ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6876/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 26 tháng 10 năm 2022
|
KẾ
HOẠCH
ĐIỀU CHỈNH, TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG CƠ
SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2022 -2025
Thực hiện Nghị quyết
số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Chương
trình hành động số 29-CT/TU ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh ủy thực hiện
Nghị quyết số 19-NQ/TW, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch số
2271/KH-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2018 về Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở
giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn
2018-2020 và đến năm 2030.
Qua 3 năm triển khai
thực hiện, mạng lưới trường lớp các cấp học giáo dục mầm non và giáo dục phổ
thông được điều chỉnh cụ thể như sau:
I. HIỆN TRẠNG HỆ
THỐNG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG (Phụ lục I)
- Giáo dục mầm non
(GDMN): Hiện có 161 cơ sở giáo dục công lập (điểm trường chính) và 216 điểm
trường lẻ.
- Giáo dục tiểu học
(GDTH): Có 180 trường và 222 điểm trường lẻ.
- Giáo dục Trung học
cơ sở (THCS): Có 128 trường.
- Trường phổ thông có
nhiều cấp học (Tiểu học và Trung học cơ sở): 05 trường.
- Giáo dục Trung học
phổ thông (THPT): 35 trường. Các trường THCS, THPT không có điểm lẻ.
Ngoài ra, có 03
trường chuyên biệt: Trường THPT Chuyên Bến Tre, Trường Năng khiếu Thể dục - Thể
thao và Trường Nuôi dạy Trẻ em khuyết tật.
Nhận định chung:
Các địa phương từng
bước thực hiện đúng lộ trình Kế hoạch số 2271/KH- UBND, trong đó: Cấp học mầm
non giảm 3 trường (trong đó thành phố Bến Tre giảm 01 theo kế hoạch sáp nhập
mầm non Đồng Khởi và mầm non Trúc Giang; huyện Mỏ Cày Nam 01 sáp nhập mẫu giáo
Bình Khánh Đông vào Bình Khánh Tây; Ba Tri 01 sáp nhập mẫu giáo Phước Tuy và
mẫu giáo Phú Ngãi do sáp nhập địa giới hành chính) và giảm 21,46% điểm trường
lẻ, vượt 4,36% so với kế hoạch. Cấp học tiểu học giảm 10 trường, giảm 40 % điểm
trường lẻ, vượt 5,17% so với kế hoạch.
Tuy nhiên, hiện nay
cấp học mầm non vẫn còn nhiều trường có quy mô nhỏ lẻ, không đủ tiêu chuẩn theo
quy định mới được ban hành (Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm
2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các
trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ
thông nhiều cấp học): Có 92 trường có quy mô dưới 9 nhóm lớp (nhiều nhất là đơn
vị huyện Châu Thành). Cấp tiểu học còn 12 điểm trường có 1 lớp học và 10 trường
có quy mô dưới 10 lớp học. Một số trường tiểu học, mầm non vẫn tồn tại nhiều
điểm lẻ từ 4 đến 5 điểm (huyện Ba Tri và Mỏ Cày Nam); cấp học mầm non có 127
điểm trường chỉ có 01 lớp học. Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp trước khi có
văn bản điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều trường có quy mô nhỏ (dưới
9 lớp), tổ chức bộ máy cồng kềnh, việc đầu tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật, sử
dụng hết công năng của cơ sở vật chất khó triển khai được.
Từ thực trạng trên, việc
điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch 2271/KH-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2018 về Tổ chức,
sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 và đến năm 2030 đối với cấp học giáo dục mầm
non và phổ thông công lập là hết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt chủ trương
của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc tỉnh theo Công văn số 1360/UBND-TH ngày 11 tháng 3 năm
2022.
II. KẾ HOẠCH ĐIỀU
CHỈNH, TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
1. Căn cứ điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch
- Nghị định
120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định về thành lập,
tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số
13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Kế hoạch số
2271/KH-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức,
sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 và đến năm 2030;
- Kế hoạch số
390/KH-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển
giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025;
- Kế hoạch số 6855/KH-UBND
ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục và
đào tạo giai đoạn 2021-2025;
- Công điện số
209/CĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ
chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công văn số
1360/UBND-TH ngày 11 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh
sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.
2. Mục đích, yêu cầu,
nguyên tắc tổ chức sắp xếp cơ sở giáo dục
- Điều chỉnh, bổ sung
Kế hoạch số 2271/KH-UBND đối với việc sắp xếp lại hệ thống GDMN, giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo các điều kiện quy định tại Thông tư số
13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và kế hoạch phát
triển cấp học GDMN, giáo dục phổ thông; phù hợp với các quy định tại Nghị định
120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định về thành lập,
tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Việc điều chỉnh,
sắp xếp lại hệ thống cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông công lập đảm bảo các yêu
cầu, nguyên tắc theo Kế hoạch số 2271/KH-UBND , có điều chỉnh về lộ trình, chỉ
tiêu thực hiện và một số nguyên tắc phù hợp với quy định hiện hành.
3. Lộ trình thực hiện
(đến cuối năm 2025) (Phụ lục II, III)
- Giáo dục mầm non
(GDMN) còn 145 trường (giảm 16 trường - tỷ lệ giảm 9,9%)
- Giáo dục tiểu học
(GDTH) còn 167 trường tiểu học, 11 trường TH-THCS (giảm 13 trường tiểu học - tỷ
lệ 7,02%, tăng 6 trường TH-THCS, giảm 98 điểm lẻ - tỷ lệ 44,14%).
- Giáo dục Trung học
cơ sở (GDTHCS) có 122 trường THCS (giảm 10 trường THCS - tỷ lệ 8,20%).
- Trường phổ thông có
nhiều cấp học (TH-THCS): 11 trường, tăng 6 trường - tỷ lệ 54,5%.
Lộ trình cụ thể như
sau:
a) Năm 2022
- Mầm non giảm 03
trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Mẫu giáo Phong
Nẫm và Mẫu giáo Phong Mỹ (huyện Giồng Trôm) thành trường Mầm non Phong Nẫm (huyện
Giồng Trôm);
+ Trường Mẫu giáo Tân
Hội và Mầm non Đa Phước Hội thành Trường Mầm non Đa Phước Hội (huyện Mỏ Cày
Nam);
+ Trường Mẫu giáo Phước
Hiệp và Mầm non Định Thủy thành Trường Mầm non Định Thủy (huyện Mỏ Cày Nam);
- Tiểu học giảm 05
trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Tiểu học An
Hiệp 1 và Trường Tiểu học An Hiệp 2 thành Trường Tiểu học An Hiệp (huyện Ba
Tri);
+ Trường Tiểu học Đa
Phước Hội và Trường THCS Đa Phước Hội thành Trường TH-THCS Đa Phước Hội (huyện
Mỏ Cày Nam);
+ Trường Tiểu học
Thành Thới B và Trường THCS Thành Thới B thành Trường TH-THCS Thành Thới B
(huyện Mỏ Cày Nam);
+ Trường Tiểu học
Moncada và Trường THCS Moncada thành Trường TH- THCS Moncada (huyện Giồng
Trôm);
+ Trường Tiểu học
Thuận Điền và Trường THCS Thuận Điền thành trường TH-THCS Thuận Điền (huyện
Giồng Trôm).
Tổng số cơ sở GDMN:
158 trường.
Tổng số cơ sở GDTH:
175 trường.
Tổng số cơ sở GD
TH-THCS: 9 trường.
Tổng số cơ sở GD THCS
có 124 trường.
b) Năm 2023
- Mầm non giảm 04
trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Mẫu giáo
Ngãi Đăng và Mầm non An Thới thành Trường Mầm non An Thới (huyện Mỏ Cày Nam).
+ Trường Mẫu giáo
Thành Thới A và Mẫu giáo Thành Thới B thành Trường Mầm non Thành Thới (huyện Mỏ
Cày Nam);
+ Trường Mẫu giáo Sơn
Hòa và Mẫu giáo An Hiệp thành Trường Mầm non An Hiệp (huyện Châu Thành);
+ Trường Mầm non Tân
Thạch và Trường Mầm non ABT thành Trường Mầm non ABT (Châu Thành).
- Tiểu học giảm 03
trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Tiểu học Trần
Văn Ơn và Trường Tiểu học Hữu Định thành Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (huyện Châu
Thành);
+ Trường Tiểu học An
Hiệp và Trường Tiểu học Sơn Hòa thành Trường Tiểu học An Hiệp (huyện Châu
Thành).
+ Trường Tiểu học Cẩm
Sơn 1 và Trường Tiểu học Cẩm Sơn 2 thành Trường Tiểu học Cẩm Sơn (huyện Mỏ Cày
Nam).
Tổng số cơ sở GDMN:
154 trường.
Tổng số cơ sở GDTH:
172 trường.
Tổng số cơ sở GD
TH-THCS: 9 trường.
Tổng số cơ sở GD THCS
có 124 trường.
c) Năm 2024
- Mầm non giảm 03
trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Mầm non Hữu
Định và Mầm non Trần Văn Ơn thành Trường Mầm non Trần Văn Ơn (huyện Châu Thành);
+ Trường Mầm non
Lương Phú và Mầm non Thuận Điền thành Trường Mầm non Lương Phú (huyện Giồng
Trôm);
+ Trường Mầm non An
Thuận và Mầm non An Thạnh thành Trường Mầm non An Thuận (huyện Thạnh Phú).
- Tiểu học: giảm 02
trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Tiểu học
Thành Thới A1 và Trường Tiểu học Thành Thới A2 thành Trường Tiểu học Thành Thới
A (huyện Mỏ Cày Nam).
- Trường Tiểu học
Nguyễn Văn Đồn và Trường THCS Nguyễn Văn Đồn thành Trường TH-THCS Nguyễn Văn
Đồn (huyện Bình Đại).
Tổng số cơ sở GDMN:
151 trường.
Tổng số cơ sở GDTH:
170 trường.
Tổng số cơ sở GD
TH-THCS: 10 trường.
Tổng số cơ sở GD THCS
có 123 trường.
d) Năm 2025
- Mầm non giảm thêm
06 trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Mầm non Hoa
Dừa và Mẫu giáo Tuổi Ngọc thành Trường Mầm non Hoa Ngọc (huyện Bình Đại);
+ Trường Mẫu giáo Hoa
Phượng và Mẫu giáo Tuổi Thơ thành trường Mầm non Vang Quới (huyện Bình Đại);
+ Trường Mẫu giáo
Giao Long và Giao Long A thành Trường Mầm non Giao Long (huyện Châu Thành);
+ Trường Mẫu giáo
Quới Thành và Mẫu giáo Thành Triệu thành Trường Mầm non Thành Triệu (huyện Châu
Thành);
+ Trường Mầm non
Phước Long và Mẫu giáo Hưng Phong thành Trường Mầm non Phước Long (huyện Giồng
Trôm);
+ Trường Mẫu giáo Phú
Khánh và Mầm non Đại Điền thành trường mầm non Đại Điền (huyện Thạnh Phú).
- Tiểu học giảm 03
trường trên cơ sở sáp nhập:
+ Trường Tiểu học Tân
Phú A và Trường Tiểu học Tân Phú B thành Trường Tiểu học Tân Phú (huyện Châu
Thành);
+ Trường Tiểu học
Giao Long, Trường Tiểu học Giao Long A và Trường THCS Giao Long thành Trường TH
- THCS Giao Long (huyện Châu Thành);
+ Trường Tiểu học Cao
Thành San và Trường Tiểu học Trịnh Viết Bàng thành Trường Tiểu học Cao Thành
San (huyện Bình Đại).
Tổng số cơ sở GDMN:
145 trường.
Tổng số cơ sở GDTH:
167 trường.
Tổng số cơ sở GD
TH-THCS: 11 trường.
Tổng số cơ sở GD THCS
có 122 trường.
4. Những giải pháp
chủ yếu
a) Thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung lộ trình điều chỉnh tổ
chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở GDMN, TH, THCS công lập góp phần cụ thể
hóa và hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình
hành động số 29-CTr/TU. Công tác thông tin, tuyên truyền được tiến hành rộng
khắp đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tại
địa phương để tạo đồng thuận trong tổ chức thực hiện.
b) Thực hiện công tác
dự báo, khảo sát cụ thể, có đánh giá tác động toàn diện đến các cơ sở GDMN, TH,
THCS trên địa bàn (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) trước và sau khi tổ chức sắp
xếp lại; bảo đảm tốt chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDMN, TH,
THCS công lập trên địa bàn.
c) Sắp xếp lại biên
chế, bộ máy của các đơn vị trường được sáp nhập hoặc mở rộng theo đúng các quy
định hiện hành.
d) Tiếp tục đầu tư,
bổ sung, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cơ chế tài chính. Có kế
hoạch cụ thể, đúng quy định việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sau khi
thực hiện xếp trường, tránh lãng phí.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Căn cứ vào mục tiêu,
nội dung của kế hoạch, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu trong giai đoạn
2022-2025 và cụ thể hóa trong kế hoạch hàng năm.
1. Sở Giáo dục và Đào
tạo chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện; phối hợp Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các ngành chức năng để tổ chức triển khai kế
hoạch này. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo chế độ báo
cáo định kì cuối năm.
2. Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tổ chức tuyên
truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung lộ trình tổ chức, sắp xếp lại hệ thống
các cơ sở GDMN, TH, THCS công lập theo kế hoạch này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây
dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2025 - 2030 cho công tác đầu tư,
tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục MN, TH, THCS công lập trên địa bàn
tỉnh.
4. Sở Tài chính phối
hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bố trí kinh
phí sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục MN, TH, THCS trên địa
bàn tỉnh phục vụ cho việc điều chỉnh, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục công
lập MN, TH, THCS.
5. Sở Nội vụ chủ trì
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, sắp xếp lại biên chế, bộ máy của
các đơn vị trường được sáp nhập.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị
- xã hội trên địa bàn tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức
thực hiện và phối hợp thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp
phần thực hiện tốt mục tiêu tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở GDMN, TH, THCS
công lập trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan rà
soát quy hoạch và sắp xếp mạng lưới trường, lớp GDMN, TH, THCS công lập trên
địa bàn phù hợp với kế hoạch sử dụng đất từng giai đoạn, bảo đảm các điều kiện
hạ tầng cho tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở GDMN, TH, THCS công lập trên địa
bàn.
Trong quá trình thực
hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố cần báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo thực
hiện./.
Nơi nhận:
-
TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Ban TGTU, Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- Phòng: KGVX, TH;
- Trung tâm TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bé Mười
|