Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 8016/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Nguyễn Thị Bé Mười
Ngày ban hành: 27/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8016/KH-UBND

Bến Tre, ngày 27 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030”; Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Quyết định 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Bến Tre;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:

I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TẠI ĐỊA BÀN VÙNG KHÓ KHĂN CỦA TỈNH

1. Tổng quan chung về giáo dục mầm non (GDMN)

Toàn tỉnh hiện có 179 trường mầm non, mẫu giáo (gọi chung là trường mầm non) và 68 nhóm trẻ độc lập tư thục với 1.549 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong các cơ sở GDMN. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 17,55%; mẫu giáo 86,67%. Với quy mô hiện tại, các trường mầm non đảm bảo đủ 1 phòng học/1 lớp.

Tất cả trường mầm non và nhóm, lớp độc lập đều thực hiện Chương trình giáo dục mầm non 2 buổi/ngày, trong đó có 83,51% trẻ đến trường mầm non được tổ chức bán trú. Định mức giáo viên/ lớp bình quân chung 1.79.

2. Giáo dục mầm non vùng khó khăn của tỉnh

Căn cứ Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Bến Tre, tỉnh có 21 xã thuộc vùng bãi ngang khó khăn và 01 xã đảo. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, xã An Thủy thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo theo Quyết định 353/QĐ-TTg) đã trở thành thị trấn theo Nghị quyết 724/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

a) Quy mô trường, lớp, trẻ em thuộc vùng khó khăn của tỉnh

Tại mỗi xã vùng khó khăn, xã đảo đều có trường mầm non, mẫu giáo (21 trường), hầu hết đều là trường mẫu giáo. Ngoài ra còn có 03 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục. Trường có số lớp nhiều nhất là 10 lớp (trường mầm non Bảo Thuận, mầm non Tân Xuân - Ba Tri); trường có số lớp ít nhất là 03 lớp (mẫu giáo Hưng Phong - Giồng Trôm); trường có số điểm lẻ nhiều nhất là 04 điểm (trường mẫu giáo An Hòa Tây, An Ngãi Tây, mầm non Tân Xuân - Ba Tri). Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ của các xã từ 2,1% - 23,5%; mẫu giáo từ 58,9% - 96,6%. Bình quân chung tỷ lệ trẻ em đến trường, lớp mầm non vùng khó khăn của tỉnh là 5,34% nhà trẻ và 72,24% mẫu giáo. Có 13 xã không có nhóm trẻ trong trường, có 9 xã tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ là 0,0%, không có trẻ em dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn này (đính kèm Phụ lục I).

b) Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Có 100% trẻ em đến trường mầm non được học 2 buổi/ngày theo Chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 2.086/4.595 trẻ em được tổ chức bán trú (tỷ lệ 45,4%), còn 07/21 trường chưa tổ chức bán trú.

c) Đội ngũ giáo viên

Số giáo viên mầm non hiện có của 21 xã vùng khó khăn của tỉnh là 225 giáo viên, bình quân 1.46 giáo viên/lớp. Có 97,78% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (trong đó trên chuẩn là 68,89%), còn 2,22% giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo (5 giáo viên tại các xã Tân Hưng, Tam Hiệp, Phú Long và An Điền).

d) Cơ sở vật chất

Hiện trường mầm non ở xã vùng khó khăn của tỉnh đủ 01 phòng học/lớp (157 phòng/157 lớp), trong đó phòng học kiên cố đạt 80,5%. Có 48/61 sân chơi (kể cả điểm lẻ) đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định, tỷ lệ 78,69%. Tỷ lệ phòng học có đủ bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu là 73,38%. Hầu hết các trường chưa đủ hệ thống phòng chức năng và khối phòng hành chính theo quy định1.

* Đánh giá chung:

STT

Nội dung

Toàn tỉnh

Vùng khó khăn (bình quân chung)

Mục tiêu theo QĐ 1609/2022/QĐ-TTg

So sánh mức độ đáp ứng của vùng KK với mục tiêu (đến năm 2025)

2025

2030

1

Huy động trẻ em đến trường

- Nhà trẻ

17,55 %

5,34 %

20 %

25 %

- 14,66%

- Mẫu giáo

86,67 %

72,24%

90 %

95 %

- 17,76%

2

Chất lượng

- Thực hiện Chương trình GDMN 2 buổi/ngày

100 %

100 %

100 %

100 %

Đạt

- Bán trú

83,51 %

45,4 %

-

-

Chưa đạt

3

Đội ngũ

- Định mức GV/lớp

1.79

1.46

+ Nhà trẻ

2.5 /nhóm

2.5 /nhóm

Chưa đạt

+ Mẫu giáo

2.2 /lớp

2.2 /lớp

- Tỷ lệ đạt chuẩn

95,17%

97,78 %

100 %

100 %

Trong đó tỷ lệ trên chuẩn

68,57%

68,89 %

4

Cơ sở vật chất

Thiếu phòng học để phát triển nhóm, lớp theo mục tiêu KH.

- Phòng học

1ph/ lớp

1ph/lớp

1ph/lớp

1ph/ lớp

- Sân chơi có đồ chơi

99,5%

78,69%

100%

100%

- 21,31%

- Thiết bị trong nhóm/lớp

80%

73,38%

100%

100%

- 26,62%

* Một số khó khăn, hạn chế:

- Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ vùng khó khăn thấp.

- Trong tổng số 21 trường, ngoài điểm chính còn có thêm 40 điểm lẻ, nhiều điểm cách xa trung tâm và chỉ có 01 lớp/điểm nên không đầu tư được phòng chức năng, khó khăn trong tổ chức bán trú.

- Giáo viên thiếu so với định mức theo quy định (hiện tại chỉ đạt bình quân 1.46 giáo viên/lớp, có đơn vị 1.1 giáo viên/lớp).

- Công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực phát triển GDMN tại các địa phương này khó thực hiện nên có hạn chế trong phát triển hệ thống trường lớp ngoài công lập.

* Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế:

- Mạng lưới trường lớp phân tán, biên chế giáo viên mầm non chưa đủ định mức quy định theo số lớp hiện có.

- Đời sống của nhân dân trên địa bàn vùng khó khăn chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông, thu nhập thấp.

- Kinh phí Nhà nước phân bổ cho GDMN chưa đủ để đầu tư, xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng theo quy định Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT .

II. KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN

1. Đối tượng, phạm vi

Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở GDMN thuộc các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là vùng khó khăn) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn. Tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội.

3. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với trẻ em:

- Đến năm 2025: có ít nhất 15% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN;

- Đến năm 2030: có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN;

- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện địa phương và đặc điểm riêng của trẻ.

b) Đối với giáo viên: Đến năm 2030: phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

c) Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Đến năm 2030: đảm bảo 1 phòng học/ 1 lớp, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 90%; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; 100% điểm trường đủ bộ đồ chơi (ngoài trời và trong lớp) theo quy định hiện hành.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực hiện các cơ chế, chính sách về phát triển GDMN theo quy định

a) Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển GDMN nói chung và GDMN vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh theo quy định và hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương nhất là đối tượng trẻ em nhà trẻ, bao gồm một số chính sách: hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách đối với đội ngũ giáo viên vùng khó khăn.

b) Phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng hải đảo và bãi ngang ven biển. Thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn.

c) Nghiên cứu, đề xuất chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; mua sắm đồ dùng học tập đáp ứng nhu cầu phát triển GDMN vùng khó khăn.

2. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDMN vùng khó khăn

a) Phấn đấu đảm bảo bố trí đủ định mức giáo viên/lớp theo quy định hiện hành. Theo lộ trình, đến năm 2025 tại các xã vùng khó tăng thêm 17 nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo; từ năm 2026 đến 2030 tăng thêm 20 nhóm trẻ và 37 lớp mẫu giáo, nâng tổng số nhóm lớp đến năm 2030 là 48 nhóm trẻ và 187 lớp mẫu giáo. Số lượng giáo viên bổ sung theo định mức đến năm 2030 là 290 giáo viên, cụ thể như sau:

- Năm học 2023 - 2024, cần bổ sung thêm 108 giáo viên (giáo viên theo định mức: 349 =(11 x 2.5) + (146 x 2.2), trong đó công lập là 335, biên chế giao là 234, cần bổ sung 101 biên chế; ngoài công lập thêm 7).

- Đến năm 2025, tiếp tục bổ sung thêm 51 giáo viên công lập (giáo viên theo định mức năm 2025: 400 = (28 x 2.5) + (150 x 2.2), theo định mức năm 2023 đã có 349).

- Đến năm 2030, tiếp tục bổ sung thêm 131 giáo viên công lập (biên chế theo định mức năm 2025: 400, biên chế theo định mức năm 2030 là 531 = (48 x 2.5) + (187 x 2.2).

b) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về: công tác quản lý, triển khai chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé mới ra lớp.

3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

a) Bảo đảm yêu cầu kiên cố hóa trường lớp và đủ 01 phòng/lớp. Xây dựng bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ chương trình GDMN và nâng chất lượng GDMN vùng khó khăn, cụ thể:

- Đối với xã An Hiệp huyện Ba Tri: không đầu tư vì đã được xây mới đưa vào sử dụng năm 2020.

- Đối với các xã: Phú Long, Đại Hòa Lộc, Vang Quới Đông huyện Bình Đại; xã Mỹ An, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, An Qui và Thạnh Hải huyện Thạnh Phú không ghi vốn đầu tư trong kế hoạch này vì đã có biên bản khảo sát đầu tư xây dựng nông thôn mới năm 2021, 2022 (do Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh khảo sát).

- Đầu tư xây dựng đối với các đơn vị còn lại (12 xã): gồm 64 phòng học để phát triển thêm nhóm, lớp và 135 phòng chức năng phục vụ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục mầm non.

- Bổ sung 64 bộ thiết bị cho phòng học mới bổ sung và trang thiết bị phòng chức năng xây mới.

(Đính kèm Phụ lục II, III)

b) Chú trọng bổ sung đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp, xây dựng mô hình môi trường giáo dục phù hợp với trẻ và văn hóa riêng của cơ sở; tạo dựng và nhân rộng mô hình điểm làm nơi tập huấn, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho GDMN vùng khó khăn.

c) Quan tâm điều kiện sinh hoạt nhà công vụ cho giáo viên vùng khó2.

4. Triển khai chương trình GDMN phù hợp với vùng khó khăn: đổi mới nội dung, phương pháp GDMN phù hợp với vùng khó khăn

a) Chú trọng khai thác yếu tố văn hóa địa phương trong tổ chức, thực hiện chương trình GDMN đối với trẻ em vùng khó khăn.

b) Tập trung hỗ trợ, đầu tư các điều kiện và thực hiện chính sách để các cơ sở GDMN tổ chức bán trú cho trẻ em đến trường lớp. Triển khai thực hiện Bữa ăn học đường, các kế hoạch về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và các nội dung trong chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh3.

c) Tổ chức tập huấn xây dựng kế hoạch và tạo môi trường học tập theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”; chia sẻ tài liệu, học liệu thân thiện, phù hợp với trẻ em tại các cơ sở GDMN vùng khó khăn.

5. Huy động các nguồn lực phát triển GDMN vùng khó khăn

a) Huy động nguồn lực xã hội và cộng đồng

- Hình thành cơ chế, khuyến khích tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trường, lớp mầm non. Vận động sự tham gia của toàn dân và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp; phát huy sáng kiến của cộng đồng phát triển GDMN vùng khó khăn;

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

b) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành

Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; các ban ngành có liên quan, đặc biệt là vai trò của các tổ chức Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em ở gia đình và cộng đồng.

6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn;

b) Hình thành chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn;

c) Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Phối hợp chặt chẽ với đoàn thể, chính quyền địa phương vận động trẻ em đến trường, lớp mầm non và học 2 buổi/ngày.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

a) Nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.

b) Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao và giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.

c) Nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.

3. Phân kì thực hiện vốn đầu tư:

a) Giai đoạn 2023 - 2025: triển khai xây dựng đối với 08 xã đã ghi vốn đầu tư theo chương trình Nông thôn mới năm 2021, 2022.

b) Giai đoạn 2026 - 2030: tiếp tục ghi vốn đầu tư xây phòng học bổ sung, phòng chức năng đối với 12 xã còn lại từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia tại thời điểm lập dự toán. Dự toán kinh phí ước tính là 125,691 tỷ đồng, gồm:

- Xây dựng cơ bản 64 phòng học: 52,992 tỷ đồng;

- Xây dựng 135 phòng chức năng (tương đương 6210 m2): 42,849 tỷ đồng;

- Mua 64 bộ thiết bị cho phòng học mới bổ sung: 9,6 tỷ đồng;

- Trang thiết bị phòng chức năng xây mới: 20,25 tỷ đồng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm và Thạnh Phú triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Chương trình.

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chính sách đặc thù về giáo dục của địa phương (nếu cần thiết); đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm trường lẻ vùng khó khăn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

d) Rà soát nhu cầu giáo viên ở nhà công vụ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu, đề xuất bổ sung cơ sở vật chất còn thiếu theo thứ tự ưu tiên cho vùng khó khăn. Chủ động tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tham mưu tuyển dụng, bổ sung biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho vùng khó khăn bảo đảm thực hiện mục tiêu Kế hoạch.

đ) Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời có những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình;

b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực để thực hiện Chương trình; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn; giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đối với giáo viên và trẻ em mầm non vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì tham mưu, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 và hằng năm thực hiện các nhiệm vụ, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện Chương trình phù hợp với khả năng cân đối của địa phương.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động của Chương trình theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.

6. Sở Nội vụ

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn (nếu có);

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, hợp đồng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GDMN ở vùng khó khăn.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Định hướng cho các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn.

8. Ủy ban nhân dân các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm và Thạnh Phú

a) Xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn. Thực hiện các báo cáo gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Bố trí kinh phí, trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả của Chương trình tại địa phương.

c) Đề xuất ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

d) Tổ chức rà soát, xem xét, nghiên cứu, đề xuất sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở những nơi có nhu cầu đảm bảo quy định; sắp xếp, bổ sung số phòng học còn thiếu và thay thế các phòng học hết thời hạn sử dụng ở vùng khó khăn.

đ) Quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn.

e) Chỉ đạo, tổ chức, chủ động tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, bổ sung biên chế giáo viên và cán bộ quản lý GDMN, nhân viên cho vùng khó khăn thuộc địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu Chương trình.

g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học tỉnh và các tổ chức xã hội: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đầu tư, chăm lo, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm và Thạnh Phú triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT (để b/cáo);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (để b/cáo);
- Ban Tuyên giáo TU (thay b/cáo);
- Ban VHXH.HĐND tỉnh (thay b/cáo);
- UBMTTQVN tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội Khuyến học tỉnh;
- Tỉnh Đoàn;
- Các Sở: GDĐT, KHĐT, NNPTNT, TC, NV, LĐTBXH, TTTT;
- UBND các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Thạnh Phú;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Phòng: KGVX, TH;
- Trung tâm Thông tin điện tử;
- Lưu: VT, S.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bé Mười


PHỤ LỤC I

GIÁO DỤC MẦM NON XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG BÃI NGANG, VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO QUY MÔ TRƯỜNG LỚP, TRẺ EM VÀ GIÁO VIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 8016/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Số TT

Đơn vị

Số trường MN, MG

Số nhóm, lớp

Tổng số trẻ hiện có tại trường , lớp

Tỷ lệ huy động ra lớp

Đội ngũ

Tổng số

Tr. Đó: điểm trườn g lẻ

Hiện có

Dự kiến phát triển

Hiện có

Mục tiêu phát triển

Tổng số hiện có

Cần bổ sung

Tổng số nhóm , lớp

NT

MG

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Đến năm 2025

Đến năm 2030

2023

2025

2030

Tổng cộng

NT

MG

Tổng cộng

NT

MG

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Huyện Ba Tri

8

21

68

5

63

77

12

65

111

25

86

2.010

4,86

74,38

14,65

83,08

25,72

94,99

100

51

22

79

1

Xã Bảo Thuận

1

1

10

1

9

11

2

9

14

3

11

315

5,50

72,60

19,80

82,00

25,00

94,40

20

2

3

7

Trường MN Bảo Thuận

1

1

10

1

9

11

2

9

14

3

11

315

5,50

72,60

19,80

82,00

25,00

94,40

20

2

3

7

2

Xã An Hòa Tây

1

4

7

0

7

7

1

6

12

3

9

216

5,20

79,50

12,50

82,00

25,00

95,00

9

6

0

12

Trường MG An Hòa Tây

1

4

7

0

7

7

1

6

12

3

9

216

5,20

79,50

12,50

82,00

25,00

95,00

9

6

0

12

3

Xã An Đức

1

0

5

0

5

7

1

6

11

3

8

165

0,00

82,30

12,80

82,00

25,00

95,00

7

4

5

9

Trường MG An Đức

1

0

5

0

5

7

1

6

11

3

8

165

0,00

82,30

12,80

82,00

25,00

95,00

7

4

5

9

4

Xã Bảo Thạnh

1

2

9

0

9

12

1

11

18

4

14

253

3,30

69,80

8,00

82,10

25,00

95,00

12

8

7

14

Trường MG Bảo Thạnh

1

2

9

0

9

12

1

11

18

4

14

253

3,30

69,80

8,00

82,10

25,00

95,00

12

8

7

14

5

Xã Tân Xuân

1

5

14

2

12

14

2

12

19

4

15

384

6,30

77,20

12,60

82,00

25,20

95,00

19

12

0

12

Trường MN Tân Xuân

1

4

11

1

10

11

1

10

16

3

13

318,0

6,30

77,20

12,60

82,00

25,20

95,00

16

9

0

12

TT Tân Xuân (Phương Thy)

1

3

1

2

3

1

2

3

1

2

66

3

4

0

0

6

Xã An Ngãi Tây

1

4

7

1

6

7

2

5

12

3

9

222

9,00

68,30

19,30

82,10

30,89

94,70

10

6

0

11

Trường MN An Ngãi Tây

1

3

6

0

6

6

1

5

11

2

9

192

9,00

68,30

19,30

82,10

30,89

94,70

8

5

0

11

TT Nhiễm Kiều

1

1

1

0

1

1

0

1

1

0

30

2

1

0

0

7

Xã Tân Hưng

1

3

5

0

5

7

1

6

11

2

9

176

0,00

62,80

12,50

81,80

25,00

96,00

7

4

5

9

Trường MG Tân Hưng

1

3

5

0

5

7

1

6

11

2

9

176

0,00

62,80

12,50

81,80

25,00

96,00

7

4

5

9

8

Xã An Hiệp

1

2

11

1

10

12

2

10

14

3

11

279

9,60

82,50

19,70

90,60

24,70

94,80

16

9

3

5

Trường MN An Hiệp

1

2

11

1

10

12

2

10

14

3

11

279

9,60

82,50

19,70

90,60

24,70

94,80

16

9

3

5

Huyện Bình Đại

4

9

24

1

23

27

6

21

38

8

30

601

1,53

76,53

20,05

85,90

27,19

95,90

44

9

8

25

9

Xã Tam Hiệp

1

2

4

0

4

4

1

3

5

1

4

88

2,10

86,30

29,40

83,30

32,46

95,00

8

1

0

2

Trường MG Hương Nhãn

1

2

4

0

4

4

1

3

5

1

4

88

2,10

86,30

29,40

83,30

32,46

95,00

8

1

0

2

10

Xã Vang Quới Đông

1

2

6

0

6

7

1

6

8

2

6

143

0,00

75,90

15,60

95,00

25,00

95,00

10

3

3

3

Trường MG Tuổi Thơ

1

2

6

0

6

7

1

6

8

2

6

143

0,00

75,90

15,60

95,00

25,00

95,00

10

3

3

3

11

Xã Phú Long

1

3

9

1

8

10

3

7

15

3

12

228

0,00

76,60

20,00

90,00

25,00

98,60

16

4

3

11

Trường MG Phú Long

1

2

7

0

7

8

1

7

13

2

11

209

0,00

76,60

20,00

90,00

25,00

98,60

14

1

3

11

TT Bình Minh

1

2

1

1

2

2

0

2

1

1

19

2

3

0

0

12

Xã Đại Hòa Lộc

1

2

5

0

5

6

1

5

10

2

8

142

4,00

67,30

15,20

75,30

26,30

95,00

10

1

3

9

Trường MG Hoa Lan

1

2

5

0

5

6

1

5

10

2

8

142

4,00

67,30

15,20

75,30

26,30

95,00

10

1

3

9

Huyện Giồng Trôm

1

1

3

0

3

4

1

3

6

1

5

90

0,00

58,88

25,00

81,00

28,60

95,60

4

3

3

4

13

Xã Hưng Phong

1

1

3

0

3

4

1

3

6

1

5

90

0,00

58,88

25,00

81,00

28,60

95,60

4

3

3

4

Trường MG Hưng Phong

1

1

3

0

3

4

1

3

6

1

5

90

0,00

58,88

25,00

81,00

28,60

95,60

4

3

3

4

Huyện Thạnh Phú

8

9

62

5

57

70

9

61

80

14

66

1.894

14,97

87,17

23,47

87,49

31,91

95,11

93

45

19

24

14

Xã Mỹ Hưng

1

0

8

1

7

8

1

7

9

2

7

243

21,70

90,10

21,70

93,60

40,00

95,30

13

5

0

3

Trường MG Mỹ Hưng

1

0

8

1

7

8

1

7

9

2

7

243

21,70

90,10

21,70

93,60

40,00

95,30

13

5

0

3

15

Xã Mỹ An

1

1

8

1

7

10

2

8

10

2

8

247

23,50

96,60

22,20

90,00

25,00

95,00

13

5

5

0

Trường MN Mỹ An

1

1

8

1

7

10

2

8

10

2

8

247

23,50

96,60

22,20

90,00

25,00

95,00

13

5

5

0

16

Xã Bình Thạnh

1

2

7

0

7

7

0

7

10

1

9

227

19,10

87,30

19,10

90,00

33,30

95,00

10

5

0

7

Trường MG Bình Thạnh

1

2

7

0

7

7

0

7

10

1

9

227

19,10

87,30

19,10

90,00

33,30

95,00

10

5

0

7

17

Xã An Thạnh

1

0

5

0

5

5

1

4

6

1

5

129

8,69

78,94

27,10

81,70

25,00

95,00

7

4

0

2

Trường MG An Thạnh

1

0

5

0

5

5

1

4

6

1

5

129

8,69

78,94

27,10

81,70

25,00

95,00

7

4

0

2

18

Xã An Thuận

1

2

9

1

8

9

1

8

12

2

10

281

13,90

80,70

20,00

82,00

25,80

95,30

15

5

0

7

Trường MG An Thuận

1

2

9

1

8

9

1

8

12

2

10

281

13,90

80,70

20,00

82,00

25,80

95,30

15

5

0

7

19

Xã An Qui

1

1

9

1

8

12

2

10

12

2

10

270

13,63

88,00

45,45

90,30

45,45

95,16

13

7

7

0

Trường MG An Qui

1

1

9

1

8

12

2

10

12

2

10

270

13,63

88,00

45,45

90,30

45,45

95,16

13

7

7

0

20

Xã An Điền

1

1

6

0

6

7

1

6

9

2

7

192

0,00

91,40

16,70

82,00

30,00

95,09

8

5

3

5

Trường MG An Điền

1

1

6

0

6

7

1

6

9

2

7

192

0,00

91,40

16,70

82,00

30,00

95,09

8

5

3

5

21

Xã Thạnh Hải

1

2

10

1

9

12

1

11

12

2

10

305

19,20

84,30

15,50

90,30

30,70

95,00

14

8

4

0

Trường MG Thạnh Hải

1

2

10

1

9

12

1

11

12

2

10

305

19,20

84,30

15,50

90,30

30,70

95,00

14

8

4

0

TỔNG CỘNG

21

40

157

11

146

178

28

150

235

48

187

4.595

5,34

74,24

19,55

85,41

28,36

95,23

241

108

51

131

PHỤ LỤC II

BÁO CÁO GIÁO DỤC MẦM NON XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG BÃI NGANG, VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO CƠ SỞ VẬT CHẤT_PHÒNG HỌC
(Kèm theo Kế hoạch số 8016/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Số TT

Đơn vị

Hiện có

Mục tiêu

Nhu cầu xây dựng

GHI CHÚ

Số nhóm, lớp hiện có

Số phòng học hiện có

Số nhóm, lớp phát triển

Số phòng dự kiến xây mới bổ sung 2023-2025 do phát triển quy mô

Số phòng dự kiến xây mới bổ sung 2025- 2030 do phát triển quy mô

2025

2030

1

Xã An Hiệp

11

14

12

14

x

x

Đã xây mới

2

Xã Vang Quới Đông

6

6

7

8

x

x

Đã có ghi vốn NTM

3

Xã Phú Long

9

9

10

15

x

x

Đã có ghi vốn NTM

4

Xã Đại Hòa Lộc

5

5

6

10

x

x

Đã có ghi vốn NTM

5

Xã Mỹ Hưng

8

8

8

9

x

x

Đã có ghi vốn NTM

6

Xã Mỹ An

8

8

10

10

x

x

Đã có ghi vốn NTM

7

Xã Bình Thạnh

7

7

7

10

x

x

Đã có ghi vốn NTM

8

Xã An Qui

9

9

12

12

x

x

Đã có ghi vốn NTM

9

Xã Thạnh Hải

10

10

12

12

x

x

Đã có ghi vốn NTM

10

Xã Bảo Thuận

10

10

11

14

0

6

11

Xã An Hòa Tây

7

7

8

12

0

5

12

Xã An Đức

5

5

7

11

0

6

13

Xã Bảo Thạnh

9

9

12

18

0

9

14

Xã Tân Xuân

14

14

14

19

0

5

15

Xã An Ngãi Tây

7

7

7

12

0

4

16

Xã Tân Hưng

5

5

7

11

0

4

17

Xã Tam Hiệp

4

4

4

5

0

1

18

Xã Hưng Phong

3

3

4

6

0

3

19

Xã An Thạnh

5

5

5

6

0

6

20

Xã An Thuận

9

9

8

12

0

12

21

Xã An Điền

6

6

7

9

0

3

TỔNG CỘNG

157

160

178

235

0

64

* Số phòng xây mới (chỉ tính đối với xã chưa ghi vốn NTM)

PHỤ LỤC III

BÁO CÁO GIÁO DỤC MẦM NON XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG BÃI NGANG, VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO CƠ SỞ VẬT CHẤT_PHÒNG CHỨC NĂNG, PHÒNG HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Kế hoạch số 8016/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Số TT

Đơn vị

HỆ THỐNG PHÒNG CHỨC NĂNG

GHI CHÚ

HIỆN TRẠNG

NHU CẦU XÂY DỰNG MỚI

Phòng HCQT

Phòng HT

Phòng PHT

Văn phòng

Phòng nhân viên

Phòng bảo vệ

Phòng GDTC

Phòng GDNT

Phòng đa năng

Phòng TH, NN

Nhà bếp

Kho bếp

Phòng họp

Phòng Y tế

Nhà kho

Phòng HCQT

Phòng HT

Phòng PHT

Văn phòng

Phòng nhân viên

Phòng bảo vệ

Phòng GDTC

Phòng GDNT

Phòng đa năng

Phòng TH, NN

Nhà bếp

Kho bếp

Phòng họp

Phòng Y tế

Nhà kho

15

15

15

30

16

6

60

60

60

40

60

22

40

10

40

1

Xã An Hiệp

1

1

1

1

1

1

1

1

0

0

1

1

0

1

0

Đã xây mới

2

Vang Quới Đông

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

Đã có ghi vốn NTM

3

Xã Phú Long

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

Đã có ghi vốn NTM

4

Xã Đại Hòa Lộc

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

Đã có ghi vốn NTM

5

Xã Mỹ Hưng

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

1

0

Đã có ghi vốn NTM

6

Xã Mỹ An

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

Đã có ghi vốn NTM

7

Xã Bình Thạnh

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

Đã có ghi vốn NTM

8

Xã An Qui

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Đã có ghi vốn NTM

9

Xã Thạnh Hải

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Đã có ghi vốn NTM

10

Xã Bảo Thuận

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

1

1

1

1

1

1

1

1

0

1

1

1

1

1

1

11

Xã An Hòa Tây

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

1

1

1

0

1

1

0

0

1

0

1

1

1

1

1

12

Xã An Đức

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

1

1

1

1

0

0

1

0

1

1

1

1

1

13

Xã Bảo Thạnh

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

1

0

1

1

1

1

0

1

1

1

1

1

1

14

Xã Tân Xuân

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

1

1

1

1

1

1

1

1

0

1

1

1

1

1

1

15

Xã An Ngãi Tây

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

1

1

1

1

1

1

0

0

1

0

1

1

1

1

1

16

Xã Tân Hưng

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

1

1

1

1

0

0

1

0

1

1

1

1

1

17

Xã Tam Hiệp

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

1

0

1

1

1

1

1

1

0

0

1

0

1

1

1

1

1

18

Xã Hưng Phong

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

1

0

0

0

0

0

1

0

1

1

0

0

0

19

Xã An Thạnh

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

1

0

1

1

0

0

0

20

Xã An Thuận

1

1

1

1

1

1

1

1

0

0

1

0

0

1

0

1

1

2

1

1

1

1

1

0

0

1

1

1

1

1

21

Xã An Điền

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

2

1

1

1

0

0

1

0

1

1

1

1

1

TỔNG CỘNG

2

2

2

20

2

2

2

2

0

0

13

2

0

5

0

10

10

13

8

10

11

4

4

8

3

12

12

10

10

10

135 phòng

* Số phòng chức năng chỉ tính đối với xã chưa ghi vốn NTM



1 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiếu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.

2 Huyện Thạnh Phú có 03 nhà công vụ tại các xã An Điền, An Thạnh, Thạnh Hải.

3 Các kế hoạch của tỉnh: Kế hoạch số 5830/KH-UBND ngày 11/12 /2018 về Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Kế hoạch số 972/KH-UBND ngày 04/ 03/ 2020 Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình "Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam" trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 600/KH-UBND ngày 01/ 02 /2021 triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 688/KH-UBND ngày 10/ 02/2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Bến Tre; Kế hoạch số 5821/KH-UBND ngày 15/9 /2022 về Kế hoạch hành động thực hiện nội dung "Cải thiện dinh dưỡng" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 7459/KH-UBND ngày 17/11/2022 về Kế hoạch thực hiện can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 8016/KH-UBND ngày 27/12/2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030" trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


220

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.171.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!