ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 712/KH-UBND
|
Biên Hòa, ngày 24 tháng
01 năm 2011
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 05 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI
ĐOẠN 2011 - 2015
Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày
09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em 05 tuổi giai đoạn 2010 - 2015;
Thực hiện Công văn số 6154/BGDĐT-GDMN
ngày 27/9/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai Đề án Phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi.
Xét tình hình thực tế của giáo dục
mầm non, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục
mầm non (GDMN) cho trẻ em 05 tuổi giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh như
sau:
A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC MẦM NON (Tính đến năm học 2009 - 2010)
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Tình hình phát triển học sinh:
Tổng số cháu mầm non trong toàn tỉnh
ra lớp: 100.814 cháu, chia ra:
- Nhà trẻ: 14.826 đạt tỷ lệ 15% (Ngoài
công lập đạt 33%).
- Mẫu giáo 03 - 04 tuổi: 54.898 cháu
đạt tỷ lệ 78% (Ngoài công lập 37%).
- Mẫu giáo 05 tuổi: 33.714 cháu đạt
tỷ lệ 95,6% (Ngoài công lập đạt 30,9%).
- Lớp mẫu giáo 05 tuổi được tổ chức
bán trú: 34,3%.
2. Tình hình đội ngũ:
- Tổng số giáo viên: 4.941 giáo viên
(Ngoài công lập: 1.027).
Đạt chuẩn: Công lập 93% (Ngoài công
lập: 87%).
Trên chuẩn: Công lập 30,6% (Ngoài
công lập: 20%).
- Tổng số cán bộ quản lý: 705 người
(Ngoài công lập: 123).
Đạt chuẩn: Công lập 100% (Ngoài công
lập: 85%).
Trên chuẩn: Công lập 66,6%. (Ngoài
công lập: 18%).
3. Tình hình cơ sở vật chất:
a) Hệ thống trường lớp
- Tổng số trường: 254 trường (Ngoài
công lập: 37).
Trong đó có 93 trường mẫu giáo độc
lập, 160 trường mầm non, 01 nhà trẻ.
- Tổng số phòng học: 2.487 phòng học,
chia ra:
+ Phòng kiên cố: 860 phòng đạt tỷ lệ
34,6%.
+ Phòng bán kiên cố: 1.448 phòng đạt
tỷ lệ 58,2%.
+ Phòng học tạm, nhờ mượn: 179 phòng
đạt tỷ lệ 7,2%.
- Trường chuẩn Quốc gia:
Toàn tỉnh có 27 trường đạt chuẩn Quốc
gia đạt mức độ 01 (Tỷ lệ 13%).
b) Trang thiết bị - đồ dùng dạy học
- Đồ chơi ngoài trời: 216 bộ.
- Trang thiết bị trong lớp cho trẻ
mẫu giáo 05 tuổi: 148 bộ đạt tỷ lệ 11,6%.
c) Phòng chức năng
Phòng chức năng hiện có 809 phòng (Bao
gồm phòng Giáo dục thể chất, phòng Nghệ thuật, phòng làm việc, hội trường…).
4. Chất lượng chăm sóc giáo dục:
a) Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng -
vệ sinh:
- 100% cháu nhà trẻ và 78% cháu mẫu
giáo được tổ chức bán trú. Tại các địa bàn khó khăn các lớp mẫu giáo 01 buổi
đều được tổ chức bữa ăn phụ.
- Kết quả nuôi dưỡng - chăm sóc sức
khỏe:
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo tuổi:
Nhà trẻ 7%; Mẫu giáo 7,5%.
Tỷ lệ trẻ có cân nặng cao hơn tuổi:
Nhà trẻ 0,9%, mẫu giáo 3,6%.
b) Thực hiện chương trình GDMN
Triển khai thực hiện đầy đủ chương
trình chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện các chuyên đề như: Làm quen văn học,
làm quen chữ viết, làm quen với toán, giáo dục lễ giáo, âm nhạc, tạo hình,
chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống
tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Đã tổ chức triển khai ở 182/254
trường đạt tỷ lệ 71,6%, dự kiến đến năm 2012 thực hiện đại trà chương trình
GDMN mới tại 100% các trường mẫu giáo, mầm non trong toàn tỉnh.
II. NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ
- Cháu nhà trẻ đến lớp đạt tỷ lệ thấp
15% (Tỷ lệ chung cả nước 21,2%).
- Lớp mẫu giáo 05 tuổi được tổ chức
bán trú đạt tỷ lệ 48,3% (Công lập 34,3%).
- Phòng mượn, tạm còn nhiều 7,2%, cơ
sở ngoài công lập chưa đủ điều kiện cấp phép chiếm tỷ lệ 31,2%.
- Trang thiết bị đủ chuẩn cho các
lớp mẫu giáo 05 tuổi đạt tỷ lệ 8,4%.
Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 13%.
- Kỹ năng sư phạm của giáo viên thực
hiện chương trình GDMN mới hạn chế.
- Trẻ suy dinh dưỡng tỷ lệ cao 7,5%.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Cùng với việc xóa xã “Trắng” về
mầm non, mạng lưới trường, lớp của ngành học đã được các địa phương quan tâm,
đầu tư theo hướng kiên cố, chuẩn hóa. Quy mô trường lớp được mở rộng, cơ sở vật
chất được quan tâm đầu tư (Năm học 2009 - 2010 tăng 11 trường, xây mới 41 phòng
học, 20 công trình nước sạch và 40 nhà vệ sinh). Tỷ lệ huy động trẻ ở các độ
tuổi ngày càng tăng (Nhà trẻ tăng 1,2%, mẫu giáo tăng 3,6%). Tỷ lệ ăn bán trú
tăng 2,6%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm (1,2% ở nhà trẻ và 0,5% ở mẫu giáo). Tỷ lệ
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng đều hàng năm. Chương trình GDMN mới đã
được triển khai tạo chuyển biến tốt về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên việc quy hoạch mạng lưới
trường, lớp mầm non ở một số địa phương còn hạn chế, chưa ưu tiên dành quỹ đất
cho xây dựng trường lớp mầm non đặc biệt là các khu đô thị mới, các khu đông
dân cư. Phòng học tạm, mượn còn nhiều, diện tích chật hẹp, chất lượng thấp. Một
số công trình phụ như nhà vệ sinh, bếp một chiều chưa phù hợp với việc chăm sóc
sức khỏe trẻ, chưa đảm bảo vệ sinh. Tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia
ở một số địa phương còn chậm (Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Định Quán…) Riêng huyện Cẩm Mỹ
đến nay chưa có trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
- Một số huyện có tỷ lệ huy động trẻ
nhà trẻ ra lớp dưới 11% (Trảng Bom, Long Thành, Tân Phú). Tỷ lệ huy động trẻ mẫu
giáo ra lớp dưới 80% (Long Thành, Xuân Lộc, Định Quán, Cẩm Mỹ). Trẻ mẫu giáo 05
tuổi được tổ chức bán trú dưới 50% (Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Định Quán).
- Số nhóm, lớp mầm non tư thục phát
triển nhanh, quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiếu ổn định, không theo quy
hoạch, vì vậy việc quản lý còn nhiều khó khăn. Hiện nay còn 191 nhóm, lớp chưa
được cấp phép vì thiếu các điều kiện tối thiểu.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
hiện nay còn thiếu về số lượng (Cán bộ quản lý: 64, giáo viên: 164).
B. MỤC TIÊU PHỔ CẬP GDMN CHO TRẺ 05 TUỔI
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. MỤC TIÊU CHUNG
Đảm bảo hầu hết trẻ em 05 tuổi ở mọi
địa bàn trong tỉnh được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày đủ
một năm học (09 tháng), nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm
mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng để trẻ em vào lớp
một.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Phấn đấu đến năm 2015 đạt một số chỉ
tiêu cơ bản:
- Trẻ nhà trẻ đến lớp đạt tỷ lệ 25%
(Chỉ tiêu Trung ương 25% năm 2015).
- Trẻ 03 - 04 tuổi đến lớp đạt tỷ lệ
80% (Chỉ tiêu Trung ương 70% năm 2015).
- 100% giáo viên dạy trẻ 05 tuổi đạt
chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 50% giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm
mầm non trở lên (Chỉ tiêu Trung ương 50%).
- 80% giáo viên đạt chuẩn nghề
nghiệp mức độ khá (Chỉ tiêu Trung ương 80%).
- 100% lớp mầm non 05 tuổi được
trang bị đầy đủ đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu.
- 70% các trường mầm non có đủ bộ đồ
chơi ngoài trời.
- 100% các trường mầm non được đầu
tư trang thiết bị cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối Internet.
- 60% giáo viên có khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
- 100% giáo viên ngoài công lập được
tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- 25% - 30% trường mầm non đạt chuẩn
Quốc gia.
- 22% số xã, phường/huyện đạt chuẩn
phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi năm 2011 (Chỉ tiêu Trung ương 55%).
- 60% số xã, phường/huyện đạt chuẩn
phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi năm 2013 (Chỉ tiêu Trung ương 85%).
- 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập
GDMN cho trẻ em 05 tuổi năm 2015 (Chỉ tiêu Trung ương 100%).
Riêng chỉ tiêu huy động trẻ em 05
tuổi được phân chia theo khu vực như sau:
1. Đối với thành phố, thị xã, thị
trấn:
- Huy động 98% trở lên số trẻ em 05
tuổi ra lớp, trong đó đảm bảo 90% được học 02 buổi/ngày trong một năm học.
- 90% trở lên trẻ 05 tuổi hoàn thành
chương trình GDMN mới (Mẫu giáo 05 - 06 tuổi).
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 95% trở lên.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân và thấp còi không quá 8%.
2. Đối với vùng nông thôn:
- Huy động 95% trở lên số trẻ em 05
tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% được học 02 buổi/ngày trong một năm học.
- 85% trở lên trẻ 05 tuổi hoàn thành
chương trình GDMN mới (mẫu giáo 05 - 06 tuổi).
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 90% trở lên.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân và thấp còi không quá 10%.
3. Đối với vùng nông thôn đặc biệt
khó khăn, vùng núi:
- Huy động 90% trở lên số trẻ em 05
tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 80% được học 02 buổi/ngày trong một năm học.
- 80% trở lên trẻ 05 tuổi hoàn thành
chương trình GDMN mới (Mẫu giáo 05 - 06 tuổi).
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 85% trở lên.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân và thấp còi không quá 10%.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chống mù
chữ và Phổ cập giáo dục tỉnh:
Bổ sung thành viên phụ trách GDMN
vào Tổ thư ký Ban Chỉ đạo Chống mù chữ và Phổ cập giáo dục tỉnh.
2. Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh
công tác thông tin truyền thông về phổ cập GDMN cho trẻ 05 tuổi.
- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương về tầm quan trọng của việc phổ cập GDMN cho trẻ 05
tuổi trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với ngành
học mầm non, phát huy tính chủ động tinh thần trách nhiệm của địa phương và cơ
sở để giải quyết những vấn đề bức xúc của ngành học.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhiệm
vụ phổ cập GDMN đối với các cấp các ngành, các bậc cha mẹ; Tổ chức hội thảo,
hội nghị để phổ biến các nội dung phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi; Tạo điều
kiện cho các tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các bậc cha mẹ và toàn xã
hội tham gia phổ cập GDMN cho trẻ 05 tuổi.
- Tổ chức hội nghị các cấp để thống
nhất chủ trương, hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch nhằm thực hiện các
mục tiêu huy động.
3. Tổ chức điều tra cơ bản:
- Các phòng GD - ĐT tổ chức tổng
điều tra toàn tỉnh số trẻ từ 0 đến 05 tuổi để xây dựng kế hoạch phổ cập GDMN
cho trẻ em 05 tuổi từ 2011 - 2015. Trong quá trình điều tra đối tượng từ 0 - 05
tuổi, yêu cầu phải phân tích rõ ràng tình trạng cư trú, hoàn cảnh gia đình, tâm
tư nguyện vọng của gia đình trẻ nhằm có biện pháp phù hợp trong việc tiến hành
phổ cập giáo dục.
- Tiến hành rà soát, thống kê trẻ trong
độ tuổi, thời gian hoàn thành vào ngày 15/9 hàng năm.
4. Tổ chức kiểm tra đánh giá phổ cập
GDMN cho trẻ em 05 tuổi:
- Ban Chỉ đạo Phổ cập GDMN cho trẻ
em 05 tuổi xây dựng các biểu mẫu, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra đánh giá công
tác phổ cập GDMN theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi. Tổng hợp kết quả thực hiện Đề án và
định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ GD - ĐT.
5. Tăng cường huy động trẻ em 05
tuổi đến lớp:
- Tiếp tục mở rộng quy mô và mạng
lưới giáo dục mầm non, tổ chức các loại hình trường, lớp phù hợp với tình hình
kinh tế - xã hội của từng địa phương nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc nhằm nâng tỷ lệ huy động trẻ 05 tuổi ra lớp.
- Đưa chỉ tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 05
tuổi vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để
chỉ đạo thực hiện; Đưa kết quả thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi vào
tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền địa phương,
giao trách nhiệm cho các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp vận động các
gia đình đưa trẻ đến trường, lớp học 02 buổi/ngày.
- Hỗ trợ trẻ em 05 tuổi ở các cơ sở
giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, mồ côi cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa hoặc bị tàn tật khó
khăn về kinh tế, cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước 120.000
đồng/tháng (Một năm học 09 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường; Trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn học tại các trường mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ một
phần học phí nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ em đến trường.
- Quy hoạch mạng lưới trường lớp, tổ
chức các loại hình giáo dục phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Khuyến
khích phát triển GDMN ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
- Phát triển bán trú tại các trường
mầm non nhằm tạo điều kiện cho trẻ được chăm sóc sức khỏe và giáo dục đạt kết
quả tốt. Ở những nơi chưa đủ điều kiện để tổ chức bán trú theo tiêu chuẩn phổ
cập 05 tuổi cần phối hợp với chính quyền địa phương và Ban Đại diện cha mẹ học
sinh lựa chọn, tìm ra các giải pháp thích hợp để tổ chức bán trú cho trẻ.
- Phát huy sáng kiến của nhân dân,
tạo mọi điều kiện để có thể tổ chức bán trú cho trẻ, nhằm thực hiện học 02 buổi/ngày.
6. Đổi mới nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục mầm non:
- Thực hiện đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp đào tạo tại Trường Đại học Đồng Nai nhằm đào tạo bồi dưỡng
giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phổ cập
và đổi mới giáo dục mầm non.
- Tổ chức thực hiện nội dung và
phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nhằm kịp thời cập nhật
kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới.
- Triển khai thực hiện bộ chuẩn phát
triển trẻ em 05 tuổi.
7. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non:
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, chọn lựa giáo viên vững tay nghề, có nhiều kinh
nghiệm tham gia dạy lớp 05 tuổi, có kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng đủ số lượng
theo quy định, đảm bảo trình độ chuẩn và trên chuẩn phụ trách các lớp mẫu giáo 05
tuổi.
- Tổ chức thực hiện việc đánh giá,
xếp loại giáo viên mầm non theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ và đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Quyết
định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức,
nâng cao năng lực về quản lý trường học, nâng cao hiểu biết các văn bản quy
định hiện hành để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Thực hiện tốt chế độ chính sách
đối với giáo viên, nhân viên các trường mầm non, đảm bảo lương theo ngạch bậc
và tăng lương theo định kỳ. Quan tâm đến đời sống và chế độ chính sách cho giáo
viên ngoài công lập.
8. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư
thiết bị, đảm bảo ngân sách cho các lớp mầm non 05 tuổi:
a) Đảm bảo đủ thiết bị và đồ chơi để
thực hiện chương trình giáo dục GDMN:
- Các địa phương chủ động đầu tư
trang thiết bị, tài liệu, học liệu tối thiểu cho các lớp mầm non 05 tuổi thực
hiện chương trình GDMN mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm
bảo chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Cung cấp các bộ thiết bị phần mềm,
trò chơi làm quen vi tính cho các trường lớp có đủ điều kiện. Xây dựng phòng
chức năng, mua sắm các thiết bị đồ chơi ngoài trời nhằm đảm bảo cho trẻ được
học tập và rèn luyện thể chất, phát triển năng khiếu, tư duy, sáng tạo…
b) Đảm bảo ngân sách chi thường
xuyên cho hoạt động chăm sóc - giáo dục mầm non 05 tuổi:
- Ưu tiên kinh phí chi thường xuyên
cho ngành học mầm non, nhất là các địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Đối với khu vực thành phố, thị xã,
vùng kinh tế phát triển, Nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên cho các
trường công lập tự chủ về kinh phí một phần ngân sách với mức độ khác nhau,
phần còn lại được huy động từ đóng góp của cha mẹ trẻ.
- Đối với khu vực nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn Nhà nước tổ chức các trường, lớp mầm non
công lập trên địa bàn, đảm bảo 100% kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên,
bố trí đủ giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
9. Thực hiện xã hội hóa công tác phổ
cập GDMN cho trẻ 05 tuổi:
- Tiếp tục khuyến khích, tạo điều
kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
đầu tư phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập theo tinh thần Nghị định
số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,
văn hóa, thể thao, môi trường.
- Phát huy vai trò, tác dụng tích
cực của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Giáo dục các cấp, xây dựng mối quan
hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc tham gia làm chuyển biến chất
lượng nhà trường, góp phần tăng cường cơ sở vật chất trường học.
10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:
Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài
trợ, tổ chức quốc tế xây dựng trường, lớp mầm non trên địa bàn nhất là khu vực
đông dân cư, khu công nghiệp có đông con em công nhân.
IV. KINH PHÍ
1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: (2011
- 2015):
Tổng kinh phí: 473.309.000.000 đồng
chia ra:
a) Phòng học:
- Xây mới 583 phòng và nâng cấp 400
phòng, tổng kinh phí 322.350.000.000 đồng.
b) Phòng chức năng:
- Xây mới 1.276 phòng và nâng cấp
236 phòng, tổng kinh phí 151.959.000.000 đồng.
2. Kinh phí mua sắm trang thiết bị,
đồ chơi:
Tổng kinh phí 163.955.000.000 đồng chia
ra:
a) Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị
dạy học:
1.327 bộ x 60.000.000 đồng =
79.620.000.000 đồng.
b) Đồ chơi ngoài trời:
562 bộ x 55.000.000 đồng = 30.910.000.000
đồng.
c) Vi tính và phần mềm Kidsmart:
1.039 bộ x 15.000.000 đồng = 15.585.000.000
đồng.
d) Trang thiết bị phòng hoạt động nghệ
thuật:
688 bộ x 55.000.000 đồng = 37.840.000.000
đồng.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên:
912 GV x 13.500.000 đồng = 12.312.000.000
đồng.
4. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng
kết:
Tổng kinh phí: 385.000.000 đồng chia
ra:
a) Giai đoạn 1 (2011 - 2013):
Tổ chức kiểm tra công nhận + sơ kết.
11 huyện x 7.000.000 đồng x 2 lần = 154.000.000
đồng.
b) Giai đoạn ( 2014 - 2015):
Tổ chức kiểm tra công nhận + tổng
kết.
11 huyện x 7.000.000 đồng x 3 lần = 231.000.000
đồng.
5. Chi hỗ trợ cho trẻ em nghèo:
3.896 trẻ x 120.000 đồng/tháng x 9
tháng x 5 năm = 21.040.000.000 đồng.
*Tổng kinh phí đầu tư cho Đề án:
672.001.000.000 đồng chia ra:
Năm
|
Tổng kinh phí
|
Trong đó
|
Ngân sách TW
|
Ngân sách địa phương
|
Nguồn XHH
|
2011
|
236.158.000.000
|
0
|
178.976.000.000
|
84.182.000.000
|
2012
|
75.218.000.000
|
0
|
60.503.000.000
|
14.715.000.000
|
2013
|
81.374.000.000
|
0
|
66.659.000.000
|
14.715.000.000
|
2014
|
205.218.000.000
|
0
|
124.685.000.000
|
80.533.000.000
|
2015
|
47.033.000.000
|
0
|
31.058.000.000
|
15.975.000.000
|
Cộng
|
672.001.000.000
|
0
|
461.881.000.000
|
210.120.000.000
|
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện:
a) Giai đoạn 01 (2011 - 2013):
- Thực hiện công tác tuyên truyền,
phổ biến Đề án để chính quyền các cấp, các tổ chức và nhân dân ủng hộ nhằm huy
động 95% trẻ em 05 tuổi đến trường.
- Quan tâm đến trẻ em dân tộc thiểu
số, vùng khó khăn và vùng nông thôn, bảo đảm 90% trẻ em vùng dân tộc thiểu số,
vùng khó khăn được học 02 buổi/ngày; Huy động 95% số trẻ em 05 tuổi vùng nông
thôn đến lớp.
- Thực hiện phân bổ ngân sách thường
xuyên hàng năm, bảo đảm 100% kinh phí cho trẻ em tại vùng núi, vùng sâu, vùng
khó khăn và các trường công lập, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em mầm
non thuộc hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách học tại trường theo quy định.
- Xây dựng mới phòng học, phòng chức
năng đáp ứng nhu cầu phát triển theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn đối với những
nơi còn thiếu phòng học, thay thế lớp tạm, lớp mượn và xuống cấp cần đầu tư. (Xem
biểu mẫu 1a, 02).
- Phát triển loại hình ngoài công
lập ở những nơi có điều kiện và nhu cầu trẻ ra lớp đông.
- Mở rộng thực hiện chương trình
GDMN mới cho các trường đủ điều kiện phấn đấu đạt tỷ lệ 85%.
- Đầu tư kinh phí cung cấp bộ thiết
bị tối thiểu cho lớp mầm non 05 tuổi thực hiện chương trình GDMN mới và phần
mềm trò chơi cho trẻ làm quen với tin học. (Xem biểu mẫu 03).
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn và kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2012 có
96% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 40%.
- Tạo điều kiện cho cộng đồng và
doanh nghiệp đóng góp thêm nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
- Kiểm tra công nhận hoàn thành 60% xã,
phường thuộc các huyện, thị, thành phố Biên Hòa đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ
em 05 tuổi năm.
b) Giai đoạn 02 (2014 - 2015):
- Tiếp tục tập trung vào đối tượng
trẻ em vùng khó khăn, vùng nông thôn để huy động đạt 100% số trẻ em mầm non 05
tuổi thực hiện phổ cập.
- Phân bổ ngân sách thường xuyên
hàng năm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phổ cập GDMN cho trẻ 05 tuổi.
- Tiếp tục xây dựng phòng học, phòng
chức năng đáp ứng nhu cầu huy động phát triển trẻ em 05 tuổi theo mục tiêu kế
hoạch. (Xem biểu mẫu 1b, 02).
- Tiếp tục đầu tư bộ thiết bị tối
thiểu cho lớp mầm non 05 tuổi thực hiện chương trình GDMN mới và phần mềm trò
chơi cho trẻ làm quen với tin học. (Xem biểu mẫu 03).
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng
chuẩn cho đội ngũ giáo viên, phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn
đạt 50%; Thực hiện các chế độ chính sách kịp thời đầy đủ cho cán bộ quản lý và
giáo viên mầm non.
- Kiểm tra công nhận mới 40% và 60%
công nhận lại xã, phường thuộc các huyện, thị, thành phố Biên Hòa đạt chuẩn phổ
cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi.
- Đến năm 2015 bảo đảm 100% các xã,
phường thuộc các huyện, thị, thành phố Biên Hòa đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ
em 05 tuổi.
2. Trách nhiệm của các cơ quan tổ
chức:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan Thường trực chịu trách
nhiệm triển khai kế hoạch thực hiện phổ cập GDMN đối với trẻ 05 tuổi của tỉnh; Tổng
hợp ý kiến, tham mưu đề xuất từ các sở, ngành, UBND các địa phương, thống nhất
trình UBND tỉnh xem xét chỉ đạo.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND
tỉnh kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Chống mù chữ và Phổ cập giáo
dục tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành liên
quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh phê
duyệt theo lộ trình hàng năm phù hợp; Quy định chế độ báo cáo, kiểm tra, đánh
giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và
Bộ GD - ĐT.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính và UBND các địa phương báo cáo UBND tỉnh về tiến độ đầu tư cơ sở vật
chất, mua sắm thiết bị…
- Phối hợp với UBND các địa phương xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu phổ
cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Quy hoạch mạng lưới, đầu tư xây
dựng nâng cấp cơ sở trường, lớp mầm non phù hợp (Chú trọng lớp mẫu giáo 05
tuổi); Tăng cường phối hợp chỉ đạo để hoàn thành kế hoạch hàng năm.
- Tổng hợp, thẩm định đưa kế hoạch
đầu tư phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi vào chương trình mục tiêu Quốc gia giáo
dục giai đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Phân bổ vốn đầu tư cho các địa
phương thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi.
c) Sở Tài chính
- Bố trí ngân sách thường xuyên,
chương trình mục tiêu chi cho GDMN để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện
Đề án; Kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách.
- Phân bổ vốn đầu tư và giao kế
hoạch ngân sách Trung ương kịp thời để hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình GDMN
mới.
- Thực hiện chế độ, chính sách về
đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên mầm non trên địa bàn theo quy định.
- Phối hợp với các ban, ngành triển
khai thực hiện cơ chế tài chính mới cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 - 2015.
d) Sở Nội vụ
- Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn, bổ
sung nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Chống mù chữ và Phổ cập giáo dục tỉnh.
- Đảm bảo định mức biên chế sự
nghiệp trong các trường mầm non công lập, nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nhất cho
công tác chăm sóc - giáo dục trẻ và đủ lực lượng triển khai Đề án Phổ cập GDMN
cho trẻ em 05 tuổi.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với UBND các địa phương
thực hiện việc dành quỹ đất, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN với các huyện, thị
xã, thành phố để đảm bảo thu hút trẻ em đi học nói chung và trẻ 05 tuổi nói
riêng, tăng tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
f) Sở Xây dựng
- Thực hiện thiết kế mẫu nhà lớp học
trường mầm non theo Quyết định số 355/QĐ-BXD ngày 28/3/2003, Quyết định số
1389/QĐ-BXD ngày 01/9/2004 của Bộ Xây dựng về việc ban hành thiết kế mẫu nhà
lớp học, trường học phục vụ chương trình kiên cố hóa trường, lớp học của Chính
phủ và theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành. Đảm bảo đúng tiến độ
các công trình xây dựng cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2010 - 2015 phục vụ
phát triển GDMN.
- Phối hợp với Sở GD - ĐT, UBND các huyện,
thị xã, thành phố Biên Hòa thực hiện phân kỳ đầu tư xây dựng hàng năm, đảm bảo
chất lượng công trình, nâng cao hiệu quả sử dụng.
g) Sở Y tế
- Thực hiện chiến lược Quốc gia về
dinh dưỡng, các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và tổ chức các lớp
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm
trong các trường mầm non.
- Kiểm tra, giám sát công tác chăm
sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường, lớp mầm non 05 tuổi theo các mục
tiêu phổ cập.
h) Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tăng
cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 05
tuổi và phát triển GDMN, bảo vệ quyền trẻ em được học đầy đủ chương trình GDMN
trước khi vào học lớp một.
i) Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Khuyến học tỉnh
Đề nghị phối hợp phát triển GDMN,
vận động trẻ em đến lớp thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi.
k) UBND các huyện, thị xã Long Khánh
và thành phố Biên Hòa
- Lập kế hoạch chi tiết triển khai
thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 05 tuổi trên địa bàn theo kế hoạch đã được UBND tỉnh
phê duyệt gồm lộ trình triển khai (Cần ưu tiên đầu tư cho những địa bàn có nhu
cầu cấp bách trong việc phổ cập trẻ 05 tuổi) phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách
nhiệm cho các phòng, ban địa phương, các giải pháp thực hiện.
- Đối với những công trình có vướng
về đất đai, đề nghị UBND các địa phương ứng vốn trước để thực hiện công tác
giải phóng mặt bằng.
- Tranh thủ các nguồn kinh phí khác
của địa phương để ưu tiên đầu tư, mua sắm trang thiết bị để hoàn thành theo kế
hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Thực hiện báo cáo và kết quả đạt
được đầy đủ đúng thời gian gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp chung.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án
Phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi trên địa bàn tỉnh. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn triển khai thực hiện theo quy định. Quá trình thực hiện có khó khăn vướng
mắc, đề nghị các đơn vị chủ động báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải
quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thị Nga
|