Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 23/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Nguyễn Hải Anh
Ngày ban hành: 17/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 17 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CỦNG CỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2016

Căn cứ Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập xóa mù chữ;

Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;

Căn cứ Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

Căn cứ Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;

Căn cứ Kế hoạch số 37-KH/TU ngày 09/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn;

Căn cứ Chương trình hành động số 35-CT/TU ngày 15/01/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi là Nghị quyết 29);

Căn cứ Nghị quyết số 10/2008/NQ-HĐND ngày 31/8/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2016 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Phấn đấu xây dựng các đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 ở những nơi có điều kiện;

- 100% trẻ em 5 tuổi được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ em vào lớp 1; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và hình thành nhân cách.

2. Yêu cầu

- Xây dựng kế hoạch củng cố và phát huy thành quả phổ cập giáo dục các bậc học năm 2016 phải thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

- Kế hoạch củng cố và phát huy thành quả phổ cập giáo dục các bậc học năm 2016 phải được triển khai tại tất cả các huyện, thành phố; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Duy trì, củng cố vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục toàn diện các bậc học.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi:

- 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;

- 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

b) Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:

- 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;

- 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

c) Phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

- 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC NĂM 2016

1. Giữ vững và phát huy thành quả đạt chuẩn vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở

a) Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đảm bảo 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo, phấn đấu đến hết năm 2016 có ít nhất 50% giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt trên chuẩn; đảm bảo đủ giáo viên dạy lớp 5 tuổi và được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;

- Đảm bảo có đủ phòng học theo đúng quy định cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi; tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng phòng học kiên cố, bán kiên cố cho các lớp mầm non dưới 5 tuổi;

- Đảm bảo 100% trường học xanh, sạch, đẹp, có đủ nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước, có nhà bếp, có đủ công trình vệ sinh đạt yêu cầu; đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp mẫu giáo 5 tuổi;

- Duy trì tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; nâng cao tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần ở các độ tuổi, trong đó, trẻ 5 tuổi đạt 97,5%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi được ăn bán trú đạt trên 98%; tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục mầm non mới đạt 100%;

- Duy trì tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non hằng năm đạt 100%;

- Duy trì và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) và thấp còi (chiều cao theo tuổi) dưới 10% (thành phố, thị trấn); không quá 15% (miền núi, vùng khó khăn).

b) Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và xây dựng chỉ tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2

- Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1;

- Đảm bảo tỷ lệ đi học tiểu học (từ 6 tuổi đến 10 tuổi) 100%;

- Duy trì tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 95% trở lên;

- Duy trì tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ ngày;

- Tiếp tục tổ chức các lớp xoá mù chữ, sau xoá mù chữ để chống tái mù chữ tại các trung tâm học tập cộng đồng; rà soát, sắp xếp các lớp theo từng độ tuổi, thực hiện chương trình phù hợp để đảm bảo tỷ lệ học sinh hết tuổi 11 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm tăng ít nhất 95%;

- Tổ chức rà soát thường xuyên tất cả học sinh độ tuổi 11 tại các xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2015 nhưng chưa vững chắc, xây dựng kế hoạch để từng bước củng cố vững chắc kết quả phổ cập tại các xã này trong các năm tiếp theo;

- Rà soát lại số lớp, số giáo viên, có kế hoạch phân bổ giáo viên hợp lý giữa các trường đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định;

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (phòng học bộ môn, ăn, nghỉ của học sinh) và giáo viên cho các trường có điều kiện thuận lợi để phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.

c) Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Duy trì tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 14 vào học trung học cơ sở đạt trên 98%;

- Duy trì tỷ lệ học sinh trung học cơ sở được học 2 buổi/ngày;

- Duy trì tỷ lệ người 15 -18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở và đảm bảo 100% xã đạt chuẩn vững chắc;

- Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm vào học lớp 6;

- Đảm bảo vững chắc tỷ lệ số người trong độ tuổi 15-35 được công nhận biết chữ (trên 98 %).

2. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học

- Bố trí đủ giáo viên trong biên chế đã được giao đảm bảo về năng lực, trình độ chuyên môn, đủ theo định mức cho các lớp mầm non 5 tuổi. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non để đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực hiện đổi mới giáo dục, đặc biệt là các đối tượng mới được tuyển dụng. Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn, chú trọng đối với các trường mới thành lập;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học đảm bảo 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn đào tạo, 50% đạt trình độ trên chuẩn đào tạo đối với vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn và 60% đạt trình độ trên chuẩn đào tạo đối với vùng kinh tế phát triển (thành phố Tuyên Quang phấn đấu đạt 90% trở lên); đủ giáo viên chuyên trách dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ ở 100% các trường và giáo viên dạy môn Tin học ở các trường thuận lợi để phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên; tổ chức tốt các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường; tạo môi trường “Trò thật sự muốn học, thầy tận tình giúp đỡ”, động viên, khuyến khích tạo niềm tin và động cơ học tập cho học sinh, nhất là đối tượng học sinh học lực yếu, kém;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện các quy định và văn bản hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong thi cử, kiểm tra, đánh giá; việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học đã được trang cấp. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo phù hợp với môi trường giáo dục của cấp học, bậc học;

- Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở 100% nhóm, lớp; 100% trẻ em 5 tuổi người dân tộc thiểu số được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1;

- Thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình giáo dục phổ thông. Dựa trên chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng các chương trình môn học hay các chủ đề tự chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục của địa phương;

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường cho học sinh. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về các hình thức và đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh;

- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý phổ cập giáo dục:

+ Tin học hoá hệ thống quản lý giáo dục của tỉnh: Trang bị máy tính, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ và nhân viên sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ quản lý giáo dục, phần mềm quản lý phổ cập giáo dục;

+ Thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác các dữ liệu về phổ cập; khai thác có hiệu quả phần mềm quản lý phổ cập giáo dục.

3. Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số để thu hút trẻ đến trường; tập trung tổng kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học;

- Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, đồ chơi ngoài trời, thiết bị dạy học (ưu tiên thiết bị tin học – ngoại ngữ) các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, theo các tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia, ưu tiên đầu tư xây dựng nhà bán trú, bếp ăn, nhà vệ sinh, phòng chức năng, thư viện, phòng đồ dùng thiết bị dạy học đảm bảo các điều kiện tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường (đối với mầm non); đảm bảo tiến độ xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện tốt đề án xã hội học tập;

- Thực hiện sáp nhập các trường tiểu học và trung học cơ sở có quy mô nhỏ thành trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và biên chế cán bộ quản lý, giáo viên.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập các cấp

- Kiện toàn và xây dựng Quy chế tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp; duy trì nghiêm quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành; kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc cụ thể trong công tác phổ cập giáo dục, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục;

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động của nhà trường với các tổ chức trên địa bàn xã, tích cực vận động và duy trì sĩ số học sinh đặc biệt khó khăn, các xã có kết quả phổ cập không vững chắc;

- Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc kịp thời khắc phục ngay những tồn tại hạn chế về công tác phổ cập các bậc học do cấp mình phụ trách;

- Rà soát lại toàn bộ hồ sơ theo dõi phổ cập giáo dục của xã, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và thống nhất về thông tin giữa các loại hồ sơ: Phiếu điều tra, sổ phổ cập, sổ đăng bộ và các hồ sơ phổ cập giáo dục khác. Cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời các sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở của xã, phường, thị trấn tại địa phương khác;

- Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình của huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền cho công tác phổ cập giáo dục các bậc học.

5. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục

- Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm tiếp tục tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, địa phương, gia đình và cộng đồng về sự nghiệp giáo dục nói chung và việc giáo dục dạy dỗ con em mình nói riêng;

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai việc thu, chi các khoản đóng góp, cho tặng của tập thể và cá nhân cho các cơ sở giáo dục; sử dụng nguồn kinh phí đó đúng mục đích và có hiệu quả;

- Phát huy vai trò hội khuyến học, dòng họ và gia đình hiếu học, tích cực động viên, định hướng và tạo điều kiện tốt nhất để mọi người được học và học được;

- Tiếp tục thực hiện công tác xóa mù chữ, sau xóa mù chữ cho người trong độ tuổi lao động. Phát huy vai trò của các trung tâm học tập cộng đồng để mọi người dân được trang bị thêm kiến thức và học tập suốt đời.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước đối với giáo viên và học sinh;

- Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh;

- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý làm công tác phổ cập giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý, triển khai, duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động phổ cập giáo dục, khả năng quản lý, khai thác hiệu quả phần mềm phổ cập giáo dục; kiểm tra, đôn đốc, tư vấn giúp cơ sở khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;

- Tiếp tục quan tâm đầu tư, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiến hành xây dựng, nâng cấp trường, lớp; mua sắm trang thiết bị cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và liên cấp tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; mở rộng đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, góp phần duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy học trên các địa bàn đặc biệt khó khăn.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục cấp huyện, xây dựng quy chế và chương trình hoạt động cụ thể của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục các cấp học;

- Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục các bậc học năm 2016. Trong đó: quan tâm việc xây dựng chỉ tiêu cho các xã, phường, thị trấn đảm bảo vững chắc thành quả phổ cập giáo dục đã đạt và tạo điều kiện thuận lợi phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2;

- Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo đủ điều kiện phục vụ công tác dạy và học theo hướng trường chuẩn quốc gia.

- Rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên giữa các trường đảm bảo cân đối, hợp lý cả về số lượng và chất lượng;

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục của các xã, phường, thị trấn;

- Bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh trong công tác phổ cập giáo dục theo quy định của nhà nước.

3. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục năm 2016. Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở điều tra, rà soát lại số người trong độ tuổi phải phổ cập giáo dục;

- Phân công các cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường việc sử dụng, khai thác hiệu quả phần mềm phổ cập giáo dục, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ ở các xã, phường, thị trấn để kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có hướng chỉ đạo phù hợp.

4. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục cấp xã, xây dựng quy chế và chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục các cấp học;

- Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương năm 2016, trong đó có chỉ tiêu phấn đấu đạt chuẩn vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Thường xuyên rà soát hồ sơ theo dõi phổ cập giáo dục của xã, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và thống nhất về thông tin giữa các loại hồ sơ: Phiếu điều tra, sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ đăng bộ và các hồ sơ phổ cập giáo dục khác. Bổ sung sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, học sinh hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, tiểu học và học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở của xã, phường, thị trấn, cập nhật thông tin đầy đủ và kịp thời;

- Huy động mọi người trong độ tuổi đi học; phải có biện pháp huy động, duy trì sĩ số đảm bảo phát huy thành quả phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

5. Các nhà trường

- Phát huy vai trò gương mẫu và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cho phù hợp với đối tượng học sinh; nâng cao chất lượng dạy học nhằm củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các bậc học đã đạt được;

- Phân công giáo viên điều tra, rà soát cập nhật phiếu điều tra vào phần mềm phổ cập giáo dục - chống mù chữ và sổ phổ cập giáo dục; bảo quản cẩn thận và cập nhật số liệu thường xuyên hồ sơ phổ cập giáo dục; hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về số liệu trong hồ sơ phổ cập giáo dục;

- Phân công cán bộ phụ trách và quản lý phần mềm phổ cập giáo dục -chống mù chữ, thường xuyên cập nhật, khai thác phần mềm có hiệu quả;

- Huy động và duy trì sĩ số học sinh các cấp bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, vận động số học sinh bỏ học hoặc đi học không đều ra lớp đầy đủ.

Trên đây là kế hoạch củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học, bậc học năm 2016. Yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời phản ánh với Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Phó CTUBND tỉnh Nguyễn Hải Anh:
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- UBND các huyện, thành phố; (thực hiện);
- Các Phòng GD&ĐT;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Chánh, PCVP khối VX;
- Chuyên viên GD, TC, NC;
- Lưu: VT (HaVX).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hải Anh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 23/KH-UBND củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ngày 17/03/2016 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.671

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.36.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!