ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2508/KH-GDĐT-PC
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NGOẠI KHÓA
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2016
Căn cứ Quyết định số
1145/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành
Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án 1928 “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL
trong nhà trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” từ năm 2013 đến năm 2016;
Thực hiện Kế hoạch số
395/KH-GDĐT-PC ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố năm
2016;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng
Kế hoạch tổ chức Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học
sinh trung học cơ sở năm 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về Luật Người khuyết tật, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em cho học sinh các trường trung học cơ sở; khuyến khích học sinh tham gia
các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, mang tính thực tế với
phương pháp chủ động trong học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục
đào tạo.
- Góp phần củng cố, bổ sung những
kiến thức đã học ở trên lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho các em có những trải
nghiệm thực tế, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp học sinh có cơ hội
kết nối kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đúng chủ trương, đường
lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo; nâng cao chất
lượng công tác PBGDPL trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác PBGDPL trong
ngành Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của ngành;
- Không ngừng đổi mới, sáng tạo
để phong phú hình thức, biện pháp tuyên truyền, kết hợp hài hòa các hình thức,
biện pháp với nhau nhằm áp dụng phù hợp và hiệu quả trong thực tiễn. Phối hợp
PBGDPL với giáo dục đạo đức và việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào
thi đua trong ngành, phối hợp các lực lượng làm công tác PBGDPL trong và ngoài
ngành Giáo dục và Đào tạo.
II. CHỦ ĐỀ,
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
1. Chủ đề: Trọng tâm là
tìm hiểu các nội dung cơ bản về Luật Người khuyết tật, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2. Đối tượng
Học sinh trung học cơ sở trực
thuộc 24 phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đăng ký tham gia chương trình. Mỗi đơn vị chọn 20 học sinh và 02 giáo viên
phụ trách.
III. THỂ LỆ,
PHƯƠNG THỨC THAM GIA
1. Đăng ký
Mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo
quận-huyện gửi danh sách 20 học sinh trung học cơ sở và 02 giáo viên phụ trách (Mẫu
đăng ký đính kèm)
Phiếu đăng ký tham gia theo mẫu
qua đường văn thư tại Phòng Pháp chế - Sở Giáo dục và Đào tạo (Số 66 - 68 Lê
Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) và địa chỉ email: phongpc.sotphochiminh@moet.edu.vn.
Thời
gian đăng ký: Từ ngày 02/8/2016 đến hết ngày 16/8/2016.
Ban tổ
chức tổng hợp các đơn vị tham gia và chia làm 03 đợt, thông tin sẽ đăng trên
trang website: http://phongphapche.hcm.edu.vn/
2.
Họp Ban tổ chức và các đơn vị tham gia
Ban tổ
chức sẽ thông báo họp các đơn vị tham gia để triển khai, phổ biến phương thức
tham dự và một số vấn đề cần chuẩn bị cho học sinh tham gia chương trình ngoại
khóa.
Thời
gian họp: Dự kiến 14h00 ngày 23/8/2016.
Địa
điểm: Phòng 6.6- Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.
IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN VÀ NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1.
Thời gian: Tổ chức làm 03 đợt cụ thể:
-
Đợt 1: Từ 6g00- 16g00 Thứ sáu, ngày
09/9/2016.
-
Đợt 2: Từ 6g00- 16g00 Thứ sáu, ngày
16/9/2016.
-
Đợt 3: Từ 6g00- 16g00 Thứ sáu, ngày
23/9/2016.
2.
Địa điểm: Trung tâm dạy nghề người khuyết
tật và trẻ mồ côi TP.HCM (Ấp 6, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM).
3.
Phương tiện di chuyển: Sở Giáo dục và Đào
tạo hỗ trợ xe đưa, đón học sinh tại những địa điểm do Ban Tổ chức quy định.
4.
Nội dung
Phần
1: Nghe tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, tham quan thực tế môi
trường sinh hoạt và học nghề của học viên khuyết tật, mồ côi
Học
sinh được nghe tuyên truyền, phổ biến những vấn đề cơ bản về Luật Người khuyết
tật, giới thiệu tổng quan về Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi.
Sau đó, học sinh được hướng dẫn đi tham quan môi trường sinh hoạt và học nghề của
học viên, xem các sản phẩm thực tế do các bạn khuyết tật, mồ côi làm, nghe thuyết
minh về các tấm gương vượt khó, nghị lực vươn lên trong cuộc sống của học viên
tại trung tâm.
Phần
2: Trao đổi, chia sẻ với chuyên gia tâm lý về kỹ năng sống, sự tự tin và vươn
lên trong học tập; giao lưu với tấm gương vượt khó tại Trung tâm
Học
sinh trung học cơ sở cùng các học viên trung tâm được nghe chuyên gia tâm lý
trao đổi, chia sẻ về kỹ năng sống, giúp cho các bạn học sinh tự tin, nân cao nhận
thức, cố gắng vươn lên trong học tập, sống biết ước mơ, định hướng tương lai
cho bản thân.
Tổ chức
giao lưu giữa học sinh trung học cơ sở các trường trực thuộc phòng Giáo dục và
Đào tạo quận-huyện với 01 học viên trung tâm là tấm gương tiêu biểu, vượt khó,
có nghị lực vươn lên, vượt qua số phận nhằm nâng cao nhận thức của học sinh
trong học tập, có thái độ sống tốt hơn trong xã hội.
Phần
3: Tổ chức trò chơi sinh hoạt tập thể, giao lưu văn nghệ và tặng quà cho các bạn
khuyết tật, mồ côi
Học
sinh được tham gia các hoạt động, trò chơi sinh hoạt tập thể, giao lưu văn nghệ
thật vui tươi, sôi nổi cùng các bạn học viên khuyết tật, mồ côi tại trung tâm.
Các em học sinh sẽ có những phần quà ý nghĩa tặng cho các bạn học viên, ủng hộ
các sản phẩm lưu niệm do chính học viên khuyết tật, mồ côi làm thật đẹp và ý
nghĩa.
V. CÔNG TÁC PHỐI HỢP VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1.
Công tác phối hợp
-
Phòng Pháp chế Sở Giáo dục và Đào tạo
+
Tham mưu quyết định thành lập Ban tổ chức;
+ Dự
toán kinh phí và thanh quyết toán chương trình;
+
Liên hệ địa điểm; lên chương trình, mời chuyên gia tâm lý.
-
Phòng Công tác Học sinh - sinh viên, Phòng Giáo dục trung học Sở Giáo dục và
Đào tạo
+ Huy
động giáo viên, học sinh tham gia chương trình;
+ Hướng
dẫn tích hợp, lồng ghép những nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho học sinh.
-
Các phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện
Thông
báo rộng rãi chương trình ngoại khóa, cử giáo viên, học sinh tham gia, lập danh
sách đăng ký theo mẫu gửi qua đường văn thư và địa chỉ email:
phongpc.sotphochiminh@moet.edu.vn. (Phòng Pháp chế - Sở Giáo dục và Đào tạo; Số
66 - 68 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM).
2.
Tiến độ thực hiện
-
Trình kế hoạch xin chủ trương từ ngày 27/7/2016 - 28/7/2016;
- Khảo
sát địa điểm tổ chức từ ngày 04/8/2016 - 05/8/2016;
- Tổng
hợp danh sách đơn vị tham gia ngày 17/8/2016;
- Tổ
chức họp các đợt tham gia ngày 23/8/2016;
- Tổ
chức đi ngoại khóa từ ngày 09/9/2016 đến ngày 23/9/2016;
- Tổng
kết chương trình ngoại khoá ngày 04/10/2016.
VI. KINH PHÍ
Thực
hiện theo công văn số 6088/UBND-VX ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về kinh phí thực hiện Đề án giáo dục pháp luật giai đoạn 2013 -
2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trên
đây là Kế hoạch tổ chức Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa
cho học sinh trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố năm 2016.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị vui lòng liên
hệ Phòng Pháp chế - Sở Giáo dục và Đào tạo qua số điện thoại: (08). 38296088 để
được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Sở Tư pháp;
- Ban Giám đốc;
- 24 phòng GD&ĐT quận- huyện;
- Lưu: VP, PC.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bùi Thị Diễm Thu
|