UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2183/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày
06 tháng 5 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁO DỤC
TIỂU HỌC GIAI ĐOẠN 2010-2015
1. Quy mô phát triển và mạng lưới trường lớp:
- Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh được củng
cố, mở rộng và phát triển. Đến cuối năm học 2014-2015 toàn tỉnh có 190 trường
tiểu học (tăng 1 trường so với năm 2010), 3.392 lớp và 95.022 học sinh.
- Có 188 trường có lớp dạy trên 5 buổi/tuần với
2960 lớp, 83.102 học sinh, trong đó có 28 trường dạy 10 buổi/tuần cho 100% học
sinh. Có 53 trường tổ chức bán trú với 7.831/ 95.022 học sinh, tỷ lệ 8,2%.
- Toàn tỉnh có 48 trường, 839 lớp, 22.936 học
sinh tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP); có 1 trường
tham gia Dự án Mô hình trường học mới (VNEN) với 16 lớp, 448 học sinh.
2. Chất lượng
giáo dục
Các trường thực
hiện tốt kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, đồng thời vận dụng linh hoạt phương pháp dạy
học phù hợp tình hình thực tế đơn vị, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT. Chất lượng giáo dục tiếp tục
ổn định.
- Kết quả học
tập:
+ Môn Tiếng Việt:
Hoàn thành: 99,35%; chưa hoàn thành: 0,65%.
+ Môn Toán:
Hoàn thành: 99,46%; chưa hoàn thành: 0,54%.
- Năng lực: Đạt:
99,69%; chưa đạt: 0,31%.
- Phẩm chất: Đạt:
99,94%; chưa đạt: 0,06%.
- Học sinh
hoàn thành Chương trình tiểu học: 19.426/19.437, tỷ lệ 99,4%.
- 11 tuổi hoàn
thành chương trình tiểu học: 19.268/19.687, tỷ
lệ 97,9% (tăng 3,1% so với năm 2011).
- Học sinh bỏ
học: 27, tỷ lệ 0,02% (giảm 0,11% so với năm học 2010-2011).
- Phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT): Đến cuối năm 2015 tỉnh có 164/164 xã đạt
PCGDTHĐĐT mức 1, tỷ lệ 100% (tăng 3,04% so với năm 2011), trong đó có 111/164
xã đạt mức 2, tỷ lệ 67,6% (tăng 43,2% so với năm 2011)
3. Đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
- Số cán bộ quản
lý giáo dục tiểu học của tỉnh là 398:
+ Trình độ
chuyên môn: Đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 393, tỷ lệ 98,7% (sau đại
học: 2, đại học: 287, cao đẳng: 104).
+ Trình độ
chính trị: Trung cấp trở lên: 362, tỷ lệ 90,9%.
+ Trình độ quản
lý:
Đã qua bồi dưỡng: 356, tỷ lệ 89,5%, chưa bồi dưỡng 42, tỷ lệ 10,5%.
+ Đảng viên:
387, tỷ lệ 97,2%.
- Số giáo
viên: 5.102:
+ Trình độ
chuyên môn: Đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 4528, tỷ lệ 88,7% (Riêng
giáo viên có trình độ đại học 2.053, sau đại học: 3).
+ Đảng viên:
2750, tỷ lệ 53,9%.
+ Bình quân
1,49 giáo viên/lớp (tăng 0,14% so với năm 2010).
+ Tổng số giáo
viên tiếng Anh: 232, trong đó:
* Đạt năng lực
ngoại ngữ bậc 5 (C1): 6 - 2,6%.
* Đạt năng lực
ngoại ngữ bậc 4 (B2): 111 - 47,9%.
* Đạt năng lực
ngoại ngữ bậc 3 (B1): 88 - 37,9%.
* Đạt năng lực
ngoại ngữ dưới bậc 3 (dưới B1): 27 - 11,6%.
4. Cơ sở vật
chất
- Số phòng học hiện có: 2.962,
bình quân 0,87 phòng học/lớp. Trong đó:
+ Trên cấp 4: 1.385 phòng, chiếm tỷ
lệ 42,8%.
+ Cấp 4: 1.476 phòng, chiếm tỷ
lệ 55,2%.
+ Dưới cấp 4: 101 phòng, chiếm tỷ
lệ 3,4%.
- Số phòng học được xây mới: 87.
- Số thư viện đạt chuẩn 01:
190/190, đạt tỷ lệ 100%.
- Số trường có nhà vệ sinh:
190/190 tỷ lệ 100 %.
- Năm học 2015-2016 số học sinh được học tiếng Anh 59.002 với 2.027 lớp, trong đó học
sinh học tiếng Anh theo đề án ngoại ngữ 11.211, tỷ lệ 19%.
Số học sinh học tin học 53.127 với 1.830 lớp. Ngoài việc mua bổ sung thiết bị dạy
học tối thiểu, trong 5 năm qua đã trang bị 26 phòng dạy ngoại ngữ. Cấp tiểu học
có 194 phòng máy vi tính và được khai thác sử dụng khá tốt. Toàn tỉnh có 78 trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 41,1% (trong đó có 8
trường đạt mức 2).
5. Công tác xã hội hoá
Trong thời gian qua ngành giáo dục
đã phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội
khuyến học và các đoàn thể xã hội. Qua đó, huy động các tổ chức, đoàn thể và cá
nhân đóng góp kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm thêm trang
thiết bị dạy học; tặng học bổng, học phẩm cho học sinh nghèo học giỏi, học sinh
có nguy cơ bỏ học; vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. Trong 5 năm qua đóng
góp cho giáo dục tiểu học với số tiền trên 69.191.635.428 đồng.
* Đánh giá
chung:
Sau 5 năm thực
hiện Kế hoạch 4799/KH-UBND ngày 27/10/2011 về Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015, cấp tiểu học đã đạt được một số
kết quả nổi bật như:
- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
tiếp tục duy trì và phát triển, số xã đạt mức 2 tăng cao (43,2%).
- Chất lượng giáo dục cấp tiểu học tiếp tục ổn
định và phát triển, tỷ lệ học
sinh bỏ học được kéo giảm đáng kể (0,11%).
- Quy mô trường lớp ổn định và phát triển hợp lý,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động học sinh ra lớp.
- Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư xây dựng
theo hướng đạt chuẩn quốc gia (tăng 28 trường chuẩn quốc gia so với năm 2010).
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL),
giáo viên (GV) đạt trình độ trên chuẩn ngày càng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục và đào tạo.
Hạn chế:
- Số học sinh học 30 tiết/tuần trở lên và học
sinh bán trú còn thấp (học 30 tiết/tuần trở lên: 72.218 - 75,6%;
học sinh bán trú: 9.099 - 9,5%).
- Việc
triển khai Đề án 2020 ở cấp tiểu học còn chậm. Để triển
khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008-2020”, toàn tỉnh còn thiếu 104 giáo viên tiếng
Anh tiểu học.
- Về cơ sở vật chất: Số phòng
học hiện có: 2.962, bình quân 0,87 phòng học/lớp. Để thực hiện đạt mục tiêu đề
ra đến năm 2020 có trên 90% trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày, hiện tại còn thiếu
382 phòng học.
- Tỷ lệ trường
đạt chuẩn quốc gia tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp so với một số tỉnh khu vực
đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền giang (47,6%), Long An (64,4%),
Vĩnh Long (44,8%).
Nguyên nhân
hạn chế
- Giáo viên
chưa đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ bậc 4, chỉ tiêu tuyển giáo viên tiếng Anh còn
ít so với nhu cầu.
- Nguồn vốn chương trình mục tiêu
quốc gia, nguồn ngân sách địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng, bổ sung
cơ sở vật chất cho cấp học.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU
HỌC GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Chiến lược Phát
triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ;
- Chương trình
hành động số 33-CTr/TU ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Tỉnh
uỷ Bến Tre thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá XI);
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần
thứ X (nhiệm kỳ 2016-2020); Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bến
Tre xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục cấp tiểu học giai đoạn 2016-2020 như
sau:
2. Mục tiêu
2.1. Mục
tiêu chung:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học; phát triển năng
lực tự học, sáng tạo của học sinh. Củng cố nâng chất phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
đáp ứng yêu cầu chương trình mới sau 2015.
2.2.
Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Quy mô phát triển:
- Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới
trường lớp phù hợp, đến năm 2020 có 190 trường tiểu học với khoảng 3.377 lớp,
92.111 học sinh.
- Tiếp tục giữ
vững và nâng cao các tỷ lệ huy động:
+ Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt
99,9%
+ Trẻ trong độ tuổi đi học 99,9%.
- Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; tập trung thực hiện
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3; phấn đấu có trên 90% xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
mức độ 3 (theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ).
2.2.2. Về đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên:
- Đảm bảo từng
bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục phổ
thông mới và dạy 2 buổi/ngày.
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục: 100% đạt trình độ đại học trở lên, 100% là đảng viên, đạt trình độ lý luận chính trị
- hành chính từ trung cấp trở lên và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
giáo dục. Đảm bảo 100% đạt chuẩn nghề nghiệp, đến năm
2020 có 95% đạt chuẩn nghề nghiệp loại khá trở lên và có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đủ điều kiện
để xếp hạng chức danh nghề nghiệp.
- Có 100% giáo
viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trên chuẩn, trong đó có trên 50% có trình độ đại
học trở lên. Đảm bảo 100% đạt chuẩn nghề nghiệp, đến năm 2020 có 95% đạt chuẩn
nghề nghiệp loại khá trở lên và có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đủ điều kiện để xếp hạng chức danh nghề nghiệp.
2.2.3. Về cơ sở vật chất:
- Tập trung
xây mới bổ sung 382 phòng học. Đảm bảo đủ 1 phòng học/lớp để tổ chức học 2 buổi/ngày.
Có 61,1% trường có đủ phòng chức năng, có hàng rào an toàn, có nhà vệ sinh và
nguồn nước sạch.
- Đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia
gắn với 37 xã Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, phấn đấu tăng thêm 28 trường.
Đến năm 2020 có 61,1% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (116 trường), trong đó
có 10 trường đạt mức 2.
2.2.4. Nâng cao chất lượng
giáo dục:
Vận dụng các phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học,
phát triển năng lực học sinh. Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh.
- Số trường tiểu học dạy học 2
buổi/ngày: Trên 90%.
- Học sinh được học chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần từ lớp 3 đến lớp 5:
50%, học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học Tin học: 95%.
- Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ học sinh bỏ học hằng
năm cấp tiểu học dưới 0,1%.
- 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ
98% trở lên.
3. Một số giải pháp thực hiện kế hoạch
3.1. Tiếp tục
quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, Chương trình hành động số 33-CTr/TU của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo; Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục
và đào tạo tại địa phương.
3.2. Tiếp tục hưởng ứng phong
trào thi đua “Đồng Khởi mới” theo Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 07 tháng 01 năm 2015 của Tỉnh uỷ, ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung tạo
bước đột phá trong đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng; chuẩn bị các điều kiện để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
3.3. Tăng cường phát triển đội ngũ CBQL và GV đảm bảo
đủ về số lượng và nâng về chất lượng.
- Kiện toàn tổ
chức bộ máy nhà trường theo Điều lệ trường tiểu học; tuyển mới, bố trí đảm bảo
đủ giáo viên dạy tiếng Anh thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020 và tổ chức dạy học 2
buổi/ngày.
- Chú trọng
công tác tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên nhằm đủ điều kiện để xếp hạng
chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số
21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ; tập
trung triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực và phẩm
chất của học sinh.
3.4. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo
hướng đạt chuẩn quốc gia, đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày và mở rộng
bán trú.
- Sắp xếp mạng
lưới trường, lớp theo hướng tập trung phù hợp với địa bàn dân cư, thuận lợi
trong việc huy động học sinh.
- Ưu tiên nguồn
vốn trong đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng
đáp ứng yêu cầu triển khai dạy học 2 buổi/ngày; từng bước tăng dần tỷ lệ học sinh được
tổ chức bán trú.
- Ngành giáo dục tiếp tục có kế hoạch
bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học đảm bảo đạt mức tối thiểu theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.5. Đổi mới trong thực hiện chương trình giáo dục.
- Giao Sở Giáo
dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo
thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông
sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chú trọng nội dung
giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy
học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
3.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
Thực hiện tốt
công tác xã hội hoá trong khuôn khổ pháp luật quy định. Khuyến khích, huy động
và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục tiểu học; phát
huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học
và các tổ chức đoàn thể trong chăm lo cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo.
4. Kinh phí thực hiện
- Đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn
xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Phụ lục 1):
+ Xây dựng 237 phòng học: 183,075
tỷ đồng.
+ Xây dựng 192 phòng chức năng:
129,383 tỷ đồng.
+ Sửa chữa phòng học: 20,019 tỷ
đồng.
+ Nội dung đầu tư khác: 73,377 tỷ
đồng.
Tổng cộng: 405,854 tỷ đồng.
- Đầu tư cơ sở vật chất để đến năm
2020 đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày theo kế hoạch đề ra (Phụ lục 2):
Xây dựng 145 phòng học: 87 tỷ
đồng.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho 4 trường
để tiếp tục đạt chuẩn quốc gia (Phụ lục 3).
+ Xây dựng 19 phòng học: 12,85 tỷ
đồng.
+ Sửa chữa và đầu tư khác: 7,23 tỷ
đồng.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho các
trường xuống cấp để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Tổng kinh phí:
3,441 tỷ đồng (Phụ lục 4).
- Đầu tư trang thiết bị dạy học (3
phòng máy vi tính, 69 phòng ngoại ngữ). Tổng kinh phí: 25,35 tỷ đồng.
Tổng kinh phí: 541,725 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016-2020: 521,725 tỷ đồng.
+ Vốn xã hội hoá: 20 tỷ đồng.
Phân kỳ đầu tư cơ sở vật chất,
giai đoạn 2016-2020 (Phụ lục 5).
5. Tổ chức thực hiện
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của
kế hoạch, các ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong
giai đoạn 2016-2020 và cụ thể hoá trong kế hoạch hàng năm.
- Giao Sở
Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục theo chức
năng, nhiệm vụ được giao. Tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển
giáo dục giai đoạn 2016-2020, quản lý chất lượng,
thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục. Chủ trì và phối hợp chặt chẽ với
các ban ngành, đoàn thể cùng cấp trong chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng các chương
trình, kế hoạch, cụ thể hoá những nội dung để triển khai
thực hiện kế hoạch.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định và cân đối kinh phí đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị các cơ sở giáo dục giai đoạn 2016-2020.
- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí, cấp phát và thanh quyết toán theo quy định.
- Sở Nội vụ có trách nhiệm theo
dõi việc sử dụng số lượng người làm việc của ngành giáo dục nói chung và số lượng
người làm việc ở khối tiểu học nói riêng. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Bộ Nội vụ bổ sung số
lượng người làm việc cho khối tiểu học theo định mức do Trung ương quy định. Phối
hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá chất lượng
của đội ngũ giáo viên và người làm công tác quản lý giáo dục
trong khối tiểu học để tham mưu thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng
cao chất lượng của đội ngũ này, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch.
- Sở Tài Nguyên và Môi trường:
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương có kế hoạch ưu tiên, quy hoạch
sử dụng quỹ đất để xây dựng, mở rộng trường, lớp theo kế hoạch.
- Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng trong các trường học, nhất là các trường tổ chức bán trú.
- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành, đoàn thể có liên quan giám
sát tình hình thực hiện những nội dung có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ
em trong lĩnh vực giáo dục cấp tiểu học.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5
năm giai đoạn 2016-2020; trình cấp uỷ và Hội đồng nhân dân
huyện, thành phố để đưa vào Nghị quyết và Chương trình hành động, triển khai thực
hiện trên địa bàn.
- Trong xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tăng cường phối hợp trong công tác vận
động, tuyên truyền, huy động nguồn lực để thực hiện.
- Hàng năm, ngành giáo dục tổ chức
sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đánh giá những kết quả đạt được, các
khó khăn, thuận lợi, rút ra bài học kinh nghiệm để có những
giải pháp tích cực nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
- Sau khi kết thúc thực hiện Kế hoạch
phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn 2016-2020, giao Sở Giáo dục và Đào tạo tổng
kết tình hình thực hiện và đề ra Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2020-2025./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Phước
|