ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2483/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 25
tháng 10 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO THANH NIÊN VÀ HỌC SINH, SINH
VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 123/QĐ-LĐTBXH ngày 31 tháng
01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt
Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên
giáo dục nghề nghiệp”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án
“Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục
nghề nghiệp” trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Trang bị kiến thức, kỹ năng học tập, định hướng
nghề nghiệp, trải nghiệm tương tác kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và kỹ năng sống
cho học sinh, sinh viên, nhà giáo và giáo viên.
b) Nâng cao năng lực cho nhà giáo và giúp học sinh,
sinh viên rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm,... quản lý công
việc, phương pháp tư duy hệ thống, phản biện sáng tạo đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
2. Yêu cầu
Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và Kế
hoạch này để triển khai chương trình hành động cụ thể gắn với việc triển khai
thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, quyết định của
tỉnh liên quan đến công tác đào tạo nghề bảo đảm tính thực chất và hiệu quả.
II. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu chung
a) Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên
và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp nhằm bang bị những kiến thức, kỹ năng
cần thiết giúp nhà giáo và học sinh, sinh viên có khả năng giải quyết tốt hơn
các vấn đề trong quá trình làm việc, nghiên cứu, học tập. Qua đó, góp phần nâng
cao chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo tiền đề cho việc xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực có kỹ năng nghề, từng bước
đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước và quốc tế; thực
hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Nâng cao năng lực cho công chức, viên chức, nhà
giáo và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho
thanh niên và học sinh, sinh viên; tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên và học
sinh, sinh viên có cơ hội được phát triển kỹ năng mềm và tự tạo việc làm sau
khi tốt nghiệp.
c) Góp phần thực hiện thiết thực, hiệu quả Kế hoạch
số 189-KH/TU, ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số
21-CT/TW, ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045; Quyết định 783/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Gia Lai giai đoạn
2021-2030; Kế hoạch số 1706/KH/UBND ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số
543/KH-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch
số 189-KH/TU, ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số
21-CT/TW, ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thành 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho
thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Tạo điều kiện cho khoảng 150 lượt lãnh đạo quản
lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn các kiến thức, kỹ năng mềm nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ
nhà giáo, chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.
c) Tham gia mô hình thí điểm đào tạo, phát triển kỹ
năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (nếu được lựa chọn).
d) Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng
và 50% các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo,
phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
đ) Hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp,
cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho
thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng
a) Thanh niên, học sinh, sinh viên đang học chương
trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Lãnh đạo quản lý, nhà giáo đang làm việc và giảng
dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi, thời gian thực hiện
a) Đề án được triển khai tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
b) Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng
cao nhận thức của thanh niên, học sinh, sinh viên, đội ngũ lãnh đạo quản lý,
nhà giáo và các cơ quan, tổ chức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh
niên, học sinh, sinh viên
a) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng: Xây dựng các tin bài, phóng sự tuyên truyền về phát triển kỹ
năng mềm trên các báo in, báo điện tử và truyền hình; tổ chức các buổi giao
lưu, tọa đàm, diễn đàn trực tuyến trên các báo điện tử, truyền hình.
b) Tổ chức truyền thông trên mạng xã hội: Xây dựng
và vận hành fanpage, kênh youtube truyền thông về phát triển kỹ năng mềm trong
hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về đào
tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề
nghiệp.
d) Xây dựng, phát hành các tài liệu, ấn phẩm tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức về kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh
viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thời
kỳ công nghệ 4.0 (sổ tay, cẩm nang, tờ rơi, tờ gấp,...).
2. Nâng cao năng lực đội ngũ
lãnh đạo quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
a) Khuyến khích, huy động, lựa chọn đội ngũ lãnh đạo
quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, các chuyên gia khoa học kỹ thuật của
doanh nghiệp có kinh nghiệm về ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo tham gia giảng dạy
cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo quản lý,
nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn
hạn cho lãnh đạo quản lý, nhà giáo về phương pháp giảng dạy, xây dựng bài giảng,
tài liệu tham khảo, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo
và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
c) Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, học tập
thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng gắn với thực
tiễn tại doanh nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo
và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
d) Hình thành, phát triển mạng lưới đội ngũ làm
công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh
viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Tham gia mô hình, thí điểm
đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
a) Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phương thức
đào tạo; kết hợp lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm trong các hoạt động chính khóa,
ngoại khóa và các hoạt động tham quan thực tế tại doanh nghiệp.
b) Tham gia thí điểm mô hình đào tạo và phát triển kỹ
năng mềm cho học sinh sinh viên (nếu được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lựa
chọn).
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
a) Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo
và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
b) Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, hội thảo quốc
tế để chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phát triển kỹ năng
mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
từ đó, vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách, hợp tác để thu hút
các chuyên gia quốc tế tham gia giảng dạy kỹ năng mềm cho lãnh đạo quản lý, đội
ngũ nhà giáo, thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
d) Khuyến khích các cá nhân, tổ chức quốc tế hỗ trợ,
đầu tư cho đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh
viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
a) Số hóa chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn
về kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên và bài giảng điện tử dùng chung cho lãnh
đạo quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Xây dựng thư viện điện tử về đào tạo và phát triển
kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
trong quản lý đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng
các phần mềm chuyên dụng, các ứng dụng của mạng xã hội vào công tác đào tạo và
phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
6. Tăng cường vai trò của doanh
nghiệp trong các hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
a) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào
quá trình xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo,
phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
b) Xây dựng, hình thành cơ chế phối hợp củng cố,
tăng cường các hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào
tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động như: Tham gia xây dựng, thẩm
định chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo, tài liệu giảng dạy kỹ năng mềm
các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
kỹ năng mềm cho lãnh đạo quản lý, đội ngũ nhà giáo, học sinh, sinh viên; tham
gia hội thảo, hội nghị, diễn đàn và các hội thi kỹ năng mềm.
7. Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất
việc triển khai Kế hoạch này nhằm thống kê dữ liệu, bảo đảm chất lượng và hiệu
quả công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.
b) Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện
việc tự kiểm tra hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện
Kế hoạch này.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Đối với nguồn ngân sách nhà nước thực hiện
theo nguyên tắc: Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm của các sở,
ban, ngành, đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
và phù hợp với khả năng đảm bảo từ ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện tại Quyết định số
90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và kinh phí từ
các chương trình, dự án khác (nếu có).
3. Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài
nước và các nguồn hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các
đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ hằng
năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp) và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở hoạt động giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của
Kế hoạch.
- Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát
công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh
viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai thực hiện thiết thực, hiệu quả
công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh
viên trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính:
Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở
dự toán của các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, Sở Tài chính căn cứ khả
năng cân đối ngân sách, kiểm tra, tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét,
bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
3. Sở Thông tin và Truyền
thông:
Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương
có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh
và hệ thống thông tin cơ sở để thông tin, tuyên truyền theo Kế hoạch triển khai
Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên
giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030.
4. Báo Gia Lai; Đài Phát
thanh - Truyền hình Gia Lai:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa
phương để thông tin, truyền thông về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho
thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường thời lượng,
chất lượng tin bài tuyên truyền về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm trong giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh tỉnh:
Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về
công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm, lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm cho
thanh niên trong các hoạt động tại các tổ chức đoàn, hội trong các cơ sở hoạt động
giáo dục nghề nghiệp.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố:
Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn liên quan triển
khai tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc
thẩm quyền quản lý xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện đào tạo và phát triển
kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp trên địa
bàn theo giai đoạn và hàng năm.
7. Các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp:
- Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng
Kế hoạch triển khai Kế hoạch này theo giai đoạn và từng năm phù hợp với điều kiện
thực tiễn của đơn vị.
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác
đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên tại đơn
vị mình theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
- Hằng năm, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế
hoạch này về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
8. Chế độ báo cáo:
Định kỳ hàng năm trước ngày 10/12 các sở,
ban, ngành, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo các cơ quan cấp trên theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo và
phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp”
trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030. Yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh có
liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu
gặp khó khăn, vướng mắc tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để
xử lý theo thẩm quyền; nếu vượt thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để
b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Các hội, đoàn thể của tỉnh;
- Trường Cao đẳng Gia Lai;
- Trường Cao đẳng nghề số 21;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Lưu: VT, KTTH, NC, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thanh Lịch
|