỉ tiêu được giao đồng thời hạn chế việc
“trúng tuyển trường này học trường khác” gây xáo trộn, học sinh được xét
công nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT trường nào thì phải học hết cấp học tại
trường đó, không được phép chuyển trường nội tỉnh, ngoại trừ các trường hợp
có lý do đặc biệt, được các cấp chính quyền hoặc cơ quan liên quan có thẩm quyền
xác nhận.
2.2. Việc tiếp
nhận học sinh chuyển trường đến hoặc xin học lại phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Học sinh thuộc
hệ công lập sẽ được nhận vào học tại trường công lập hoặc trường, lớp bán công
nếu cha mẹ học sinh tự nguyện xin cho con em mình theo học.
b. Học sinh bán
công, dân lập, tư thục sẽ được nhận vào học tại trường, lớp bán công.
c. Nếu học sinh
đang học tại trường ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ đến vùng
không có trường, lớp ngoài công lập thì sẽ được tiếp nhận vào học tại trường
công lập.
d. Khi giới thiệu
chuyển trường đi, cần xác định chính xác lớp, loại hình giáo dục đào tạo mà học
sinh chuyển đến sẽ tiếp tục theo học. Nhằm giúp đơn vị tiếp nhận nhanh chóng sắp
xếp và bố trí học sinh học đúng lớp.
II.
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC CHUYỂN TRƯỜNG
1. Điều kiện
chuyển trường:
Học sinh xin
chuyển trường phải đủ một trong hai điều kiện sau:
1.1. Học sinh
chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ.
1.2. Học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải
chuyển trường.
2. Hồ sơ chuyển
trường:
2.1. Đơn xin
chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký.
2.2. Học bạ cấp
đang học (bản chính).
2.3. Bằng tốt
nghiệp cấp học dưới (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời nếu chuyển trường
lớp đầu cấp, sau đó phải bổ sung bản chính).
2.4. Giấy khai
sinh hợp lệ.
2.5. Giấy chứng
nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT do Sở GD-ĐT cấp, có quy định cụ thể loại hình
trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).
2.6. Giấy giới
thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
2.7. Giấy giới
thiệu chuyển trường do Trưởng phòng GD-ĐT (đối với học sinh ở trường trực thuộc
Phòng GD-ĐT) hoặc Giám đốc Sở GD-ĐT (đối với học sinh ở trường trực thuộc Sở
GD-ĐT) nơi đi cấp.
2.8. Hộ khẩu hoặc
giấy chứng nhận tạm trú dài hạn, hoặc Quyết định điều động công tác của cha mẹ
hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến.
2.9. Các hồ sơ
khác (nếu có).
2.10. Phiếu điểm
kiểm tra thường xuyên, có xác nhận của trường nơi chuyển đi (tính đến thời điểm
chuyển trường) nếu học sinh chuyển trường giữa học kỳ hoặc kết quả giáo dục của
học kỳ I nếu học sinh chuyển trường đầu học kỳ II.
3. Các bước
thực hiện thủ tục chuyển trường:
3.1. Học sinh
xin chuyển đến nhập học:
a. Hiệu trưởng
nhà trường tiếp nhận hồ sơ:
+ Xem xét các loại
hồ sơ học sinh.
+ Hướng dẫn làm
đơn xin chuyển trường và phê ý kiến vào đơn.
+ Yêu cầu bổ
sung hoàn chỉnh các hồ sơ (nếu còn thiếu) và trình đủ các giấy giới thiệu chuyển
trường.
b. Trường hợp học
sinh tỉnh ngoài chuyển đến:
+ Nếu nhập học tại
trường THPT: chuyển về Sở để tiếp tục kiểm tra hồ sơ và giới thiệu tiếp nhận
chuyển trường.
+ Nếu nhập học tại
trường Tiểu học, PTCS, THCS (trường trực thuộc phòng GD-ĐT): chuyển về Phòng để
tiếp tục kiểm tra hồ sơ và giới thiệu tiếp nhận chuyển trường.
c. Trường hợp học
sinh trong tỉnh chuyển đến:
Hiệu trưởng nhà
trường xem xét, kiểm tra hồ sơ lần cuối và tiếp nhận (không phải chuyển về Sở
hoặc Phòng GD-ĐT để giải quyết nhưng phải báo cáo về Sở hoặc Phòng vào cuối học
kỳ và cuối năm học).
3.2. Học sinh
xin chuyển đi:
a. Kiểm tra và bổ
sung đủ các loại hồ sơ học sinh.
b. Yêu cầu cha mẹ
học sinh làm đơn mượn hồ sơ học sinh để đi liên hệ chuyển trường (có gia hạn thời
gian trả). Không nên cho phép học sinh rút hồ sơ chính thức và chuyển trường hẳn
trong thời điểm này, vì chưa xác định học sinh có được tiếp nhận tại trường mới
hay không.
c. Sau khi cha mẹ
học sinh đã xin chuyển trường được (trường xin đến nhập học đã có ý kiến đồng ý
tiếp nhận vào đơn), hướng dẫn cha mẹ học sinh làm đơn xin chính thức rút hồ sơ
học sinh.
d. Cấp giấy giới
thiệu chuyển trường đi:
+ Trường hợp
chuyển trường trong tỉnh: Hiệu trưởng nhà trường được phép cấp giấy giới thiệu
chuyển trường đi cho học sinh mà không phải qua xác nhận hoặc giới thiệu tiếp
theo của Phòng hoặc Sở GD-ĐT.
+ Trường hợp
chuyển trường ra ngoài tỉnh: Sau khi Hiệu trưởng nhà trường cấp giấy giới thiệu
chuyển trường, chuyển về Sở GD-ĐT (đối với học sinh THPT) hoặc Phòng GD-ĐT (đối
với trường trực thuộc Phòng) để tiếp tục kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ học sinh và
cấp giấy giới thiệu chuyển trường cho học sinh.
3.3. Thời hạn
chuyển trường đến:
Tính từ thời điểm
có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng nhà trường, trong khoảng thời gian 01 (một)
tháng phải hoàn tất mọi thủ tục chuyển trường đến nhập học, không được phép kéo
dài hơn, tránh sự phức tạp và mất mát hồ sơ học sinh.
4. Xử lý tiếp
nhận các trường hợp đặc biệt:
4.1. Chế độ lưu
ban lên lớp:
a. Học sinh đã
lưu ban từ 02 năm trở lên/cấp học: Không được phép chuyển trường (chuyển đi và
chuyển đến).
b. Học sinh đã
lưu ban 01 năm/cấp học:
+ Nếu chuyển trường
đến và tiếp tục lưu ban (năm thứ 2): Không được phép tiếp nhận chuyển trường đến,
kể cả lưu ban (năm thứ 2) ở lớp cuối cấp.
+ Nếu chuyển trường
đến và được học tiếp ở lớp trên: Được tiếp nhận chuyển trường đến với đầy đủ hồ
sơ hợp lệ. Nhưng những học sinh này sẽ không được phép lưu ban nữa.
4.2. Học sinh đã
dự thi tốt nghiệp nhưng có kết quả hỏng: Không được phép tiếp nhận đến với bất
kỳ lý do gì.
III.
HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN HỌC LẠI
1. Điều kiện
xin học lại:
Những học sinh
đã nghỉ học (không có kết quả học tập liên tục các năm học) nhưng còn trong độ
tuổi quy định của từng cấp học và không vi phạm chế độ lưu ban lên lớp đều được
phép xin học lại tại trường cũ hoặc một trường khác, thuộc một trong các điều
sau:
1.1. Học sinh đã
học hết năm học nhưng không học năm tiếp theo.
1.2. Học sinh
xin chuyển trường giữa học kỳ nhưng không theo học tại trường cũ từ đầu năm học.
1.3. Học sinh
xin chuyển trường giữa học kỳ nhưng không theo học tại trường mới chuyển đến.
2. Hồ sơ xin
học lại:
2.1. Đơn xin nghỉ
học trước đây của học sinh có xác nhận của nhà trường.
2.2. Đơn xin học
lại do học sinh ký.
2.3. Học bạ của
lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).
2.4. Bằng tốt
nghiệp của cấp học dưới.
2.5. Giấy xác nhận
của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật
của Nhà nước.
2.6. Giấy khai
sinh hợp lệ.
2.7. Giấy chứng
nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT có ghi rõ loại hình đào tạo (công lập hoặc
ngoài công lập) do Sở GD-ĐT cấp.
3. Thủ tục
xin học lại:
3.1. Trường hợp
xin học lại trường cũ:
Hiệu trưởng nhà
trường cho phép nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.
3.2. Trường hợp
xin học lại tại trường khác:
a. Bổ sung hồ sơ
và thủ tục thực hiện như đối với chuyển trường.
b. Nếu hồ sơ có
sự tẩy xóa không hợp lệ, có sự nghi vấn về kết quả học tập cần yêu cầu học sinh
bổ sung, xác nhận hợp thức trước khi tiếp nhận.
3.3. Việc xin học
lại chỉ thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.
IV.
CHUYỂN TRƯỜNG CHO HỌC SINH HỒI HƯƠNG:
Thực hiện theo
Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ GD-ĐT về việc ban
hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và
THPT”, Sở lưu ý như sau:
1. Tiếp nhận tất
cả học sinh (có hồ sơ học tập hợp lệ) theo cha mẹ hồi hương về nước vào học ở
các trường phổ thông.
2. Mọi trường hợp
xin chuyển trường nhập học của học sinh hồi hương, bất kỳ ở cấp học nào, đều phải
làm báo cáo xin ý kiến giải quyết cụ thể từng trường hợp với Sở GD-ĐT trước khi
tiếp nhận. Tuyệt đối không được tự ý giải quyết.
V.
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC:
1. Về giấy giới
thiệu chuyển trường:
1.1. Chuyển trường
trong tỉnh: Chỉ cần giấy giới thiệu của nhà trường. Hiệu trưởng nơi đến tiếp nhận
học sinh trực tiếp, không qua giới thiệu của các cấp quản lý khác (Phòng hoặc Sở
GD-ĐT).
1.12. Chuyển trường
khác tỉnh: Cần 02 giấy giới thiệu là của nhà trường và của Sở GD-ĐT (đối với
trường THPT) hoặc của Phòng GD-ĐT (đối với trường trực thuộc Phòng GD-ĐT).
2. Tính hợp lệ
của các loại hồ sơ học sinh:
2.1. Tất cả các
loại giấy tờ trong hồ sơ học sinh đều không tiếp nhận bản sao, mọi loại đều phải
là bản chính, kể cả phiếu điểm kiểm tra thường xuyên cũng phải do trường cũ lập
và có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm (hoặc người lập phiếu), có chữ ký và
đóng dấu của nhà trường (trừ giấy khai sinh, có thể dùng bản sao hợp lệ).
2.2. Đối với giấy
chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT: Đây là hồ sơ bắt buộc trong hồ sơ chuyển
trường của học sinh THPT, do Sở GD-ĐT cấp.
3. Gia hạn
các loại hồ sơ học sinh:
Có thể do thời điểm
chuyển trường của học sinh mà chưa có bản chính của các loại hồ sơ như: Bằng tốt
nghiệp, giấy chứng nhận trúng tuyển đầu cấp. Vì vậy, Sở yêu cầu như sau:
3.1. Nếu học
sinh chuyển trường trong năm học lớp 8, lớp 9 (THCS) và lớp 11, lớp 12 (THPT)
thì bắt buộc phải có đầy đủ các loại hồ sơ học sinh.
3.2. Nếu học
sinh chuyển trường ở các lớp đầu cấp còn lại thì được gia hạn sao cho thỏa mãn
được yêu cầu đã nêu tại điểm trên.
4. Lưu ý khi
tiếp nhận hồ sơ chuyển trường:
Khi xem xét hồ
sơ xin chuyển trường đến nhập học, Hiệu trưởng cần chú ý đến ngoại ngữ mà học
sinh đã theo học tại trường cũ, nhằm bảo đảm sắp xếp và bố trí phù hợp với nội
dung chương trình mà học sinh đã được học.
Trường hợp học
sinh không học ngoại ngữ hoặc nhà trường không có hệ chương trình ngoại ngữ mà
học sinh đã học thì có thể không tiếp nhận học sinh. Nếu cha mẹ học sinh có
nguyện vọng và cam đoan việc học sinh phải chấp hành đúng theo những yêu cầu về
học ngoại ngữ của nhà trường như: theo học hàng ngày và cho điểm kiểm tra, dự
thi tốt nghiệp,… thì có thể xem xét và tiếp nhận theo học tại trường.
5. Về thủ tục
chuyển trường:
Các bước thực hiện
thủ tục chuyển trường đã nêu trên là trình tự chuẩn để áp dụng. Tuy nhiên, nếu
cha mẹ học sinh có nhu cầu cấp thiết phải chuyển đi ngay thì nhà trường có thể
yêu cầu cha mẹ học sinh làm đơn xin rút hồ sơ chính thức (có cam đoan: chịu
hoàn toàn trách nhiệm) và giải quyết khẩn trương.
Nhằm hạn chế việc
đi lại của cha mẹ học sinh, phòng GD-ĐT và các trường phổ thông cần phải chu
đáo và chặt chẽ trong việc bổ sung hồ sơ cho học sinh, khẩn trương giải quyết
triệt để và hoàn chỉnh hồ sơ đúng, đủ theo quy định.
6. Mọi trường hợp
chuyển trường (đi và đến) khác, nếu chưa được đề cập và hướng dẫn thực hiện tại
công văn này, Hiệu trưởng các trường phổ thông, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
nhất thiết phải phản ánh và xin ý kiến chỉ đạo của các cấp quản lý trước khi xử
lý công việc.
7. Văn bản này
có hiệu lực áp dụng từ học kỳ II của năm học 2003 – 2004. Tất cả các văn bản hướng
dẫn trước đây của Sở GD-ĐT có gì trái với văn bản này đều bãi bỏ.
8. Trong quá
trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc chưa thật hợp lý, Hiệu trưởng các trường
học, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cần trao đổi và phản ánh ngay về Sở GD-ĐT
(Phòng THPT) để kịp thời xử lý thống nhất trong toàn tỉnh.
Sở yêu cầu Hiệu
trưởng các trường học, Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục nghiêm túc triển
khai và thực hiện. Đồng thời, có biện pháp lưu trữ công văn cẩn thận, nhằm sử dụng
được lâu dài, tránh thất thoát và xử lý không đúng những năm sau này.
Nơi nhận:
- Như trên (Để thực hiện);
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- TT HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo T.U (để báo cáo);
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh;
- Các Phòng CM Sở;
- Lưu: HC-TC, THPT.
|
GIÁM
ĐỐC
Phạm Hồng Cường
|
3. Mẫu Đơn xin
chuyển trường (khổ giấy A4; 210x297 mm):
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Kính
gửi:
|
- Phòng GD-ĐT:…………………….
- Sở GD-ĐT:…………………………
- Trường:…………………………….
- Trường:…………………………….
|
ĐƠN
XIN CHUYỂN TRƯỜNG
Tôi tên:
...................................................................................................................................
là phụ huynh của
học sinh:
.......................................................................................................
hiện đang học lớp:
……………….. hệ: …………………., năm học: ...............................................
tại trường:................................................................................................................................
thuộc huyện:…………………………………
tỉnh:...........................................................................
Tôi làm đơn này
kính xin Phòng GD-ĐT:
....................................................................................
(Sở GD-ĐT:
……………………………….), Hiệu trưởng trường: …………………. đồng ý cho phép con tôi được theo
học tại trường:
...................................................................................................................................
huyện:
…………………………….. tỉnh:.......................................................................................
Lý
do:......................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Nếu được theo học
tại trường mới, con tôi sẽ đăng ký tạm trú dài hạn tại gia đình Ông (Bà):
............................................., theo địa chỉ:
............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Nếu được chấp
thuận, Tôi xin cam đoan và hứa sẽ chấp hành tốt mọi quy định, cũng như cùng phối
hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Chân thành cảm
ơn!
Ý kiến của trường nơi chuyển đi
|
………….,
ngày ….. tháng ….. năm ………
Phụ huynh học sinh
|
Ý kiến của trường nơi chuyển đến
|
|
ĐÍNH
KÈM MẪU
1. Mẫu Giấy giới thiệu chuyển trường (khổ giấy A5: 148 x 210
mm)
Đơn vị:
…………………………………….
Số:…………………………/GGT-CT
K/gửi: ……………………………………….
G/thiệu:
…………………………………….
HS lớp: ……. (hệ…………………………)
năm học:
………………………………….
trường:
…………………………………….
huyện thị: …………………………………
tỉnh:
……………………………………….
Xin chuyển đến
theo học tại trường: ............................................………….
huyện thị:
…………………………………
tỉnh:
…………………………………….
Lý do:
……………………………………….
Đề nghị sắp xếp
HS vào học lớp: ……. (hệ:….......) của trường năm học: ………….-…………
…….………,
ngày …/…/ ………
H.SƠ ĐÍNH
KÈM
1. Học bạ:…………
2. Giấy khai
sinh
3. Bằng
TN:……….
4. Giấy C/n
lớp:…..
5. Đơn và giấy
G/t
6. Phiếu điểm
(nếu có)
|
T.TRƯỞNG
(Ký tên)
|
|
Đơn vị: ……
……………
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
.../GGT-CT
|
|
GIẤY
GIỚI THIỆU CHUYỂN TRƯỜNG
Kính
gửi: ……………………………
Giới thiệu em:
...........…………………………………………………….
Học sinh lớp:
……… (hệ:………….) năm học: …………-..................
Trường: ……….............…………………………………………………..
Huyện, thị:
………………………… Tỉnh:………………………….........
Nay xin chuyển
đến học tại trường: …………………………..............
Huyện, thị:
………………………… Tỉnh:………………………….........
Lý do:
…….............………………………………………………………..
Đề nghị: ………..
xem xét chấp thuận cho học sinh: ..............……….. được vào học lớp: ………..
(hệ: …………) của trường năm học: ………….
……..,
ngày ….. tháng ….. năm ………
HỒ SƠ ĐÍNH
KÈM
1. Học bạ:…………
2. Giấy khai
sinh
3. Bằng
TN:……….
4. Giấy C/n
lớp:…..
5. Đơn và giấy
giới thiệu
6. Phiếu điểm
kiểm tra
7. Hộ khẩu
(ĐK Tạm trú)
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|
|