Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật giáo dục 1998 số 11/1998/QH10

Số hiệu: 11/1998/QH10 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 02/12/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/1998/QH10

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1998

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI SỐ 11/1998/QH10 NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1998 GIÁO DỤC

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật giáo dục

Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

3. Nội dung, phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục; chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, giáo trình. Chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cấp học và từng trình độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định và tính thống nhất.

Điều 5. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

1. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

2. Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông;

3. Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

4. Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.

Điều 7. Văn bằng, chứng chỉ

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp bậc học, cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp tiểu học, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.

Điều 8. Phát triển giáo dục

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, bảo đảm điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Điều 10. Phổ cập giáo dục

1. Nhà nước quyết định kế hoạch và trình độ giáo dục phổ cập, có chính sách bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi quy định của gia đình mình được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Điều 11. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 12. Đầu tư cho giáo dục

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Điều 13. Quản lý nhà nước về giáo dục

Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

Điều 14. Vai trò của nhà giáo

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Điều 15. Nghiên cứu khoa học

1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hoá, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.

2. Trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất có trách nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Điều 16. Không truyền bá tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác

Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 17. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục

Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.

Cấm mọi hành vi thương mại hoá hoạt động giáo dục.

Chương 2:

HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Mục 1: GIÁO DỤC MẦM NON

Điều 18. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

Điều 19. Mục tiêu của giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Điều 20. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non

1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

2. Phương pháp chủ yếu trong giáo dục mầm non là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

Điều 21. Cơ sở giáo dục mầm non

Cơ sở giáo dục mầm non gồm:

1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;

2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi;

3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và trường mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

Mục 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Điều 22. Giáo dục phổ thông

Giáo dục phổ thông gồm:

1. Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu đến mười bốn tuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

2. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;

3. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể bắt đầu học ở tuổi cao hơn tuổi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 23. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Điều 24. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông

1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học.

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông. Ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

3. Nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông được thể hiện thành chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.

Điều 25. Sách giáo khoa

1. Sách giáo khoa phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học, lớp học.

2. Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.

3. Nhà nước quản lý việc xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa.

Điều 26. Cơ sở giáo dục phổ thông

Cơ sở giáo dục phổ thông gồm:

1. Trường tiểu học;

2. Trường trung học sơ sở;

3. Trường trung học phổ thông;

4. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Điều 27. Văn bằng giáo dục phổ thông

1. Học sinh học hết chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Mục 3: GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 28. Giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp gồm:

1. Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

2. Dạy nghề dành cho người có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học; được thực hiện dưới một năm đối với các chương trình dạy nghề ngắn hạn, từ một đến ba năm đối với các chương trình dạy nghề dài hạn.

Điều 29. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp.

Dạy nghề nhằm đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp

1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.

2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề.

3. Nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải được thể hiện thành chương trình giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ chuyên ngành quy định chương trình khung về giáo dục trung học chuyên nghiệp gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, trường trung học chuyên nghiệp xác định chương trình giáo dục của trường mình.

Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định về nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề.

Điều 31. Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn

1. Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp, chương trình dạy nghề dài hạn.

2. Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn do Hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường.

Điều 32. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:

a) Trường trung học chuyên nghiệp;

b) Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).

2. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.

Điều 33. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp

1. Học sinh học hết chương trình trung học chuyên nghiệp, chương trình dạy nghề dài hạn, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp.

Học sinh học hết chương trình dạy nghề ngắn hạn, chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề tại các trường trung học chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định được dự kiểm tra để lấy chứng chỉ.

2. Hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề.

Hiệu trưởng trường dạy nghề cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề; Giám đốc trung tâm dạy nghề cấp chứng chỉ nghề.

Mục 4: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

Điều 34. Giáo dục đại học và sau đại học

Giáo dục đại học và sau đại học gồm:

1. Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ đại học:

a) Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;

b) Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

2. Giáo dục sau đại học đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ:

a) Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện trong hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;

b) Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo sau đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.

Điều 35. Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học

Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề khoa học - công nghệ và hướng dẫn hoạt động chuyên môn.

Điều 36. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học và sau đại học

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học và sau đại học được quy định như sau:

1. Đối với giáo dục đại học:

a) Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ môn khoa học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới.

Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.

Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn;

b) Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng;

c) Nội dung, phương pháp giáo dục đại học phải được thể hiện thành chương trình giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành; giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình.

2. Đối với giáo dục sau đại học:

a) Nội dung giáo dục sau đại học phải giúp cho người học phát triển và hoàn thiện kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành, các bộ môn khoa học Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy năng lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng đóng góp vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội của đất nước.

Đào tạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình.

Đào tạo trình độ tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lực tiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn;

b) Phương pháp đào tạo thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.

Phương pháp đào tạo tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn;

c) Nội dung, phương pháp giáo dục các môn học, chuyên đề, luận văn, luận án theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 37. Giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học

1. Giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng, trường đại học.

2. Nhà nước có chính sách bảo đảm để các trường cao đẳng, trường đại học có đủ giáo trình chủ yếu.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học. Giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học theo chuyên ngành của từng trường do Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường.

Điều 38. Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học

1. Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gồm:

a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng;

b) Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao;

c) Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường đại học do Chính phủ quy định.

Điều 39. Văn bằng giáo dục đại học và sau đại học

1. Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng.

Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư, của ngành kiến trúc là bằng kiến trúc sư, của ngành y tế là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học.

2. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được bảo vệ luận văn và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng thạc sĩ.

Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được bảo vệ luận án và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tiến sĩ.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tiến sĩ.

Đối với bằng thạc sĩ, bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, nhà trường được phép đào tạo ở trình độ nào thì Hiệu trưởng cấp bằng ở trình độ ấy.

4. Chính phủ quy định văn bằng tốt nghiệp sau đại học của một số ngành chuyên môn đặc biệt.

Mục 5: PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC KHÔNG CHÍNH QUY

Điều 40. Giáo dục không chính quy

Giáo dục không chính quy là phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Điều 41. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục không chính quy

1. Nội dung giáo dục không chính quy được thể hiện trong các chương trình sau đây:

a) Chương trình xoá nạn mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

b) Chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng;

c) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học;

d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

2. Nội dung giáo dục của các chương trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.

Nội dung giáo dục của chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Phương pháp giáo dục không chính quy phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học.

Điều 42. Cơ sở giáo dục không chính quy

1. Cơ sở giáo dục không chính quy gồm:

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Giáo dục không chính quy còn được thực hiện tại trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Cơ sở giáo dục chính quy thực hiện các chương trình giáo dục theo phương thức giáo dục không chính quy phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình; chỉ thực hiện đối với chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 của Luật này khi các chương trình đó đang được thực hiện ở hệ chính quy và được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.

2. Trung tâm giáo dục thường xuyên không thực hiện các chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học.

Điều 43. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục không chính quy

1. Học viên theo học chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 của Luật này được dự thi để lấy bằng tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đăng ký tại một cơ sở giáo dục có thẩm quyền đào tạo ở bậc học, cấp học, trình độ tương ứng;

b) Học hết chương trình, thực hiện đủ các yêu cầu về kiểm tra kết quả học tập và được cơ sở giáo dục nơi đăng ký xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Học viên học hết các chương trình giáo dục quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự kiểm tra; nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ giáo dục không chính quy.

3. Học viên học hết chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 của Luật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi; nếu đạt yêu cầu thì được cấp văn bằng tốt nghiệp theo phương thức giáo dục không chính quy, trên văn bằng có ghi hình thức học tập; nếu có đủ điều kiện theo quy định của kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp của hệ chính quy.

4. Thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục không chính quy được quy định như thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục chính quy.

5. Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục không chính quy.

Chương 3:

NHÀ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

Mục 1: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 44. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.

Nhà trường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội

2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các loại hình nhà trường.

Điều 45. Nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân

1. Nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nhà trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này đối với nhà trường quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 46. Điều kiện thành lập

1. Nhà trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 47 của Luật này ra quyết định thành lập khi bảo đảm các điều kiện về cán bộ quản lý, nhà giáo, trường sở, thiết bị và tài chính theo quy định của Chính phủ.

2. Chính phủ quy định thủ tục thành lập trường cao đẳng, trường đại học; Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thủ tục thành lập trường ở các bậc học, cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 47. Thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường

1. Thẩm quyền thành lập nhà trường được quy định như sau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề thuộc tỉnh;

c) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc;

d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng, trường dự bị đại học;

đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học.

2. Cấp nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp đó có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.

Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường

Điều 48. Điều lệ nhà trường

1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và Điều lệ nhà trường.

2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;

d) Nhiệm vụ và quyền của người học ;

đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;

e) Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường;

g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Điều lệ nhà trường ở các bậc học, cấp học khác.

Điều 49. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các bậc học, cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Điều 50. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

1. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định của Luật này. Hội đồng tư vấn trong trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông gọi là Hội đồng giáo dục; trong trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề gọi là Hội đồng đào tạo; trong trường cao đẳng, trường đại học gọi là Hội đồng khoa học và đào tạo.

2. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn nói tại khoản 1 Điều này được quy định trong Điều lệ nhà trường.

Điều 51. Tổ chức Đảng trong nhà trường

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Điều 52. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường

Đoàn thể, tổ chức xã hội hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.

Mục 2: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 53. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường

Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục;

2. Quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

3. Tuyển sinh và quản lý người học;

4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

5. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;

6. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;

7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 54. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học trong nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội

1. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại Điều 53 của Luật này, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;

b) Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật.

2. Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây:

a) Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, miễn giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;

b) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;

c) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng, trường đại học

Trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ nhà trường trong các công tác sau đây:

1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;

2. Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền;

3. Tổ chức bộ máy nhà trường;

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;

5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Mục 3: CÁC LOẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT

Điều 56. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học

1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.

2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.

Điều 57. Trường chuyên, trường năng khiếu

1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.

2. Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.

3. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho các trường này.

Điều 58. Trường, lớp dành cho người tàn tật

Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, hoà nhập với cộng đồng.

Điều 59. Trường giáo dưỡng

1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hội nhập vào đời sống xã hội.

2. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho loại trường này.

Mục 4: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

Điều 60. Các cơ sở giáo dục khác

Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.

Chương 4:

NHÀ GIÁO

Mục 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO

Điều 61. Nhà giáo

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây :

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

3. Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.

Điều 62. Giáo sư, phó giáo sư

Giáo sư, phó giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo đại học và sau đại học.

Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư.

Điều 63. Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường;

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 64. Quyền của nhà giáo

Nhà giáo có những quyền sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho;

4. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 65. Thỉnh giảng

1. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác được mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật này đến giảng dạy.

2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 63 của Luật này.

3. Người được mời thỉnh giảng nếu là cán bộ, công chức thì phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

Điều 66. Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Mục 2: ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO

Điều 67. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

d) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khác đối với giáo viên dạy các môn văn hoá, kỹ thuật, nghề nghiệp; có bằng tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở trường dạy nghề;

đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học khác đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp;

e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng hoặc đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo đào tạo tiến sĩ.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.

Điều 68. Trường sư phạm

1.Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giáo dục.

2. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cấp kinh phí đào tạo.

3. Trường sư phạm có ký túc xá, trường hoặc cơ sở thực hành.

Điều 69. Đào tạo nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học

Việc đào tạo nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học được thực hiện theo phương thức ưu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học, sau đại học, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo để tiếp tục đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Mục 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO

Điều 70. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo.

Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

Điều 71. Tiền lương

1. Thang, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước.

2. Nhà giáo được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 72. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.

2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.

3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo ở vùng thuận lợi đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo ở vùng này an tâm công tác.

Chương 5:

NGƯỜI HỌC

Mục 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC

Điều 73. Người học

1. Người học là người đang học tập tại nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;

c) Sinh viên của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học;

d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

e) Học viên theo học các chương trình giáo dục không chính quy.

2. Những quy định trong Chương này chỉ áp dụng cho người học nói tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

3. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về quyền và chính sách đối với trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 74. Nhiệm vụ của người học

Người học có những nhiệm vụ sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

2. Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân, nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; tuân thủ pháp luật của Nhà nước; thực hiện nội quy, Điều lệ nhà trường;

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Điều 75. Quyền của người học

Người học có những quyền sau đây:

1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình;

2. Học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học lưu ban theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3. Tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;

4. Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

5. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

6. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

Điều 76. Nghĩa vụ của người học tại trường cao đẳng, trường đại học công lập

1. Người tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp đại học tại các trường công lập; người đi học chương trình đại học, sau đại học ở nước ngoài nếu hưởng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

2. Chính phủ quy định cụ thể thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thời gian chờ phân công công tác và mức bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Điều 77. Học bổng, trợ cấp xã hội

1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật.

2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.

3. Học sinh, sinh viên ngành sư phạm, người theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.

Điều 78. Chế độ cử tuyển

1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển đối với con em các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức cho vùng này.

2. Người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học. Thời gian công tác tối thiểu ở địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cử đi học quy định. Nếu không chấp hành sự điều động và bố trí công tác, người học phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ quan cử người đi học và cơ quan tiếp nhận người học theo chế độ cử tuyển phải cử người đi học và tiếp nhận người học theo đúng tiêu chuẩn quy định. Cơ quan cử người đi học có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí công tác cho người đi học sau khi tốt nghiệp.

Điều 79. Tín dụng giáo dục

Người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học có khó khăn về kinh tế được Quỹ tín dụng giáo dục của Ngân hàng cho vay để học tập.

Điều 80. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về y tế, giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Chính phủ.

Chương 6:

NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 81. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 82. Trách nhiệm của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Điều 83. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

1. Yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ;

2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ, người giám hộ của học sinh do nhà trường tổ chức;

3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.

Điều 84. Trách nhiệm của xã hội

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm :

a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực cho sự nghiệp giáo dục tuỳ theo khả năng của mình.

2. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 85. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục hoạt động theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

Mục 1: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

Điều 86. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm :

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành Điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác;

3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng;

4. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;

5. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;

7. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục;

8. Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;

9. Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;

10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Điều 87. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ.

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ.

Mục 2: ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC

Điều 88. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục

Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục gồm:

1. Ngân sách nhà nước;

2. Học phí; tiền đóng góp xây dựng trường, lớp; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 89. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục

1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.

2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, thể hiện được chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 90. Ưu tiên đầu tư xây dựng trường học

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hoá, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch xây dựng cơ bản và dành ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng trường học, ký túc xá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Điều 91. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho giáo dục. Khoản đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp; khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân không phải tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định của Chính phủ.

2. Chi phí của tổ chức kinh tế để mở trường, lớp đào tạo tại cơ sở, phối hợp đào tạo với trường học, viện nghiên cứu khoa học, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của đơn vị mình được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác được hưởng các ưu đãi về quyền sử dụng đất, tín dụng, miễn giảm thuế do Chính phủ quy định.

4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét ghi nhận bằng hình thức thích hợp.

Điều 92. Học phí, lệ phí tuyển sinh, tiền đóng góp xây dựng trường

1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản đóng góp của gia đình người học hoặc người học để góp phần bảo đảm cho các hoạt động giáo dục. Học sinh bậc tiểu học trường công lập không phải đóng học phí.

Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bình quân, thực hiện miễn, giảm cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội và người nghèo.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đối với các trường, cơ sở giáo dục khác thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính căn cứ vào quy định của Chính phủ về học phí hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh của các trường và cơ sở giáo dục khác trực thuộc trung ương.

2. Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục, tình hình kinh tế và khả năng đóng góp của nhân dân ở địa phương quy định mức đóng góp xây dựng trường, lớp trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân và đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Điều 93. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất đồ dùng dạy học, đồ chơi

Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Mục 3: QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC

Điều 94. Quan hệ quốc tế về giáo dục

Nhà nước mở rộng, phát triển quan hệ quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Điều 95. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo các hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.

3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 96. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2. Việc hợp tác đào tạo, mở trường, cơ sở giáo dục khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam do Chính phủ quy định.

Điều 97. Công nhận văn bằng nước ngoài

1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hiệp định tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.

Mục 4: THANH TRA GIÁO DỤC

Điều 98. Thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục.

Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục do Chính phủ quy định.

Điều 99. Nhiệm vụ của Thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục ;

2. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục;

3. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động giáo dục; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục;

4. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục.

Điều 100. Quyền hạn của Thanh tra giáo dục

Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những quyền hạn sau đây:

1. Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;

2. Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;

3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 101. Trách nhiệm của Thanh tra giáo dục

Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những trách nhiệm sau đây:

1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;

2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, cản trở hoạt động giáo dục bình thường và gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của người dạy và người học;

3. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;

4. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mọi hành vi và quyết định của mình.

Điều 102. Quyền của đối tượng thanh tra

Khi Thanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những quyền sau đây:

1. Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ Thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;

2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của Thanh tra viên và kết luận thanh tra mà mình có căn cứ cho là không đúng;

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên gây ra.

Điều 103. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra

Khi Thanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện yêu cầu của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên;

2. Tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ;

3. Chấp hành các quyết định xử lý của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 104. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

Điều 105. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích về giáo dục

Tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 106. Khen thưởng đối với người học

Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng. Trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 107. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự

Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế; nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự theo quy định của Chính phủ.

Điều 108. Xử lý vi phạm

Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật :

Thành lập cơ sở giáo dục trái phép;

Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;

Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục; xuyên tạc nội dung giáo dục;

Xuất bản, phát hành sách giáo khoa trái phép;

Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;

Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;

Sử dụng kinh phí giáo dục sai mục đích, làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định;

Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;

Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 109. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1999.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 110. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 11/1998/QH10

Hanoi, December 02, 1998

 

EDUCATION LAW

(No. 11/1998/QH10 December 2, 1998 )

Education and training is the foremost national policy, the cause of the State and the entire people.
In order to develop education, increase the effectiveness of State management in education with the aim of raising the cultural standard of the population, training the human force, fostering talents in service of the industrialization and modernization of the country and meeting the demand of building and defending the Fatherland with a view to achieving prosperity for the people, building a strong country, an equitable and civilized society;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law provides for the educational organization and activities.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation of the Education Law

The Education Law provides for the national education system; the schools and other educational establishments of the national education system, of the State administrative agencies, political organizations, political-social organizations, The People’s Armed Forces, and organizations and individuals taking part in educational activities.

Article 2.- Educational aims

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Character and principles of education

1. The Vietnamese education is a socialist education having a people-based, national, scientific and modern character with Marxism-Leninism and the Ho Chi Minh thoughts as foundation.

2. Educational activities must be performed according to the principle of pairing learning with practice, combining education with productive labor, theory with practice, school education with family education and social education.

Article 4.- Requirements in educational contents and method

1. In its contents education must ensure the fundamental, all-round, practical, modern and systematic character, with importance attached to ideological education and education of the civic sense, safeguarding and developing the fine traditions and the identity of the national culture, absorbing the cream of the human culture in a way conformable with the development of the mentality and physiology of the various age groups of learners.

2. In its method education must develop the activeness and the sense of voluntariness, initiative and creative thinking of the learners, foster their capacity of self teaching, zeal of study and will of advance.

3. The content and method of education must be translated into the educational program; the educational program must be concretized into text books and curricula. The educational program, text-books and curricula must conform with the educational goal of each grade, each degree and each level of training, and ensure stability and uniformity.

Article 5.- Language used in the school

1. The Vietnamese language is the official language used in the schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The national educational system

The national educational system comprises:

1. Infant education composed of creches and pre-school education;

2. General education comprises two educational levels: primary education and secondary education; the secondary education comprises two grades, basic secondary education and general secondary education;

3. Vocational education comprises vocational secondary education and job training secondary education;

4. Higher education trains two degrees, college and university degrees; post university education has two levels, Master’s Degree and Doctorate.

The forms of education comprises formal and non formal education.

Article 7.- Diplomas and certificates

1. Diplomas of the national educational system are issued to the learners after graduating from a grade, level or degree of training as provided for by this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Certificates of the national educational system are issued to the learners to certify the result of learning after training or fostering to raise their cultural and professional standard.

Article 8.- Educational development

Educational development must be linked to the needs of socio-economic development, scientific and technological advance and consolidation of national defense and security; ensure the balance of the structure of levels, the structure of branches and professions, the structure of areas and regions; broaden the scope on the basis of ensuring quality and efficiency and combining training with employment.

Article 9.- The right and obligation of citizens to learn

Learning is the right and obligation of citizens.

All citizens without distinction of ethnicity, religion, belief, sex, family origin, social position or economic status are equal in learning opportunities.

The State observes social equity in education and creates conditions so that everybody can afford education. The State and the community provide assistance so that poor people can learn and create conditions for outstanding learners to develop their talents.

The State gives preference to and create conditions for children of ethnic minorities and the families in the areas with exceptionally difficult economic and social conditions, the beneficiaries of preferential policies, the disabled and the beneficiaries of other social welfare policies, to exercise their right and discharge their obligation of learning.

Article 10.- Universalization of education

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. All citizens within the prescribed age group have the obligation to learn in order to reach the level of universal education.

3. The family has the responsibility to create conditions for all members within the prescribed age group in the family to learn in order to reach the level of universal education.

Article 11.- Socialization of educational work

All organizations, families and citizens have the responsibility to care for the educational work, build the movement of learning and a sound educational environment and coordinate with the school in achieving the goals of education.

The State holds the key role in the development of education; carries out diversification of the types of school and the forms of education; encourages, mobilizes and creates conditions for organizations and individuals to take part in the development of education.

Article 12.- Investment in education

To invest in education is to invest in development.

The State gives preference to investment in education and encourages organizations and individuals in the country, Vietnamese residents in foreign countries and foreign organizations and individuals to invest in education.

The State budget must hold the key role in the total source of investment in education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State exerts unified management of the national educational system with regard to the objective, program, content and plan of education, the criteria of teachers, the regulations on examinations and the system of diplomas.

Article 14.- Role of the teacher

The teacher holds the decisive role in ensuring the quality of education.

The teacher must constantly learn and train in order to set a good example for the learners.

The State organizes the training and fostering of teachers, adopts policies to ensure necessary material and spiritual conditions for teachers to discharge their task, preserve and develop the tradition of respecting the teacher and glorifying the teaching job.

Article 15.- Scientific research

1. The State creates conditions for the school to organize research, apply and popularize science and technology, combine training with scientific research and production aimed at raising the quality of education and serving society, step by step achieving its role as the cultural, scientific and technological center of the locality or of the whole country.

2. The colleges, universities, scientific research institutes and production establishments have the responsibility to coordinate with one another in the training, scientific research and technology transfer in service of socio-economic development.

3. The State adopts the preferential policy of developing research, application and popularization of the educational science. The undertakings and policies on education must be worked out on the basis of the results of research by the educational science in conformity with the practice of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Not to proliferate religion or conduct religious rites in the school and other educational institutions of the national educational system, of the State administrative offices, of the political organizations and socio-political organizations and of the people’s armed forces.

Article 17.- Forbiddance to misuse educational activities

It is forbidden to misuse educational activities to distort the undertakings, policies and laws of the State, oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam, sow division within the bloc of national solidarity, incite violence, make propaganda for wars of aggression, undermine the fine customs and habits, propagate superstition and harmful habits or draw learners into social vices.

All acts of commercialization of education are forbidden.

Chapter II

NATIONAL EDUCATIONAL SYSTEM

SECTION 1. INFANT EDUCATION

Article 18.- Infant education

Infant education carries out the raising, care for, and education of children from three months to six years old.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The objective of infant education is to help children develop physically, sentimentally, intellectually and aesthetically and form the first elements of their personality, and prepare the children for the first form.

Article 20.- Requirements for the contents and method of infant education

1. The contents of infant education must ensure harmony between raising, caring and education and conform with the psychological and physiological development of the child, help children develop their body in a balanced manner, and become healthy and alert, know how to respect, love and behave politely to their grandparents, parents, teachers and elders, love their brothers, sisters and friends, be honest, brave and unassumed, love the beautiful, eager to know and to go to school.

2. The main method of infant education is to help children through the organization of recreative activities to develop in all spheres; to pay attention to setting example, encouraging and inciting.

Article 21.- Establishments of infant education

The establishments of infant education comprise:

1. Creche and group of baby sitters to care for children from three months to three years old;

2. Infant school and infant class admitting children from three to six years old;

3. "Young bud" school is an educational establishment combining creche and infant school admitting children from three months to six years old.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- General education

General education comprises:

1. Primary education is the compulsory level of education for all children from six to fourteen years old; it is conducted in five school-years from the first to the fifth form. The age of pupils admitted to the first form is six years;

2. Basic secondary education is conducted in four school years from the sixth to the ninth form. Pupils admitted to the sixth form must have the graduation certificate of primary education and be eleven years old;

3. General secondary education is conducted in three school-years from the tenth to twelfth form. Pupils admitted to the tenth form must have the graduation certificate of basic secondary education and be fifteen years old.

The Ministry of Education and Training shall provide for cases where the age to start learning can be higher than prescribed in Items 1, 2 and 3 of this Article.

Article 23.- Objective of general education

The objective of general education is to help the pupils develop in all spheres, ethical, intellectual, physical, aestical, and in the basic abilities aimed at forming the personality of the socialist Vietnamese, building the civic quality and sense of responsibility and preparing the pupils to continue their education to a higher level or to join the working life and taking part in the building and defense of the Fatherland.

Primary education aims to help form the initial bases for the correct and long-term ethical, intellectual, physical and aesthetic development and the basic know-hows for the pupils to proceed to basic general education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



General secondary education aims to help the pupils consolidate and develop the results of basic secondary education, complete their general education and grasp the common technical and vocational knowledge in order to proceed to university, college or vocational secondary education and job training education or embark on the working life.

Article 24.- Requirements for the contents and method of general education

1. The contents of general education must ensure the popular, basic, all-round, vocational and systematic character, must be associated with the practice of life and conform with the psychology and physiology of the age group of the pupils and meeting the requirements of education of each level and degree of education.

Primary education must ensure that the pupils get simple and necessary knowledge of nature, society and man; get the basic know-how on listening, reading and writing and the calculations, the habit of training physically and observing hygiene, get the initial knowledge of singing, dancing, music and art.

Basic secondary education must consolidate and develop the contents already learned at primary education, ensure that the pupils get the basic general knowledge of the Vietnamese language, mathematics, the national history and other knowledge of social science, natural science, law, informatics, foreign languages and other necessary minimum understanding of technique and vocation.

General secondary education must consolidate and develop the contents already learned at basic secondary education and complete the contents of general education. Besides the main contents aimed at ensuring the standard general, basic, all-round and vocational knowledge for all the pupils, there must also be the content of raising the standard in a number of subjects in order to develop their capacities and meeting their aspirations.

2. The method of general education consists in developing the activeness, voluntariness, initiative and creativeness of the pupils in conformity with the characteristics of each form and subject; fostering the method of self teaching, training their ability to apply knowledge to practice, and impact on the sentiments, bring joy and enthusiasm in studies for the pupils.

3. The contents of the method of general education shall be reflected in the program of education decided and issued by the Ministry of Education and Training.

Article 25.- Text-books

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Education and Training shall organize the compilation and ratify the textbooks on the basis of the examinations by the National Text-book Examination Council for official unified and stable use in teaching and study at the schools and other educational establishments.

3. The State manages the publication, printing and distribution of text-books.

Article 26.- General education establishments

The general education establishments comprise:

1. The primary schools;

2. The basic secondary schools;

3. The general secondary schools;

4. The general-vocational technical centers.

Article 27.- Diplomas of general education

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Head of the Education and Training Section at the district, town and city under the province (hereafter commonly called district level) shall issue graduation diplomas of primary education.

The Directors of the Education and Training Services of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter commonly called the provincial level) shall issue graduation diplomas of basic secondary and general secondary education.

SECTION 3. JOB EDUCATION

Article 28.- Job education

Job education comprises:

1. Vocational secondary education is conducted from three to four years for learners having the graduation diploma of basic secondary education, from one to two years for those having the diploma of general secondary education;

2. Job training reserved for those having a cultural standard and health condition suited to the job they need to be trained in. It is carried out for less than one year for the short-term job training programs and from one to three years for the long term job training programs.

Article 29.- Objective of job education

The objective of job education is to train working people with knowledge and professional know-how of different levels, good ethics, professional conscience, the sense of discipline, an industrial style and good health with a view to creating conditions for the working people to have the capacity to find a job and meeting the needs of socio-economic development and strengthening national defense and security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Job training aims to train working people having general knowledge and know-how, technical workers and professional personnel.

Article 30.- Requirements for contents and method of job education

1. The content of job education shall concentrate on training the professional acity, paying attention to ethical education, physical training, raising the cultural standard according of the need of training.

2. The method of job education must combine theoretical teaching with training of practical know-how in order to ensure that after graduation the learner can do the job.

3. The content and method of job education must be reflected in the educational program.

The Ministry of Education and Training shall coordinate with the specialized ministries to work out the frame programs of vocational secondary education including the structure of the contents, the number of subjects, the time frame of the subjects, the time ratio between theory and practice and experimentation for each trade and profession of the training. Basing itself on the frame program, the vocational secondary school shall determine its own curriculum.

The State agency managing job training shall determine the principle of working out and organizing the implementation of the job training program.

Article 31.- Curriculum of vocational secondary education and curriculum of long-term job training

1. The curriculum of vocational secondary education and the curriculum of long-term job training must reflect the objective and principle of education, concretize the content and method of education defined in the curriculum of vocational secondary education and the curriculum of long-term job training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Job education establishments

1. Job education establishments comprise:

a/ Vocational secondary schools;

b/ Job training schools, job training centers, job training courses (hereafter commonly called job training establishments).

2. Job training establishments may be organized independently or in association with production, business, service establishments and other educational establishments.

Article 33.- Diplomas and certificates of job education

1. Pupils having finished their vocational secondary education program, program of long-term job training and who fill all the conditions prescribed by the Ministry of Education and Training are eligible to sit for exams and, if they pass, shall be issued the graduation diplomas.

Pupils who have finished short-term job education programs, or the programs of fostering job standard at the vocational secondary schools and who fill the conditions as prescribed shall be eligible to take tests for certificates.

2. The Headmasters of vocational secondary schools shall issue diplomas of vocational secondary education, diplomas of job training education and job certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SECTION 4. UNIVERSITY AND POST-UNIVERSITY EDUCATION

Article 34.- University and post university education

University and post-university education comprise:

1. University education trains the college degree and university degree.

a/ College degree training is conducted in three years for persons having diplomas of general secondary education or diplomas of vocational secondary education;

b/ Doctorate training is conducted in from four to six years depending on the trades and jobs for those having the diploma of general secondary education or diploma of vocational secondary education and from one to two years for those having college diplomas of the same branch.

2. Post-university education trains the master’s degree and doctorate.

a/ Master’s degree training is conducted in two years for persons having university diplomas;

b/ Doctor degree training is conducted in four years for persons having university diplomas, from two to three years for persons having master diplomas. In special cases, the time for training the doctorate may be extended as prescribed by the Ministry of Education and Training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 35.- Objective of university and post-university education

The objective of university and post-university education is to train persons with good political and ethical qualities, with a sense of serving the people, having the knowledge and capacity to do their jobs corresponding to the level of training, good health and meeting the demand of building and defending the Fatherland.

College degree training helps the students acquire basic professional knowledge and practice know-how about a trade and the capacity to solve ordinary questions in the specialty of their training.

University degree training helps the students have a firm grasp of professional knowledge and practice know-how about a trade and have the capacity to detect and solve ordinary questions in the specialty of their training.

Master degree training helps the learners to grasp the theory, get a high level of practice, have the capacity to detect and solve questions in the specialty of their training.

Doctor degree training helps the post-graduates get a high theoretical and practical level, have the acity to conduct research independently and creatively, solve questions of science and technology and guide activities in specialized domains.

Article 36.- Requirements for contents and method of university and post-university education

The requirements for the contents and method of university and post- university education are provided as follows:

1. For university education:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



College degree training must ensure that the students get the necessary and relatively complete knowledge of basic and specialized science, must pay attention to training the fundamental know-how and capacity to carry out specialized work.

University degree training must ensure that the students get the relatively complete knowledge of fundamental science and specialized knowledge, a scientific method of work, the capacity to apply theory to specialized work.

b/ The method of university education must give importance to fostering the capacity of self teaching and independent research, creating conditions for the learner to develop his creative thinking, train his practical know-how, take part in research, experimentation and application.

c/ The content and method of university education must be reflected in the educational program. The Ministry of Education and Training shall work out the frame program including the content structure of the subjects, the time of training, the rate of distribution of training time among the basic and specialized subjects, between theory, practice and experimentation. On the basis of the frame program, the college and university shall determine the program of education for their school.

2. For post-university education:

a/ The content of post-university education must help the learners develop and complete their knowledge in fundamental science and specialized knowledge, the subjects of Marxism-Leninism and Ho Chi Minh Thought; develop their creative capacity and their capacity to detect and solve questions of the specialties of their training, acquire the capacity to contribute to the development of science and technology and to social-economic development of the country.

Master degree training must ensure that the learners can complement and raise the knowledge they have learned at the university degree, increase their multi-discipline knowledge, have the necessary capacity to carry out their specialized work and scientific research in their specialty.

Doctor degree training must ensure that the post-graduates raise and complete their fundamental knowledge, have deep understanding of their specialty and are able of conducting independently and creatively scientific research in their specialty.

b/ The method of training masters is carried out by the combination of in-class learning with self-teaching, independent research, giving importance to developing the capacity to practice, the capacity of discovery and the settlement of professional matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The content of the method of education in the subjects, specialized subjects, treatises and theses shall be prescribed by the Ministry of Education and Training.

Article 37.- College and university curricula

1. The college and university curricula must reflect the objective and principle of education, concretize the content and method of education defined in the training program of the colleges and universities.

2. The State adopts policies to ensure that all colleges and universities have the necessary curricula.

3. The Ministry of Education and Training shall organize the compilation and ratifying of curricula used for both the colleges and universities. The Headmasters of the colleges and universities shall organize the compilation and ratifying of the curricula for different specialties of each school on the basis of the Curriculum Examination Council set up by the Headmaster for use as official materials for teaching and study at the school.

Article 38.- Establishments for university and post university education

1. The establishments of university and post-university education comprise:

a/ Colleges to train college degree;

b/ Universities to train college and university degrees and the master and doctor degrees when assigned by the Prime Minister;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The concrete model for organization of different types of university shall be prescribed by the Government.

Article 39.- Diplomas of university and post-university education

1. Students having finished the college degree and qualifying as prescribed by the Ministry of Education and Training.

Students having finished the university program and having the conditions prescribed by the Ministry of Education and Training are eligible to sit for examinations and defend their projects and graduation theses and shall be granted the diploma of college degree if they get the pass.

The university graduation diploma of a technical branch is called engineer diploma, of the architecture branch is called architect diploma, of the medical branch is called medical doctor diploma or pharmacist diploma, of the fundamental sciences, teacher’ training, jurisprudence and economy is called bachelor diploma. For the other branches it is called university diploma.

2. Learners who have finished the program of training masters and who meet the conditions prescribed by the Ministry of Education and Training are eligible to defend their theses and if they pass shall be issued the masters diploma.

Post-graduates who have finished the program of doctor training and who meet the conditions prescribed by the Ministry of Education and Training are eligible to defend their theses and if they meet the requirements shall be issued the doctorate diploma.

3. The Minister of Education and Training shall issue the doctorate diploma.

For the diplomas of masters and diplomas of university graduation and masters degree, the Headmaster of the school shall issue diplomas of such degree as it is allowed to train.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SECTION 5. MODE OF NON-FORMAL EDUCATION

Article 40.- Non-formal education

Non-formal education is the mode of education to help everyone to work and learn at the same time and to learn continually all the life aimed at perfecting their personality, broadening their knowledge, elevating their cultural, specialization and professional standard in order to improve the quality of life, find a job and adapt to social life.

Article 41.- Requirements for content and method of non-formal education

1. The content of non-formal education shall be reflected in the following programs:

a/ Program of eradication of illiteracy and further education after literacy;

b/ Program of complementary training, periodical fostering and fostering to raise the standard and upgrade knowledge and know-how;

c/ Educational program to meet the demand of the learner;

d/ Educational program to get the diploma of the national educational system in the form of learning while working, correspondence education and self teaching with guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The educational content of the educational program stipulated at Point d, Item 1 of this Article must conform with the regulations of the Ministry of Education and Training.

3. The method of non-formal education must develop the initiative role and exploit the experience of the learner and give importance to fostering his/her self-teaching capacity.

Article 42.- Establishments of non-formal education

1. The establishments of non-formal education comprises:

a/ Permanent education centers;

b/ Non-formal education is also carried out at the general education and vocational secondary schools, job training centers, colleges and universities, and through the mass media.

The formal education establishments which conduct educational programs in the method of non-formal education must assure their training task; non-formal education can be conducted only for the programs stipulated at Point d, Item 1, Article 41 of this Law and conducted in the formal system with the permission of the competent State educational authority.

2. The centers of permanent education shall not carry out educational programs for diplomas of vocational secondary education and the diplomas of college and university education.

Article 43.- Diplomas and certificates of non-formal education

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ They have registered at an educational establishment competent to train the corresponding grade, level or degree;

b/ They have finished the program and meet all the conditions on checking the result of learning and are certified by the educational establishment at the place of registration to be fully qualified to sit for examination as prescribed by the Ministry of Education and Training.

2. Learners having finished the educational programs prescribed at Points a, b and c, Item 1, Article 41 of this Law and meeting the conditions prescribed by the Ministry of Education and Training are eligible to attend the test and shall be issued certificates of non-formal education if they get the pass.

3. Learners having finished the educational program stipulated in Point d, Item 41 of this Law, are eligible for the examinations if they meet all the conditions prescribed by the Ministry of Education and Training. If they get the pass they shall be issued the graduation diplomas of the mode of non-formal education. This mode must be specified on the diplomas. If they meet all the conditions prescribed for a graduation examination in the formal system they shall be qualified to attend the examinations and if they get the pass they shall be issued the graduation diplomas of this formal system.

4. The competence of issuing diplomas of non formal education is prescribed like the competence of issuing diplomas of formal education.

5. The Director of the non-formal educational center shall issue the certificate of non-formal education.

Chapter III

THE SCHOOL AND OTHER EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS

SECTION 1. ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE SCHOOL

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The school in the national educational system is established according to the State planning and plan aimed at developing the educational work and is organized in these forms: public, semi-public, people-founded and private.

The schools, whether they are public, semi-public, people-founded or private, are subject to State management by educational managerial agencies according to the division of work and allocation of responsibilities of the Government.

The State creates conditions for the public schools to play the pivotal role in the national educational system, adopts policies to encourage organizations and individuals to open people-founded and private schools to meet the educational needs of society.

2. On the basis of the provisions of this Law, the Government shall make concrete provisions on the organization and activities of the schools of various types.

Article 45.- The school of State administrative agencies, political organizations, socio-political organizations and the people’ armed forces

1. Schools of State administrative agencies, political organizations and socio-political organizations have the duty to train and foster government officials and public servants. Schools of the people’ armed forces have the duty to train and foster officers, non-commissioned officers, professional armymen and defense workers; foster leading government officials and State managerial officials on their tasks and knowledge about national defense and security.

2. The Government shall make concrete provisions on the implementation of this Law for the schools stipulated in Item 1 of this Article.

Article 46.- Conditions for founding

1. Schools shall be authorized to be set up by decision of the competent State authority as provided for in Article 47 of this Law when they ensure the conditions on managerial officials, teachers, school building, equipment and finance as prescribed by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 47.- Competence in founding, suspending, merging, dividing, splitting and dissolving schools

1. Competence in founding a school is stipulated as follows:

a/ The President of the Peoples Committees at district level shall decide to found infant schools, creches, primary schools, basic secondary schools, and semi-boarding general schools for ethnic minorities;

b/ The Presidents of the People’sCommittees at provincial level shall decide the founding of general secondary schools, general boarding schools for ethnic minorities, vocational general schools and job training schools in the province;

c/ The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall decide the founding of vocational secondary schools and attached job training schools;

d/ The Minister of Education and Training shall decide the founding of colleges and pre-university schools;

e/ The Prime Minister shall decide the founding of universities.

2. The level of authority which has decided the founding of schools shall have the competence to suspend their activities, to merge, divide, split or dissolve them.

The Government shall make concrete provisions for the procedures to suspend, merge, divide, split and dissolve schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Schools are organized and carry out their activities according to provisions of this Law and their Statutes.

2. The school Statute must include the following main contents:

a/ Tasks and powers of the school;

b/ Organization of educational activities at the school;

c/ Tasks and rights of the teachers;

d/ Tasks and rights of the learners;

e/ Organization and management of the school;

f/ Material bases and equipment of the school;

g/ Relations between the school, the family and society.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 49.- Headmaster

1. The Headmaster is the person responsible for managing the activities of the school appointed and recognized by the competent State authority.

2. The Headmasters of the schools in the national educational system must be trained and fostered in the job of managing schools.

3. The criteria, tasks and powers of the Headmaster, the procedures of nominating and recognizing the Headmasters of colleges and universities shall be prescribed by the Prime Minister; for the schools at other degrees and levels of education the Headmasters shall be prescribed by the Minister of Education and Training.

Article 50.- Advisory council at the school

1. The Advisory Council at the school shall be set up by the Headmaster with a view to advising the Headmaster in carrying out the tasks and exercising the powers of the school as prescribed by this Law. The Advisory Council at the infant schools, pre-school establishments, primary schools, basic secondary schools, general secondary schools is called Educational Council, at the vocational secondary schools and job training schools it is called Training Council. At the colleges and universities it is called Scientific and Training Council.

2. The organization and activities of the Advisory Council mentioned in Item 1 of this Article shall be stipulated in the Statute of the school.

Article 51.- Organization of the Party at the school

The organization of the Communist Party of Vietnam at the school leads the school and operates within the framework of the Constitution and law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Mass organizations and social organizations shall operate at the school as provided for by law and have the responsibility to contribute to achieving the objectives of education as stipulated in this Law.

SECTION 2. TASKS AND POWERS OF THE SCHOOL

Article 53.- Task and powers of the school

The school has the following tasks and powers:

1. To organize the teaching, studies and other educational activities according to the objective and program of education;

2. To manage the teachers, officials and employees;

3. To recruit students and manage the learners;

4. To manage and use the land, school buildings, equipment and finance as prescribed by law;

5. To coordinate with the families of learners, organizations and individuals in educational activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 54.- Tasks and powers of the vocational secondary schools, colleges and universities in scientific research and social service

1. In addition to the tasks stipulated in Article 53 of this Law, the vocational secondary schools, colleges and universities have the following tasks:

a/ To perform activities of scientific research, application and development of technology, to take part in solving economic and social problems of the locality and the country;

b/ To perform scientific and technology transfer and production and business activities suited to the branches and trades of training as prescribed by law.

2. When performing the tasks defined in Item 1 of this Article, the vocational secondary schools, colleges and universities have the following rights and powers:

a/ To be allocated land by or to lease land from the State, to enjoy tax reduction or exemption, to receive credit loans as prescribed by law;

b/ To join economic, educational, cultural, physical training and sport, medical and scientific research organizations aimed at raising the educational quality and associating training with employment in service of the socio-economic development and supplementing financial resources for the school;

c/ To use revenues from economic activities to invest in building material bases of the school, expand production and business and pay for educational activities according to provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The colleges and universities are given the right to autonomy and self assumption of responsibility as prescribed by law and according to the statute of the school in the following jobs:

1. Working out the programs, curricula, teaching and learning plans for the branches and trades of which training is allowed.

2. Recruiting students according to the targets of the Ministry of Education and Training, organizing the process of training, recognizing graduation and issuing diplomas according to their competence.

3. Organizing the apparatus of the school;

4. Mobilizing, managing and using the various funds aimed at achieving the objective of education;

5. Cooperating with economic, educational, cultural, physical training and sport, medical, scientific research organizations in the country and abroad as prescribed by the Government.

SECTION 3. TYPES OF SPECIAL SCHOOLS

Article 56.- Boarding general schools for ethnic minorities, semi-boarding general schools for ethnic minorities, pre-university schools

1. The State shall set up boarding general schools for ethnic minorities, semi-boarding general schools for ethnic minorities and pre-university schools for children of ethnic minorities, children of families of ethnic minorities in areas with exceptionally difficult economic and social conditions aimed at contributing to creating sources of training public servants for these areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 57.- Specialized and special aptitude schools

1. Specialized schools are founded at the general secondary education level for those students who achieve outstanding results in studies aimed at developing their aptitude in a number of subjects on the basis of assuring all-round general education.

2. Aptitude schools in arts, physical training and sports are founded to develop talents of the students in these domains.

3. The State gives priority in the assignment of teachers, material bases, equipment and budget to the specialized schools and aptitude schools. The Ministry of Education and Training shall cooperate with the related branches and ministries in deciding to issue educational programs and organizational statutes for these schools.

Article 58.- Schools and classes reserved for the disabled

The State sets up and encourages organizations and individuals to set up schools and classes reserved for the disabled aimed at helping the latter recover their functions improve their cultural standard, learn jobs and integrate into the community.

Article 59.- Re-education schools

1. Re-education schools have the duty to educate delinquent minors so that the latter can train and develop soundly and become honest people likely to reintegrate into social life.

2. The Ministry of Public Security has the duty to coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to provide for the educational program for this type of school.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 60.- Other educational establishments

Basing itself on the provisions of this Law, the Government shall make concrete provisions on the founding, organization and activities of other educational establishments.

Chapter IV

TEACHERS

SECTION 1. TASKS AND RIGHTS OF TEACHERS

Article 61.- Teachers

1. A teacher is a person entrusted with the task of teaching and educating at the school or other educational establishments.

2. The teacher must have the following criteria:

a/ Good moral qualities, ethics and ideology;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Physically fit as required by the profession;

d/ A clear personal history.

3. Teachers at infant educational establishments, general education and vocational establishments are called teachers. At the university and post university establishments they are called lecturers.

Article 62.- Professors and associate professors

Professors and associate professors are titles of teachers who are teaching and training university and post-university degrees.

The Government shall provide for the criteria and procedures of appointing and dismissing the titles of professor and associate professor.

Article 63.- Tasks of teachers

Teachers have the following tasks:

1. To educate and teach according to the objective, principles and programs of education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To preserve the quality, prestige and honor of the teacher, respect the dignity of the learners, to behave justly with learners, and protect their legitimate rights and interests;

4. To constantly study and train in order to raise their quality, ethics, professional and specialty standard and set good examples to the learners.

5. The other duties as prescribed by law.

Article 64.- Rights of teachers

Teachers have the following rights:

1. To teach according to the specialty in which they are trained;

2. To get training to raise their standard and to be fostered in specialty;

3. To sign contracts on auditioning and carrying out scientific research at other schools, educational and research institutions on conditions of fully carrying out the programs and plans assigned by the school;

4. To take summer vacation, enjoy the Tet holiday (lunar New Year festival), to take a leave between two semesters as stipulated by the Ministry of Education and Training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 65.- Auditioning

1. The school and other educational establishments are entitled to invite persons who meet the criteria stipulated at Item 2, Article 61 of this Law to come and teach.

2. The person who is invited to audition must carry out the tasks defined at Article 63 of this Law.

3. If they are government officials or public servants, the auditioning person must assure fulfillment of their tasks at their place of work.

Article 66.- Vietnam Teachers Day

The 20th of November each year is the Vietnam Teachers Day.

SECTION 2. TRAINING AND FOSTERING TEACHERS

Article 67.- Standard level of training for teachers

1. The standard level of training for teachers is prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Diploma of teachers college education for teachers of basic secondary education;

c/ Diploma of teachers university education for teachers of general secondary education;

d/ Diploma of teachers college or other college education for teachers teaching general subjects, technique and jobs, diploma or job teaching school, artisans, technicians, skilled technical workers for teachers guiding practice at job training schools;

e/ Diploma of teachers university or other university diplomas for teachers of vocational secondary schools;

f/ Diploma of university education and higher for teachers teaching at colleges or universities; diploma of masters degree for teachers teaching or training master of arts, doctorate for teachers training doctors.

2. The Ministry of Education and Training shall provide for the recruitment, fostering and employment of teachers who have not reached the standard level.

Article 68.- Teachers schools

1. Teachers schools are founded by the State to train and foster teachers and other educational workers.

2. Teachers schools are given priority in the recruitment of teachers, assignment of managerial officials, in investment in building material bases and in the allotment of training cost.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 69.- Training teachers for colleges and universities

The training of teachers for colleges and universities is done according to the mode of preferential recruitment of graduates from universities in the above-average and good categories with good quality and persons having university or post- university level, experienced in practical activities, and who wish to become teachers to continue training in pedagogical specialty and career.

SECTION 3. POLICIES TOWARD TEACHERS

Article 70.- Fostering in specialization and profession

The State adopts policies to foster teachers in specialization and profession to raise their level and stardardize them.

Teachers can be sent to training courses to raise their standard, fostered in specialization and profession and are entitled to receive salary and allowances as prescribed by the Government.

Article 71.- Salary

1. The salary scale and grades of teachers is one of the highest in the system of salary scales and grades of the administrative and non business sector of the State.

2. Teachers receive professional allowances and other allowances as prescribed by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Teachers and educational management workers working at specialized schools, special aptitude schools, general boarding schools and semi-boarding general schools for ethnic minorities, pre-university schools, schools reserved for the disabled, re-education schools and other special schools shall enjoy the regime of allowances and other preferential treatment policies as provided for by the Government.

2. Teachers and educational management officials working in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions shall enjoy lodging conditions created by the Peoples Committees of various levels and enjoy the regime of allowances and other preferential policies provided for by the Government.

3. The State adopts policies of rotating teachers working in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions, encourages teachers and give preferences to teachers in areas with advantageous conditions to go and work in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions, creating conditions for teachers in these areas to feel reassured in their work.

Chapter V

LEARNERS

SECTION 1. TASKS AND RIGHTS OF LEARNERS

Article 73.- Learners

1. Learners are persons currently learning at school or other educational establishments of the national educational system. Learners comprise:

a/ Children of the infant education establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Students of colleges and universities;

d/ Learners of masters training establishments;

e/ Post graduates of doctors training establishments;

f/ Learners under non-formal educational programs.

2. The stipulations in this Chapter shall apply only to learners mentioned in Points b, c, d, e and f of Item 1 of this Article.

3. Basing itself on the provisions of this Law, the Government shall provide for the rights and policies toward children at the infant educational establishments.

Article 74.- Tasks of learners

Learners have the following tasks:

1. To carry out the task of learning and training according to the educational program and plan of the school or other educational establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To take part in labor and social activities suited to their age group, health and capacities;

4. To preserve and protect properties of the school or other educational establishments;

5. To contribute to the building, protection and development of the tradition of the school or other educational establishments.

Article 75.- Rights of learners

Learners have the following rights:

1. To be respected and treated equally by the school or other educational establishments, to be fully informed about their studies.

2. To learn before age, to skip classes, to learn in shorter periods than prescribed by the program, to repeat classes as prescribed by the Ministry of Education and Training;

3. To take part in activities of the mass organizations and social organizations in the school or other educational establishments as prescribed by law.

4. To use equipment and means in service of educational, cultural, physical training and sport activities of the school or other educational establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To enjoy preferential policies of the State in the recruitment to State agencies if they graduate with excellent marks and display good ethics.

Article 76.- Obligations of learners at State-run colleges and universities

1. Graduates of State-run colleges and universities, persons who are sent to follow university and post-university programs abroad and who receive State-supplied scholarships or are funded by foreign countries under agreements signed with the State have to obey the assignment of the State to work for given periods. In case of failure to comply they have to pay back the scholarships and training cost.

2. The Government shall make concrete provisions for the time of work under assignment by the competent State authority, the time to wait for job allocation and the level of repayment of scholarships and training cost defined in Item 1 of this Article.

SECTION 2. POLICIES TOWARD LEARNERS

Article 77.- Scholarships, social allowances

1. The State adopts policies of issuing scholarships to encourage studies to learners with results in studies and training from the above-average category at the vocational educational establishments, university education, post university education; issuing policy scholarships to students of the appointment recruitment system, students of the pre-university schools, general boarding schools for ethnic minorities, job training schools reserved for war invalids and disabled persons.

2. The State adopts policies of subsidizing and exempting or reducing tuitions for learners beneficiaries of the social policies, members of ethnic minorities in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions, orphans and helpless people, invalids meeting with economic difficulties, persons with exceptionally difficult conditions who overcome difficulties and pursue learning.

3. Pupils and students of the teachers training service, learners at teachers training courses exempt from tuition, shall be given priority in considering the granting of scholarships and/or social allowances stipulated in Items 1 and 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 78.- Appointment recruitment system

1. The State recruits students into universities and vocational secondary schools according to the appointment-recruitment system with regard to children of ethnic minorities in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions in order to train officials and public servants for those areas.

2. Learners in the appointment recruitment system must after graduation obey the bidding of the competent State agency which has sent them to studies. The minimum period of work in the locality shall be prescribed by the Peoples Committee of provincial level which sends the learner to the school or course. Failing to obey the bidding and allocation of work, the learners shall have to reimburse the scholarships and training cost as prescribed by the Government.

3. The agency which sends persons to a school or course and the agency receiving the learners according to the appointment-recruitment system must send and receive the learners according to the prescribed criteria. The sending agency has the duty to receive and assign work to the learners after graduation.

Article 79.- Educational credit

Learners at the vocational educational establishments, university and post university establishments who meet economic difficulties shall receive loans from the Educational Credit Fund of the Bank to carry out their studies.

Article 80.- Exemption and reduction of public service fees for pupils and students

Pupils and students enjoy the regime of exemption or reduction of fees when using public services in medical care, transport, entertainment, visiting museums, historical relics and cultural monuments as provided by the Government.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 81.- Responsibility of the school

The school has the responsibility to take the initiative in coordinating with the family and society to achieve the objective and principles of education.

Article 82.- Responsibility of the family

1. Parents or tutor have the responsibility to raise, care for and create conditions for their children or the tutored person to study, train and take part in activities of the school.

2. All members of the family have the responsibility to build a cultured family, create a favorable environment for all-round development, ethical, intellectual, physical, aesthetic of children. Adults have the responsibility to educate and set example for children and together with the school raise the quality and efficiency of education.

Article 83.- Rights of parents or tutor of pupils

Parents or tutors of the pupils have the following rights:

1. To ask the school to inform them of the result of studies and training of their children or the tutored persons.

2. To take part in educational activities according to the plan of the school; to take part in the activities of parents and tutors of pupils organized by the school;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 84.- Responsibility of society

1. State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people’s armed forces units and all citizens have the responsibility :

a/ To help the school organize educational activities and scientific research activities and create conditions for teachers and learners to make visits, practice tours and conduct scientific research;

b/ To help build a movement of learning and a sound educational environment, to prevent activities that badly affect the youth, youngsters and children;

c/ To create conditions for learners to entertain themselves, conduct healthy cultural, physical training and sport activities;

d/ To contribute human, financial and material resources to the educational work according to their capacity.

2. The Vietnam Fatherland Front, member organizations of the Front have the responsibility to urge the entire people to care for the educational cause.

3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union has the responsibility to coordinate with the school in educating the youth, youngsters and children, urging its members and the other youth to be exemplary in studies, training and taking part in the development of educational work.

Article 85.- Education promotion fund, education support fund

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

STATE MANAGEMENT OF EDUCATION

SECTION 1. TENURE OF STATE MANAGEMENT AND THE AGENCY EXERCISING STATE MANAGEMENT OF EDUCATION

Article 86.- Tenure of State management of education

The tenure of State management of education comprises:

1. To build and direct the execution of the strategy, planning, plans and policy of educational development;

2. To issue and organize the execution of the statutory legal documents on education; to issue the Statute of the school; to issue the regulations on the organization and activities of the other educational establishments;

3. To stipulate the objective, program and content of education, criteria of teachers, criteria of the material bases and equipment of the school; the compilation, publication, printing and distribution of text books and teaching curriculum, the regulations on examinations and the granting of diplomas;

4. Organizing the managerial apparatus of education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To mobilize, manage and use of various resources to develop education;

7. To organize, and manage scientific and technology research in the educational service;

8. To organize and manage the international relations work in education;

9. To provide for the conferment of honor titles to persons with meritorious services to the education cause;

10. To supervise or inspect the observance of legislation on education; to settle complaints and denunciations and handle law-breaking acts in education.

Article 87.- State management agency in education

1. The Government exercises unified State management over education

The Government shall submit to the National Assembly draft proposals before deciding major undertakings that affect the learning rights and obligations of citizens in the whole country, undertakings on reforms of contents of the program of a whole degree or level of education; each year it shall report to the National Assembly on educational activities and the implementation of the educational budget.

2. The Ministry of Education and Training is answerable to the Government for the implementation of State management of education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government shall make concrete provisions for the responsibility of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in coordinating with the Ministry of Education and Training to carry out unified State management of education

4. The People’s Committees at various levels shall conduct State management of education in the localities as prescribed by the Government.

SECTION 2. INVESTMENT IN EDUCATION

Article 88.- Financial sources to invest in education

Financial sources to invest in education comprise:

1. State budget;

2. School fees; contributions to the building of schools and classrooms; revenue from consultant activities, technology transfer, production business and service of the educational establishments; other funding from organizations and individuals in the country and abroad as prescribed by law.

Article 89.- State budget to finance education

1. The State gives first priority to the allocation of the budget for education, ensures an increasing proportion of the State budget for education as required by the development of the educational cause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The financial agency has the responsibility to allocate full, timely educational expenditures conformable with the progress of the school year. The educational management agency has the responsibility to manage and effectively use the educational budget allocated to it and other sources of revenue as prescribed by law.

Article 90.- Priority investment in building schools

The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, Peoples Councils and Peoples Committees at various levels have the responsibility to incorporate the building of schools, and the constructions of physical training, sport, culture and art in service of education into the planning and plan of using land, the plan for capital construction, and to give priority of investment in the building of schools and boarding houses in their plans of socio-economic development.

Article 91.- Encouragement to invest in education

1. The state encourages and creates conditions for organization and individuals to contribute to and fund education. The contributions and funding from enterprises for education shall be accounted into the reasonable expenditures of the enterprises; the contributions of enterprises and individuals shall not be accounted into taxable income as prescribed by the Government.

2. The expenditures of economic organizations to open schools and courses for training at the establishments, coordinating in training with the schools and scientific research institutes, sending persons for training and receiving new technology in service of the needs of their own units shall be incorporated into production, business and service expenditures.

3. The school and other educational establishments shall enjoy priority treatment in the land use right, credit and tax exemption or reduction as prescribed by the Government.

4. Organizations and individuals investing in the building of constructions catering to education, that donate money or materials in kind to develop education shall be considered for recognition in appropriate forms.

Article 92.- School fees, recruitment fee, contribution to building schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government shall provide for the school fee frame and the mechanism of collecting and using school fees for all types of school and other educational establishments on the principle of non egalitarianism, exemption and reduction of school fees for the beneficiaries of social policies and poor people.

The Peoples Councils at provincial level shall base themselves on the school fee frame of the Government to decide the level of collection of school fee and recruitment fee for the schools and other educational establishments in the province on the basis of the proposal of the Peoples Committee of the same level.

The Ministry of Education and Training, and the Ministry of Finance shall base themselves on the prescriptions of the Government on school fees to direct the collection and use of school fees and recruitment fees at the schools and other educational establishments directly under the Central Government.

2. The Peoples Councils at various levels shall base themselves on the need of educational development, the economic situation and the ability of contribution of the local population to decide the level of contribution to the building of schools and classrooms on the basis of consulting the people and the proposal of the Peoples Committee of the same level.

Article 93.- Preferential taxation in publication of textbooks and production of teaching aids and toys

The State shall adopt preferential tax policies in the publication of textbooks, curricula and teaching materials; production and supply of teaching aids, children toys, in the import of books, newspapers, materials, teaching aids and research equipment used in the school and other educational establishments.

SECTION 3. INTERNATIONAL RELATIONS IN EDUCATION

Article 94.- International relations in education

The State shall expand and develop the international relations in education on the principle of respect for the national independence and sovereignty, equality and mutual benefit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State encourages and creates conditions for the schools and other educational establishments of Vietnam to cooperate with foreign organizations and individuals and Vietnamese residents abroad to teach, study and conduct scientific research.

2. The State encourages and creates conditions for Vietnamese citizens to go abroad to study, teach and conduct research and academic exchanges either by self funding or with funding from organizations or individuals in the country or with funding from foreign organizations and individuals.

3. The State shall use its budget to send persons qualified in quality and ethics and standard to study and conduct research abroad in key trades and domains in service of the building and defense of the Fatherland.

Article 96.- Encouragement to cooperation in education with Vietnam

1. Foreign organizations and individuals, international organizations, Vietnamese residents abroad are encouraged by the Vietnamese State which shall create conditions for them to teach, study, invest, fund, cooperate, apply scientific advances, transfer technology in education in Vietnam; they have their legitimate rights and interests protected according to Vietnamese law and the international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

2. The cooperation in training, opening schools and other educational establishments by Vietnamese residents abroad, or by foreign organizations and individuals and international organizations on Vietnamese territory shall be prescribed by the Government.

Article 97.- Recognition of foreign diplomas

1. The recognition of diplomas of Vietnamese issued by foreign countries shall conform with the prescriptions of the Ministry of Education and Training and the international conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

2. The Minister of Education and Training takes responsibility for signing agreements on correspondence of diplomas or mutual recognitions of diplomas with other countries and international organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 98.- Educational inspection

Educational inspection is specialized inspection in education.

The organization and operation of the Educational Inspectorate shall be prescribed by the Government.

Article 99. -Task of Educational Inspectorate

The Educational Inspectorate has the following tasks:

1. To inspect the observance of legislation on education;

2. To inspect the realization of the objective, plan, program, contents and method of education, the technical statute, the examinations regulations, the issuing of diplomas and certificates, the realization of the prescriptions on the necessary conditions to ensure the educational quality at the educational establishments;

3. To certify, conclude and make recommendations on the settlement of the complaints and denunciations concerning educational activities; to propose to the competent State agencies to handle violations of the law on education;

4. To propose measures to ensure enforcement of the law on education; to propose amendments and supplements to policies and regulations of the State on education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When conducting inspection, the Educational Inspectorate has the following powers:

1. To request the concerned persons and related parties to supply documents and evidences and answer necessary questions directly related to the inspection;

2. To draw the inspection report, to propose measures of settlement with regard to the wrong doings;

3. To take measures to prevent and handle violations as prescribed by law.

Article 101.- Responsibility of the Educational Inspector

When conducting an inspection, the Educational Inspector has the following responsibilities:

1. To produce the inspection decision and the Inspector Card;

2. To observe the order and procedures of inspection, to refrain from causing nuisances or hindrances to normal educational activities or cause damage to the legitimate interests of the teachers and learners;

3. To report to the competent agency on the result of inspection and propose measures of settlement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 102.- Rights of the inspected

When the Educational Inspector conducts the inspection, the inspected has the following rights:

1. To request the Inspector to produce the inspection decision, the Inspector Card and strictly observe legislation on inspection;

2. To appeal denounce and file suits to the competent State agency about the inspection decision, the acts of the Inspector and the conclusion on inspection which he/she has the ground to believe not right;

3. To ask for compensation for damage caused by the measures of settlement at variance with law of the Inspection Team or the Inspector.

Article 103.- Responsibility of the inspected

When the Educational Inspector conducts the inspection, the inspected has the following responsibilities:

1. To carry out the request of the Inspection Team or the Inspector;

2. To create conditions for the Inspector to carry out his/her task;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VIII

REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 104.- Awarding the honor title of People’s Teacher and Merit Teacher

Teachers, educational management officials, educational researchers who are qualified as prescribed by law shall be awarded the honor title of Peoples Teacher or Merit Teacher by the State.

Article 105.- Awarding organizations and individuals with good records in education

Organizations and individuals with good contributions to the educational cause shall be awarded as prescribed by law.

Article 106.- Awarding the learners

Learners with good records in studies and training shall be awarded by the school, another educational establishment or an educational management agency. In case of especially outstanding records it shall be rewarded according to provisions of law.

Article 107.- Awarding the title Honor Doctor

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 108.- Handling violations

Anyone taking one of the following acts shall be, depending on the nature and extent of the violation, be subject to discipline, administrative sanction or examined for penal liabilities. If it causes damage he/she has to pay compensation as prescribed by law:

1. To illegally set up an educational establishment;

2. To violate regulations on organization and activities of the school or other educational establishments;

3. To add or omit on its own initiative subjects and contents of teaching already included in the educational program; distort the educational contents;

4. To publish, print and distribute textbooks illegally;

5. To make fake dossier, to violate the statutes on recruitment, examinations and the issue of diplomas and certificates;

6. To infringe upon the dignity and body of the teachers; maltreat and persecute the learners;

7 To cause disorder and loss of security and order in the school or other educational establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. To cause damage to the material bases of the school or other educational establishments;

10. Other violations of the education law.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 109.- Implementation effect

This Law takes effect from the 1st of June, 1999.

All earlier regulations contrary to this Law are now annulled.

Article 110.- Guidance for implementation

The Government shall provide detailed guidance for the implementation of this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Giáo dục 1998

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


39.247

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.58.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!