Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 227/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn Người ký: Dương Xuân Huyên
Ngày ban hành: 08/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 08 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ DIỆN RỘNG CẤP QUỐC GIA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2022-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi tắt là Đề án); Công văn số

5162/BGDĐT-QLCL ngày 22/9/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Đề án 468 ngày 13/02/2023, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh.

Định kỳ cung cấp các thông tin khách quan, tin cậy về chất lượng giáo dục phổ thông, làm cơ sở đề xuất các chính sách, giải pháp đổi mới các hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện Đề án.

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Đề án và huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong công tác phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh nhằm định kỳ cung cấp các thông tin khách quan, tin cậy về chất lượng giáo dục phổ thông, làm cơ sở đề xuất các chính sách, giải pháp đổi mới các hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023-2026

2.1.1. Tham gia các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia

- Tham gia tổ chức 02 đợt đánh giá định kỳ quốc gia cho các khối lớp và lĩnh vực học tập được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

- Tham gia 02 chu kỳ của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)[1]; tham gia 01 chu kỳ của Chương trình phân tích các hệ thống giáo dục (PASEC)[2]; tham gia 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá quốc tế về dạy và học (TALIS)[3];

- Tham gia 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM)[4].

2.1.2. Nâng cao năng lực, bồi dưỡng tập huấn và cấp chứng nhận cho đội ngũ tham gia chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia

- 100% các cơ sở giáo dục được lựa chọn vào mẫu đánh giá tham gia đầy đủ các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia tương ứng theo mục tiêu và quy trình kỹ thuật của mỗi kỳ đánh giá theo quy định;

- 100% cán bộ cốt cán được bồi dưỡng tập huấn và cấp chứng nhận về các nội dung liên quan đến đánh giá diện rộng cấp quốc gia;

- 50% cán bộ làm công tác khảo thí của Sở GDĐT được bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực và cấp chứng nhận về đánh giá diện rộng cấp quốc gia nhằm đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức các kỳ đánh giá;

- 50% cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở các cơ sở giáo dục phổ thông tham gia đánh giá được bồi dưỡng và cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng về đánh giá diện rộng cấp quốc gia hằng năm.

2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2027-2030

2.2.1. Tham gia các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia

- Tham gia tổ chức 01 đợt đánh giá định kỳ quốc gia hằng năm cho các khối lớp và lĩnh vực học tập được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

- Tham gia 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA); tham gia 01 chu kỳ của Chương trình phân tích các hệ thống giáo dục (PASEC); tham gia 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá Quốc tế về Dạy và Học (TALIS);

- Tham gia 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM).

2.2.2. Bồi dưỡng tập huấn và cấp chứng nhận cho đội ngũ tham gia chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia

- 100% các cơ sở giáo dục được lựa chọn vào mẫu đánh giá tham gia đầy đủ các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia tương ứng theo mục tiêu và quy trình kỹ thuật của mỗi kỳ đánh giá theo quy định;

- 100% cán bộ cốt cán được bồi dưỡng tập huấn và cấp chứng nhận về các nội dung liên quan đến đánh giá diện rộng cấp quốc gia;

- 100% cán bộ làm công tác khảo thí cấp Sở được bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực và cấp chứng nhận về đánh giá diện rộng cấp quốc gia nhằm đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức các kỳ đánh giá;

- 100% cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở giáo dục phổ thông tham gia đánh giá được bồi dưỡng và cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng về đánh giá diện rộng cấp quốc gia hằng năm.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức triển khai và sử dụng kết quả đánh giá diện rộng cấp quốc gia

- Triển khai thành công việc tham gia các kỳ đánh giá diện rộng cấp quốc gia do Việt Nam hoặc do các tổ chức quốc tế tổ chức trên địa bàn tỉnh, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu, quy trình, minh bạch và khách quan;

- Ở mỗi giai đoạn, hoàn thành việc đề xuất đối với các chính sách phát triển giáo dục, góp phần đổi mới các hoạt động dạy học và giáo dục nhằm cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông trên cơ sở thông tin, phân tích kết quả thu được từ các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia.

2. Phát triển đội ngũ phục vụ công tác quản lý và triển khai đánh giá diện rộng cấp quốc gia

- Phát triển đội ngũ cán bộ cốt cán về đánh giá chất lượng giáo dục để trở thành lực lượng nòng cốt cho công tác quản lý và triển khai thực hiện các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia;

- Nâng cao năng lực về đánh giá chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí và đánh giá các cấp theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, bảo đảm có đủ số lượng và năng lực để thực hiện các kỳ đánh giá diện rộng cấp quốc gia theo yêu cầu của Bộ GDĐT;

- Tổ chức các cho cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông có liên quan tham gia khóa tập huấn cho về đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực hiện các kỳ đánh giá diện rộng cấp quốc gia; xây dựng và từng bước hoàn thiện chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục tham gia đánh giá diện rộng cấp quốc gia;

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khảo thí các cấp và đội ngũ giáo viên, học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Tham gia góp ý xây dựng và hoàn thiện các thiết kế đánh giá định kỳ diện rộng cấp quốc gia theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Nghiên cứu, góp ý xây dựng Khung đánh giá định kỳ diện rộng cấp quốc gia với nội dung đánh giá phù hợp với các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

- Đề xuất cải tiến các phương pháp, kỹ thuật và hình thức đánh giá định kỳ diện rộng cấp quốc gia; trong đó, cập nhật các phương pháp, kỹ thuật hiện đại trong thiết kế đánh giá, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả đánh giá.

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá diện rộng cấp quốc gia

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá diện rộng cấp quốc gia, từng bước chuyển đánh giá trên giấy sang đánh giá trên máy tính để bảo đảm tính chính xác, khách quan, phù hợp với yêu cầu quốc tế[5];

- Tăng cường sử dụng các phần mềm trong phân tích dữ liệu trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục;

- Ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá diện rộng cấp quốc gia phục vụ cho việc quản lý, nghiên cứu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển bền vững hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia.

IV. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép với chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ khác có liên quan, nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định, các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian thực hiện

Số lượng các đơn vị tham gia đánh giá trên diện rộng cấp quốc gia và thời gian thực hiện cụ thể theo kế hoạch của Bộ GDĐT.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng GDĐT, các trường phổ thông xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương, đơn vị và Kế hoạch, hướng dẫn của Bộ GDĐT. Phối hợp với Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí hàng năm và các nguồn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án theo yêu cầu của Bộ GDĐT.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hằng năm của tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai thông tin, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá diện rộng cấp quốc gia và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch.

4. Các sở, ban ngành khác

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở GDĐT triển khai các nội dung liên quan của Kế hoạch trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu.

5. UBND các huyện, thành phố

Trên cơ sở tình hình thực tế, phối hợp với Sở GDĐT triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; chỉ đạo các phòng, ban tham mưu triển khai Kế hoạch tại địa phương; bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh, kiến nghị về Sở GDĐT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (B/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PCVP UBND tỉnh, các phòng CM, Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KGVX(NTH).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Xuân Huyên



[1] Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo từ năm 2000.

[2] Chương trình phân tích các hệ thống giáo dục (Programme d’analyse des systèmes éducatifs de la CONFEMEN) của Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp.

[3] Chương trình Đánh giá Quốc tế về Dạy và Học (Teaching and Learning International Survey) trong nhà trường phổ thông, được Tổ chức OECD nghiên cứu và xây dựng một cách bài bản, khoa học.

[4] Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (The Southeast Asia Primary Learning Metrics) cấp khu vực do ASEAN khởi xướng năm 2011.

[5] Triển khai Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trên máy tính từ chu kỳ năm 2025.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 227/KH-UBND ngày 08/12/2023 thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


195

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.109.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!