BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 184/KH-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 4 năm 2010
|
KẾ HOẠCH
BỒI
DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE
NĂM 2010
Thực hiện Đề án “Xây dựng và triển khai
chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết
Việt nam – Singapore 2008 – 2010” được ban hành theo Quyết định số 4639/ QĐ –
BGD ĐT ngày 17/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trên cơ sở các kết quả đạt
được về công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết
Việt Nam – Sigapore năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kế hoạch triển
khai chương trình bồi dưỡng năm 2010 cho 15.800 Hiệu trưởng trường phổ thông và
1200 CBQL giáo dục. Cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
Phát triển năng lực của Hiệu trưởng trường
phổ thông Việt Nam và CBQL giáo dục về lãnh đạo và quản lý nhà trường trong môi
trường có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động để trở thành người
hiệu trưởng biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị nhà trường
và bản thân cho sự phát triển nhà trường, đào tạo học sinh trở thành những công
dân có phẩm chất và năng lực thực hiện đổi mới, phát triển đất nước trong thế
kỷ 21.
2. Đối tượng
- Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS,THPT,
PTCS,PTTH,
- Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
tỉnh
- Trưởng phòng Giáo dục,
- Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo (mỗi Sở 07 người).
3. Chương trình
Chương trình được Bộ GD & ĐT ban hành tại
Quyết định số 3502/ QĐ -BGDĐT ngày 14/5/2009. Nội dung chương trình gồm 7
chuyên đề (học trong 10 ngày bao gồm cả đi thực tế trong thời gian tập huấn) và
01 tuần tham quan tập huấn trong nước hoặc nước ngoài. Bao gồm:
1. Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ
thông.
2. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ
thông
3. Văn hóa nhà trường
4. Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông
5. Lãnh đạo phát triển đội ngũ
6. Huy động nguồn lực phát triển trường phổ
thông
7. Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ
thông.
8. Nghiên cứu thực tế bao gồm các chương
trình tham quan, học tập thực tiễn lãnh đạo và quản lý giáo dục trong nước và
nước ngoài.
Sau khoá học 10 ngày về QLGD, các hiệu trưởng
cần được tổ chức đi khảo sát thực tế 01 tuần. Tuỳ theo điều kiện của địa phương,
01 tuần khảo sát thực tế có thể là một nước trong khu vực, như Singapore,
Malaysia, Thailand, Trung quốc... Nếu đi trong nước, khuyến khích các Sở GD
& ĐT tổ chức cho các hiệu trưởng đi thực tế xa ra khỏi vùng, miền để các
hiệu trưởng có cơ hội mở rộng tầm nhìn và học hỏi, chia sẻ được nhiều kinh
nghiệm khác biệt.
4. Phương thức triển
khai
Việc bố trí số lượng lớp, số lượng học viên,
lịch giảng sẽ do các Sở GD&ĐT chủ động tùy theo tình hình thực tế của địa
phương. Trên cơ sở thông tin đăng ký mở lớp và đăng ký giảng viên của các Sở
GD&ĐT, Học viện QLGD sẽ lên kế hoạch trình Lãnh đạo Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Đồng thời, Học viện QLGD được giao nhiệm vụ điều phối giảng viên nguồn quốc gia
đến những nơi có nhu cầu.
Các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tại các tỉnh sẽ
được mở song song ít nhất 3 lớp/đợt nhằm tiết kiệm chi phí và bố trí hợp lý các
giảng viên.
5. Giảng viên và tài
liệu
5.1. Giảng viên
Là các giảng viên nguồn cấp quốc gia và giảng
viên nguồn cấp tỉnh đã tham gia chương trình đào tạo giảng viên nguồn năm 2008.
Trên cơ sở nhu cầu và đề nghị của các Sở
GD&ĐT, Học viện QLGD có trách nhiệm điều phối giảng viên nguồn cấp quốc gia
để phối hợp với giảng viên nguồn cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho các
khóa bồi dưỡng.
5.2. Tài liệu nghiên cứu, học tập và công cụ
hỗ trợ dạy, học tích cực.
Tài liệu chính thức gồm có bộ tài liệu do các
giảng viên nguồn cấp quốc gia khoá 1 biên soạn và hiệu chỉnh theo chương trình
đã được Bộ GD&ĐT ban hành tại quyết định số 3502/ QĐ – BGD ĐT ngày
14/5/2009 và bộ tài liệu địa phương do các Sở GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo biên
soạn theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT tại công văn số 4927/NG&CBQL ngày
16/6/2009. Bộ tài liệu này đã được các địa phương biên soạn và tổ chức tập huấn
trong năm 2009.
Ngoài hai tài liệu chính như trên, mỗi học viên
sẽ được phát cuốn tài liệu biên dịch từ các bài giảng do các giảng viên của Học
viện Giáo dục Singapore giảng dạy trong năm 2008, và một số tài liệu liên quan
được cập nhật bổ sung do các giảng viên của Học viện QLGD biên soạn và dịch
thuật.
Học viện QLGD đã xây dựng trang WEB để hỗ trợ
cho việc dạy và học tích cực thông qua trang website dành cho giảng viên và học
viên của các khóa bồi dưỡng. Các giảng viên được hỗ trợ tài liệu bổ sung và
chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy giữa các địa phương. Các học viên sẽ được hỗ trợ
thông tin, tài liệu, diễn đàn chia sẻ bài học kinh nghiệm giữa các địa phương,
tình huống nghiên cứu, và câu hỏi tự trắc nghiệm kiến thức trước, trong và sau
thời gian các khóa bồi dưỡng, Bộ công cụ tự đánh giá hoạt động của nhà trường
nhằm khuyến khích hiệu trưởng tích cực trong quá trình học tập và tiếp tục tự
bồi dưỡng nâng cao kiến thức sau này. Các giảng viên và học viên có thể truy
cập trang website của Học viện QLGD: http://niem.edu.vn sau đó vào nội dung Chương
trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam –
Singapore, hoặc truy cập theo địa chỉ http://niem1/elearning.
6. Trách nhiệm của
học viên
- Học viên phải đảm bảo dự đúng và đủ giờ lên
lớp theo quy định, thực hiện đầy đủ yêu cầu của giảng viên và Ban tổ chức lớp
học.
- Học viên phải đọc tài liệu trước để chuẩn
bị các ý kiến thảo luận trong quá trình học tập và tự trắc nghiệm kiến thức
trước khi tham gia khóa bồi dưỡng. Tài liệu được hỗ trợ thông qua trang website
của Học viện QLGD.
- Học viên có trách nhiệm thực hiện, nộp
phiếu đánh giá cho Ban tổ chức và góp ý về phương thức tổ chức, nội dung và
phương pháp giảng dạy; hiệu quả khóa học và các thông tin cần thiết khác để
việc tổ chức lớp học ngày càng hoàn thiện hơn.
- Học viên phải viết bài báo cáo thu hoạch
cuối khóa sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng.
7. Chứng chỉ công nhận
hoàn thành khóa bồi dưỡng
Kết thúc lớp bồi dưỡng, các học viên sẽ được
cấp chứng chỉ khi hội đủ 02 điều kiện: (i) Đảm bảo tham dự không dưới 80% thời
lượng học tập trên lớp. (ii) Có bài báo cáo thu hoạch cuối khoá (khoảng 2000
từ, hoặc 5 trang A4). Nội dung bài báo cáo thu hoạch phải bao gồm, nhưng không
hạn chế, 03 phần: những nhận thức sâu sắc nhất về khóa bồi dưỡng; liên hệ thực
tế quản lý của bản thân; và đề xuất chương trình đổi mới quản lý nhà trường,
nâng cao chất lượng giáo dục tại trường nơi mình đang công tác trong thời gian
tới.
Các bài báo cáo thu hoạch sẽ nộp dưới dạng
bản giấy và file mềm (nếu có) cho ban tổ chức lớp tại các Sở GD&ĐT. Các
giảng viên cấp tỉnh có trách nhiệm đọc, đánh giá và xếp loại theo các mức: chưa
đạt, đạt, khá, và tốt/giỏi.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn các bài
báo cáo có chất lượng tốt (10% tổng số các bài thu hoạch) chuyển về Học viện
QLGD, kèm theo bản đánh giá xếp loại của các giảng viên nguồn cấp tỉnh. Các bài
báo cáo thu hoạch xuất sắc sẽ được lựa chọn để đưa lên trang Web của Học viện
để các hiệu trưởng toàn quốc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Phiếu đánh giá
chuyển về Cục NG&CBQLCSGD, Bộ GD&ĐT.
8. Thời gian, địa
điểm tổ chức
8.1. Thời gian
- Thời lượng mỗi khoá bồi dưỡng gồm 10 ngày
học và 01 tuần đi thực tế ngay sau khi kết thúc khóa tập huấn hoặc một thời
gian thích hợp khác tuỳ theo sắp xếp của mỗi Sở GD&ĐT.
- Thời gian tổ chức các khóa bồi dưỡng được
bố trí dựa trên đăng ký mở lớp của các Sở GD&ĐT. Tất cả các lớp tập huấn
phải kết thúc trước 05/11/2010.
8.2. Địa điểm:
- Do các Sở GD&ĐT bố trí, sắp xếp.
9. Đào tạo đội ngũ tư
vấn giám sát
Trong năm 2010, Học viện QLGD sẽ phối hợp với
Quỹ Temasek và Học viện GD Singapore triển khai đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn/
giám sát cấp tỉnh (với số lượng 120 người, mỗi Sở từ 01 - 02 người). Dự kiến sẽ
bắt đầu triển khai từ tháng 6/2010, với thời gian gồm 10 ngày học tại Học viện
QLGD do các giảng viên Singapore và giảng viên nguồn cấp quốc gia giảng dạy và
01 tuần học tại Học viện GD Singapore. Bộ GD&ĐT sẽ thông báo cụ thể về tiêu
chuẩn điều kiện cho các địa phương cử người tham dự khóa tập huấn.
10. Tài chính
10.1. Bộ GD & ĐT chi từ kinh phí chương
trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT.
* Xây dựng kế hoạch và hội thảo triển khai
hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông năm 2010
* Tổ chức thực hiện bồi dưỡng 17.000 Hiệu
trưởng trường phổ thông, CBQLGD năm 2010 :
- Tiền giảng của giảng viên nguồn quốc gia
- Tiền giảng của giảng viên nguồn cấp tỉnh
- Tiền đi lại, ở, của giảng viên nguồn cấp quốc
gia
- Tiền đi lại, ở, tiền giảng của giảng viên
Singapore
- Tiền đi lại, ở, tiền công tác phí của cán
bộ giám sát, cán bộ điều phối trung ương.
- Viết, thẩm định tài liệu của địa phương
(đối với các tỉnh chưa triển khai biên soạn).
- In tài liệu của địa phương.
- Tiền in tài liệu cho học viên (tài liệu do
giảng viên nguồn quốc gia xây dựng và tài liệu biên dịch từ bài giảng của giảng
viên Singapore)
- Tiền hỗ trợ học viên
- Tiền nước cho học viên
- Tiền quản lý tổ chức lớp tại địa phương
- Tiền chứng chỉ, dịch tài liệu, phiên dịch, …
* Đánh giá, tổng kết công tác bồi dưỡng Hiệu
trưởng phổ thông 2010 và Tổng kết đánh giá chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng
trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore 2008 - 2010
10.2. Các Sở GD & ĐT chi từ kinh phí bồi
dưỡng giáo viên của chương trình mục tiêu Quốc gia GD & ĐT cấp cho các tỉnh
và các nguồn khác để tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng phổ thông:
- Tiền thuê cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ lớp học
- Tiền hỗ trợ công tác phí, ở, đi lại cho cán
bộ quản lý điều phối, giảng viên nguồn cấp tỉnh.
- Tiền hỗ trợ công tác phí, ở, đi lại cho học
viên.
- Nghiên cứu thực tế (trong thời gian học tập
02 tuần)
- Nghiên cứu thực tế 01 tuần sau thời gian
học tập (trong hoặc ngoài nước) cho học viên. Đề nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT quan
tâm chỉ đạo, huy động các nguồn khác nhau để tạo điều kiện và cơ hội cho các
hiệu trưởng được tham quan tập huấn ở các nước trong khu vực. Nếu đi nghiên cứu
thực tế trong nước, đề nghị tổ chức đi đến các vùng miền khác trong nước. Đây
là một hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng toàn diện của chương trình.
- Các khoản hỗ trợ thêm theo quy định của địa
phương.
11. Phân công tổ chức
thực hiện
- Cục NG& CBQLCSGD: Chịu trách nhiệm giám
sát, đánh giá việc tổ chức, triển khai các lớp bồi dưỡng tại các tỉnh, thành.
- Học viện QLGD
+ Làm đầu mối trong việc tổ chức triển khai
các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tại các tỉnh, điều phối giảng viên nguồn quốc gia
tham gia giảng dạy trong khuôn khổ chương trình. Hỗ trợ học viên và giảng viên
về chương trình, tài liệu, phương pháp tập huấn.
+ Là đầu mối ở Việt Nam trong quan hệ với đối
tác Singapore.
+ Chịu trách nhiệm về tài liệu, chuyên môn.
Xây dựng chi tiết kế hoạch thực hiện và dự toán kinh phí chi tiết.
+Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến chương trình về Bộ GD&ĐT và các đơn vị hữu quan.
- Vụ KH-TC: Chỉ đạo các việc có liên quan đến
kinh phí năm 2010 để triển khai kế hoạch.
- Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung
học: Chuẩn bị cử cán bộ giám sát, hỗ trợ Học viện QLGD thực hiện các nội dung
chuyên môn.
- Vụ HT-QT: Tạo điều kiện về quan hệ đối
ngoại và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện chương trình.
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo: Lên kế hoạch tổ
chức lớp, triệu tập học viên, tổ chức các lớp bồi dưỡng, bố trí cơ sở vật chất
phục vụ lớp học, phối hợp với Học viện QLGD trong việc tổ chức, triển khai,
điều phối chương trình; phối hợp với Cục NG & CBQLCSGD trong việc giám sát,
đánh giá các lớp bồi dưỡng tại tỉnh. Chuẩn bị nguồn kinh phí địa phương chi cho
các hạng mục liên quan. Báo cáo kết quả tổ chức lớp học về Cục NG&CBQLCSGD
và Học viện.
- Các trường đại học, học viện, trường CBQL
GD có giảng viên nguồn cấp quốc gia tham gia chương trình: Tạo mọi điều kiện cho
các giảng viên nguồn quốc gia tham gia các hoạt động trong khuôn khổ chương
trình, đặc biệt là giảng dạy các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng do các Sở GD&ĐT tổ
chức.
Nơi nhận:
-
BT. N.T. Nhân (để báo cáo)
- Các Vụ GDTH, GDTrH, TCCB, HTQT, KHTC, Cục NG&CBQLCSGD, Học viện QLGD
- Các Sở GD & ĐT
- Các ĐH, HV, trường ĐH có GVQG
- Lưu VP
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|