ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
12/2007/CT-UBND
|
Tuy
Hòa, ngày 18 tháng 4 năm 2007
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM HỌC THÊM
Trong các năm
học vừa qua, hoạt động dạy thêm học thêm (DTHT) của giáo viên và học sinh trong
tỉnh cơ bản được tổ chức thực hiện theo các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và của UBND tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên vẫn còn một số nhà trường tổ chức quản lý
việc DTHT trên địa bàn chưa tốt, nhất là thời gian học tập, nội dung giảng dạy
và cơ sở vật chất có nơi chưa đảm bảo, tạo một áp lực tâm lý quá tải trong hoạt
động học tập của học sinh mà xã hội quan tâm, có ảnh hưởng không tốt đến uy tín
của đội ngũ nhà giáo nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Để thực hiện
nghiêm túc Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành về Quy định dạy thêm học thêm, tiến tới quản lý tốt
hoạt động DTHT trong tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Một số quy
định chung về dạy thêm học thêm
a) Dạy thêm
học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách
cho học sinh, phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm
sinh lý học sinh, không được gây nên tình trạng học quá nhiều và quá sức của
học sinh. Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
b) Nhà
trường, tổ chức và cá nhân giáo viên thực hiện DTHT có thu tiền chỉ được thực
hiện sau khi đã được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép.
Cán bộ quản
lý giáo dục không tham gia dạy thêm ngoài nhà trường trong giờ hành chính. Giáo
viên không nhận dạy thêm ngoài nhà trường những học sinh của lớp đang dạy chính
khóa.
c) Không dạy
thêm cho học sinh tiểu học. Các trường hợp nhận quản lý học sinh ngoài giờ học
theo yêu cầu của gia đình, phụ đạo học sinh có học lực yếu kém, luyện tập kỹ
năng đọc, viết cho học sinh phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép.
d) Các trường
THCS, THPT không tổ chức dạy tăng tiết trong thời khóa biểu chính khóa có thu
tiền của học sinh.
e) Việc DTHT
trong nhà trường (theo khoản 2 điều 4 của Quy định ban hành theo Quyết định 03
/2007/ QĐ-BGDĐT) đều phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép.
g) Các trường
Đại học, Cao đẳng và TCCN không tổ chức DTHT theo chương trình giáo dục phổ
thông cho người học không phải là học sinh, học viên của đơn vị mình.
2. Một số quy
định cụ thể về dạy thêm học thêm
a) Để tăng
cường thời gian tự học cho học sinh phổ thông và điều kiện nghỉ ngơi hợp lý cho
thầy và trò, thời gian tổ chức DTHT qui định như sau:
- Không tổ
chức DTHT sau 19 giờ 00 hàng ngày cho học sinh phổ thông.
- Không tổ
chức DTHT ngoài nhà trường vào ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ cho học sinh phổ
thông. Việc tổ chức DTHT trong nhà trường vào ngày chủ nhật cho học sinh phổ
thông thực hiện như điểm 1.5 mục 1 của Chỉ thị này.
- Không tổ
chức DTHT ngoài nhà trường trong tháng 6 và tháng 7. Những học sinh có nhu cầu
học thêm được tham gia các lớp DTHT tổ chức trong nhà trường.
b) Giáo viên
tham gia DTHT phải là những người có trình độ đào tạo chuẩn, có nghiệp vụ sư
phạm giỏi, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong năm học, có cơ sở vật
chất bảo đảm theo yêu cầu vệ sinh trường học theo tiêu chuẩn ban hành tại Quyết
định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
c) Qui mô học
sinh trên lớp dạy thêm học thêm:
- Không quá
40 học sinh/lớp DTHT trong nhà trường.
- Không quá
35 học sinh/lớp DTHT ngoài nhà trường. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra
và ghi rõ trong giấy phép về qui mô số lớp và qui mô học sinh trên lớp cho từng
cơ sở DTHT.
d) Mức thu và
sử dụng tiền học thêm:
- Học phí thu
theo hàng tháng được tính bình quân không quá 3.000 đồng/tiết học.
- Chi trực
tiếp cho giảng dạy 80%, chi cho quản lý phí và khấu hao CSVC 20%. Giao cho Sở
Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn chi tiết mức thu và sử
dụng tiền học thêm.
e) Khen
thưởng và xử lý vi phạm:
- Tổ chức, cá
nhân thực hiện tốt Qui định dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT và của UBND tỉnh
Phú Yên, được các cấp quản lý giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp nâng cao chất
lượng giáo dục thì được khen thưởng theo qui định của pháp luật.
- Tổ chức và
cá nhân vi phạm Qui định dạy thêm học thêm, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt theo
Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục. Nếu cá nhân vi phạm là cán bộ, giáo viên thì nhà
trường phải tổ chức kiểm điểm và đề nghị cơ quan chủ quản xét kỷ luật theo Nghị
định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17-3-2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức.
g) Qui định
dạy thêm học thêm được triển khai thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh Phú
Yên kể từ ngày 01/6/2007.
3. Một số quy
định về trách nhiệm của các cấp, các ngành về dạy thêm học thêm
a) UBND
huyện, thành phố chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạy thêm học thêm
trên địa bàn huyện, thành phố theo Qui định dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT
và Chỉ thị của UBND tỉnh Phú Yên, tổ chức kiểm tra hoạt động DTHT trên địa bàn
huyện, thành phố để xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo
xử lý sai phạm.
b) Giao cho
Sở Giáo dục và Đào tạo cấp và thu hồi giấy phép dạy thêm sau khi hướng dẫn chi
tiết về thủ tục và kiểm tra hội đủ điều kiện theo quy định.
- Sở Giáo dục
và Đào tạo gửi cho UBND các huyện, thành phố danh sách tổ chức và cá nhân đã
được cấp giấy phép DT để UBND các huyện, thành phố quản lý, kiểm tra, chấn
chỉnh và xử lý hoặc đề nghị xử lý sai phạm.
- Sở Giáo dục
và Đào tạo thực hiện Qui định về dạy thêm học thêm, tổ chức thanh tra, kiểm tra
nhằm đảm bảo hiệu lực của Qui định về dạy thêm học thêm đồng thời thông báo
công khai nơi tiếp công dân và điện thoại tiếp nhận ý kiến phản ánh về DTHT.
c) Trách
nhiệm của Hiệu trưởng trường phổ thông các cấp, của Thủ trưởng các cơ sở giáo
dục trong tỉnh, của tổ chức và cá nhân thực hiện DTHT ngoài nhà trường là phải
thực hiện tốt các điều 8, 9 và điều 10 của Quy định về dạy thêm học thêm ban
hành theo QĐ 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
d) Liên đòan
lao động tỉnh, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội nông
dân, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội cựu giáo chức, Ban đại diện cha mẹ
học sinh, các ngành có liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh
theo chức năng nhiệm vụ của mình, có kế hoạch tuyên truyền giải thích và giám
sát việc DTHT ngoài nhà trường, phát hiện ngăn ngừa và kiến nghị với chính
quyền và ngành giáo dục xử lý sai phạm.
Nhận được Chỉ
thị này, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Ban,
ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức triển khai thực hiện và bổ sung nội dung
DTHT vào báo cáo định kỳ gửi cho UBND tỉnh./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Kim Anh
|