BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
73/HD-BGDĐT-BVHTTDL
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2013
|
HƯỚNG DẪN
SỬ
DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG, TRUNG TÂM GDTX
Kính gửi:
|
- Các
Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Nhằm góp phần giáo dục toàn diện
học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường
phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Sử dụng di sản văn hóa trong dạy
học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn
trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ
động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu,
tài năng của học sinh.
1.2. Yêu cầu
a) Sử dụng di sản văn hóa trong
dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở
tất cả các cấp học giáo dục phổ thông và GDTX; đồng thời phải có sự phối hợp
chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, GDTX và các
cơ quan liên quan thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn.
b) Cán bộ quản lý, giáo viên
trường phổ thông, trung tâm GDTX chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức
dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả
sử dụng di sản văn hóa trong dạy học.
2. Di sản văn hóa trong dạy học
ở trường phổ thông, trung tâm GDTX
Di sản văn hóa trong dạy học ở
trường phổ thông, trung tâm GDTX bao gồm:
2.1. Di
sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2.2. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức khác.
3. Phương thức tổ chức dạy học
các nội dung di sản văn hóa trong trường phổ thông, trung tâm GDTX
3.1.Lồng ghép nội dung dạy học di
sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ
thông (nội khóa hoặc ngoại khóa).
3.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức
dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan
đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác
các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm
sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích.
3.3. Lựa chọn hình thức tổ chức
dạy học phù hợp:
a) Dạy học trên lớp hoặc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường;
b) Dạy học tại nơi có di sản văn
hóa;
c) Tổ chức tham quan - trải nghiệm
di sản văn hóa;
d) Dạy học thông qua các phương
tiện truyền thông, đa phương tiện;…
3.4. Lựa chọn những phương pháp
dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa.
3.5. Phổ biến, hướng dẫn sử dụng
bộ tài liệu sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông do Bộ Giáo dục và
Đào tạo biên soạn.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Các đơn vị thuộc ngành Giáo
dục và Đào tạo
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hướng
dẫn liên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên
địa bàn.
b) Cử cán bộ, giáo viên tham gia
các lớp tập huấn, bồi dưỡng cốt cán do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức về dạy
học thí điểm các nội dung di sản văn hóa; tổ chức các lớp bồi dưỡng ở địa
phương.
c) Tổ chức dạy học nội dung di sản
văn hóa. Ở từng cấp (nhà trường, phòng GDĐT, sở GDĐT) chú ý triển khai và rút
kinh nghiệm thông qua các bước thí điểm và triển khai đại trà, đồng thời chuẩn
bị tích cực các điều kiện hỗ trợ thực hiện.
d) Phối hợp với ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xây dựng:
- Tài liệu giới thiệu về văn hóa
địa phương, dân ca, trò chơi dân gian, di tích, di sản tại địa phương để các
nhà trường tham khảo trong quá trình tổ chức dạy học di sản văn hóa;
- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy
học di sản văn hóa tại bảo tàng. Thực hiện thí điểm và chuẩn bị các điều kiện
để triển khai đại trà trong các năm học tiếp theo.
đ) Hằng năm, chủ trì phối hợp với
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, đánh giá vào cuối học kì và cuối
năm học kết quả việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông và
trung tâm GDTX theo hướng dẫn của 2 ngành. Kết quả thực hiện sử dụng di sản văn
hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX được báo cáo (thành nội
dung riêng trong các báo cáo sơ kết, tổng kết) về cơ quan quản lý Giáo dục và
Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp trên trực tiếp.
4.2. Các đơn vị thuộc ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp với các đơn vị thuộc
ngành Giáo dục và Đào tạo tại địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện hướng dẫn
liên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa
bàn.
b) Chủ trì, phối hợp với ngành
Giáo dục và Đào tạo xây dựng tư liệu giới thiệu về văn hóa địa phương, dân ca,
trò chơi dân gian, di tích, di sản tại địa phương để các nhà trường sử dụng
trong hoạt động dạy học di sản văn hóa.
c) Chủ trì xây dựng kế hoạch và
triển khai bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trong việc phối hợp sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường
phổ thông.
d) Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ
trong việc đưa trò chơi dân gian, hát dân ca, giới thiệu di sản, di tích lịch sử,
văn hóa tại địa phương trong trường phổ thông.
đ) Miễn phí các hoạt động giáo dục
liên quan đến sử dụng di sản, di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng.
Căn cứ hướng dẫn này, các cấp quản
lí, các cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo và của ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.
Các vướng mắc, khó khăn trong quá
trình thực hiện có thể phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ GDTH, Vụ
GDTrH, Vụ GDTX) hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Đào tạo) để được
hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THỨ TRƯỞNG
Đặng Thị Bích Liên
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ VHTTDL (để b/c);
- UBND tỉnh, TP. trực thuộc TƯ (để ph/h);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL(để t/h);
- Các Sở GDĐT, Sở VHTTDL (để t/h);
- Website Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, Bộ GDĐT, Vụ Đào tạo Bộ VHTTDL.
|
|