BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
833/BGDĐT-TTra
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2009
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ
KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NĂM HỌC 2009 – 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PHAN THIẾT
Thực hiện Quyết định số
7619/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc thành lập Tổ kiểm tra công tác chuẩn bị năm học 2009 - 2010, trong 2 ngày
ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2009 Tổ công tác đã kiểm tra thực tế tình hình chuẩn
bị các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ năm học mới và trực tiếp làm việc với
cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên, giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng
tại trường đại học Phan Thiết, địa điểm 268 đường Nguyễn Thông, Phường Phú Hải,
thành phố Phan Thiết.
Cùng tham gia với Tổ kiểm tra
công tác chuẩn bị năm học 2009 - 2010 tại trường đại học Phan Thiết có đồng chí
Nguyễn Văn Dũng, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; đồng chí Châu
Minh Sơn, Bí thư Thành uỷ thành phố Phan Thiết; đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Tỉnh
uỷ viên, GĐ sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận; đồng chí Võ Thành Huy, Trưởng phòng
Văn xã, UBND tỉnh Bình Thuận; đồng chí Trần Hữu Dũng, Trưởng phòng GDCN sở
GS&ĐT tỉnh Bình Thuận.
Tổ kiểm tra công tác chuẩn bị
năm học 2009 - 2010 báo cáo kết quả kiểm tra tại trường đại học Phan Thiết như
sau:
I. CƠ SỞ VẬT
CHẤT, THIẾT BỊ
1. Về đất đai:
- Tổng diện tích đất: 32.069 m2,
trong đó diện tích xây dựng 2.540 m2. Hiện nay, trường đã dừng mọi hoạt động
thăm quan, du lịch tại khu đất này, để phục vụ các họat động đào tạo trong thời
gian dự kiến 2 năm.
- Diện tích đất UBND tỉnh Bình
Thuận đã cấp sổ đỏ: 50.000 m2 trên tổng số 110.000 m2 Tỉnh sẽ cấp cho trường.
2. Giảng đường và phòng học:
a) Đã xây dựng:
- 1 Hội trường 400 chỗ, có đầy đủ
ghế, bảng, projector, loa đài.
- 8 phòng học, mỗi phòng có đủ
bàn ghế cho 50 chỗ, ánh sáng, bục, bảng.
- 2 phòng học, mỗi phòng có đủ
bàn ghế cho 34 chỗ, ánh sáng, bục, bảng.
Với số phòng học trên (không kể
Hội trường), nếu tổ chức đào tạo 2 ca 1 ngày, thì có thể đáp ứng được quy mô gần
1.000 sinh viên.
b) Đang xây dựng:
- 2 giảng đường, mỗi giảng đường
200 chỗ.
- 5 phòng (trong đó có 3 phòng,
mỗi phòng 50 chỗ và 2 phòng, mỗi phòng có 34 chỗ)
Các công trình xây dựng đang tiếp
tục hoàn thiện và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng cuối tháng 10/2009, đầu tháng
11/2009.
3. Phòng máy tính và phòng lab:
- 2 phòng máy vi tính với 72 máy
(trong đó 1 phòng 45 máy và 1 phòng 27 máy), không kể 15 máy tính trang bị cho
phòng làm việc các khoa, phòng, ban.
- 1 phòng lab có 20 cabil.
Đây là những phòng xây mới, có
trang bị điều hòa, bục giảng, bảng, bàn giáo viên. Máy tính được trang bị là
máy mới, có cấu hình mạnh.
4. Phòng làm việc:
- 1 phòng làm việc của Hiệu trưởng
- 1 phòng làm việc của các phó
hiệu trưởng
- 1 phòng làm việc của Hội đồng
quản trị
- 3 phòng làm việc của các
phòng, ban: Hành chính, Đào tạo và Quản lý sinh viên, Kế hoạch – Tài vụ.
- 3 phòng làm việc của 5 khoa: Kế
toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Ngoại
ngữ.
- 1 phòng đợi của giảng viên
Các phòng làm việc của Ban giám
hiệu, Hội đồng quản trị, các khoa phòng, ban đều được trang bị đầy đủ tiện
nghi: máy tính, điều hòa, bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ,…
5. Thư viện:
Thư viện được bố trí tại 2 nhà,
trong đó:
- 1 nhà diện tích 80 m2 làm kho
sách có các giá để khoảng 5.000 đầu sách, giáo trình đã sắp xếp, phân loại theo
từng ngành đào tạo;
- 1 nhà diện tích 200 m2 dùng
làm phòng đọc, có đủ bàn ghế, ánh sáng.
Thư viện của trường đáp ứng
được về cơ bản các giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng
dạy, học tập của giảng viên và sinh viên.
6. Ký túc xá:
- 1 nhà ký túc xá đã xây xong, 3
phòng, mỗi phòng bố trí 7 giường tầng (giường đôi).
- 3 nhà ký túc xá đang xây dựng
(sẽ hoàn thành vào đầu tháng 11/2009), mỗi nhà 6 phòng, mỗi phòng bố trí 7 giường
tầng.
Như vậy, sau khi hoàn thiện ký
túc xá có thể bố trí cho gần 300 sinh viên, đủ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho
số sinh viên có nguyện vọng đăng ký ở ký túc xá năm thứ nhất, khóa
tuyển sinh năm 2009.
7. Các công trình dịch vụ khác:
- 1 nhà ăn cho giảng viên
- 1 nhà, 3 phòng, mỗi phòng 2
giường, có bàn làm việc, tủ đựng tài liệu, điều hòa, công trình phụ làm phòng
nghỉ cho giảng viên.
- Ngoài ra, còn có các nhà cổ,
có đủ bàn ghế để sinh viên thảo luận nhóm, seminar, các sinh hoạt tập thể,…
- Khuôn viên của trường có đường
đi lối lại thuận tiện, hệ thống cây xanh, vườn hoa, cây cảnh, yên tĩnh đảm bảo
môi trường sư phạm.
II. TỔ CHỨC,
BỘ MÁY
1. Hội đồng quản trị và Ban giám
hiệu:
Hội đồng quản trị có 3 người,
trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm phó hiệu trưởng, trình độ ths.
Ban giám hiệu có 3 người: 1 Hiệu
trưởng (PGS.TS) và 2 phó hiệu trưởng (1 TS và 1 Ths).
2. Các phòng ban và khoa chuyên
môn:
Trường đã có các Quyết định v/v
thành lập 3 phòng: Tổ chức - Hành chính, Đào tạo và Quản lý sinh viên, Kế hoạch
- Tài chính.
Trường đã có các Quyết định v/v
thành lập 5 khoa chuyên môn: Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh
doanh, Công nghệ thông tin và Ngoại ngữ.
Trong số 5 chủ nhiệm khoa, cả 5
người đều có trình độ tiến sĩ.
Trường ĐH Phan Thiết đã sớm xây
dựng bộ máy quản lý, kịp thời bổ nhiệm nhân sự các khoa, phòng ban và ký hợp đồng
lao động. Bộ máy, nhân sự hiện có đáp ứng được yêu cầu công việc và các hoạt động
trong giai đoạn đầu của trường.
III. ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ NHÂN VIÊN
1. Giảng viên cơ hữu
Tổng số giảng viên cơ hữu tính đến
thời điểm kiểm tra là 63 người. Qua kiểm tra hồ sơ giảng viên cho thấy, hầu hết
các giảng viên đã ký hợp đồng lao động với trường theo đúng quy định.
- Số giảng viên có chức danh
PGS: 1 người (đạt tỷ lệ 1,59 %)
- Số giảng viên có trình độ TS:
7 người (đạt tỷ lệ 11,11 %)
- Số giảng viên có trình độ Ths:
35 người (đạt tỷ lệ 55,56 %)
- Số giảng viên có trình độ ĐH:
20 người (đạt tỷ lệ 31,74%)
2. Giảng viên thỉnh giảng:
Trường đã ký hợp đồng thỉnh giảng
với 102 giảng viên của các trường đại học: Sư phạm thành phố HCM, Kinh tế thành
phố HCM, KHXH&NV – ĐHQG tp. HCM,…
3. Cán bộ các phòng ban
- Phòng Đào tạo - QLSV: 5 người
(1 ths và 4 ĐH)
- Phòng Kế hoạch - Tài chính: 3
người (1 ĐH, 1 CĐ và 1 TC)
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 3
người (3 ĐH)
Như vậy, số giảng viên cơ hữu có
trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 68,25% so với tổng số giảng viên của trường. Đội
ngũ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng và cán bộ quản lý đủ đảm bảo thực hiện khối
lượng giảng dạy đối với các ngành đào tạo đã mở và quy mô đã tuyển sinh.
IV. CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO, TUYỂN SINH và TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
1. Chương trình đào tạo:
- Trường đã xây dựng chương
trình đào tạo cho 6 ngành trình độ đại học và 3 ngành trình độ cao đẳng. Chương
trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Trên cơ sở các quy định hiện
hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ mở 5 ngành trình độ đại học: Công
nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Tiếng Anh
và 3 ngành trình độ cao đẳng: Quản trị Kinh doanh, Kế toán và Tiếng Anh.
Riêng ngành Việt Nam học (chuyên
ngành hướng dẫn du lịch), do chưa đủ điều kiện quy định về đội ngũ giảng viên,
nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo này.
- Đã xây dựng đề cương chi tiết
cho các môn học của học kỳ I năm học 2009 - 2010.
2. Tuyển sinh:
- Trường được giao 750 chỉ tiêu
đào tạo (trong đó 500 chỉ tiêu ĐH và 250 chỉ tiêu CĐ).
- Trường tuyển sinh theo phương
thức xét tuyển những thí sinh đã dự thi ĐH, CĐ theo đề thi chung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo năm 2009, hai khối A và D1.
- Trường đã tổ chức thu nhận hồ
sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Ngày 12/9/2009 Trường ĐH Phan Thiết đã có
Quyết định số 23 và số 25 v/v công nhận thí sinh trúng tuyển. Trong đó, số thí
sinh trúng tuyển đại học là 437 (đạt 87,4 % so với chỉ tiêu), số thí sinh trúng
tuyển cao đẳng là 257 (đạt 102,8 % so với chỉ tiêu).
- Theo thống kê, sô thí sinh
trúng tuyển đại học, cao đẳng vào trường đại học Phan Thiết có trên 80% thí
sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
Như vậy, tổng số thí sinh trúng
tuyển đại học, cao đẳng và nhập học là 694, đạt 92,93% so với tổng chỉ tiêu đã
xác định.
3. Tổ chức đào tạo:
- Trường đã xây dựng kế hoạch tổ
chức đào tạo, thời khóa biểu và lịch giảng dạy cho học kỳ I năm học 2009 - 2010
vào cuối tháng 11/2009.
- Ngày 8/10/2009 Trường đã ký hợp
đồng đào tạo số 31/HĐ-ĐHPT về việc tổ chức giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng -
An ninh với trường Quân sự tỉnh Bình Thuận, 3 tuần (26/10 - 15/11/2009).
V. NHẬN XÉT
CHUNG
Qua kiểm tra thực tế tại trường
đại học Phan Thiết về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ giảng
viên, nhân viên, chương trình đào tạo và các điều kiện khác đảtm bảo cho việc
thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010:
1. Về cơ sở vật chất: Với các
phòng học hiện có và đang xây dựng hoàn thiện, các phòng máy tính, phòng lab,
thư viện, ký túc xá, đội ngũ giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) đảm bảo quy mô
đào tạo theo chỉ tiêu đã xác định.
2. Trường đã xây dựng chương
trình đào tạo cho từng ngành trình độ đại học và cao đẳng trên cơ sở chương
trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã xây dựng đề cương chi tiết các môn học
của học kỳ I năm học 2009 – 2010.
Về công tác tuyển sinh, Trường
xét tuyển những thí sinh đã dự thi ĐH, CĐ theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo năm 2009, hai khối A và D1 và tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
của thí sinh. Ngày 12/9/2009 Trường ĐH Phan Thiết đã có Quyết định số 23 và số
25 v/v công nhận thí sinh trúng tuyển. Trong đó, số thí sinh trúng tuyển đại học
là 437 (đạt 87,4 % so với chỉ tiêu), số thí sinh trúng tuyển cao đẳng là 257 (đạt
102,8 % so với chỉ tiêu). Như vậy, tổng số thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng
và nhập học là 694, đạt 92,93% so với tổng chỉ tiêu đã xác định.
Tuy nhiên, trường cũng còn một số
hạn chế, cần tiếp tục khắc phục:
- Số lượng giáo trình, tài liệu
tham khảo còn hạn chế về số lượng so với quy mô tuyển sinh.
- Một số phòng học chưa đủ ánh
sáng.
- Việc xếp thời khóa biểu chưa
đúng với quy định của Quy chế đào tạo theo tín chỉ, chưa có phần mềm tổ chức quản
lý đào tạo theo tín chỉ, chưa chuẩn bị hệ thống cố vấn học tập,…
- Cần bổ sung lý lịch khoa học,
hoàn thiện thể thức hợp đồng lao động, chuyên môn đào tạo;… công tác quản lý hồ
sơ giảng viên còn chưa khoa học.
VI. KIẾN NGHỊ
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Với trường đại học Phan Thiết
- Khẩn trương hoàn thiện các
công trình đang xây dựng để sớm đưa vào xử dụng trong đầu tháng 11/2009, đảm bảo
cho việc khai giảng năm học mới.
- Tiếp tục bổ sung đội ngũ giảng
viên cơ hữu cân đối giữa các môn học và tổ chức hồ sơ một cách khoa học
- Triển khai việc thu dọn vệ
sinh khu giành cho việc giảng dạy, học tập môn học Giáo dục thể chất, đảm bảo
môi trường sư phạm.
- Sớm triển khai công tác giải
phóng mặt bằng khu đất 5ha đã được giao để triển khai công tác xây dựng theo
đúng cam kết của dự án khả thi thành lập trường.
- Rà soát toàn bộ công tác
chuẩn bị về: đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, thư
viện, giáo trình tài liệu, ký túc xá, … để có thể triệu tập thí
sinh trúng tuyển và triển khai nhiệm vụ năm học 2009 - 2010.
2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận
- Hỗ trợ trường đại học Phan Thiết
hòan thành việc giải phóng mặt bằng 5 ha (đặc biệt là 16 ngôi mộ) đất đã giao
cho trường, để triển khai công tác xây dựng theo đúng kế hoạch vào tháng
12/2009.
- Hỗ trợ trường ĐH Phan Thiết bổ
sung đội ngũ giảng viên thông qua Chương trình đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ của
tỉnh.
- Chỉ đạo Bưu điện tỉnh giúp đỡ
trường có đường cáp quang và nối mạng Internet.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin
đại chúng của địa phương kịp thời phản ánh khách quan, trung thực về các hoạt động
của trường.
3. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Giao các Vụ chức năng: Tổ chức
cán bộ, Kế hoạch Tài chính, Giáo dục Đại học, … có kế hoạch hỗ trợ, hướng dẫn về
chuyên môn và nghiệp vụ, cung cấp các tài liệu, văn bản có liên quan, giúp trường
đại học Phan Thiết khắc phục hạn chế, thiếu sót nêu trên, sớm ổn định và khai
giảng năm học mới.
Báo cáo kết quả kiểm tra công
tác chuẩn bị năm học 2009 – 2010 tại trường đại học Phan Thiết của Tổ công tác
đã được báo cáo trước Thường trực tỉnh uỷ và Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Bình Thuận.
Trân trọng báo cáo./.
|
TM.
TỔ CÔNG TÁC
CHÁNH THANH TRA
Nguyễn Văn Chiến
|