Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 33-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 14/04/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 1997

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về trường giáo dưỡng".

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 3.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

VỀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 33/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.-

1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính buộc những người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này phải học văn hoá giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.

2. Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

a. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;

b. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa;

c. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa.

3. Thời hạn đưa vào trường giáo dưỡng từ sáu tháng đến hai năm.

Điều 2.-

1. Trường giáo dưỡng là nơi chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy chế này.

2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội.

3. Tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng phải tuân theo các quy định của pháp luật và Quy chế này.

Điều 3.-

1. Việc áp dụng biện pháp đưa người chưa thành niên có hành vi phạm pháp luật vào trường giáo dưỡng phải bảo đảm đúng người, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Quy chế này.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của học sinh trường giáo dưỡng.

Điều 4.- Kinh phí cho việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng do ngân sách Nhà nước cấp.

Điều 5.- Trường giáo dưỡng được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.

Chương 2:

THỦ TỤC ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 6.-

1. Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện).

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật, lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp người đó do cơ quan Công an cấp huyện hoặc tỉnh phát hiện, lập biên bản vi phạm thì cơ quan Công an phải tiến hành xác minh, làm báo cáo gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét lập hồ sơ đề nghị hoặc quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

3. Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật do cơ quan Công an cấp huyện hoặc tỉnh trực tiếp thụ lý trong các vụ án hình sự, qua điều tra thấy chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng thuộc diện đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này, thì cơ quan Công an thụ lý vụ án đó báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xét lập hồ sơ đề nghị hoặc quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gồm có:

- Tóm tắt lý lịch;

- Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó;

- Các biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có);

- Nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ, Ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em ở cơ sở, của cha mẹ hoặc người giám hộ;

- Báo cáo, đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện.

5. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.

Điều 7.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp kinh phí xây dựng nơi tạm giữ hành chính, tiền ăn cho những người không có nơi cư trú nhất định nói tại khoản 2 Điều 6 và những người nói tại khoản 3 Điều 6 có khả năng bỏ trốn trong quá trình lập hồ sơ chờ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chờ đưa vào trường giáo dưỡng, chỉ đạo các ngành hữu quan tổ chức quản lý chặt chẽ các đối tượng này.

Điều 8.-

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn để xét duyệt hồ sơ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hội đồng tư vấn gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an, Sở Tư pháp, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo cơ quan Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.

3. Thành viên Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp kinh phí cho Hội đồng tư vấn hoạt động.

Điều 9.-

1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Hội đồng tư vấn.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn phải họp để xét duyệt hồ sơ.

Điều 10.-

1. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị và chủ trì phiên họp; phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự. Hội đồng tư vấn họp xét duyệt và biểu quyết từng trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng. Căn cứ vào ý kiến và đa số phiếu của các thành viên trong Hội đồng tư vấn, thường trực Hội đồng tư vấn kết luận về từng đối tượng; phiên họp của Hội đồng tư vấn phải lập biên bản; trong biên bản phải ghi rõ ý kiến phát biểu của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân.

2. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm làm văn bản (có gửi kèm theo biên bản họp Hội đồng tư vấn) trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định.

Điều 11.- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 12.- Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được đưa vào trường giáo dưỡng; lý do; điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành.

Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại tố cáo của người được đưa vào trường giáo dưỡng, nơi và thời hạn khiếu nại. Giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của học sinh được thực hiện theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật.

Điều 13.-

1. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải được gửi cho người được đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp tỉnh và cấp xã, nơi người đó cư trú trong thời hạn 5 ngày, kể từ này ra quyết định.

2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Điều 14.-

1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người có quyết định vào trường giáo dưỡng.

2. Khi nhận được quyết định đưa người vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý, giám sát người được đưa vào trường giáo dưỡng, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh trong việc thi hành quyết định.

3. Trường hợp người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn, thì Giám đốc Công an cấp tỉnh ra lệnh truy bắt, tổ chức truy bắt và đưa vào trường giáo dưỡng.

Khi phát hiện người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn, mọi người có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt giữ người nói trên, cơ quan Công an phải lập biên bản, đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hành chính và đưa họ vào nhà tạm giữ hành chính, đồng thời báo cho cơ quan Công an cấp tỉnh đã ra lệnh truy bắt biết. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đến nhận người và đưa vào trường giáo dưỡng.

4. Thời hạn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày được người giáo dưỡng bắt đầu chấp hành tại trường giáo dưỡng.

Điều 15.-

1. Người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn thi hành quyết định khi có một trong những lý do sau đây:

a. Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b. Gia đình có khó khăn đặc biệt như thân nhân trong gia đình bị ốm nặng mà ngoài người đó, gia đình không còn ai để chăm sóc, gia đình bị thiên tai hoặc hoả hoạn. Các trường hợp này phải có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú xác nhận.

2. Khi điều kiện hoãn thi hành quyết định nói ở khoản 1 Điều này không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu thời gian hoãn đã quá nửa thời hạn ghi trong quyết định và người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật, hoặc lập công, thì có thể được miễn chấp hành quyết định.

3. Trong trường hợp nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, làm văn bản báo cáo (kèm các tài liệu liên quan) gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định.

4. Cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong việc xem xét, nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đề nghị hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định để báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 16.-

1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo, gồm:

- Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;

- Tóm tắt lý lịch;

- Bản tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng;

- Danh chỉ bản;

- Những tài liệu khác liên quan đến nhân thân (nếu có).

2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, phải lập biên bản giao nhận. Trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và khám sức khoẻ cho người được đưa vào trường, lập hồ sơ theo dõi quá trình tiến bộ của họ và định kỳ báo cáo với Bộ Nội vụ về tình hình giáo dục học sinh của trường.

Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng gọi tắt là học sinh.

Chương 3:

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 17.-

1. Trường giáo dưỡng được quản lý tối đa đến một nghìn học sinh. Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định quy mô quản lý học sinh từng trường, địa điểm xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý trường giáo dưỡng.

2. Nếu số học sinh vượt quá quy mô của trường quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vì lý do chính đáng khác mà phải điều chuyển học sinh từ trường giáo dưỡng này sang trường giáo dưỡng khác thì cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên của trường ký quyết định điều chuyển. Quyết định điều chuyển phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi học sinh cư trú và gia đình học sinh.

3. Các trường giáo dưỡng được quy hoạch, thiết kế xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Nội vụ.

Điều 18.-

1. Tổ chức, trường giáo dưỡng gồm có Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo dục, dạy văn hoá, hướng nghiệp, dạy nghề, y tế, bộ phận chuyên môn, kỹ thuật, hậu cần và lực lượng cảnh sát bảo vệ.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc thành lập, giải thể hoặc tách, nhập trường giáo dưỡng; quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của trường giáo dưỡng; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường giáo dưỡng.

Điều 19.- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải là người đã tốt nghiệp một trong các trường Đại học Cảnh sát, Đại học An ninh, Đại học Luật, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Sư phạm hoặc có trình độ tương đương trở lên, có kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

Điều 20.-

1. Cán bộ quản lý, giáo dục, dạy văn hoá, dạy nghề, cảnh sát bảo vệ của trường phải là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, kỹ thuật được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật phù hợp, có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, yêu nghề và tận tình chăm sóc, giáo dục học sinh.

2. Những cán bộ là giáo viên của trường giáo dưỡng được hưởng các chế độ ưu đãi, phụ cấp khác dành cho cán bộ giáo dục và được phong các danh hiệu giáo dục theo quy định chung của Nhà nước.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, HỌC TẬP, LAO ĐỘNG, SINH HOẠT, ĂN, Ở, MẶC VÀ CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI HỌC SINH

Điều 21.-

Học sinh trường giáo dưỡng phải chịu sự quản lý, giáo dục và phân công lao động của trường.

2. Học sinh trường giáo dưỡng được chia thành đội, lớp, căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật của họ. Mỗi đội, lớp phải có cán bộ trực tiếp phụ trách.

3. Học sinh ra khỏi trường phải được phép và có cán bộ giáo viên của trường quản lý, hướng dẫn.

4. Ban đêm học sinh ngủ trong các phòng tập thể có khoá cửa bên ngoài và có cán bộ thường trực tại các khu ở.

Điều 22.- Học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn, thì Hiệu trường trường giáo dưỡng ra lệnh truy bắt, tổ chức truy bắt và đưa về trường. Khi phát hiện học sinh trường giáo dưỡng trốn, mọi người có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt giữ học sinh có lệnh truy bắt, cơ quan Công an phải lập biên bản, đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hành chính và đưa họ vào nhà tạm giữ hành chính đồng thời báo cho trường giáo dưỡng biết. Ngay sau khi nhận được thông báo, trường giáo dưỡng có trách nhiệm đến nhận học sinh và đưa về trường.

Điều 23.-

1. Việc trích xuất học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng để phục vụ cho công tác điều tra, xét xử hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Lệnh trích xuất phải ghi rõ mục đích và thời hạn trích xuất. Thủ tục trích xuất do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

2. Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa học sinh đi và trả lại trường đúng thời hạn đã ghi trong lệch trích xuất. Khi giao nhận học sinh theo lệnh trích xuất phải lập biên bản. Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành quyết định tại trường.

Điều 24.-

1. Học sinh trường giáo dưỡng được học văn hoá theo chương trình chung của Nhà nước. Việc học văn hoá đối với học sinh chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc. Đối với những học sinh khác thì tuỳ khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học tập.

2. Kinh phí dùng cho việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 3 kg gạo.

Điều 25.-

1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Số điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề trong các trường giáo dưỡng có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông.

Điều 26.-

1. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức của học sinh.

2. Không được sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

3. Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian lao động và học tập trên lớp không quá 7 giờ trong một ngày. Chỉ được sử dụng học sinh làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong những trường hợp thật cần thiết và theo quy định của pháp luật lao động.

4. Kết quả lao động do học sinh làm ra được sử dụng để phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của họ.

Điều 27.- Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.

Điều 28.- Học sinh được sắp xếp ở trong các phòng tập thể. Tuỳ lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất mức độ vi phạm pháp luật và giới tính mà sắp xếp chỗ ở cho phù hợp. Phòng ở phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5m2.

Điều 29.-

1. Mỗi học sinh có giường hoặc sàn nằm mặt bằng gỗ, có chiếu, màn. Các trường ở phía Nam mỗi học sinh được cấp một tấm đắp. Các trường ở phía Bắc, mỗi học sinh được cấp một chăn bông 2 kg, có vỏ và 1 áo ấm. Màn, chăn bông, tấm đắp ba năm được cấp một lần. Mỗi năm, mỗi học sinh được cấp 2 chiếc chiếu, 2 bộ quần áo dài, 1 bộ quần áo đồng phục, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 2 đôi dép nhựa, 2 bàn chải đánh răng, 1 áo mưa nilông, 1 chiếc mũ cứng. Mỗi quý, mỗi học sinh được cấp 1 tuýp thuốc đánh răng loại thông thường, 0,9 kg xà phòng.

2. Học sinh nữ được cấp thêm mỗi tháng một số tiền tương đương với 1,5 kg gạo.

Điều 30.-

1. Tiêu chuẩn ăn của mỗi học sinh trong 1 tháng quy định như sau:

- Gạo 15 kg;

- Thịt 0,5 kg;

- Cá 0,5 kg;

- Đường 0,5 kg;

- Nước mắm 1 lít;

- Muối 0,5 kg;

- Rau xanh 15 kg;

- Chất đốt tương đương 15 kg than.

Ngày lễ, tết học sinh được ăn thêm, nhưng không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

2. Chế độ ăn, nghỉ đối với học sinh ốm đau do y, bác sĩ chỉ định.

3. Kinh phí dùng mua thuốc chữa bệnh cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 1 kg gạo.

Điều 31.-

1. Học sinh ốm được điều trị tại cơ sở y tế của trường. Trường hợp học sinh ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị tại cơ sở y tế của trường, mà gia đình có đơn bảo lãnh xin cho điều trị, chăm sóc tại nhà hoặc phải chuyển đến bệnh viện thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định (trừ trường hợp đưa đến bệnh viện để cấp cứu). Nếu sau khi cấp cứu, học sinh phải ở lại bệnh viện điều trị lâu dài, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định. Quyết định tạm đình chỉ được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Khi điều kiện tạm đình chỉ không còn thì học sinh phải trở lại trường giáo dưỡng để tiếp tục chấp hành quyết định. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

2. Kinh phí chữa bệnh cho học sinh do ngân sách Nhà nước cấp. Trường giáo dưỡng trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện, nơi học sinh được chuyển đến để điều trị. Trường hợp gia đình bảo lãnh học sinh về điều trị tại nhà thì gia đình phải chịu toàn bộ kinh phí khám chữa bệnh.

Điều 32.-

1. Trường hợp học sinh bị chết tại trường, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo ngay cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan y tế gần nhất đến lập biên bản xác định nguyên nhân chết, có học sinh của trường làm chứng, đồng thời thông báo cho thân nhân học sinh bị chết biết. Sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà các cơ quan nói trên và thân nhân học sinh bị chết không đến hoặc thân nhân học sinh bị chết không có khả năng đưa về mai táng, thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do ngân sách Nhà nước cấp.

2. Trường hợp học sinh bị tai nạn, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn theo quy định của pháp luật.

Điều 33.-

1. Học sinh trường giáo dưỡng được gặp người thân đến thăm tại nhà tiếp đón của trường và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp.

2. Học sinh được gửi, nhận thư, tiền, quà, trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm. Trường có trách nhiệm kiểm tra các gói quà trước khi trao cho học sinh. Học sinh phải gửi tiền mặt vào bộ phận lưu ký của trường và sử dụng theo quy định của trường.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể chế độ thăm, gặp, nhận tiền, quà, nhận và gửi thư của học sinh.

Điều 34.- Khi có việc tang của thân nhân trong gia đình hoặc có trường hợp cấp thiết khác và có đơn xin bảo lãnh của gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xét cho học sinh về nhà không quá 5 ngày, không kể thời gian đi đường.

Điều 35.-

1. Học sinh đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành quyết định.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định tại trường trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc giảm thời hạn chấp hành quyết định. Quyết định giảm thời hạn được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú và gia đình học sinh.

Điều 36.-

1. Chậm nhất là 15 ngày trước khi hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường.

2. Khi hết hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận hết hạn cho học sinh, gửi bản sao giấy chứng nhận cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân huyện, nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi học sinh cư trú.

3. Học sinh ra trường có trách nhiệm phải trả lại chiếu, chăn, màn và những đồ dùng được nhà trường cho mượn; được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký tại trường, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề (nếu có); tiền ăn đường và tiền tàu xe. Trường hợp thời hạn chấp hành quyết định đã hết mà học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị biện pháp giáo dục, quản lý tiếp theo gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp xã, nơi cư trú.

4. Đối với những học sinh đã chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng mà không rõ cha mẹ, nơi cư trú thì trường liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tìm biện pháp giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

5. Đối với những học sinh dưới 15 tuổi và những học sinh ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa học sinh về tận gia đình hoặc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa ra trường giáo dưỡng.

Điều 37.- Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra trường phải trình báo Uỷ ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi mình cư trú.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 38.- Trong thời gian ở trường, nếu học sinh tiến bộ rõ rệt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy chế trường giáo dưỡng và nội quy của trường, lập công, thì được Hiệu trưởng xét và khen thưởng bằng các hình thức sau:

- Biểu dương;

- Thăm quan do trường tổ chức;

- Thưởng tiền hoặc hiện vật;

- Thưởng 5 ngày phép về thăm gia đình không kể thời gian đi đường và một khoản tiền để ăn đường, mua vé tầu, xe đi về;

- Được đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định.

Điều 39.-

1. Trong thời gian ở trường, nếu học sinh vi phạm quy chế trường giáo dưỡng, nội quy của trường, lười học, lười lao động, Hiệu trưởng xét và quyết định kỷ luật bằng các hình thức sau:

- Phê bình;

- Cảnh cáo trong toàn trường;

- Giáo dục tại phòng kỷ luật 5 ngày. Học sinh bị đưa vào phòng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn trường.

2. Nếu học sinh có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều 40.- Các quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật phải bằng văn bản do Hiệu trưởng ký và lưu vào hồ sơ của học sinh.

Chương 6:

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 41.- Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

1. Thống nhất quản lý và tổ chức chỉ đạo các trường giáo dưỡng trong phạm vi cả nước;

2. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đúng quy định của pháp luật;

3. Ban hành nội quy trường giáo dưỡng, các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu cần thiết để tổ chức thực hiện;

4. Phối hợp với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 42.- Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc phòng bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh.

Điều 43.- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình học tập, giảng dạy trong trường giáo dưỡng, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng học tập, việc thi và cấp chứng chỉ cho học sinh học văn hoá, học nghề và hỗ trợ đội ngũ giáo viên cho trường. Tạo điều kiện cho học sinh ra trường tiếp tục được học tập tại địa phương.

Điều 44.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức dạy nghề trong các trường giáo dưỡng, giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi ra trường.

Điều 45.- Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng theo kế hoạch được duyệt hàng năm của Bộ Nội vụ.

Điều 46.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1. Cấp đất, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường giáo dưỡng đóng tại địa phương mình trong quá trình thành lập và hoạt động.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng của địa phương mình tổ chức, tạo điều kiện cho những học sinh đã ra trường tiếp tục học tập hoặc tìm việc làm và tiếp tục giúp đỡ họ hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.

Điều 47.- Bộ Nội vụ và các Bộ có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Quy chế này.

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 33-CP

Hanoi, April 14, 1997

 

DECREE

TO ISSUE THE REGULATION ON REFORMATORIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of the Interior

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the "Regulation on reformatories".

Article 2.- This Decree takes effect after fifteen days from the date of its signing. All the earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

The Ministers of the Interior, Justice, Labor, War Invalids and Social Affairs, Finance, Education and Training and Health, the Minister-Chairman of the Vietnam Committee for Protection and Care of Children shall, within the scope of their functions and tasks, have to guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION ON REFORMATORIES

(issued together with Decree No. 33-CP of April 14, 1997 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The objects to be sent to the reformatory include:

a/ Persons who are of from full 12 years to less than 14 years of age and commit acts that involve elements of serious crimes prescribed in the Penal Code.

b/ Persons who are of from full 12 years to less than 16 years of age and commit acts that involve elements of lesser crimes prescribed in the Penal Code, have been educated several times by the local administration and people but fail to make rectification.

c/ Persons who are of from full 12 years to less than 18 years of age, have repeatedly committed administrative violations in the field of social order and safety and have been educated several times by the local administration and people but fail to make rectification.

3. The duration of being put in a reformatory is from six months to two years.

Article 2.-

1. A reformatory is a place for enforcing decisions to send to the reformatory the minor offenders prescribed in Clause 2, Article 1 of this Regulation.

2. The reformatory has the task of supervising their students, providing them with ethic and law education, general education, guidance orientation education, job training and organizing labor suitable to their ages in order to help them to rectify themselves for a healthy physical and intellectual development to become honest and useful citizens of the society.

3. The organization and operation of the reformatory shall comply with the provisions of law and this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The measure to send minor offenders to the reformatory must be applied to the right persons, according to the right order, procedure and competence prescribed in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and this Regulation.

2. All acts of infringing upon the life, health, dignity and honor of the students of reformatories are strictly forbidden.

Article 4.- The fund for the building, organization and operation of the reformatories shall be supplied by the State Budget.

Article 5.- Reformatories shall be allowed to directly receive material support from the local Peoples Committees, State agencies, economic organizations, social organizations, charity organizations, Vietnamese individuals and foreign organizations and individuals for organizing the general education, vocational guidance education and job training for their students, purchasing learning aid and essentials for students daily life.

Chapter II

PROCEDURE FOR SENDING PERSONS TO REFORMATORIES

Article 6.- For a minor offender who needs to be sent to the reformatory, the President of the Peoples Committee of the commune, ward or township (hereafter referred to as the commune Peoples Committee) where the minor resides shall make a dossier and submit it to the President of the Peoples Committee of the rural or urban district or the town under a province (hereafter referred to as the district Peoples Committee).

Within seven days from the date of receipt of the dossier, the President of the district Peoples Committee shall verify it, make a written proposal on sending the minor to the reformatory and submit it to the President of the Peoples Committee of the province or city directly under the Central Government (here after referred to as the provincial Peoples Committee).

2. For a minor without a fixed dwelling, the President of the Peoples Committee of the commune where the minor commits an offense shall make a report thereon and report the case to the President of the district Peoples Committee. If the district or provincial police agency discovers a minor committing an offense and makes a record thereon, it shall verify the case and send a report thereon to the Peoples Committee of the same level for consideration on making a proposal or a decision to send the minor to a reformatory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within ten days from the date of receipt of the records and the report, the President of the district Peoples Committee shall gather information, consider and make a dossier proposing to send the minor to the reformatory and submit it to the President of the provincial Peoples Committee.

4. The dossier proposing to send a minor to the reformatory includes:

- The summarized curriculum vitae of the minor;

- Records on the minors committed offenses;

- The educational measures already applied (if any);

- The comments of the police agency, the local organizations of the Youth Union, Womens Union, and the Committee for Protection and Care of Children, the minors parents or guardian;

- The report and proposal of the commune or district Peoples Committee.

5. The police agency shall have to assist the Peoples Committee of the same level in collecting materials to make the dossier.

Article 7.- The provincial Peoples Committee shall have to provide funding for the building of administrative detention places and meals for the persons without a fixed dwelling stated in Clause 2 of Article 6 and the persons stated in Clause 3 of Article 6 who may escape during the time their dossiers are made pending a decision of the President of the provincial Peoples Committee or who are waiting for being sent to the reformatory, and direct the concerned branches in strictly supervising these objects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The President of the provincial Peoples Committee shall issue a decision to set up a Consulting Council to assist him/her in considering the dossiers.

2. The Consulting Council shall be composed of leading officials of the police, the provincial Department of Justice, the provincial Committee for Protection and Care of Children. The representative of the police shall act as the standing member of the consulting council.

3. The Consulting Council members shall work on a part-time basis.

4. The provincial Peoples Committee shall have to provide funding for the operation of the consulting council.

Article 9.-

1. After receiving the dossier proposing to send a minor to the reformatory, the President of the provincial Peoples Committee shall refer it to the consulting council.

2. Within twenty days from the date of receipt of the dossier, the Consulting Council shall meet to consider it.

Article 10.-

1. The standing member of the Consulting Council shall have to prepare and chair the meeting; every meeting of the Consulting Council shall be attended by a representative of the Peoples Procuracy of the same level. At its meeting the Consulting Council shall consider and make a vote on a case-by-case basis whether or not to send a person to the reformatory. On the basis of the opinions and the majority vote of the members of the Consulting Council, the standing member shall make a conclusion on each case; the meeting of the Consulting Council must be recorded in a minutes which clearly reflects the opinion of the representative of the Peoples Procuracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Within ten days from the date of receipt of the written proposal of the Consulting Council, the President of the provincial Peoples Committee shall decide on the sending of a minor to the reformatory.

Article 12.- The decision to send a person to the reformatory must clearly indicate the date of its issue, the full name, birth date and residence of the person being sent to the reformatory; the reasons; the provisions and name of the legal document invoked, term and place for execution of the decision.

The decision must clearly state the right of the subject person to make a complaint or denunciation, the place where such complaint can be lodged and time limit for making a complaint. The settlement of complaints and denunciations filed by reform school students shall comply with the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and other provisions of law.

Article 13.-

1. Within three days from the date of its issue, the decision to send a person to the reformatory must be sent to the provincial Peoples Procuracy. Within five days from such date, the decision must be sent to the subject person, his/her parents or guardian, the police agencies of the province and the commune where he/she resides.

2. For a person without a fixed dwelling, within five day from the date of its issue, the decision must be sent to the President of the Peoples Committee of the district where the dossier is made.

Article 14.-

1. Within five days from the date of issue of the decision, the provincial police agency shall have to coordinate with the subject persons family or guardian in sending him/her to the reformatory.

2. Upon receiving a decision to send a person to the reformatory, the President of the district or commune Peoples Committee shall direct the police agency of the same level to work out a plan for supervising the person and at the same time coordinate with the provincial police agency in enforcing the decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any person who discovers the escapee shall have to notify the nearest police station or Peoples Committee. When arresting the escapee, the police agency must make a record thereon and request a competent police agency to issue a decision on administrative detention before putting the escapee into an administrative detention house and at the same time notify the provincial police agency that has issued the arrest warrant thereof. Right after receiving the notice, the provincial police agency shall have to dispatch its personnel to receive the escapee and escort him/her to the reformatory.

4. The term for execution of the decision to send a person to the reformatory shall start from the date on which the person begins to postpone at the reformatories.

Article 15.-

1. For a person to whom a decision to send him/her to the reformatory is issued, the enforcement of the decision may be postponed for one of the following reasons:

a/ He/she falls critically ill and it is so certified by a hospital of the district or higher level;

b/ His/her family runs into special difficulties such as a family member is critically ill and there is in the family nobody else but the subject person to take care of the ill member, or his/her family suffers from a fire or a natural calamity. In these cases a written request certified by the Peoples Committee of the commune where the subject person resides is required

2. When the conditions stated in Clause 1 of this Article for the postponement of the execution of the decision no longer exist, the decision shall be executed; if the execution has been deferred for a period longer than half of the term stated in the decision and the subject person has made noticeable progress in his/her observance of law or had a meritorious deed, he/she may be exempt from executing the decision.

3. For the cases stated in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the President of the Peoples Committee of the commune where the subject person resides shall make a report (attached with related documents) and submit it to the district peoples Committee. Within five days from the date of receipt of the report, the President of the district Peoples Committee shall consider and propose it to the President of the provincial Peoples Committee to decide on the deferment of or exemption from the execution of the decision .

4. The police agency of the same level shall have to assist the President of the Peoples Committee in considering and examining the dossiers requesting for the deferment of or exemption from the execution of the decision and report them to the President of the provincial Peoples Committee for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When sending a person to the reformatory, there must be an accompanying dossier which includes:

- The decision to send the person to the reformatory;

- His/her brief curriculum vitae;

- A summary of the offense that has prompted the proposal to send him/her to the reformatory;

- His/her criminal record;

- Other documents relating to his/her personal identification (if any);

2. Upon receiving a person to whom a decision to send him/her to the reformatory is issued, a record on the hand-over must be made. The reformatory shall have to check the dossier, the identity card of the person and examine his/her health, draw up a file to follow his/her progress and make regular reports on the education of the school students to the Ministry of the Interior.

The persons who are serving the decisions to send them to reformatories are referred to as students for short.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.-

1. A reformatory may manage a maximum of one thousand students. Depending on the concrete situation and conditions, the Minister of the Interior shall decide the number of students to be managed by each school, its location and managerial apparatus.

2. If the actual number of students exceeds the number prescribed in Clause 1 of this Article or for other plausible reasons some students must be transferred to from one to another reformatory the immediate higher managing agency of the school shall sign the decision to effect such transfer. The transfer decision shall be sent to the provincial Peoples Committees that have issued decisions to send persons to the reformatories, the Peoples Committees of the communes where the students reside and to the students families.

3. The planning and construction designs of the reformatories shall comply with the regulation of the Ministry of the Interior.

Article 18.-

1. A reformatory is staffed with a principal and deputy principals, personnel in charge of the supervisory work, teaching general education, vocational guidance training, job training and medical matters and specialized, technical and logistic sections; and a security police team.

2. The Minister of the Interior shall decide the establishment, dissolution, separation or merger of reformatories, define their organization, concrete functions, tasks and powers, define the tasks and powers and decide the appointment or dismissal of principals, deputy principals of the reformatories.

Article 19.- The principals and deputy principals of the reformatories must have graduated from either of the Police College, the Security College, the Law University, the National University of Social Sciences and Humanities or the Teachers Training College or have attained equivalent or higher degrees, have experiences in managing and educating students, good political and ethical qualifications and a high sense of organization and discipline.

Article 20.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The teaching personnel of a reformatory shall enjoy other preferential regimes and allowances granted to educational workers and be conferred with education titles as prescribed by the State.

Chapter IV

REGIMES OF SUPERVISION, EDUCATION, LEARNING, LABOR, ACTIVITIES, MEALS, ACCOMMODATION, CLOTHING AND HEALTHCARE FOR STUDENTS

Article 21.-

1. Reform school students must place themselves under the management, education and labor assignment of their schools.

2. Students of a reformatory shall be grouped into teams and classes, depending on their age, sex, educational level, nature and seriousness of their offenses. Each team or class shall be supervised by a teacher of the school

3. Students may leave the school only with permission and under the supervision and the guidance of the schools teacher(s).

4, At night, students shall sleep in locked rooms and there shall be school teachers on duty at the buildings where the students live.

Article 22.- If any student escapes from the reformatories, the principal of the reformatories shall issue an order to arrest the escapee, organize the arrest and escort the escapee back to the school.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.-

1. The segregation of a student from his/her reformatory in service of an investigation or a trial or in other special cases shall be effected only when there is an order for segregation issued by a competent agency as prescribed by law. The segregation order must clearly indicate the purpose and duration of the segregation. The segregation procedure shall be defined by the Minister of the Interior.

2. The agency requesting the segregation shall have to bring the student from and back to the school on schedule as stated in the segregation order. The hand-over and receipt of a student under a The segregation order must be recorded in a minutes. The segregation duration shall be included in the term of execution of the decision at the school.

Article 24.-

1. All reform school students shall be eligible for general education according to the general curriculum of the State. To learn general education is compulsory for students who have not yet completed the primary education. Education for other students shall be organized depending on the practical capability and conditions of each school.

2. The monthly funding for the purchase of textbooks, notebooks and learning aid for each student shall be equivalent to the value of 3 kg of rice.

Article 25.-

1. The reformatories shall have to organize for the students term-end and academic year-end examinations and examinations for promotion to higher-level general education, for the selection of excellent students or the admission to specialized classes in compliance with the regulations of the Ministry of Education and Training.

2. The registry of marks, learning records, dossiers, charts and forms relating to the learning and teaching at the reformatories must conform to the forms set by the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.-

1. Besides their class time, students shall participate in labor activities organized by their school. Each reformatory shall have to assign labor suitable to the ages and health of the students so as to ensure their normal physical, intellectual and ethical development.

2. Students shall not be employed in heavy, dangerous and hazardous jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.

3. Students working time must not be longer than their learning time. The working time plus the class time shall not exceed seven hours per day. Students may be employed to work overtime or at night only in extremely necessary cases and in accordance with the labor legislation.

3. The fruits of the students labor shall be used in service of their learning and daily activities.

Article 27.- Besides their study, job training and working hours, students may take part in cultural, art, sport and gymnastic activities, reading books, watching television programs and other entertainment activities organized by their schools.

Article 28.- Students shall be arranged to live in collective rooms. Depending on their ages, sex, characteristics of their personal identification, nature and seriousness of their offenses, they shall be arranged in suitable rooms. Their living rooms must be airy in summer and close to the wind in winter, and ensure a hygienic environment. The minimum sleeping area is 2.5 m2 per student.

Article 29.-

1. Each student shall have a bed or a sleeping wood board with a mat and a mosquito-net. In Southern reformatories, each student shall be supplied with a light blanket. In reformatories in the North, each student shall be supplied with a cotton blanket of 2 kg with a cover and a warm coat. Mosquito-nets, cotton blankets and light blankets shall be supplied once every three years. Every year, each student shall be supplied with 2 mats, 2 sets of clothes, 1 uniform set, 2 sets of underwear, 2 face towels, 2 plastic slippers, 2 tooth brushes, 1 nylon rain coat and 1 hard hat. Every quarter, each student shall be supplied with 1 tooth paste of ordinary kind and 0.9 kg of soap.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.-

1. The monthly food ration of each student is defined as follows:

- 15 kg of rice;

- 0.5 kg of meat;

- 0.5 kg of fish;

- 0.5 kg of sugar;

- 1 liter of fish sauce;

- 0.5 kg of salt;

- 15 kg of vegetables;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On each festive day or traditional new year holiday, students shall be provided with extra food which shall not exceed 5 times the ordinary daily ration.

2. The meal and rest regimes for to sick students shall be prescribed by the schools doctor.

3. The monthly expense of medicines for each student shall be equivalent to the value of 1 kg of rice.

Article 31.- Sick students shall be treated at the health station of their reformatory. In cases where a student falls critically ill or suffers from an acute disease which is beyond the capability to cure of the schools health station while and his/her family makes a guarantee application for looking after him/her at home or he/she needs to be hospitalized, the principal of the reformatory must report the case to the Minister of the Interior and propose him/her to issue a decision on temporary suspension of the enforcement of the decision to send the subject person to the reformatory (except the case where the student is sent to hospital for emergency) If, after the emergency aid, the sick student needs to be treated for a long time in the hospital, the principal of the reformatory shall report the case to the Minister of the Interior and propose him/her to issue a decision on temporary suspension of the enforcement of the decision to send the person to the reformatory, The temporary suspension decision shall be sent to the provincial Peoples Committee that has issued the decision to send the person to the reformatory. When the condition for temporary suspension no longer exists, the student shall has to return to the school to resume his/her execution of the decision to send him/her to the reformatory. The temporary suspension time shall not be included in the decision-executing term.

2. The expense of medical treatment for students shall be funded by the State Budget. The reformatory shall effect the payment of hospital fees directly to the hospital where the student has been treated. In cases where the students family guarantees for him/her to be treated at home, all medical treatment costs shall be borne by his/her family.

Article 32.-

1. In cases where a student dies at the reformatory, the principal of the school shall have to immediately report it to the investigation agency, the Peoples Procuracy and the nearest medical agency to send their representatives to the school to make a record determining the cause of the death in the witness of the school students and at the same time inform the dead students relatives of the death. If, after 24 hours from the time of the notice but nobody from the aforesaid agencies and the dead students relatives comes to the school or the dead students relatives cannot afford a funeral at home, the reformatory shall have to organize it instead. The cost of the funeral shall be covered by the State Budget.

2. In cases where a student has an accident, the principal of the reformatory must complete the necessary procedures for the victim to enjoy the accident allowance as prescribed by law.

Article 33.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Students may send letters and receive letters, money, presents, excluding alcohols, beer, cigarettes, stimulants, banned objects and cultural products. The school shall have to check the presents before delivering them to students. Students shall deposit their cash money at the schools depository and spend it in accordance with the rules of the school.

3. The Minister of the Interior shall define in detail the regime on relatives visits and meeting, receipt of money and presents, receipt and sending of letters of students.

Article 34.- When there is a funeral of a member of a students family or another exigent case with his/her familys guarantee application certified by the commune Peoples Committee, the principal of the reformatory may permit the student to visit his/her home for not more than five days, excluding the traveling time.

Article 35.-

1. Students who have already served for half of the prescribed term and who have made noticeable progress or recorded a meritorious deed, shall be considered for the reduction of their decision-executing term.

2. The Minister of the Interior shall decide the reduction of the term of execution of the decision at the proposal of the principal of the reformatory. Within fifteen days from the date of receipt of such proposal from the principal of the reformatory, the Minister of the Interior shall have to consider and decide the reduction of the term of execution of the decision. This decision shall be sent to the provincial Peoples Committee that has issued the decision to send the person to the reformatory, the Peoples Committee of the commune where such person resides and to his/her family.

Article 36.-

1. Not later than fifteen days before the expiry of a students term of execution of the reformatory measure, the principal of the reformatory shall inform the provincial Peoples Committee that has issued the decision to send such person to the reformatory, the Peoples Committee of the commune where the person resides and to his/her family of the date he/she shall leave the school.

2. When the term of execution of the decision to send a person to the reformatory has expired, the principal of the reformatory shall issue a certificate of completion of the term to the student, send its copies to the provincial Peoples Committee that has issued the decision, the district Peoples Committee that has so proposed and the Peoples Committee of the commune where the student resides.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. For a student who has completed the execution of the reformatory measure and whose parents and dwelling cannot be identified, his/her reformatory shall inform the case to the provincial Peoples Committee that has issued the decision to send him/her to the reformatory so that the latter shall have to find measures to render assistance, arrange accommodation, find job, arrange schooling for the student suitable to his/her age.

5. For students who are under than 15 years old and students who are sick or diseased and they have no relatives to take them home on the day they are released from the reformatory, the reformatory shall have to assign its personnel to take such students to their families or to the provincial Peoples Committees that have issued decisions to send such persons to the reformatories.

Article 37.- The person who has completed the execution of the decision to send him/her to the reformatory shall have to, within ten days from the date of his/her release, report thereon to the Peoples Committee and the police of the commune where he/she resides

Chapter V

TO REWARD AND DISCIPLINE REFORMATORIES STUDENTS

Article 38.- During their stay in the reformatories, students who have made marked progress and strictly observed the provisions of law, the Regulation on Reformatories and the rules of their schools shall be eligible for consideration to be rewarded by the school principal in the following forms:

- To be commended;

- To take part in visits organized by the school;

- To receive a reward in kind or in cash;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To be proposed for a reduction of the term of execution of the decision.

Article 39.-

1. During their term in the reformatory, students who have breached the Regulation on Reformatories, rules of their schools, have been lazy in study and labor, the school principal shall consider and decide on imposing a discipline on such students in one of the following forms:

- To be reproved;

- To be warned in front of all students;

- To be educated in the discipline room for 5 days. Students who are confined in the discipline room must make a written self-criticism of their mistakes and read it in front of all students.

2. Any student who commits an offense may be, depending on the nature and seriousness of his/her offense, subject to an administrative sanction, examined for penal liability, if material damage is caused, compensation shall be made accordance with the civil legislation.

Article 40.- Decisions to reward or discipline students must be made in writing, signed by the principal and filed in the students records.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- The Ministry of the Interior shall have to:

1. Solely manage and direct the reformatories in the whole country;

2. Regularly urge, supervise, monitor and ensure the execution of the measure to send persons to the reformatory in accordance with the provisions of law;

3. Issue the rules of the reformatories, guiding documents and necessary forms for the implementation thereof;

4. Coordinate with the Vietnam Committee for Protection and Care of Children, the Ministry of Finance, the Ministry of Health, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment, the local administration, State agencies, economic organizations and social organizations in organizing well the enforcement of the measure to send persons to the reformatories.

Article 42.- The Ministry of Health shall have to coordinate with the Ministry of the Interior in guiding the prevention, examination and treatment of diseases and organizing regular medical check-ups for students.

Article 43.- The Ministry of Education and Training shall have to coordinate with the Ministry of the Interior in designing the educational curriculum in reformatories, guiding and controlling the learning quality, examinations and the granting of education and job training certificates to students and supporting these schools with contingents of teachers;; provide conditions for students to continue their education in localities after their release from the reformatories.

Article 44.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to support and guide the job training in the reformatories, recommend jobs for students after their lease from the schools.

Article 45.- The Ministry of Finance shall have to provide funding for the building, organization and operations of the reformatories according to the approved annual plans of the Ministry of the Interior.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Allocate land, provide material support and favorable conditions for the school(s) located in its locality during the process of building and operation of the school(s)

2. Guide and direct the district and commune Peoples Committees and local functional agencies in organizing and creating conditions for students to continue their education or find jobs as well as helping them to integrate into the community life.

Article 47.- The Ministry of the Interior and the concerned Ministries shall have to provide detailed guidance for the implementation of this Regulation.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 33-CP ngày 14/04/1997 về Quy chế về môi trường giáo dưỡng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.945

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.218.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!