BỘ
GIÁO DỤC
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02-LT-CT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 01 năm 1964
|
CHỈ THỊ
BỔ SUNG CHỈ THỊ SỐ 61-LT NGÀY 15/12/1961 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM VỀ THỂ THỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG HỌC,
CƠ QUAN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC
Kính gửi:
|
- Các Sở, Ty Giáo dục
- Các Ban chấp hành công đoàn giáo dục tỉnh, thành, khu
- Các trường trực thuộc Bộ và các Ban chấp hành công đoàn các trường trực thuộc
|
Căn cứ vào kinh nghiệm thực
hiện hội nghị cán bộ viên chức ở trường học, cơ quan giáo dục trong hai năm
qua, và dựa theo thể thức tạm thời tổ chức hội nghị công nhân, viên chức trong
các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, nay quy định thêm một số điểm cụ thể bổ sung
Chỉ thị 61-LT ngày 15/12/1961 của Bộ và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, để tiếp tục
củng cố, nâng cao phát huy tác dụng và cải tiến hội nghị cán bộ viên chức ở trường
học, cơ quan trong ngành giáo dục.
I. TỔ CHỨC HỘI
NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG HỌC, CƠ QUAN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC
A. Hội nghị
cán bộ viên chức ở trường phổ thông.
Đối với các trường phổ thông hiện
nay, do đặc điểm tình hình như: mỗi năm học sau kỳ nghỉ hè tổ chức nhà trường
thường chưa được ổn định (giáo viên thay đổi, có khi thay đổi cả hiệu trưởng),
sự tăng giảm các lớp học thường xảy ra, nhiệm vụ và kế hoạch năm học chỉ mới được
phổ biến để thực hiện cho cả năm học, nhiều chế độ chính sách đối với giáo viên
phổ thông chưa được quy định cụ thể, sinh hoạt hội họp còn nặng nề, trường học
có nhiều loại: cấp I, cấp II, cấp III, có loại có cả ký túc, v.v... và đại bộ
phận phân tán ở nông thôn, nên hình thức, nội dung và thời gian mở hội nghị cán
bộ viên chức ở trường phổ thông quy định như sau:
a) Hình thức:
- Những trường có 10 người trở
lên thì họp hội nghị cán bộ, viên chức toàn trường.
- Những trường dưới 10 người thì
không mở hội nghị cán bộ viên chức, mà kết hợp với các hình thức sinh hoạt dân
chủ khác trong trường để quần chúng thiết thực tham gia dân chủ quản lý trường
học.
b) Nội dung:
- Nghe hiệu trưởng báo việc
thực hiện kế hoạch chuyên môn, chủ yếu kiểm điểm các chủ trương, biện pháp để
thực hiện phương châm, nhiệm vụ giáo dục, và các yêu cầu, chỉ tiêu trong kế hoạch
nhà trường, việc chấp hành các chế độ chính sách, và phương hướng nhiệm vụ mới,
kế hoạch biện pháp để hoàn thành thắng lợi kế hoạch chuyên môn, và cải thiện
sinh hoạt của quần chúng giáo viên.
- Thảo luận nhận xét, phê bình mọi
mặt hoạt động của nhà trường, và sự chỉ đạo của hiệu trưởng, đồng thời liên hệ
tự kiểm điểm thiếu sót của mọi người sau khi đã phê phán lãnh đạo một cách xây
dựng, thảo luận thông qua kế hoạch chuyên môn, chủ yếu là các chủ trương biện
pháp để hoàn thành kế hoạch của đơn vị và kế hoạch cải thiện đời sống.
Hội nghị cần được nghe báo cáo
và thảo luận toàn diện các vấn đề trên, nhưng phải có trọng tâm, phải xuất phát
từ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của trường, phát hiện được mâu thuẫn
chính, đề xuất được những vấn đề mấu chốt giải quyết mâu thuẫn khó khăn, để
hoàn thành thắng lợi kế hoạch của đơn vị.
c) Thời gian mở hội nghị
Hội nghị cán bộ viên chức ở các
trường phổ thông hiện nay chỉ tổ chắc mỗi năm một lần vào cuối học kỳ 1. Ngoài
ra, đầu năm học cần kết hợp với hội nghị xây dựng kế hoạch để thực hiện chế độ
dân chủ hóa kế hoạch, và cuối năm học cần kết hợp trong hội nghị tổng kết, kiểm
điểm việc thực hiện nghị quyết để bảo đảm quyền giám sát của quần chúng.
Đồng thời, Ban chấp hành công
đoàn nhà trường (hoặc tổ trưởng công đoàn) là cơ quan thường trực của hội nghị
cán bộ viên chức, cần bảo đảm phát huy đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của công
đoàn theo đúng luật công đoàn và tinh thần Nghị quyết 76 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng.
B. Hội nghị
cán bộ viên chức ở các trường Đại học sư phạm, chuyên nghiệp trung cấp, bổ túc
công nông Trung ương…
Đối với các loại trường này, tổ
chức và nhiệm vụ tương đối ổn định hơn, các chế độ đã được quy định cụ thể rõ
ràng hơn, lại có điều kiện tập trung, hội nghị cán bộ lại có điều kiện tập
trung, hội nghị cán bộ viên chức ở nhà trường cần tiến hàng như sau:
a) Hình thức.
- Những trường có dưới 200 cán bộ,
giáo viên, công nhân viên thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, công
nhân viên.
- Những trường có từ 200 người
trở lên thì tổ chức hội nghị đại biểu toàn trường, và hội nghị toàn thể các bộ
phận (khoa, tổ, bộ môn…). Số lượng đại biểu hội nghị toàn trường do Ban chấp
hành công đoàn trường cùng hiệu trưởng quy định, nhưng không quá 200 người.
b) Nội dung và thời gian hội
nghị
- Nói chung, các trường đều phải
tổ chức hội nghị cán bộ viên chức mỗi năm học một kỳ vào đầu năm học. Hội nghị
cần được nghe báo cáo và thảo luận toàn diện các vấn đề như ở trường phổ thông,
nhưng phải có trọng tâm, mà trọng tâm chủ của hội nghị là phát huy cao độ trí
tuệ tập thể của quần chúng tham gia xây dựng kế hoạch toàn diện của đơn vị một
cách thực sự dân chủ. Hội nghị họp ở các bộ phận rồi cử đại biểu họp hội nghị
toàn trường nếu có trên 200 người. Thời gian họp ở bộ phận nhiều nhất là ba buổi
và họp toàn trường khoảng hai buổi (không kể phần chuẩn bị).
- Những trường có điều kiện có
thể tổ chức thêm một kỳ hội nghị viên chức vào cuối học kỳ 1 nhằm kiểm điểm nghị
quyết kỳ họp đầu năm học, và thảo luận những biện pháp bổ cứu thiết thực nhất để
hoàn thành kế hoạch năm học. Hội nghị kiểm điểm thảo luận ở bộ phận là chính, họp
hội nghị đại biểu toàn trường chỉ để tổng hợp thông báo tình hình chung và thảo
luận một vài vấn đề nổi bật nhất. Kỳ họp này cần tổ chức gọn, nhẹ, thời gian họp
ở bộ phận khoảng hai buổi và họp toàn trường một buổi. Những trường không có điều
kiện tổ chức kỳ họp này thì kết hợp trong hội nghị sơ kết học kỳ thực hiện việc
kiểm điểm nghị quyết.
c) Bầu cử đại biểu
1. Tiêu chuẩn.
- Tích cực công tác, có tinh thần
trách nhiệm, sốt sắng với công tác chung.
- Tương đối am hiểu tình hình
chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị mình công tác.
2. Thành phần:
Hội nghị đại biểu toàn trường gồm
ít nhất 80% đại biểu bầu cử và nhiều nhất 20% đại biểu đương nhiên, đều có quyền
hạn nhiệm vụ như nhau.
Số lượng đại biểu bầu cử phân phối
theo đơn vị chuyên môn, đơn vị công tác, do Ban chấp hành Công đoàn quy định. Cần
chú ý có đại biểu tiêu biểu cho các loại cán bộ, giáo viên, công nhân viên, và
cố gắng có đại biểu già, trẻ, nam nữ để phản ánh đầy đủ ý kiến của quần chúng.
Đại biểu đương nhiên bao gồm đại
biểu của tổ chức Đảng, cơ quan chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên lao động
và tổ chức của học sinh, sinh viên trong trường.
Nhiệm kỳ của đại biểu là một
năm. Ngoài số đại biểu bầu cử theo nhiệm kỳ, sau khi trao đổi thống nhất với hiệu
trưởng, Ban chấp hành công đoàn nhà trường có thể chỉ định thêm một số đại biểu
có liên quan trực tiếp đến yêu cầu và nội dung của từng hội nghị, nhưng không
được quá 15% tổng số đại biểu hội nghị và chỉ họp một kỳ hội nghị ấy thôi.
C. Hội nghị
cán bộ viên chức ở các cơ quan giáo dục.
- Hội nghị cán bộ viên chức ở
các cơ quan Ty, Sở Giáo dục nhằm mục đích thực hiện quyền tham gia dân chủ quản
lý của quần chúng trong phạm vi cơ quan. Vì vậy, thành phần hội nghị chỉ bao gồm
cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, không có đại diện bộ phận giáo dục ở các
khu, huyện các trường trực thuộc tham dự.
- Nội dụng hội nghị là nghe thủ
trưởng cơ quan báo cáo và thảo luận những vấn đề thuộc phạm vi cơ quan như:
chương trình công tác cơ quan, chương trình “ba cải tiến”, việc thi hành các chế
độ, chính sách và công việc quản trị cơ quan.
- Thủ trưởng cơ quan là Trưởng
ty Giáo dục, Giám đốc Vụ, Viện, Sở Giáo dục cùng với Ban chấp hành công đoàn cơ
quan tổ chức và lãnh đạo hội nghị cán bộ viên chức.
- Không tổ chức hội nghị cán bộ
viên chức ở các bộ phận giáo dục khu, huyện.
II. LÃNH ĐẠO
HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC
Chế độ dân chủ tập trung là một
nguyên tắc lãnh đạo cơ bản. Chế độ thể hiện nguyên tắc ấy vào công tác tổ chức
và quản lý xí nghiệp của ta là chế độ “thủ trưởng phụ trách quản lý xí nghiệp,
dưới sự lãnh đạo của đảng ủy xí nghiệp, công nhân tham gia quản lý”. Chế độ này
phải được vận dụng vào công tác tổ chức và quản lý trường học, cơ quan. Vì vậy,
muốn hội nghị cán bộ viên chức nhất thiết phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phải
đề cao trách nhiệm của chuyên môn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương và chế độ
hội nghị, công đoàn phải tích cực, chủ động trong việc tổ chức và lãnh đạo hội
nghị.
a) Trách nhiệm của hiệu trưởng,
thủ trưởng cơ quan.
- Chuẩn bị yêu cầu, nội dung của
hội nghị và thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn về những vấn đề đưa ra hội
nghị thảo luận.
- Huy động bộ máy chuyên môn chuẩn
bị tốt hội nghị, đồng thời giúp đỡ thiết thực cho các tiểu ban và đại biểu hoạt
động.
- Tập hợp nghiên cứu, giải quyết
các kiến nghị của quần chúng.
- Cùng với Công đoàn tổ chức hội
nghị và giải quyết những phương tiện, điều kiện cần thiết để tổ chức hội nghị.
b) Trách nhiệm của Ban chấp
hành Công đoàn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy,
Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo hội nghị cán bộ viên
chức. Ban chấp hành Công đoàn là cơ quan thường trực giữa các kỳ hội nghị cán bộ
viên chức. Trách nhiệm cụ thể như sau:
- Vạch kế hoạch tổ chức hội nghị
cán bộ viên chức, bao gồm các việc: xác định mục đích, yêu cầu, nội dung hội
nghị: phân phối và hướng dẫn bầu cử đại biểu, thành lập các tiểu ban, định thời
gian hội nghị, tuyên truyền phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung hội nghị trong
quần chúng, thông báo nội dung và những vấn đề chủ yếu thảo luận trong hội nghị;
triệu tập hội nghị.
Tham gia xây dựng báo cáo và đề
án công tác của hiệu trưởng trường học, thủ trưởng cơ quan. Hướng dẫn các tiểu
ban, các đại biểu hoạt động chuẩn bị cho hội nghị.
Phổ biến nghị quyết của Hội nghị,
hướng dẫn quần chúng thực hiện nghị quyết và kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ giám
sát cơ quan chuyên môn thực hiện nghị quyết.
- Những kiến nghị của quần chúng
thuộc phạm vi cơ quan nào giải quyết thì nhất thiết phải gửi tới các cơ quan đó
để nghiên cứu giải quyết. Công đoàn phải đôn đốc và giúp đỡ cơ quan chuyên môn
thực hiện nghiêm chỉnh không thể xem thường kiến nghị của quần chúng.
Thường xuyên liên hệ mật thiết với
Đoàn thanh niên lao động để phối hợp hoạt động phục vụ cho hội nghị. Sơ, tổng kết
kinh nghiệm, tổ chức lãnh đạo hội nghị cán bộ viên chức.
c) Đối với sự lãnh đạo của Đảng
ủy cơ sở:
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
trong hội nghị cán bộ viên chức chủ yếu là đảm bảo sự lãnh đạo tập thể của Đảng
ủy cơ sở. Mục đích, yêu cầu, nội dung của hội nghị, nhất là những chủ trương, kế
hoạch, biện pháp chủ yếu đưa ra thảo luận và quyết định ở hội nghị đều phải báo
cáo và có ý kiến hướng dẫn của Đảng ủy.
Trên đây là một số điểm cụ thể bổ
sung Chỉ thị số 61-LT ngày 15/12/1961. Các cấp bộ chuyên môn và Công đoàn cần
nghiên cứu kỹ hai bản chỉ thị này để hướng dẫn và tổ chức lãnh đạo tốt hội nghị
cán bộ viên chức. Sau hội nghị, các tỉnh, thành, khu và các trường trực thuộc cần
tổng kết rút kinh nghiệm báo cáo về Bộ giáo dục, và Công đoàn Giáo dục Việt
Nam. Bộ và Công đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu tiến tới ban hành những quy định
chính thức về thể thức tổ chức hội nghị cán bộ viên chức ở trường học và cơ
quan giáo dục.
TM.
BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
KT. CHÁNH THƯ KÝ
PHÓ THƯ KÝ
Trần Hậu Toàn
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Nguyễn Văn Huyên
|