ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1805/KH-UBND
|
Khánh Hòa,
ngày 03 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22/2021/NQ-HĐND NGÀY 10/12/2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ MỨC HỖ TRỢ TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2020/NĐ-CP
NGÀY 08/9/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Thực hiện Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày
10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chi tiết một số mức hỗ trợ tại
Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển
giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi là Nghị quyết số
22/2021/NQ-HĐND); theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số
178/SGDĐT-GDMNTH ngày 27/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
chi tiết một số mức hỗ trợ tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của
Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa.
2. Yêu cầu
Việc tổ chức thực hiện cẩn phải đảm bảo đúng
đối tượng, công khai, minh bạch giữa các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục mầm
non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, các cơ sở giáo dục mầm
non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn và người được
hưởng thụ; giảm tối đa về thủ tục; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, trục lợi
chính sách.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Hỗ trợ kinh phí tổ
chức nấu ăn cho trẻ em mầm non ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó
khăn
1.1. Đối tượng hỗ trợ: Cơ sở giáo dục mầm non
công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ
em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú là 3.070.000 đồng/tháng/45
trẻ, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở
giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và
không quá 9 tháng/01 năm học.
1.3. Phương thức hỗ trợ:
- Hàng năm, cùng với thời điểm dự toán ngân
sách nhà nước, căn cứ vào số trẻ em hiện có, cơ sở giáo dục mầm non công lập lập
dự toán theo quy định gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, gửi cơ quan
tài chính cùng cấp thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Đối với năm học 2021-2022: Phòng Giáo dục
và Đào tạo tổng hợp danh sách các cơ sở giáo dục mầm non công lập (Mẫu số 01
kèm theo), thẩm định hồ sơ và gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban
nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định phê duyệt hỗ trợ trong tháng 02
năm 2022.
2. Hỗ trợ đối với cơ
sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi
có nhiều lao động
2.1. Đối tượng hỗ trợ: Cơ sở giáo dục mầm non
độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp
có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con
công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.
2.2. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất
01 lần, bao gồm: trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hỗ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để
phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Mức hỗ trợ là
20 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2.3. Phương thức hỗ trợ:
- Đối với năm học 2021-2022: Phòng Giáo dục
và Đào tạo tổng hợp danh sách các cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có
khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đủ điều kiện được hỗ trợ và gửi
cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết
định phê duyệt hỗ trợ trong tháng 02 năm 2022.
- Từ các năm học tiếp theo, trước ngày 01/8,
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố thống kê số lượng cơ sở
giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập,
tư thục đủ điều kiện được hỗ trợ (nếu có phát sinh thêm) gửi cơ quan tài chính
cùng cấp trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định phê duyệt hỗ
trợ (Mẫu số 02 kèm theo).
3. Trợ cấp đối với trẻ
em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp
3.1. Đối tượng hỗ trợ: Trẻ em đang học tại
các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có
thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc
người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại
khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định.
3.2. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng.
Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực
tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
3.3. Hồ sơ, trình tự và phương thức hỗ trợ:
3.3.1. Hồ sơ:
- Đơn đề nghị trợ cấp đối với trẻ em mầm non
là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp (Mẫu số 03 kèm theo)
có xác nhận của đơn vị sử dụng lao động nơi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em đang công tác.
- Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy
xác nhận tạm trú của trẻ em (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản
sao có chứng thực).
3.3.2. Trình tự và thời gian thực hiện:
- Trước ngày 01/8 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm
non chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, thông báo và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc
người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ
sơ đề nghị trợ cấp.
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở
giáo dục mầm non thông báo, cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp
trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại cơ sở
giáo dục mầm non.
- Cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận, kiểm tra
thành phần hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ nộp là bản sao chưa có chứng thực của cấp
có thẩm quyền, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác
nhận vào bản sao để đưa vào hồ sơ, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc
chưa đúng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục mầm non gửi
giấy tiếp nhận hồ sơ cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Trường
hợp hồ sơ gửi qua bưu điện hoặc trực tuyến không bảo đảm yêu cầu, trong thời hạn
05 ngày làm việc cơ sở giáo dục mầm non gửi thông báo không tiếp nhận hồ sơ và
lý do cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
- Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết
hạn nhận hồ sơ, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ em mầm non được hưởng
trợ cấp kèm theo hồ sơ quy định gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đang quản lý
trực tiếp để xem xét, tổng hợp; người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục
mầm non dân lập, tư thục hoàn toàn chịu trách nhiệm về danh sách trẻ em được hưởng
trợ cấp.
- Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận
được hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định
hồ sơ, tổng hợp danh sách trẻ em mầm non được hưởng trợ cấp gửi cơ quan tài
chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định phê
duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận
được hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố
phê duyệt danh sách trẻ em mầm non được hưởng trợ cấp và thông báo kết quả cho
cơ sở giáo dục mầm non.
- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai danh sách trẻ em mầm non được trợ cấp.
3.3.3. Phương thức thực hiện:
- Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp
nhận kinh phí và chi trả kinh phí trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc
người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
- Thời gian chi trả thực hiện 2 lần trong năm
học: lần 1 chi trả vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả vào tháng
3 hoặc tháng 4 hằng năm.
- Trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ theo thời hạn thì được truy lĩnh
trong kỳ chi trả tiếp theo.
- Trường hợp trẻ em thôi học, cơ sở giáo dục
mầm non có trách nhiệm báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào
tạo trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố dừng thực hiện chi trả chính
sách.
- Riêng đối với năm học 2021-2022, hồ sơ hỗ trợ
cho trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp hoàn
thành quy trình và gửi Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thành phố phê duyệt trong
tháng 02 năm 2022.
4. Chính sách đối với
giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn
có khu công nghiệp
4.1. Đối tượng hỗ trợ: Giáo viên mầm non đang
làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn khu
công nghiệp bảo đảm những điều kiện:
- Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo
viên mầm non theo quy định;
- Có hợp đồng lao động với người đại diện
theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục;
- Trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm
trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại
khu công nghiệp.
4.2. Mức hỗ trợ:
- Giáo viên mầm non bảo đảm các điều kiện
theo quy định được hỗ trợ 800.000 đồng/tháng.
- Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm
non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định đối với
các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành.
- Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy
thực tế trong năm học, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Mức hỗ trợ này nằm
ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với
giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo
hiểm thất nghiệp.
4.3. Hồ sơ, trình tự và phương thức hỗ trợ:
4.3.1. Hồ sơ:
- Danh sách giáo viên được hưởng chính sách (Mẫu
số 04 kèm theo).
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản
sao có chứng thực Hợp đồng lao động của giáo viên được hưởng chính sách.
4.3.2. Trình tự thực hiện:
- Ngày 01/8 hằng năm, người đại diện theo
pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục gửi 01 bộ hồ sơ theo quy
định, trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận
được hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định
hồ sơ, tổng hợp danh sách giáo viên được hưởng chính sách gửi cơ quan tài chính
cùng cấp thẩm định, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
- Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận
được hồ sơ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành
phố phê duyệt danh sách giáo viên được hưởng chính sách và thông báo kết quả
cho cơ sở giáo dục mầm non.
- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai danh sách giáo viên được hưởng chính
sách.
4.3.3. Phương thức thực hiện
- Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp
nhận kinh phí và chi trả kinh phí hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản cho giáo viên.
- Thời gian chi trả thực hiện 2 lần trong năm
học: lần 1 chi trả vào tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại
vào tháng 5 hằng năm.
- Trường hợp giáo viên chưa nhận được kinh
phí hỗ trợ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp
theo.
- Trường hợp giáo viên nghỉ việc, cơ sở giáo
dục mầm non có trách nhiệm báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và
Đào tạo trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố dừng thực hiện chi trả
chính sách.
- Riêng đối với năm học 2021-2022, hồ sơ hỗ
trợ cho giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở
địa bàn có khu công nghiệp hoàn thành quy trình và gửi Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố phê duyệt trong tháng 02 năm 2022.
III. THỜI GIAN THỰC
HIỆN
Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021
của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chi tiết một số mức hỗ trợ tại Nghị định số
105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về chính, sách phát triển giáo dục
mầm non trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2021
cho đến khi có quy định mới thay thế.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành,
đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Nghị
quyết số 22/2021/NQ-HĐND ; thực hiện tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý
nghĩa và nội dung Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số
22/2021/NQ-HĐND đến các tổ chức, cá nhân; thu hút các nhà đầu tư xây dựng các
trường mầm non tư thục trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, tạo điều
kiện và hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện chính sách, bảo đảm hiệu quả, đúng
quy định; giải quyết, xử lý những vướng mắc, phát sinh, những vấn đề vượt thẩm
quyền, có ý kiến đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
kết quả thực hiện Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND và Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm của các
cơ quan, đơn vị, Sở Tài chính cân đối theo khả năng ngân sách tham mưu cấp có
thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chủ động phối hợp triển khai thực hiện Kế
hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.
- Tuyên truyền nội dung chính sách phát triển
giáo dục mầm non của Chính phủ, của tỉnh cho người dân, công nhân, người lao động
trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các cơ sở giáo dục
mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các
sở, ngành liên quan chỉ đạo và cung cấp thông tin tuyên truyền về Nghị quyết số
22/2021/NQ-HĐND .
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin
điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền về việc thực hiện Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố
- Đối với các huyện, thị xã, thành phố có các
xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn hoặc trên địa bàn có khu
công nghiệp, hằng năm chịu trách nhiệm:
+ Rà soát, tổng hợp số cơ sở giáo dục mầm non
công lập tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn; tổng hợp,
xác nhận số lượng cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục có từ 30% con
em công nhân, người lao động; số trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động
làm việc tại khu công nghiệp; số giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục
mầm non dân lập, tư thục có chăm sóc giáo dục 30% con em công nhân, người lao động
tại khu công nghiệp trên địa bàn.
+ Lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho cơ sở giáo
dục mầm non công lập, trẻ em mầm non và giáo viên mầm non thuộc các đối tượng
quy định tại Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND báo cáo Sở Tài chính thẩm định,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở dự toán được duyệt, thực hiện việc
cấp kinh phí hỗ trợ và thanh quyết toán theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện
qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đối với các huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn không có khu công nghiệp: Hằng năm, chịu trách nhiệm tổng hợp số trẻ em mầm
non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh; lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho trẻ em mầm non, báo cáo Sở Tài chính thẩm
định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở dự toán được duyệt, thực hiện
việc cấp kinh phí hỗ trợ cho trẻ mầm non là con công nhân, người lao động làm
việc tại khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý, thanh quyết toán theo quy định.
Báo cáo kết quả thực hiện qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá,
tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch tại địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh qua cơ quan thường trực (Sở Giáo dục và Đào tạo).
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan
nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các
sở, ngành, địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi
nhận:
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Văn hóa xã hội, HĐND tỉnh;
- Ban Kinh tế Ngân sách, HĐND tỉnh;
- Các sở: Giáo dục và Đào tạo; Lao động, thương binh và Xã hội; Tư pháp; Nội
vụ; Thông tin và Truyền thông; Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT,NL, HN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thiệu
|
Mẫu
số 01
UBND………………………….
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
|
DANH SÁCH CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG Ở XÃ CÓ ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN,
HẢI ĐẢO, XÃ THUỘC VÙNG KHÓ KHĂN THEO QUY ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐỀ NGHỊ HỖ
TRỢ TỔ CHỨC NẤU ĂN
Tổng số cơ sở GDMN công lập
………………………………………………………
Tổng số cơ sở GDMN công lập được hưởng chính
sách …………………………
Đơn vị: Triệu
đồng
Stt
|
Cơ sở giáo
dục mầm non công lập
|
Tổng số trẻ
|
Số lượng
nhân viên nấu ăn
|
Mức tiền được
hưởng/ tháng
|
Số tháng được
hưởng
|
Tổng số tiền
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu
số 02
UBND………………………….
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
|
DANH SÁCH CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON ĐỘC LẬP DÂN LẬP, TƯ THỤC
ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ Ở ĐỊA BÀN CÓ KHU CÔNG NGHIỆP
Tổng số cơ sở GDMN độc lập dân lập, tư thục
…………………………………………………..
Tổng số cơ sở GDMN độc lập dân lập, tư thục
được hưởng chính sách ……………………
Đơn vị: Triệu
đồng
STT
|
Tên cơ sở
GDMN độc lập dân lập, tư thục
|
Địa chỉ
|
Số điện thoại
người đại diện theo pháp luật
|
Số quyết định
và ngày/tháng năm cơ sở GDMN độc lập dân lập, tư thục được cấp phép
|
Tổng số trẻ
trong cơ sở GDMN độc lập dân lập, tư thục
|
Số trẻ là
con công nhân trong cơ sở GDMN độc lập dân lập, tư thục
|
Mức tiền được
hưởng hỗ trợ 1 lần
|
Đề xuất hỗ
trợ đồ dùng thiết bị đồ chơi hoặc kinh phí sửa chữa CSVC
|
Tổng số tiền
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN /THỊ XÃ/THÀNH PHỐ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
…….ngày
....tháng....năm ……..
PHÒNG
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công
nhân, người lao động tại khu công nghiệp
Kính gửi: Cơ
sở giáo dục mầm non …………………………….(1)
Họ và
tên…………………………………………………………………………………………………(2)
Số chứng minh nhân dân/căn cước công
dân…………………. cấp ngày………… tại …………….
Đang công tác tại
……………………………………………………………………………………….(3)
Là Cha/mẹ (hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng) của
……………………………………………….(4)
Sinh ngày:……………………………. Hiện đang học tại
………………………..…………………..(5)
Thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định
tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày … tháng.... năm 2020 của Chính
phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem
xét, giải quyết chế độ trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân theo quy
định hiện hành./.
|
……ngày....
tháng.... năm....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
|
XÁC NHẬN CỦA
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƠI CHA/MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ EM ĐANG CÔNG
TÁC
Tên đơn vị ……………………………………………………(3)
Xác nhận ông/bà: ……………………………………………….(2) đang
làm việc tại đơn vị/cơ quan.
Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ
sơ mà đơn vị đang quản lý.
Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết
chế độ trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân theo quy định hiện
hành./.
|
………ngày
……..tháng.... năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
(1) Tên đầy đủ của cơ sở giáo dục mầm non dân
lập, tư thục nơi trẻ mầm non đang theo học
(2) Cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em là công nhân
lao động đăng công tác tại khu công nghiệp.
(3) Tên đơn vị/công ty/nhà máy trong khu công
nghiệp, khu chế xuất nơi trực tiếp quản lý cha/mẹ/người chăm sóc trẻ.
(4) Họ và tên trẻ.
(5) Ghi rõ tên nhóm/lớp và cơ sở giáo dục mầm
non trẻ đang học (1).
Mẫu
số 04
CƠ QUAN QUẢN
LÝ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON …………….
|
|
DANH SÁCH GIÁO VIÊN MẦM NON DÂN LẬP, TƯ THỤC ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC
HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ Ở ĐỊA BÀN CÓ KHU CÔNG NGHIỆP
Tổng số giáo viên của cơ sở
GDMN:…………………………………………………………………….
Tổng số giáo viên được hưởng chính sách
…………………………………………………………….
Đơn vị: Triệu
đồng
STT
|
Họ và tên
|
Ngày tháng
năm sinh
|
Trình độ
đào tạo
|
Dạy tại
nhóm/lớp
|
Tổng số trẻ
trong nhóm/lớp
|
Số trẻ là
con công nhân trong nhóm/lớp
|
Mức tiền được
hưởng/ tháng
|
Số tháng được
hưởng
|
Tổng số tiền
|
1
|
Nguyễn Thị
A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI
LẬP BIỂU
|
……….., ngày....
tháng ………..năm ....
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|