Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 524/KH-UBND 2019 phát triển giáo dục mầm non Ninh Thuận 2019 2025

Số hiệu: 524/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Văn Bình
Ngày ban hành: 14/02/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 524/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 14 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025;

Căn cứ Chương trình hành động số 235-CTr/TU ngày 20/12/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Chương trình hành động số 181-CTr/TU ngày 21/02/2018 Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về Đề án sắp xếp mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 30/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 1940/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 5872/KH-UBND ngày 12/12/2012 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 20/11/2017 về việc đẩy mạnh phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

UBND tỉnh Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non (GDMN) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019 - 2025, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

1. Kết quả đạt được

1.1. Quy mô và mạng lưới trường lớp

Từ sau khi hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTE5T) theo Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 23/9/2011 về việc phê duyệt Đề án PCGDMNCTE5T tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015 và được Bộ GDĐT công nhận tỉnh Ninh Thuận đạt chuẩn PCGDMNTE5T vào tháng 12/2016, mạng lưới trường lớp mầm non trên toàn tỉnh tiếp tục được củng cố, mở rộng phát triển và phân bổ đến hầu hết các địa bàn dân cư, đáp ứng ngày càng tt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường (kể cả công lập và ngoài công lập). Đặc biệt là trường, lớp mầm non ngoài công lập phát triển mạnh đã góp phần rất lớn về đầu tư và huy động mọi nguồn lực phát triển GDMN.

Tính đến hết tháng 12/2018, toàn tỉnh có 276 cơ sở GDMN (bao gồm: Trường mm non (MN), mẫu giáo (MG) công lập và ngoài công lập; nhóm, lớp độc lập tư thục). Cụ thể:

- Tổng số trường: Có 66 trường công lập và 21 trường ngoài công lập (giảm 06 trường công lập và tăng 03 trường ngoài công lập so với năm học 2015 - 2016).

- Tổng số nhóm, lớp độc lập tư thục: Có 189 nhóm, lớp độc lập tư thục; trong đó: Có 143 nhóm, lớp có giấy phép và 46 nhóm, lớp chưa có giấy phép (tăng 34 nhóm, lớp với năm học 2015-2016).

- Tổng số trẻ ra lớp và nhóm, lớp: Đã huy động được 26.863/1.016 nhóm, lớp (tăng 2.420 trẻ và tăng 135 nhóm, lớp so với năm học 2015 - 2016), cụ thể:

+ Trẻ em nhà trẻ từ 03 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi: Huy động được 3.502 trẻ/219 nhóm trẻ, đạt tỷ lệ 15,6% (tăng 2,5% trẻ và tăng 30 nhóm trẻ so với năm học 2015 - 2016);

+ Trẻ em MG từ 3 - 5 tuổi: Huy động được 23.361 trẻ/797 lớp, đạt tỷ lệ 72,6% (tăng 0,8% trẻ và tăng 105 lớp so với năm học 2015 - 2016);

+ Riêng trẻ MG 5 tuổi: Huy động được 11.416 trẻ/399 lớp, đạt tỷ lệ 98,84% (tăng 1,2% trẻ và tăng 36 lớp so với năm học 2015 - 2016).

1.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

100% trường, lớp MN xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất, tinh thần và thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN ở các vùng, miền; đồng thời, phối hợp tốt với y tế trong việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ và chăm sóc sức khỏe ban đu cho trẻ hng năm theo quy định.

Đầu năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 26.217/26.863 trẻ được học 2 buổi/ngày theo Chương trình GDMN, đạt tỷ lệ 98% (tăng 3.901 trẻ và tăng 6,3% so với năm học 2015 - 2016); trong đó: Có 82,8% nhóm, lớp và 82,7% trẻ được tổ chức ăn bán trú tại trường (tăng 9% nhóm, lớp và tăng 14,7% trẻ so với năm học 2015 - 2016). 100% trẻ 5 tuổi và lớp MG 5 tuổi đều được học 2 buổi/ngày, đều sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN đảm bảo chất lượng. Việc tổ chức nấu ăn cho trẻ được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, nhờ đó mà tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và ththấp còi được cải thiện đáng kể (dưới 6%) đạt và vượt kế hoạch đề ra (dưới 10%).

1.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Toàn tỉnh có 1.903 cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN) (tăng 524 người so với năm học 2015 - 2016); trong đó: CBQL là 156 người và GVMN là 1.747 người. Các địa phương đã có nhiều biện pháp chủ động và sáng tạo trong việc huy động nguồn kinh phí xã hội hóa đhợp đng giáo viên bố trí cho các lớp học 2 buổi/ngày và bán trú, nhờ đó tỷ lệ giáo viên/nhóm, lớp của toàn tỉnh hiện nay đạt 1,72 giáo viên/nhóm, lớp (tăng 0,33 giáo viên/nhóm, lớp so với năm học 2015 - 2016); riêng công lập đạt tỷ lệ 1,8 giáo viên/nhóm, lớp (tăng 0,34 giáo viên/nhóm, lớp so với năm học 2015 - 2016); 100% CBQL có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (trong đó trên chuẩn là 89,7%); 100% GVMN ở các cơ sở GDMN công lập có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (trong đó trên chuẩn là 84,7%) và 76,8% GVMN ở các cơ sở GDMN ngoài công lập có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (trong đó trên chuẩn là 45,8%). Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đánh giá đội ngũ CBQL và GVMN theo quy định chuẩn nghề nghiệp được thực hiện nghiêm túc hằng năm (trên 90% CBQL và GVMN xếp loại khá trở lên) đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

100% GVMN ở các cơ sở GDMN công lập đều được đảm bảo các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..., góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giúp GVMN yên tâm gắn bó với nghề. Riêng đội ngũ GVMN ở các cơ sGDMN ngoài công lập do luôn thay đổi, nên số lượng giáo viên được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp không ổn định và còn thấp.

1.4. Tài chính, cơ sở vật chất, trường lớp học, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

Theo thống kê hằng năm, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho GDĐT chiếm tỷ lệ 20,0% tổng chi ngân sách nhà nước; trong đó chi cho GDMN chtừ 10,5% đến 13,5%. Bên cạnh việc tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục, việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ ăn trưa cho trẻ từ 3 - 5 tuổi ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ là con hộ nghèo và cận nghèo được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, mức chi bình quân cho một trẻ còn rất thấp so với các tỉnh trong khu vực và toàn quốc.

Đầu năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 1.054 phòng/1.016 nhóm, lớp - đạt tỷ lệ 1,04 phòng/nhóm, lớp (tăng 227 phòng học so với năm 2015 - 2016); trong đó: Có 438 phòng kiên cố (chiếm tỷ lệ 41,6%); 587 phòng bán kiên cố (chiếm tỷ lệ 55,7%) và 29 phòng học tạm (chiếm tỷ lệ 2,8%). Có 617/1016 nhóm, lớp có thiết bị, đồ dùng và đồ chơi tối thiểu trong lớp theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT ban hành Danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu cho GDMN (chiếm tỷ lệ 60,7%); riêng lớp MG 5 tuổi, có 369/398 lớp có thiết bị, đồ dùng đồ chơi (chiếm tỷ lệ 92,7%).

Trong những năm qua, các địa phương đã ưu tiên nguồn vốn từ chương trình mục tiêu Quốc gia, lồng ghép và phối hợp với các nguồn vốn, các chương trình, dự án tại địa phương, như: Chương trình 135, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn từ các dự án của tổ chức quốc tế hỗ trợ cho địa phương, nguồn ngân sách địa phương, nguồn xổ số kiến thiết;... để tập trung xây dựng trường, lớp học, cơ sở vật chất. Ngoài ra, còn chú trọng và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân trong việc phát triển cấp học MN, như: Hỗ trợ gạo cho trẻ ăn trưa ở vùng dân tộc thiểu số, xây mới phòng học, cải tạo phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh, bếp ăn, nguồn nước sạch, mua sắm đồ dùng đồ chơi thực hiện chương trình GDMN (chủ yếu ưu tiên cho các lớp MG 5 tuổi để thực hiện công tác PCGDMNTE5T),... giảm tỷ lệ phòng học nhờ và học tạm của toàn tỉnh, giúp giảm áp lực cho Nhà nước trong việc đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị tối thiu cho các trường học; đng thời, ngành giáo dục cũng đã phát động phong trào làm đdùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ MN, đảm bảo tương đối đủ phòng học, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ MG 5 tuổi để hoàn thành PCGDMNTE5T, góp phần đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ và phát triển GDMN của tỉnh.

Nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư mở trường, lớp MN ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 về việc quy định chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thdục, ththao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh có 21 trường MN, MG ngoài công lập (chiếm tỷ lệ 24,14% tng strường của toàn tỉnh) và 143 nhóm, lớp độc lập tư thục được cấp giấy phép hoạt động.

1.5. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Tỉnh Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn trong việc thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, và mua sắm thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; chưa bố trí đủ CBQL, GVMN và nhân viên cho cấp học MN nhưng các địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, bố trí tương đối đủ GVMN, trang bị các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các trường MN, MG nhằm tăng số lượng trường MN đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, cũng như trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Tính đến hết tháng 12/2018, toàn tỉnh có 100% trường MN, MG công lập đã hoàn thành công tác tự đánh giá và có 58,33% trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trường MN cấp độ 1 (tăng 10 trường và tăng 22,22% so với năm học 2015 - 2016); đồng thời có 17/87 trường MN, MG đạt chuẩn quốc gia - đạt tỷ lệ 19,54% (tăng 08 trường so với năm học 2015 - 2016), trong đó: Có 15 trường đạt mức độ 1 và 02 trường đạt mức độ 2; riêng trường MN, MG công lập có 17/66 trường MN, MG - đạt tỷ lệ 25,76%.

1.6. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Hằng năm, từ cấp tỉnh đến cấp huyện/thành phố vẫn tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ theo đúng quy định của Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phcập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư s07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 100% trẻ em đến trường được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành (chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ ăn trưa, htrợ chi phí học tập, trẻ khuyết tật hòa nhập,...), được chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN; 100% trẻ em người dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh có 65/65 xã, phường, thị trấn và 7/7 huyện, thành phđạt điều kiện, tiêu chuẩn PCGDMNCTE5T, góp phần hoàn thành công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ của toàn tỉnh.

2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

2.1. Hạn chế, bất cập

Mạng lưới trường lớp ở các huyện/thành phố chưa đáp ứng để thu nhận trẻ dưới 5 tuổi ra lớp. các vùng miền núi, vùng nông thôn vẫn tồn tại nhiều điểm trường MN nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc đầu tư nguồn lực, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

Chất lượng thực hiện Chương trình GDMN ở một số địa phương chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Số trẻ/nhóm, lớp ở khu vực thành phố, thị trấn còn cao hơn so với quy định (có nơi từ 40 - 50 trẻ/nhóm, lớp); tình trạng thiếu đồ dùng, đồ chơi và thiếu không gian hoạt động cho trẻ đang là phổ biến, đặc biệt là điểm trường lẻ và nhóm lớp dưới 5 tuổi (vì chưa được đầu tư lần nào) ảnh hưởng đến việc thực hiện áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở GDMN.

Tình trạng thiếu CBQL, GVMN và nhân viên vẫn chưa được khắc phục (trong các cơ sở GDMN công lập hiện nay còn thiếu 61 CBQL, 245 GVMN, 38 nhân viên y tế) và tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, do đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nguồn tài chính cho GDMN chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cấp học. Hệ thống phòng chức năng (phòng âm nhạc, nghệ thuật, thể chất), phòng làm việc của CBQL và nhân viên, hệ thống nhà bếp, nhà vệ sinh chưa được chú trọng đầu tư và còn thiếu (hầu hết đang sử dụng phòng học, phòng nghcủa trẻ để làm việc...). Tuy hiện nay toàn tỉnh đang đảm bảo đủ phòng học/nhóm, lớp nhưng hầu hết phòng học chỉ dành riêng đthu nhận trẻ 5 tuổi ra lớp (chưa có đủ phòng học để thu nhận trẻ dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ); tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp (chỉ đạt tỷ lệ 41,6%); còn 17 phòng học nhờ, học mượn và 29 phòng học tạm (chiếm tỷ lệ 2,8%); diện tích phòng học ở một số nơi chưa đủ và chưa đúng thiết kế theo quy định của Điều lệ trường MN và Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3907:2011 Trường MN - Yêu cầu thiết kế; hầu hết các nhóm, lớp MN dưới 5 tuổi chưa được trang bị đồ dùng, đồ chơi ti thiểu trong lớp; còn 38/66 trường MN, MG công lập với 114/198 điểm trường có sân chơi nhưng chưa được đầu tư đồ chơi ngoài trời.

2.2. Nguyên nhân

Xuất phát điểm của GDMN thấp, một thời gian dài trước đó hệ thống trường lớp chủ yếu là các nhà trẻ, trường MG gắn với hợp tác xã, công ty, GDMN chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nguồn lực đầu tư cho GDMN còn hạn chế. Tỷ trọng đầu tư cho GDMN chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển GDMN. Nguồn vốn ODA cho GDMN rất ít, đến nay chỉ có Dự án ODA “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ MN” và đã kết thúc vào tháng 6/2017, chủ yếu tập trung hỗ trợ cho đối tượng trẻ khó khăn, trẻ dân tộc thiểu số; chưa có dự án đầu tư riêng để giải quyết vấn đề trường lớp, cơ sở vật chất cho GDMN; đồng thi, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Chính phủ về phê duyệt đề án PCGDMNTE5T giai đoạn 2010 - 2015 được thực hiện trong bối cảnh kinh tế trong nước và trên thế giới đang gặp khó khăn, không có nguồn vốn để cân đối xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, mua sắm trang thiết bị.

Một số địa phương thiếu chủ động sắp xếp, huy động, ưu tiên nguồn lực cho GDMN; việc thực hiện cơ chế chính sách phát triển GDMN ngoài công lp chưa tốt dẫn đến thiếu trường lớp, quá tải trẻ/lớp, nhất là ở thành phố và thị trấn; chưa chủ động trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, chưa có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; chưa thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên ngoài công lập.

Trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về Đề án sắp xếp mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, cấp học MN vẫn còn thiếu nhiều CBQL, GVMN và nhân viên để thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp MN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một; tăng huy động trẻ em dưới 5 tuổi ra lớp.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2019 - 2020

Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Mạng lưới trường, lớp được củng cố mrộng đủ năng lực huy động trẻ em đến trường; phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 15% trẻ em độ tuổi nhà trẻ và 75% trẻ em độ tuổi MG (hu hết trẻ MG 5 tuổi) được đến trường, trong đó tỷ lệ huy động trẻ em MN ra lớp trong các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 35% trở lên;

Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 99% nhóm, lớp MN được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thnhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân - béo phì;

Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2020, đủ số lượng GVMN trong các cơ sở GDMN công lập theo quy định; 100% GVMN công lập được vào biên chế; trong đó có ít nhất 80% giáo viên trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên và 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên;

Về cơ sở vật chất, trường lớp: Được xây dựng theo hướng kiên chóa. Phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/nhóm, lớp; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 50%; có ít nhất 20% trường MN, MG đạt chuẩn quốc gia; 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi và 70% các lớp dưới 5 tuổi được trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi theo quy định;

Về kiểm định chất lượng giáo dục: Phấn đấu đến năm 2020, có 100% trường MN, MG hoàn thành tự đánh giá; trong đó có ít nhất 45% số trường MN, MG được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục;

Về phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi: Duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T.

2.2. Giai đoạn 2021 - 2025

Về quy mô, mạng lưới trường lớp: Hoàn thiện mạng lưới trường lớp MN, bảo đảm đến năm 2025, toàn tỉnh huy động ít nhất là 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và ít nhất là 85% trẻ em trong độ tuổi MG được đến trường; trong đó tỷ lệ huy động trẻ em MN ra lớp trong các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 40% trở lên;

Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp GDMN, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiễn, phấn đấu tiếp cận với chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực và hướng tới hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, có 100% nhóm, lớp MN được học 2 buổi/ngày; tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân - béo phì;

Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2025, 100% GVMN trong các cơ sở GDMN công lập có trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm MN trở lên; 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên;

Về cơ sở vật chất, trường lớp: Được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Phấn đấu đến 2025, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 65%; có ít nhất 30% trường MN, MG đạt chuẩn quốc gia và có ít nhất 60% số trường MN, MG được công nhận đạt tiêu chuẩn kim định chất lượng giáo dục; 100% lớp học (kể cả 5 tuổi và dưới 5 tuổi) được trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi theo quy định;

Về phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi: Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T;

Phấn đấu tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho GDMN trong tổng chi sự nghiệp giáo dục đạt tối thiểu từ 15% đến 20% và mức chi bình quân/trẻ đạt t7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/trẻ/năm học.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GDMN

a) Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát trin GDMN; sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời chính sách học phí (triển khai và xây dựng lộ trình miễn học phí cho trẻ MG 5 tuổi trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt) và một số chính sách đối với GDMN;

b) Ban hành cơ chế chính sách phát triển GDMN ở các địa phương đc biệt khó khăn, khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư phù hợp với điu kiện thực tế của tỉnh;

c) Tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định hoạt động và quản lý chất lượng GDMN, nhất là các cơ sở GDMN ngoài công lập phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh;

d) Rà soát, đánh giá về chế độ làm việc của GVMN, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập.

2. Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDMN

a) Thực hiện ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của GDMN trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp;

b) Huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, các chương trình dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết b, đồ dùng đồ chơi cho GDMN nhằm bảo đảm các điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GDMN; huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú; triển khai thực hiện thí điểm chương trình sữa học đường cho trẻ em trên địa bàn huyện Bác Ái giai đoạn 2019 - 2020;

c) Thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng để khuyến khích và thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển GDMN, nhất là phát triển GDMN ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.

3. Đổi mới công tác quản lý GDMN

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc phát triển GDMN; đưa mục tiêu phát triển GDMN vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch thực hiện, chương trình hành động của các tổ chức chính trị - xã hội;

b) Đổi mới công tác quản lý của các cơ sở GDMN; nâng cao năng lực tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDMN;

c) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho GVMN;

d) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý GDMN và trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm tính thống nht, khách quan, chính xác và kịp thời.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực;

b) Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông, phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đến cha mẹ và cộng đồng; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về GDMN trên các phương tiện báo chí;

c) Chú trọng tuyên truyền những việc làm tốt, tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các cơ sở GDMN và các địa phương đi đầu trong việc phát triển GDMN.

5. Đổi mới nội dung, chương trình GDMN

a) Thực hiện các giải pháp để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình GDMN; phát triển các điều kiện và hoạt động của trường MN theo các tiêu chí của trường MN lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường giáo dục, an toàn, lành mạnh, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm;

b) Đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức GDMN để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; rà soát, đánh giá về chương trình GDMN; từng bước chun bị các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế;

c) Triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế vùng miền; hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN ở vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm lớp độc lập tư thục;

d) Triển khai có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; tổ chức cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ và tin học ở những nơi có điều kiện;

đ) Triển khai sử dụng bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ trẻ về phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em có nguy cơ chậm phát triển và trẻ em khuyết tật; đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật.

6. Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ MN

a) Htrợ phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ MN thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát triển vận động;

b) Lựa chọn, nhân rộng các mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ MN;

c) Huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú;

d) Tổ chức biên soạn tài liệu và tập huấn, phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ và cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng, min.

7. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN

a) Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng chun hóa, bảo đảm mỗi huyện, thành phố đều có quy hoạch chi tiết và dành quỹ đất xây dựng cơ sở GDMN phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường/lớp MN;

b) Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở GDMN công lập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, bãi ngang, ven biển; đẩy mạnh các giải pháp phát triển trường lớp đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục con công nhân, người lao động ở khu vực có khu công nghiệp, khu đông dân cư;

c) Bảo đảm yêu cầu kiên cố hóa trường lớp và đủ 01 phòng/nhóm, lớp: Xóa phòng học bán kiên c xung cấp, phòng học tạm, nhờ, mượn, Đầu tư xây dựng mới, bổ sung các hạng mục công trình theo quy định theo hướng đạt chuẩn về cơ sở vật chất;

d) Bổ sung đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các nhóm, lớp.

8. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN

a) Đổi mới công tác đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; thực hiện đào tạo theo đa chỉ, theo vùng miền để cân đối và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên;

b) Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GVMN đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; phát triển đội ngũ CBQL, GVMN cốt cán; bồi dưỡng CBQL, GVMN đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN, chuẩn hiệu trưởng, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp CBQL và GVMN. Chú trọng bi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên.

9. Đẩy mạnh xã hội hóa GDMN

a) Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển GDMN;

b) Thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở GDMN phục vụ nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và của người dân ở những nơi tập trung đông dân cư;

c) Khuyến khích các địa phương ban hành các chính sách đặc thù, thu hút các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tham gia phát triển GDMN;

d) Khuyến khích thực hiện cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ để phát triển cơ sở vật chất cho GDMN; xây dựng cơ sở vật chất cho thuê với mức phí ưu đãi hoặc cho mượn, khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở GDMN ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

đ) Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường MN cht lượng cao;

e) Thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng để khuyến khích và thu hút nguồn lực xã hội cho phát trin GDMN.

10. Tăng cường hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án và Tài trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển GDMN

a) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để phát triển GDMN;

b) Tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn các kỹ năng, các nội dung về chăm sóc và phát triển trẻ em, hướng tới hp tác quốc tế trong việc chăm sóc và phát triển trẻ em.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển GDMN từ các nguồn:

- Ngân sách nhà nước: Từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án ODA, vốn trái phiếu Chính phủ) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm của các Sở, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.

- Vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển GDMN thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Lộ trình thực hiện Kế hoạch phát triển GDMN được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2019 - 2020): Củng cố, từng bước mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN; bảo đảm cơ bản đủ về số lượng đội ngũ giáo viên, số phòng học và cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục thực hiện chính sách đối với giáo viên và trẻ em MN;

- Giai đoạn II (2021 - 2025): Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDMN; bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, triển khai thực hiện Chương trình GDMN đạt hiệu quả; bảo đảm công bằng trong giáo dục.

Đthực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển GDMN đúng lộ trình đề ra, UBND tỉnh đề nghị các Sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể, xã hội triển khai thực hiện nghiêm túc những nội dung sau đây:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn, xây dựng các chương trình, kế hoạch chi tiết, cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch phát triển GDMN;

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan rà soát, nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách đối với GDMN phù hợp Luật giáo dục sửa đổi và phù hợp với điều kiện thực tế với tỉnh;

c) Phối hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình đầu tư theo mục tiêu phát triển GDMN theo giai đoạn và theo đúng Kế hoạch đề ra, trình Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh phê duyệt;

d) Chủ trì rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đối với GVMN, CBQL GDMN phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tin lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh;

đ) Tổ chức giám sát, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển GDMN theo từng giai đoạn, định kỳ báo cáo UBND tỉnh. Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, thuận li, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh để kịp thời có những giải pháp tích cực nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, cân đối và ưu tiên các nguồn kinh phí để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho GDMN giai đoạn 2019 - 2025 trong các chương trình, dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. S Tài chính

Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ưu tiên, bố trí và phân bổ kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các đề án có liên quan được phê duyệt để tiếp tục đầu tư duy trì thành quả PCGDMNTE5T và thực hiện các nội dung của Kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2019 - 2025.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu đề xut về chế độ, chính sách đãi ngộ thu hút đối với GDMN phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh các cơ chế, chính sách đối với CBQL và GVMN phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; tham mưu giúp UBND tỉnh trình Bộ Nội vụ tiếp tục bổ sung đủ CBQL, GVMN và nhân viên trong các cơ sở GDMN công lập theo quy định hiện hành.

5. SY tế

Chủ trì xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình tiêm chủng, phòng bệnh cho trẻ em. Phối hp với Sở GDĐT xây dựng và hoàn thiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; đồng thời phối hợp thực hiện việc phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với SGDĐT và các ngành, đoàn thể có liên quan chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các nội dung có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người lao động và quyền trẻ em trong lĩnh vực GDMN; xây dựng chương trình đầu tư theo mục tiêu phát triển GDMN để triển khai thực hiện trong Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, trình Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh.

7. Ban Dân tộc

Phối hợp với Sở GDĐT giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển GDMN đối với trẻ em người dân tộc thiểu số để bảo đảm các mục tiêu của Kế hoạch; kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.

8. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở GDĐT trong quá trình tổ chức thực hiện, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch về những nội dung liên quan đến nhà trẻ, MG ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện, đặc biệt các trẻ, nhóm trẻ ngoài nhà trường; đồng thời tham gia tích cực các hoạt động nhằm phát triển GDMN, vận động trẻ em đến cơ sở GDMN; tăng cường phổ biến, cung cấp kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ đến từng gia đình.

10. UBND các huyện, thành phố

a) Xây dựng chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn;

b) Chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch mạng lưới, xây dựng các cơ sở GDMN, kế hoạch đào tạo giáo viên, huy động trẻ MN đến trường cho từng giai đoạn trên địa bàn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; rà soát, sắp xếp các điểm trường theo hướng thu gọn đầu mối; đảm bảo thuận lợi cho nhân dân đưa trẻ đến trường và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương; chuyển đổi một số cơ sở GDMN công lập thành ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa;

c) Chỉ đạo thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc triển khai chương trình GDMN; đảm bảo chính sách phát triển GDMN trên địa bàn; bảo đảm bố trí ngân sách chi cho GDMN theo đúng quy định hiện hành;

d) Xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển giáo viên, nhân viên đảm bảo biên chế đủ định mức theo quy định; rà soát và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với giáo viên ở các cơ sở GDMN trên địa bàn (kể cả công lập và ngoài công lập) theo đúng quy định của nhà nước; bố trí đủ định mức giáo viên trong các cơ sở GDMN công lập theo quy định;

đ) Chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phối hợp giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ MN, tiếp cận với GDMN trong khu vực và toàn quốc;

e) Thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa GDMN; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các thủ tục để các nhà đầu tư tham gia phát triển trường, lớp MN trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019 - 2025 của UBND tỉnh Ninh Thuận. Kế hoạch có tầm quan trọng trong việc thực hiện Chương trình hành động số 235-CT/TU ngày 20/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị s 23/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh phát triển GDMN giai đoạn 2017 - 2025 trên đa bàn tỉnh Ninh Thuận, vì vậy UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện hiu quả./.

 


Nơi nhận:
- BGDĐT(để b/c);
- TT.Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Ban Tuyên giáo TU (thay b/c);
- Ban VHXH - HĐND tỉnh (thay b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
-
UBMTTQVN và Ban Dân tộc tnh;
- Hội LHPN, LĐLĐ và Đoàn TNCS HCM tỉnh;
- Các Sở: GDĐT, KHĐT, TC, NV, YT, LĐTBXH;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP (HXN), KTTH;
- Lưu: VT, VXNV. NAM.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 524/KH-UBND ngày 14/02/2019 về Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.556

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.102.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!