Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4155/KH-UBND 2017 Đẩy mạnh giáo dục pháp luật vùng dân tộc thiểu số Gia Lai 2017 2021

Số hiệu: 4155/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Huỳnh Nữ Thu Hà
Ngày ban hành: 30/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4155/KH-UBND

Gia Lai, ngày 30 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2017- 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên tuyền, vận động đồng bào vùng dân tc thiu số và miền núi giai đoạn 2017- 2021” (gọi tắt là Đề án); Công văn s 808/UBDT-TT ngày 15/8/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc xây dựng nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước thực hiện Quyết đnh số 1163/QĐ-TTg.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phân công trách nhiệm cho địa phương tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/08/2017.

- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, các nội dung cơ bản về hệ thống các chính sách dân tộc, các văn bản quy phạm pháp luật d hiu đ đng bào vùng dân tộc thiểu số từng bước nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu:

- Triển khai Đề án phải bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc; thực hiện đúng nội dung, xác định rõ những nhiệm vụ có tính đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án;

- Các hoạt động đảm bảo tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọng tâm, trọng đim; ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới; phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thông của từng dân tộc.

- Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình góp phần hoàn thành Kế hoạch này.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- To sự chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào các dân tộc sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật nhằm ổn định chính trị, tạo sự đng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.

- Triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường nguồn lực thực hiện công tác ph biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đề án.

2. Mục tiêu cthể:

Đến năm 2021, phấn đấu đạt:

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức của các cơ quan làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh được phổ biến, giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin rng rãi về chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Trên 80% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vphổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số được cung cp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập hun, bi dưỡng nghiệp vụ về ph biến pháp luật và tuyên truyền, vận động về lĩnh vực công tác dân tộc theo yêu cầu nhiệm vụ.

- Trên 70% đồng bào vùng dân tộc thiểu số được phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

- Khuyến khích các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về ph biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động về công tác dân tộc, chính sách dân tộc để nâng cao nhận thức cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

- Chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đng bào các dân tộc thiu sở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Triển khai xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình hiệu quả, phù hợp với phong tục tập quán, địa bàn và nhu cầu của đồng bào vùng dân tộc thiểu s.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi:

Triển khai thực hiện Đề án trên phạm vi tỉnh Gia Lai.

2. Đối tượng:

- Đồng bào các dân tộc sinh sống, cư trú ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Đội ngũ cán bộ trong hệ thống các cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

3. Thời gian thực hiện Đề án: Kế hoạch triển khai thực hiện từ năm 2017 đến 2021.

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Xây dựng Kế hoạch, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin:

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Xây dựng Kế hoạch, điều tra, khảo sát, đánh giá, xác định về nhn thức, hiểu biết, tình hình tư tưởng và nhu cầu thông tin của đng bào dân tộc thiểu số về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình vi phạm an ninh, trật tự xã hội, vi phạm pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số của mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Đề án hàng năm và giai đoạn 2017-2021.

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch; phiếu điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin; tổ chức phát phiếu cho các địa phương, cơ sở.

2. Hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia thực hiện Đề án:

a) Các hoạt động chủ yếu:

Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động qun chúng cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia thực hiện Đề án cấp huyện, cp xã.

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về nhng nội dung liên quan đến công tác phbiến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia thực hiện Đề án cấp huyện, xã.

3. Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông (tiếng Việt, tiếng Bahnar và Jrai) liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc và các nội dung pháp luật liên quan.

a) Các hoạt động chủ yếu:

Biên soạn tài liệu với nội dung nhằm mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các sản phẩm truyền thông do trung ương xây dựng bng tiếng phthông, tiếng Bahnar và tiếng Jrai. Cung cấp tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu, hỏi-đáp, tờ rơi, tờ gp, pano, áp phích, khu hiệu,...

b) Phương án thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông biên soạn và phát hành các n phẩm.

4. Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chính sách dân tộc:

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức các cuộc thi, lễ hội,... nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số chp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đại đoàn kết dân tộc và các ni dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; phòng chống tham nhũng, bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đi khí hậu; an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt trong việc chấp hành pháp luật.

- Lồng ghép các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số thực hiện các hoạt động giao lưu văn hóa, lhội, các hoạt động hòa giải tại cộng đồng dân cư, các cuộc họp, hội nghị sinh hoạt chính quyền, đoàn th, các hoạt động ngoại khóa của các Trường Phthông Dân tộc nội trú, câu lạc bộ, tổ, nhóm, hội,...

- Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng thôn, người có uy tín thực hiện tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân tộc thiểu số nhằm hạn chế vi phạm pháp luật và vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, phung phí không cần thiết trong việc cưới, hỏi; tang, lễ hội... để vươn lên thoát nghèo, phát triển bền vững.

- Xây dựng các phóng sự, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2021”. Tăng cường tin, bài viết về tình hình vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời dịch ra tiếng Jrai và Bahnar để phát sóng lên Đài phát thanh, truyền hình ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động ph biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu sổ chấp hành các chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

5. Thực hiện mô hình điểm:

a) Các hoạt động chủ yếu:

Lựa chọn xây dựng các mô hình điểm tại các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít am hiểu về pháp luật.

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị được lựa chọn mô hình thí điểm xây dựng Kế hoạch hàng năm theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và triển khai thực hiện theo Kế hoạch.

6. Các hoạt động chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án:

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Đưa nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiu số vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, cơ sở.

- Xây dựng, đưa các quy định của pháp luật có liên quan và các nội dung về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, khối đại đoàn kết dân tộc vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa.

- Tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình, đánh giá kết quả thực hiện Đán tại các địa phương, cơ sở vào trong báo cáo tháng, quý, năm của cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết 5 năm đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2021 và báo cáo đánh giá gửi Ủy ban Dân tộc.

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nội dung này.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2021 là: 2.471 triệu đồng (có biu dự toán kinh phí chi tiết 01, 02 kèm theo). Tỉnh Gia Lai là địa phương còn nhận bổ sung vốn cân đối từ ngân sách Trung ương, thu ngân sách hàng năm không đủ chi. Do đó, đề nghị Trung ương hỗ trợ skinh phí nói trên cho địa phương để triển khai thực hiện Đề án (theo quy định tại điểm 3, mục VI, Điều 1 của Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc:

- Giao Ban Dân tộc là cơ quan thường trực có nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức triển khai Kế hoạch này; định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt giai đoạn 2017-2021. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mô hình điểm và các hoạt động của Kế hoạch này.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan tổng hợp kế hoạch vốn; phối hợp Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

4. Sở Tư pháp: Phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vùng dân tộc thiểu số.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số”.

6. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao lồng ghép các hoạt động liên quan thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch này.

7. Đề nghị Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh: Phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ sở.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện Đề án trong các cơ quan, đơn vị thành viên các cấp.

9. UBND các huyn, thxã, thành phố: Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này tới các xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Chú trọng tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và hạn chế vi phạm pháp luật nhằm nâng cao dân trí, từng bước phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng quý, năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Ban Dân tộc tỉnh) đtheo dõi, chỉ đạo.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2021” của tỉnh Gia Lai./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- UBMTTQ Việt Nam t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban Dân tộc- HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể t
nh;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Nữ Thu Hà

 

Biểu 1

BẢNG TỔNG HỢP

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ" GIAI ĐOẠN 2017-2021.

(Kèm theo Kế hoạch số 4155/KH-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Hoạt động
chính

Khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia Kế hoạch.

Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu sản phẩm tuyên truyền, vận động, phbiến giáo dục pháp luật.

Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động vùng ĐBDTTS.

Xây dựng, triển khai thực hiện mô hình điểm

Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch.

Tổng dự toán giai đoạn (2017-2021)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

Huyện Đăk Pơ

15,0

30,0

 

30,0

 

15,0

90,0

 

2

Huyện Mang Yang

20,0

40,0

 

40,0

30,0

20,0

150,0

 

3

Huyện Chư Prông

25,0

50,0

 

50,0

 

25,0

150,0

 

4

Huyện Ia Pa

20,0

40,0

 

50,0

 

25,0

135,0

 

5

Huyện KBang

25,0

50,0

 

50,0

 

25,0

150,0

 

6

Huyện Đăk Đoa

25,0

50,0

 

50,0

 

25,0

150,0

 

7

Huyện Kông Chro

22,0

50,0

 

50,0

30,0

25,0

177,0

 

8

Huyện Phú Thiện

20,0

40,0

 

40,0

 

20,0

120,0

 

9

Huyện Đức Cơ

20,0

50,0

 

50,0

30,0

25,0

175,0

 

10

Huyện Ia Grai

22,0

50,0

 

40,0

 

25,0

137,0

 

11

Huyện Chư Păh

20,0

40,0

 

40,0

 

20,0

120,0

 

12

Huyện Chư Sê

25,0

50,0

 

50,0

30,0

20,0

175,0

 

13

Huyện Krông Pa

20,0

50,0

 

50,0

30,0

25,0

175,0

 

14

Huyện Chư Pưh

20,0

40,0

 

40,0

 

20,0

120,0

 

15

Thị xã An Khê

2,0

10,0

 

15,0

 

5,0

32,0

 

16

Thị xã Ayun Pa

10,0

20,0

 

25,0

 

10,0

65,0

 

17

Thành phố Plei Ku

10,0

40,0

 

30,0

 

10,0

90,0

 

18

Ban Dân tộc tnh

 

100,0

100,0

 

 

60,0

260,0

 

Tổng cộng

321,0

800,0

100,0

700,0

150,0

400,0

2.471,0

 

 

Biểu 2:

BẢNG TỔNG HỢP
NHU CẦU KINH PHÍ HÀNG NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: "ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

(Kèm theo Kế hoạch số 4155/KH-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Các hoạt động chính

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng kinh phí

Ghi chú

NS tnh

NSTW

NS tnh

NSTW

NS tnh

NSTW

NS tnh

NSTW

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin

Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án

 

171,0

 

 

 

150,0

Tổng kết, đánh giá kết quthực hiện Đề án

 

321,0

 

2

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia Kế hoạch.

 

800,0

 

 

 

 

 

800,0

 

3

Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu sn phẩm tuyên truyền, vận động; phổ biến giáo dục pháp luật

 

100,0

 

 

 

 

 

100,0

 

4

Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu s.

 

 

 

350,0

 

350,0

 

700,0

 

5

Xây dựng, triển khai thực hiện mô hình tại các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

 

 

 

90,0

 

60,0

 

150,0

 

6

Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch.

 

150,0

 

100,0

 

150,0

 

400,0

 

Tổng cộng

 

 

1.221,0

0,0

540,0

0,0

710,0

0,0

2.471,0

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4155/KH-UBND ngày 30/10/2017 về thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên tuyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.091

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.9.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!