Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 154/NQ-HĐND 2021 Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho trường mầm non tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu: 154/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Phạm Hoàng Sơn
Ngày ban hành: 12/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 8 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Để án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mm non, tiu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phthông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục ph thông;

Căn cứ Nghị quyết số 152/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 121/TTr-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thông qua Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục pho thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thm tra của Ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Thông qua Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho các trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025.

(Có tóm tắt Đề án kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Báo cáo);
- Chính phủ (Báo cáo);
- Bộ Giáo
dục và Đào tạo (Báo cáo);
- Bộ Tài chính (Báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Kiểm toán nhà nước Khu vực X;
- Văn phòng: T
nh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin tỉnh;

- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Phạm Hoàng Sơn

 

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

BẢO ĐẢM CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 154/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo đảm thực hiện lộ trình trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường mầm non, phổ thông công lập bảo đảm đủ 01 phòng học/lớp; đảm bảo có đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng, các hạng mục tối thiểu. Mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non; mua sắm đủ thiết bị tối thiểu cho giáo dục phổ thông từ lớp 2 đến lớp 12 theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

2. Mc tiêu cthể

- Đầu tư xây dựng bổ sung 1.566 phòng học, 3.007 phòng học bộ môn và phòng phục vụ học tập (các phòng: Giáo dục th cht, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, đa chức năng, tư vấn học đường và hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập, mỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, sinh học, âm nhạc...).

- Đầu tư mua sắm bổ sung 550 bộ thiết bị tối thiểu mầm non; 550 bộ đồ chơi ngoài trời mầm non; 6.602 bộ thiết bị tối thiểu từ lớp 2 đến lớp 12; 12.963 bộ máy tính.

a) Cấp mầm non

- Đầu tư xây dựng bổ sung: 485 phòng học do thiếu phòng học và tăng quy mô; xây dựng bổ sung 138 phòng giáo dục thể chất; 165 phòng giáo dục nghệ thuật; 115 nhà bếp.

- Mua sắm bổ sung: 550 bộ thiết bị tối thiểu; 550 bộ đồ chơi ngoài trời cho các trường mầm non công lập.

b) Cấp tiểu học

- Đầu tư xây dựng bổ sung: 469 phòng học do thiếu phòng học và tăng quy mô; xây dựng bổ sung 209 phòng học bộ môn âm nhạc; 230 phòng học bộ môn khoa học - công nghệ; 147 phòng học bộ môn tin học; 259 phòng học bộ môn ngoại ngữ; 268 phòng đa chức năng; 205 phòng tư vấn học đường và hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập.

- Mua sắm bổ sung: 868 bộ thiết bị tối thiểu lớp 2; 868 bộ thiết bị tối thiểu lớp 3; 868 bộ thiết bị tối thiểu lớp 4; 868 bộ thiết bị tối thiểu lớp 5 và 6.035 bộ máy tính.

c) Cấp trung học cơ sở

- Đầu tư xây dựng bổ sung: 548 phòng học do thiếu phòng học và tăng quy mô; xây dựng bổ sung 153 phòng học bộ môn âm nhạc; 168 phòng học bộ môn mỹ thuật; 122 phòng học bộ môn công nghệ; 100 phòng học bộ môn khoa học tự nhiên; 65 phòng học bộ môn tin học; 163 phòng học bộ môn ngoại ngữ; 188 phòng đa chức năng; 150 phòng tư vấn học đường và hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập.

- Mua sắm bổ sung: 574 bộ thiết bị tối thiểu lớp 6; 574 bộ thiết bị tối thiểu lớp 7; 574 bộ thiết bị tối thiểu lớp 8; 574 bộ thiết bị tối thiểu lớp 9 và 5.178 bộ máy tính.

d) Cấp trung học phổ thông

- Đầu tư xây dựng bổ sung: 64 phòng học do thiếu phòng học và tăng quy mô; đầu tư xây dựng bổ sung 29 phòng học bộ môn âm nhạc; 18 phòng học bộ môn tin học; 12 phòng bộ môn ngoại ngữ; 16 phòng đa chức năng; 14 phòng tư vấn; 29 phòng học bộ môn mỹ thuật; 15 phòng học bộ môn công nghệ; 29 phòng học bộ môn sinh học.

- Đầu tư xây dựng hoàn thiện các dự án: Trường Trung học phổ thông Đội Cấn (huyện Đại Từ), Trường Trung học phổ thông Lý Nam Đế (thị xã Phổ Yên). Xây dựng mới trường Trung học phổ thông Tức Tranh (huyện Phú Lương).

- Mua sắm bổ sung 278 bộ thiết bị tối thiểu lớp 10; 278 bộ thiết bị tối thiểu lớp 11; 278 bộ thiết bị tối thiểu lớp 12 và 1.750 bộ máy tính.

II. Giải pháp thực hiện

1. Tăng cường công tác truyền thông và quy hoạch mạng lưới trường, lớp học

- Tổ chức quán triệt, phổ biến sâu, rộng tới các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI; Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Tiếp tục thực hiện việc quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học theo Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII; triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025; Xây dựng kế hoạch, lộ trình để thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch và điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục.

2. Đầu tư, xây dựng, mua sắm thiết bị dạy học, quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất

- Hằng năm, rà soát cơ sở vật chất, thiết bị, đánh giá khách quan, chính xác, đúng thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở giáo dục; xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị còn thiếu, ưu tiên các hạng mục công trình, thiết bị theo lộ trình thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo đúng quy định đối với trường mầm non, phổ thông. Danh mục thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi bảo đảm đủ về số lượng, đúng về chủng loại và đạt chuẩn theo quy định.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có, tăng cường công tác bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy và học. Kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý cơ sở vật chất, thiết bị ở các cơ sở giáo dục, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả.

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

- Cân đối, bố trí phù hợp nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; lồng ghép hỗ trợ thực hiện đề án thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của ngành giáo dục và các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đáp ứng thực hiện các mục tiêu của đề án. Huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa; huy động các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tổng hợp và ưu tiên các nguồn lực để thực hiện đề án. Tập trung nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, thiết bị cho các trường mầm non và phổ thông theo lộ trình của Chương trình giáo dục phổ thông. Phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở các cấp học góp phần giải quyết nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất các trường học.

III. Kinh phí thực hiện

1. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án là: 2.820.409 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất: 2.227.720 triệu đồng.

- Kinh phí mua sắm thiết bị: 592.689 triệu đồng.

2. Cơ cấu nguồn vốn

Huy động, lồng ghép tất cả các nguồn kinh phí hằng năm của Trung ương, địa phương, huy động nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện cho cả giai đoạn, bao gồm:

a) Ngân sách Trung ương: Nguồn trái phiếu Chính phủ; các Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi vùng khó khăn; nguồn vốn ODA; nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các đề án, các chương trình dự án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Dự kiến tỷ lệ 10% tổng nhu cầu kinh phí).

b) Ngân sách tỉnh: Các chương trình, đề án, ngân sách địa phương cân đối; nguồn vốn đầu tư phát triển; nguồn thu xổ số kiến thiết hằng năm; nguồn chi thường xuyên (Dự kiến tỷ lệ 25% tổng nhu cầu kinh phí).

c) Ngân sách huyện: Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bố vốn; lồng ghép, các chương trình, đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh giao; nguồn vốn đầu tư phát triển; nguồn thu cấp quyền sử dụng đất; nguồn vượt thu; nguồn chi thường xuyên và các nguồn ngân sách khác theo phân cấp quản lý (Dự kiến tỷ lệ 60% tổng nhu cầu kinh phí).

d) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: (Dự kiến tỷ lệ 5% tổng nhu cầu kinh phí)./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 154/NQ-HĐND ngày 12/08/2021 thông qua Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho các trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.468

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.145.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!