HIỆP ĐỊNH
GIỮA
CHÍNH
PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ
CHÍNH
PHỦ LIÊN BANG NGA
VỀ
VIỆC CÔNG NHẬN VÀ VỀ SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA CÁC VĂN BẰNG VỀ GIÁO DỤC VÀ HỌC VỊ KHOA
HỌC
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, dưới đây được gọi là “hai Bên”;
Căn cứ Nghị định thư giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc kiểm
tra cơ sở pháp lý và hiệu lực của các thỏa thuận hợp tác song phương giữa Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga ký ngày
01 tháng 3 năm 2001 tại Hà Nội;
Dựa vào các điều khoản của Công ước
về việc công nhận tương đương lẫn nhau văn bằng tốt nghiệp các trường trung học
phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, cũng như các văn
bằng chứng nhận học vị khoa học và học hàm ký ngày 07 tháng 6 năm 1972;
Với mục đích thiết lập chuẩn mực
về việc công nhận lẫn nhau các văn bằng giáo dục và học vị khoa học,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Hiệp định này được áp dụng đối với
các văn bằng chuẩn quốc gia về giáo dục và học vị khoa học cấp tại nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại Liên bang Nga.
Điều 2.
1. Bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông, Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cấp
tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung
học phổ thông (toàn phần) (“аттестат о срeлнем (лолном) общем образовании”), Bằng
tốt nghiệp giáo dục sơ cấp nghề (“диплом о начапъном профессиональном образовании”)
(cùng với việc có học vấn trung học phổ thông (toàn phần)) và Bằng tốt nghiệp
giáo dục trung cấp nghề (“диплом о среднем профессиональном образовании”) cấp
tại Liên bang Nga được công nhận để cho phép người sở hữu văn bằng dự tuyển vào
các cơ sở giáo dục đại học tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vào
các cơ sở giáo dục trung cấp nghề, các cơ sở giáo dục đại học tại Liên bang
Nga.
2. Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung
học phổ thông tạm thời cấp tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép
người sở hữu loại văn bằng này dự tuyển vào các cơ sở giáo dục trung cấp nghề
và các cơ sở giáo dục đại học tại Liên bang Nga trong vòng 01 năm kể từ ngày
cấp, với điều kiện sau thời hạn đó phải cung cấp Bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông.
Điều 3.
Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên
nghiệp, Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề,
Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề cấp tại nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bằng tốt nghiệp giáo dục trung cấp nghề cấp tại
Liên bang Nga được công nhận và cho phép người sở hữu văn bằng vào học chương
trình đại học rút gọn phù hợp với chuyên môn ở cả hai quốc gia
Điều 4.
Giấy chứng nhận hoàn thành một thời
gian nhất định chương trình giáo dục đại học và Giấy chứng chỉ đại học đại cương
cấp tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Giấy chứng nhận
(“акaдемическя сιιравка”) và Bằng giáo dục đại học chưa hoàn chỉnh (“диллом о
неполном высшем образовании”) cấp tại Liên bang Nga được công nhận và cho phép
người sở hữu văn bằng tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục đại học tại nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại Liên bang Nga có tính đến trình độ
đào tạo đã có ghi trong các văn bằng này.
Điều 5.
Bằng tốt nghiệp đại học danh hiệu
cử nhân cấp tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi đã hoàn thành
chương trình đại học không dưới 4 năm và Bằng cử nhân (“диплом бакалавра”) cấp
tại Liên bang Nga được công nhận tương đương và cho phép người sở hữu văn bằng
này tiếp tục học tập và hành nghề ở cả hai quốc gia.
Điều 6.
Bằng tốt nghiệp đại học danh hiệu
kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ hay kiến trúc sư cấp tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam sau khi đã hoàn thành chương trình đại học không dưới 5 năm cho phép
người sở hữu văn bằng được vào học chương trình nghiên cứu sinh (аспирантура) tại
Liên bang Nga.
Điều 7.
Bằng thạc sĩ cấp tại nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bằng chuyên gia (“диплом специалаиста”) và Bằng
thạc sĩ (“диплом магистра”) cấp tại Liên bang Nga được công nhận tương đương để
tiếp tục học tập, trong đó có việc học chương trình tiến sĩ tại nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chương trình nghiên cứu sinh (аспирантура) tại
Liên bang Nga, và được hành nghề phù hợp với học vị và trình độ chuyên môn ghi
trong các văn bằng này ở cả hai quốc gia.
Điều 8.
Giấy chứng nhận
(“удостоверения”) đã qua khóa thực tập chuyên khoa (интернатура) và học tập
chuyên khoa (oрдинатура) về chuyên khoa ngành y và/hoặc dược cấp tại Liên bang
Nga được công nhận tương đương với Giấy chứng nhận đã qua khóa đào tạo sau đại
học ngành y, dược cấp tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 9.
Bằng tiến sĩ (“диплом кандидата наук”)
cấp tại Liên bang Nga được công nhận tương đương với Bằng tiến sĩ cấp tại nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bằng tiến sĩ khoa học (“диплом доктора
наук”) cấp tại Liên bang Nga được công nhận tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và cho phép người sở hữu văn bằng này được làm người hướng dẫn khoa
học độc lập cho nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ.
Điều 10.
Việc công nhận và sự tương đương
của các văn bằng về giáo dục và học vị khoa học nêu trong Hiệp định này không miễn
cho người sở hữu văn bằng trách nhiệm thực hiện những yêu cầu khác khi dự tuyển
vào các cơ sở giáo dục hoặc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp theo quy định
pháp luật của Bên nhận.
Điều 11.
Để thực thi Hiệp định này, trong
vòng 2 tháng sau khi ký Hiệp định, hai Bên thay mặt các cơ quan quản lý nhà nước
liên quan trong lĩnh vực giáo dục, có trách nhiệm cung cấp cho nhau tất cả các
mẫu văn bằng chuẩn quốc gia về giáo dục và học vị khoa học được cấp tại hai nước.
Điều 12.
Hai Bên thay mặt các cơ quan quản
lý nhà nước liên quan trong lĩnh vực giáo dục sẽ trao đổi và thống nhất với
nhau các vấn đề để thực hiện Hiệp định này và thông báo cho nhau qua đường ngoại
giao về những thay đổi trong hệ thống giáo dục, những thay đổi về tiêu chí đánh
giá các cơ sở giáo dục của nước mình và tên gọi của các văn bằng giáo dục và
học vị khoa học; cũng như xác định khả năng chứng nhận và công nhận sự tương
đương của các văn bằng về giáo dục và học vị khoa học không nằm trong Hiệp định
này, bao gồm cả các văn bằng về giáo dục và học vị khoa học thuộc lĩnh vực y
học cổ truyền.
Điều 13.
Với sự nhất trí của hai Bên, Hiệp
định này có thể được bổ sung, sửa đổi bằng một văn bản riêng biệt.
Mọi vướng mắc giữa hai Bên nảy sinh
trong quá trình thực hiện Hiệp định này được giải quyết thông qua trao đổi và
đàm phán giữa hai Bên.
Điều 14.
Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày
ký và có giá trị vô thời hạn.
Một Bên có thể chấm dứt Hiệp định
bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên kia qua đường ngoại giao. Hiệp định
chấm dứt hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày Bên kia nhận được thông báo này.
Trong trường hợp Hiệp định này chấm
dứt hiệu lực, các điều khoản của Hiệp định này tiếp tục được áp dụng đối với
những văn bằng được cấp trước khi Hiệp định này chấm dứt hiệu lực, cũng như đối
với các văn bằng về giáo dục và học vị khoa học của những người đang học tập
tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga trước khi Hiệp định
này hết hiệu lực. Các văn bằng về giáo dục và học vị khoa học cấp cho những
người này được công nhận phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
Điều 15.
Kể từ ngày ký Hiệp định này, Hiệp
định giữa Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tương đương các văn bằng giáo dục,
học vị khoa học và học hàm đã được cấp và công nhận tại Liên bang Xô Viết và
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 10 tháng 02 năm 1978 tại thành
phố Mát-xcơ-va sẽ chấm dứt hiệu lực, việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định đó
không thay đổi các quyết định về sự tương đương đã được chấp nhận trước đây phù
hợp với các điều khoản của Hiệp định đó.
Làm tại thành phố Mát-xcơ-va ngày
15 tháng 3 năm 2010 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga, hai
bản có giá trị như nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Thiện Nhân
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
LIÊN BANG NGA
|