Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 252BC/UBTVQH12 Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Đức Kiên
Ngày ban hành: 18/06/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 252 BC/UBTVQH12

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2009

 

BÁO CÁO

GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ ĐỔI MỚI NGHỊ QUYẾT VỀ CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC 2010-2011 ĐẾN NĂM HỌC 2014-2015

Kính gửi: Các vị đại biểu Quốc hội,

Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), sáng ngày 17/06/2009, Đoàn Thư ký Kỳ họp đã gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội góp ý cho Dự thảo Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Đến 16h00 cùng ngày, Đoàn Thư ký Kỳ họp đã nhận được ý kiến của 216 đại biểu Quốc hội, trong đó có 215 ý kiến đồng ý với Dự thảo Nghị quyết, 52 ý kiến góp ý chỉnh sửa trực tiếp vào văn bản và có 01 ý kiến không đồng ý thông qua Nghị quyết.

UBTVQH xin báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, như sau:          

1. Về nội dung :  

- Một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định trong Nghị quyết mức học phí cụ thể của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập cũng như mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Về vấn đề này UBTVQH cho rằng : Nghị quyết của Quốc hội chỉ quy định về chủ trương, định hướng và những vấn đề mang tính nguyên tắc là phù hợp với chức năng, thẩm quyền của Quốc hội, còn các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ, giao cho Chính phủ quy định.

- Có ý kiến đề nghị tăng chi ngân sách cho giáo dục mầm non; cũng có ý kiến đề nghị miễn học phí đối với bậc học này.

Về vấn đề này, UBTVQH nhận thấy, giáo dục mầm non là một trong những  bậc học được ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư. Hơn nữa, Dự thảo Nghị quyết lần này đã quy định phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi và hướng tới miễn học phí cho bậc học mầm non.

- Có ý kiến đề nghị miễn giảm học phí đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa, học sinh trường dân tộc nội trú.

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, trên thực tế hiện nay Nhà nước đã thực hiện miễn giảm học phí cho các đối tượng này. Đặc biệt, học sinh tại các trường dân tộc nội trú không những được miễn học phí mà còn được Nhà nước cấp học bổng và nuôi ăn, ở và chính sách đối với các đối tượng này cũng đã được đề cập trong Dự thảo Nghị quyết. 

- Một số ý kiến đề nghị bổ sung chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm vào Nghị quyết.

Về vấn đề này, UBTVQH có ý kiến như sau : hiện nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách này theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Giáo dục hiện hành: “học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội…”.  

- Cũng có ý kiến đề nghị thay chính sách miễn học phí bằng chính sách tín dụng đối với sinh viên sư phạm.

UBTVQH đề nghị vấn đề này sẽ được nghiên cứu, xem xét khi sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội vào cuối năm nay.

- Có ý kiến cho rằng học phí của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập chiếm tới 40% tổng chi thường xuyên là cao.

Về vấn đề này, UBTVQH xin giải trình như sau : theo kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa X thì : “nguồn thu học phí đối với cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo cao học, nghiên cứu sinh có thể bù đắp chi phí đào tạo thường xuyên, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ chi đầu tư”. Vì vậy, Dự thảo Nghị quyết quy định học phí đào tạo nghề nghiệp và đại học được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học và đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 “học phí của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học chiếm không quá 40%”, còn Nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất và bảo đảm trên 60% chi thường xuyên còn lại là hợp lý.

- Có ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí cho giáo dục và đào tạo thời gian qua.

UBTVQH nhận thấy về vấn đề này, trong Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 của Chính phủ đã có đánh giá khái quát tình hình giáo dục và đưa ra 8 ưu điểm và 8 nhược điểm của cơ chế tài chính hiện nay. Tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đề nghị Chính phủ có tổng kết và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí dành cho giáo dục và đào tạo trong thời gian qua để làm cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế tài chính mới trong giáo dục và đào tạo.

- Có ý kiến không đồng ý với việc cơ sở giáo dục và đào tạo được thực hiện chương trình chất lượng cao và được thu học phí cao vì dễ nảy sinh tiêu cực.

UBTVQH nhận thấy, hiện nay thu nhập của các tầng lớp dân cư ở nước ta có sự chênh lệch. Một bộ phận dân cư có thu nhập cao, có nhu cầu và tự nguyện đóng góp để con em họ được học chương trình giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Nếu không cho phép các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện các chương trình chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu nói trên thì họ sẽ cho con em đi học ở các trường quốc tế hoặc đi học ở nước ngoài. Như vậy, vô hình chung chúng ta tự nhường khu vực  giáo dục và đào tạo chất lượng cao với học phí cao cho phía nước ngoài.

- Có ý kiến đề nghị thực hiện cơ chế cấp học phí trực tiếp cho các đối tượng được được miễn, giảm học phí để đóng cho cơ sở đào tạo.

Về vấn đề này, UBTVQH xin được giải trình như sau: hiện tại, Nhà nước đang thực hiện cấp kinh phí cho cơ sở đào tạo công lập theo chỉ tiêu tuyển sinh và các cơ sở đào tạo phải tự cân đối tài chính để thực hiện miễn, giảm học phí cho đối tượng chính sách. Vì vậy, các cơ sở đào tạo có nhiều học sinh, sinh viên là đối tượng chính sách gặp nhiều khó khăn. Theo Dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở đào tạo theo số lượng thực tế các học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí. Về thực chất, quy định này chính là cơ chế cấp học phí trực tiếp cho đối tượng được miễn giảm học phí để họ đóng cho nhà trường.

- Có ý kiến đề nghị không điều chỉnh mức trần học phí đối với đào tạo nghề nghiệp và đại học ngay từ năm học 2009-2010.

UBTVQH cho rằng, trong khi chờ thực hiện chính sách học phí mới theo lộ trình chung từ năm học 2010-2011 thì đề nghị của Chính phủ về điều chỉnh trần học phí đào tạo nghề nghiệp và đại học ngay trong năm học 2009-2010 để khắc phục một phần bất hợp lý do trượt giá trong 10 năm qua là có cơ sở, góp phần giảm bớt một phần khó khăn của các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này chỉ ở mức thấp hợp lý có tính chất quá độ.

2. Về từ ngữ :

- Có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “tối thiểu cần thiết” trong câu: “Tổng học phí của các cơ sở đào tạo công lập chiếm không quá 40% tổng chi thường xuyên tối thiểu cần thiết.” ở khoản 6 Điều 2 vì không rõ căn cứ xác định.

- Có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “trước các cơ quan nhà nước và xã hội” ở khoản 3 Điều 2.

- Có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “được cấp có thẩm quyền phê duyệt” ở khoản 4 Điều 2.

- Có ý kiến đề nghị sửa cụm từ “con em gia đình có công với đất nước” và “học sinh thuộc gia đình có công với đất nước” thành “con của người có công với đất nước” ở khoản 1 và 6 Điều 2.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung từ “xã hội” vào sau cụm từ “ngân hàng chính sách” ở khoản 6 Điều 2

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, UBTVQH đã chỉnh sửa như trong Dự thảo mới.

Ngoài ra, UBTVQH cũng đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan chỉnh sửa cách diễn đạt và một số chi tiết kỹ thuật chưa phù hợp để hoàn thiện văn bản Nghị quyết.

Trên đây là báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Ủy ban Thường vụ Quốc hội kính trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết đã được chỉnh lý./.

 

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Kiên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo số 252 BC/UBTVQH12 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đổi mới nghị quyết về chủ trương, định hướng một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.039

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.91.130
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!