Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 68/2008/NĐ-CP điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động giải thể cơ sở bảo trợ xã hội

Số hiệu: 68/2008/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 68/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đối tượng trở lên.

Điều 2. Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.

1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo; các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội trên lãnh thổ Việt Nam; thành lập và tham gia Hiệp hội Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình - phục hồi chức năng và hoà nhập cộng đồng cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Điều 4. Nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội

1. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.

4. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

5. Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng nơi có trụ sở (nếu có điều kiện).

Điều 5. Đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, ban gồm:

1. Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 5 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

2. Các đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động.

3. Những người không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nhưng không có điều kiện sống ở gia đình và có nhu cầu vào sống ở cơ sở bảo trợ xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện).

4. Các đối tượng xã hội khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Điều 6. Các trường hợp dừng nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội:

1. Trẻ em được nhận làm con nuôi hoặc được nhận nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

2. Người đủ 18 tuổi trở lên;

3. Người tàn tật đã phục hồi, người tâm thần đã ổn định bệnh tật;

4. Đối tượng tự nguyện khi hợp đồng không còn hiệu lực;

5. Đối tượng chết, mất tích theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Kinh phí hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội

1. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội công lập:

a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp;

b) Nguồn đóng góp của các đối tượng tự nguyện;

c) Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở bảo trợ xã hội và nguồn khác theo quy định của pháp luật;

d) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

2. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, bao gồm:

a) Nguồn tự có của chủ cơ sở bảo trợ xã hội;

b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

c) Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;

d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

đ) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để nuôi dưỡng các đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý tiếp nhận.

Điều 8. Quản lý tài chính, tài sản

1. Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của pháp luật.

2. Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí nêu tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện công khai, dân chủ và theo đúng quy định của pháp luật.

3. Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạ động tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật với cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý trực tiếp.

Điều 9. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6) và hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bảo trợ xã hội có trụ sở.

2. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN VỀ MÔI TRƯỜNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁN BỘ NHÂN VIÊN VÀ TIÊU CHUẨN CHĂM SÓC ĐỐI TƯỢNG

Điều 10. Môi trường và vị trí

Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khoẻ của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.

Điều 11. Cơ sở vật chất

Cơ sở bảo trợ xã hội phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:

1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị.

2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.

3. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).

Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Điều 12. Chăm sóc, nuôi dưỡng

Đối tượng được bảo đảm mức sống theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, được chăm sóc sức khỏe; được học văn hoá (đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề); được cung cấp thông tin; được vui chơi giải trí và được giao lưu với cộng đồng và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Điều 13. Định mức cán bộ, nhân viên

1. Cán bộ, nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối tượng:

a) Trẻ em:

- Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: 1 nhân viên chăm sóc 1 trẻ em.

- Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi:

+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 5 đến 6 em;

+ Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 em.

- Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi:

+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 em;

+ Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân viên chăm sóc 4 đến 5 em.

b) Người tàn tật:

- Người tàn tật còn tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng;

- Người tàn tật không tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.

c) Người cao tuổi:

- Người cao tuổi còn tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng;

- Người cao tuổi không tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.

d) Người tâm thần:

- Người tâm thần nặng (kích động, sa sút giai đoạn cuối): 1 nhân viên chăm sóc 2 đối tượng;

- Người tâm thần đã thuyên giảm: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng;

- Người tâm thần đã phục hồi: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.

đ) Người lang thang: 1 nhân viên quản lý 10 đến 12 người (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở chờ phân loại, đưa về địa phương).

2. Cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng bao gồm tiếp phẩm, nấu ăn: 1 nhân viên phục vụ 20 đối tượng.

3. Cán bộ, nhân viên làm công tác phục hồi chức năng, dạy văn hoá, dạy nghề:

a) 01 kỹ thuật viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho 5 đối tượng đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng cho đối tượng.

b) 01 giáo viên dạy 09 đối tượng đối với cơ sở có nhiệm vụ tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề cho đối tượng.

4. Cán bộ, nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá 20% tổng số cán bộ công nhân viên cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 14. Cơ cấu tổ chức và cán bộ nhân viên

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở bảo trợ xã hội công lập và Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ, nhân viên cho phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.

Điều 15. Tiêu chuẩn nghiệp vụ

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức của cơ sở bảo trợ xã hội.

Chương 3:

HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CÔNG LẬP

Điều 16. Hồ sơ, thủ tục thành lập

1. Hồ sơ thành lập gồm:

a) Tờ trình thành lập.

Nội đung Tờ trình nêu rõ:

- Sự cần thiết thạch lập cơ sở bảo trợ xã hội;

- Quá trình xây dựng đề án;

- Nội dung cơ bản của đề án;

- Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

b) Đề án thành lập.

Nội dung đề án gồm:

- Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội;

- Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;

- Đối tượng tiếp nhận;

- Tổ chức bộ máy; nhân sự, biên chế;

- Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế) và trang thiết bị, phương tiện cần thiết;

- Kế hoạch kinh phí;

- Dự kiến hiệu quả;

- Kiến nghị của cơ quan, đơn vị trình.

c) Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.

Nội dung của quy chế gồm:

- Trách nhiệm của Giám đốc và các Phòng chuyên môn nghiệp vụ;

- Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên;

- Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng;

- Cơ chế quản lý tài sản, tài chính;

- Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Thủ tục: Đơn vị xây dựng đề án gửi hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập qua cơ quan thẩm định quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Điều 17. Cơ quan thẩm định và trách nhiệm thẩm định hồ sơ:

1. Cơ quan thẩm định

a) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì cơ quan thẩm định là Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ.

b) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan thẩm định là Sở Lao động - thương binh và Xã hội.

c) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm thẩm định

a) Cơ quan thẩm định nêu tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì phải tiến hành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

b) Trường hợp không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì cấp có thẩm quyền thành lập phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 18. Nội dung thẩm định

1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý và điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội; các yếu tố bảo đảm cho hoạt động và tính khả thi của đề án; tác động và hiệu quả của cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Từng nội dung thẩm định phải có kết luận rõ ràng, bảo đảm tính khách quan, trung thực.

Điều 19. Thẩm quyền thành lập

Thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội quy định như sau:

1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi tỉnh, thành phố và cơ sở bảo trợ xã hội công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.

4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền thành lập cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải ra quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 20. Giải thể.

1. Cơ sở bảo trợ Xã hội không đảm bảo các điều kiện qui định tại các điều 10, 11, 12 và 13 Chương II Nghị định này.

2. Người có thẩm quyền giải thể cơ sở bảo trợ xã hội là người có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

3. Hồ sơ xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội gồm có:

a) Đơn xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội nêu rõ lý do xin giải thể;

b) Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;

c) Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể.

4. Trong thời hạn 20 ngày sau khi nhận được hồ sơ xin giải thể, người có thẩm quyền giải thể phải ra quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Cơ sở bảo trợ xã hội không được tự động giải thể khi chưa nhận được quyết định giải thể của người có thẩm quyền.

5. Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội do cơ sở vi phạm pháp luật hoặc hoạt động kém hiệu quả thì cơ sở bảo trợ xã hội phải thực hiện phương án giải thể trong thời hạn 90 ngày.

Điều 21. Thay đổi tên cơ sở, trụ sở, Giám đốc, quy chế

Cơ sở bảo trợ xã hội cần thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động phải đề nghị bằng văn bản với cơ quan quản lý trực tiếp và người ra quyết định thành lập. Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, người ra quyết định thành lập phải trả lời bằng văn bản về đề nghị của cơ sở; quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được văn bản trả lời, thì cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện việc thay đổi.

Điều 22. Lập Hồ sơ quản lý đối tượng

Cơ sở bảo trợ xã hội phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng; Hồ sơ của đối tượng gồm có:

1. Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú;

2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;

3. Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch);

4. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;

5. Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của đối tượng;

6. Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường (nếu có);

7. Văn bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội (nếu vào cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh);

8. Quyết định tiếp nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc hợp đồng;

9. Quyết định chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng hoặc ngừng trợ cấp và cấp mai táng phí (trường hợp đối tượng qua đời) hoặc biên bản thanh lý hợp đồng;

10. Các văn bản có liên quan đến đối tượng trong thời gian đối tượng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 23. Thủ tục tiếp nhận đối tượng.

1. Đối tượng (hoặc thân nhân) phải làm đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo sơ yếu lý lịch có xác nhận và đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đăng ký nhân khẩu thường trú; nếu là người tâm thần mãn tính phải kèm hồ sơ bệnh án, kết luận giám định của cơ sở y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.

2. Trường hợp khẩn cấp phải có biên bản xác nhận của cơ sở bảo trợ xã hội.

3. Trường hợp đối tương tự nguyện thì có hợp đồng thoả thuận giữa Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội với đối tượng hoặc người đại diện của đối tượng.

Điều 24. Thẩm quyền tiếp nhận và đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 5 Nghị định này.

2. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội đối với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 5 Nghị định này.

Chương 4:

HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP

Điều 25. Hồ sơ thành lập bao gồm:

1. Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này).

3. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.

4. Dự thảo quy chế hoạt động (theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này).

5. Sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.

7. Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 26. Thủ tục thành lập, giải thể, thay đổi tên gọi, trụ sở, giám đốc, quy chế thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định này.

Điều 27. Thẩm quyền tiếp nhận đối tượng vào nuôi dưỡng:

1. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối tượng hoặc ký hợp đồng với đối tượng (hoặc người đại diện của đối tượng) tự nguyện đóng góp kinh phí;

2. Đối tượng hưởng trợ cấp nuôi dưỡng từ ngân sách nhà nước thì thẩm quyền tiếp nhận như quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này.

3. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 28. Hồ sơ, thủ tục xem xét tiếp nhận đối tượng thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định này.

Điều 29. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định cơ cấu tổ chức; hợp đồng, tuyển dụng, bố trí cán bộ, nhân viên và thời gian làm việc đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Điều 30. Trách nhiệm các Bộ, ngành

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm:

a) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên trong cơ sở bảo trợ xã hội.

b) Hướng dẫn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc đối tượng và quản lý cơ sở bảo trợ xã hội.

c) Hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động Hiệp hội Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội.

d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu tố về hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội.

đ) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình - phục hồi chức năng đối với các đối tượng bị tàn tật, tâm thần trong cơ sở bảo trợ xã hội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn miễn học phí, các khoản đóng góp; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức lớp học hoà nhập cho học sinh là đối tượng trong cơ sở bảo trợ xã hội.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 31. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý và có trách nhiệm:

1. Bố trí kinh phí hoạt động cho các cơ sở bảo trợ xã hội công lập;

2. Hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng các đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý tiếp nhận và tạo điều kiện cho các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập theo phân cấp quản lý hiện hành.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2. Bãi bỏ Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành qui chế thành lập và hoạt động của cơ sở Bảo trợ xã hội và các qui định trước đây trái với Nghị định này.

3. Cơ sở bảo trợ xã hội thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực đối chiếu các điều kiện quy định tại Chương II Nghị định để sắp xếp lại trong thời hạn 36 tháng; Cơ sở bảo trợ xã hội thành lập sau ngày Nghị định có hiệu lực phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 68/2008/ND-CP

Hanoi, May 30, 2008

 

DECREE

PRESCRIBING CONDITIONS AND PROCEDURES FOR THE SETTING UP. ORGANIZATION, OPERATION AND DISSOLUTION OF SOCIAL RELIEF ESTABLISHMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 15. 2004 Law on Child Protection. Care and Education:
Pursuant to the July 30, 1998 Ordinance on the Disabled;
Pursuant to the April 28, 2000 Ordinance on the Elderly;
At the proposed of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree prescribes the conditions and procedures for the setting up. organization, operation and dissolution of social relief establishments which care for and nurture ten or more beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. State agencies shall manage public social relief establishments, invest in the construction of their material foundations and supply funds for their regular expenditures.

2. Domestic and foreign organizations and individuals shall invest in the construction of material foundations and supply funds for regular expenditures of non-public social relief establishments.

Article 3.- The State encourages socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations: religious organizations: domestic organizations and individuals: foreign organizations and individuals: and overseas Vietnamese to set up social relief establishments for taking care of social relief beneficiaries in the Vietnamese territory; set up and participate in the Association of Directors of Social Relief Establishments in order to exchange experience in the care, nurture, orthopedics-functional rehabilitation, and community integration for social relief beneficiaries.

Article 4.-Tasks of social relief establishments

1. To admit, manage, care for and nurture beneficiaries defined in Article 5 of this Decree.

2. To organize functional rehabilitation and productive labor: to assist beneficiaries in self-management, cultural, sport and other activities suitable to the age and health of each group of beneficiaries.

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with units and organizations in. providing general education, job training and vocational education to beneficiaries for their comprehensive development in physical strength intellect and personality. To assume the prime responsibility for. and coordinate with local administrations in. helping beneficiaries who are eligible or voluntarily apply to leave social relief establishments and return to their families and re-integrate into the community; to support and create conditions for beneficiaries to stabilize their life.

4. To provide social services to individuals or families that meet with social problems in the community where the establishments are headquartered (if conditions permit).

Article 5.- People eligible to be admitted to social relief establishments include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Social beneficiaries who need urgent protection, including abandoned children: domestic violence victims: sexually abused victims: trafficked victims: and victims of forced labor.

3. People other than social relief beneficiaries defined in Clause 1 or 2 of this Article, who have no conditions to live with their families and wish to live in social relief establishments and voluntarily contribute funds by themselves or their relatives or sponsors (below collectively referred to as voluntary beneficiaries).

4. Other social beneficiaries decided by presidents of Peoples Committees of provinces or centrally run cities.

Article 6.- Cases in which beneficiaries are no longer nurtured at social relief establishments

1. Adopted or nurtured children as provided for by law:

2. People aged full 18 years or older:

3. Recovered disabled people or mental patients who nave stably recovered from their ailment:

4. Voluntary beneficiaries when contracts become invalid:

5. Beneficiaries who died or are declared missing as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For public social relief establishments:
a/ State budget allocations:

b/ Contributions of voluntary beneficiaries;

c/ Revenues from their production and service activities and other revenues as provided for by law;

d/ Supports of domestic and foreign organizations and individuals.

2. For non-public social relief establishments:

a/ Funding sources of their owners;

b/ Supports of domestic and foreign organizations and individuals;

c/ Contributions of voluntary beneficiaries;

d/ Other revenues as provided for by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Finance and property management

1. Social relief establishments shall manage finance and property according to law

2. Funding sources specified in Article 7 of this Decree must be used and managed in an open, democratic and lawful manner.

3. Social relief establishments shall periodically and annually report on the financial operation as prescribed by law to finance agencies of the same level and their managing agencies.

Article 9.- Reporting regulations

1. Biannually (before June 15) and annually (before December 15). social relief establishments shall send reports to Services of Labor. War Invalids and Social Affairs of provinces or centrally run cities where the establishments are headquartered.

2. Before December 31 every year, ministries, branches, localities and organizations shall report to the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs on the operation of social relief establishments under their management.

Chapter II

CONDITIONS ON ENVIRONMENT. MATERIAL FOUNDATIONS AND STAFF. AND CRITERIA FOR TAKING CARE OF BENEFICIARIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Social relief establishments must be located at places with convenient access to traffic, schools and hospitals, with clean air beneficial to beneficiaries' health and electricity and clean water for their daily-life activities.

Article 11.- Material foundations

Social relief establishments must ensure the following essential material foundations:

1. Land area: 30 m2/beneficiary on average, in rural areas; or 10 m2/beneficiary in urban areas.

2. The accommodation area must be 6 m2/ beneficiary on average. For beneficiaries who need 24/24 hour care, the average accommodation area must be 8 m2/beneficiary. An accommodation must be equipped with necessary things for the beneficiary's daily life.

3. Social relief establishments caring for and nurturing 25 or more beneficiaries must have residential areas, kitchens, working offices for staff, relaxation and recreation zones. water supply and drainage and electricity systems, and internal roads: and production and therapeutic-labor zones (if conditions permit).

Social relief establishments caring for and nurturing between 10 and under 25 beneficiaries must ensure basic conditions on residential houses, kitchens, working offices for staff, electricity and water for daily-life activities.

4. Works and equipment must ensure convenient access and use by the disabled, the elderly and children.

Article 12.- Care and nurture

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Staff quota

1. Staff members directly caring for beneficiaries:

a/ Children:

- For under 18 month children: one caretaker/ one child.

- Children aged between 18 months and under 6 years:

+ For normal children: one caretaker/5 or 6 children:

+ Disabled, mental or HIV-infected children: one caretaker/3 or 4 children.

- Children aged between 6 and under 16 years:

- For normal children: one caretaker/8 to 10 children;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Disabled people:

- Those who can still take care of themselves: one caretaker/8 to 10 people;

- Those who cannot take care of themselves: one caretaker/3 or 4 people.

c/ Elderly people:

- Those who can still take care of themselves: one caretaker/8 to 10 people;

- Those who cannot take care of themselves: one caretaker/3 or 4 people.

d/ Mental patients:

- Serious mental patients (excited or final-phase declined): one caretaker/2 patients;

- Mental patients whose disease has been eased: 1 caretaker/3 or 4 patients:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ For street people: one staff member shall manage between 10 and 12 people (applicable to the receipt of street people into social relief establishments awaiting categorization and return to localities).

2. Staff members doing nutrition-related jobs, including food suppliers and cooks: one staff member shall serve 20 beneficiaries.

3. Staff members conducting functional rehabilitation, providing education and job training:

a/ One technician shall guide functional rehabilitation for 5 beneficiaries, for social relief establishments tasked to conduct functional rehabilitation for beneficiaries.

b/ One teacher shall teach 9 beneficiaries, for establishments tasked to provide education and job training for beneficiaries.

4. Staff members engaged in indirect jobs must not exceed 20% of the total staff members of a social relief establishment.

Article 14.- Organizational structure and staff

Competent state agencies managing public social relief establishments and directors of nonpublic social relief establishments shall decide on the organizational structure and the number of staff members for task performance as appropriate.

Article 15.- Professional criteria

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

DOSSIERS OF AND PROCEDURES FOR THE SETTING UP AND DISSOLUTION OF PUBLIC SOCIAL RELIEF ESTABLISHMENTS

Article 16.- Setting-up dossiers and procedures

1. A setting-up dossier comprises:

a/ A report on the setting up of a social relief establishment, clearly stating:

- The necessity to set up the establishment;

- The process of scheme formulation;

- Principal contents of the scheme;

- Issues on which opinions remain divergent, b/ A scheme for setting up a social relief establishment, indicating the following details:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The setting-up option and operation plan of the establishment;

- Beneficiaries to be admitted:

- The organizational apparatus: staff; payroll;

- The working office (location, design) and necessary equipment and facilities;

- The funding plan:

- The expected operation efficiency;

- Proposals of the submitting agency or unit.

c/ The operation regulation of a social relief establishment, indicating the following details:

- Responsibilities of the director and professional sections:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Responsibilities and interests of to-be-nurtured beneficiaries:

- The property and finance management mechanism:

- Administrative regulations and other rele\ ant matters, suitable to the characteristics of such type of establishment.

2. Procedures: Units shall formulate schemes and submit dossiers via evaluating agencies defined in Article 17 of this Decree to authorities competent to set up social relief establishments.

Article 17.- Evaluating agencies and responsibility to evaluate dossiers

1. Evaluating agencies

a/ For social relief establishments to be set up under decisions of ministers or heads of ministerial-level agencies. Organization and Personnel Departments or Committees shall act as evaluating agencies.

b/ For social relief establishments to be set up under decisions of provincial-level People's Committees, provincial-level Services of Labor. War Invalids and Social Affairs shall act as evaluating agencies.

c/ For social relief establishments to be set up under decisions of district-level People's Committees, district-level Home Affairs. Labor. War Invalids and Social Affairs Sections or Lab War Invalids and Social Affairs Sections shall act as evaluating agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Evaluating agencies defined in Article 17 or" this Decree shall receive dossiers and grant receipts to dossier submitters, and. within 15 working days after receiving the complete and valid dossiers, evaluate and submit the dossiers to authorities competent to decide on the setting up of social relief establishments.

b/ In case conditions for the setting up of a social relief establishment are not fully met. the authority with the setting-up competence shall reply in writing, clearly stating the reasons.

Article 18.- Contents subject to evaluation

1. The necessity, legal grounds and conditions for setting up social relief establishments: factors to ensure the operation and feasibility of schemes: impacts and efficiency of social relief establishments.

2. Each content subject to evaluation must be enclosed with clear conclusions, ensuring objectivity and truthfulness.

Article 19.- Setting-up competence

The competence to permit the setting up and operation of social relief establishments is defined as follows:

1. Ministers or heads of ministerial-level agencies shall decide on the setting up of social relief establishments under their management.

2. Presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities shall decide, or decentralize others to decide on the setting up of social relief establishments which will operate in their provinces or cities and public social relief establishments which operate in district-level administrative units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Within 20 working days after receiving written requests from evaluating agencies, persons competent to set up social relief establishments defined in Clauses 1,2 and 3 of this Article shall issue decisions setting up the social relief establishments.

Article 20.- Dissolution

1. Social relief establishments which fail to satisfy the conditions specified in Articles 10, 11, 12 and 13. Chapter II of this Decree.

2. Persons competent to dissolve social relief establishments are those with the competence to decide on the setting up of social relief establishments.

3. A dossier of application for the dissolution of a social relief establishment comprises:

a/ A dissolution application, clearly stating the reason;

b/ A property and financial list and handling options;

c/ A list of beneficiaries and handling options upon dissolution.

4. Within 20 days after receiving a dissolution application dossier, the person with the dissolving competence shall issue a decision dissolving the social relief establishment. A social relief establishment may not automatically dissolve when the competent person's dissolution decision has not yet been issued.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Changes of names, head offices directors or operation regulation of social relief establishments

A social relief establishment which wishes to change its name, head office, director or operation regulation shall send a written request to its managing agency and the person issuing the setting-up decision. Within 20 days after receiving that request, the person issuing the setting-up decision shall give a written reply: past this time limit, if not receiving any written reply, the social relief establishment may effect such change.

Article 22.- Compiling dossiers for management of beneficiaries

A social relief establishment shall compile and manage an individual dossier of every beneficiary. Such a dossier comprises:

1. An application, made by the beneficiary or his/her family, relative or guardian, with request of the village chief and the commune-level People's Committee of the locality where that beneficiary resides;

2. A resume of the beneficiary, certified by the commune-level People's Committee;

3. A birth certificate, for children (for abandoned children, birth registration procedures must be carried out under Article 16 of the Government's Decree No. 158/2005/ND-CP of December 27. 2005. on civil status registration and management):

4. A competent health agency's written certification of the disability, for disabled people (if any), mental patients or HIV/AIDS-infected persons:

5. A written record, in emergency circumstances threatening the life of the beneficiary:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. A written request of the president of the district-level People's Committee addressed to the agency managing the social relief establishment (if the beneficiary is admitted to the provincial-level social relief establishment);

8. The admission decision of the head of the managing agency, or the contract:

9. The decision consigning the beneficiary to his/her family or the community or ceasing to provide allowances and granting the burial fee (in case the beneficiary died); or the contract liquidation written record:

10. Documents related to the beneficiary during the time he/she lives in the social relief establishment.

Article 23.- Procedures for admitting beneficiaries

1. Beneficiaries (or their relatives) shall make applications for admission into social relief establishments, enclosed with their resumes with the certification and request of commune-level People's Committees of localities where the beneficiaries register their permanent residence: for chronic mental patients, the applications must be enclosed with medical records and examination conclusions of district- or higher-level medical establishments.

2. In emergency circumstances, there must be written certification of social relief establishments.

3. For voluntary beneficiaries, there must be contracts between directors of social relief establishments and beneficiaries or their representatives.

Article 24.- Competence to admit beneficiaries to. and send them out of. social relief establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Directors of social relief establishments shall issue decisions admitting beneficiaries defined in Clause 3 Article 5 of this Decree.

3. Directors of social relief establishments shall decide to send out of social relief establishments beneficiaries defined in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 5 of this Decree.

Chapter IV

DOSSIERS OF AND PROCEDURES FOR THE SETTING UP AND DISSOLUTION OF NON-PUBLIC SOCIAL RELIEF ESTABLISHMENTS

Article 25.- A dossier for setting up a nonpublic social relief establishment comprises:

1. A setting-up application.

2. A setting-up scheme (under Clause 1, Article 16 of this Decree).

3. Valid papers on land use rights and rights to own houses or assets attached to land in service of the operation of the establishment.

4. A draft operation regulation (under Clause 1. Article 16 of this Decree).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Written opinions of the commune-level People's Committee, clearly stating its approval or disapproval of the location where the establishment will be headquartered.

7. Written evaluations and requests of provincial-level mass or religious organizations for social relief establishments of mass or religious organizations under the deciding competence of provincial-level People's Committees.

Article 26.- The procedures for setting up. dissolving, or changing names, head offices, directors or operation regulations of. non-public social relief establishments comply with Articles 16,17,19,20 and 21 of this Decree.

Article 27.- Competence to admit beneficiaries to be nurtured

1. Directors of social relief establishments shall issue decisions admitting beneficiaries or sign contracts with beneficiaries (or their representatives) who volunteer to contribute funds.

2. For beneficiaries entitled to state budget-funded nurture allowances, the competence to admit them is defined in Clause 1, Article 24 of this Decree.

3. Directors of social relief establishments shall decide to send beneficiaries out of social relief establishments.

Article 28.- The dossiers and procedures for consideration and admission of beneficiaries comply with Articles 22 and 23 of this Decree.

Article 29.- Directors of social relief establishments shall decide on the organizational structures; contracts, recruitment and arrangement of staff members, and work time for the performance of the task to care for and nurture beneficiaries under the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, BRANCHES AND LOCALITIES

Article 30.- Responsibilities of ministries and branches

1. The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall assist the Government in performing the unified state management of social relief establishments nationwide, and shall:

a/ Formulate and promulgate professional criteria for staff members of social relief establishments.

b/ Guide and provide professional training to improve skills to care for beneficiaries and manage social relief establishments.

c/ Guide and support the operation of the Association of Directors of Social Relief Establishments.

d/ Examine, inspect, and settle complaints and denunciations about the operation of social relief establishments.

e/ To review and report to the Prime Minister on the operation of social relief establishments.

2. The Ministry of Health shall provide guidance on healthcare and orthopedics-functional rehabilitation for disabled people and mental patients in social relief establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Finance shall allocate operating funds to public social relief establishments in accordance with the State Budget Law and guiding documents.

5. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in performing the state management of the operation of social relief establishments.

Article 31.- Responsibilities of People's Committees at all levels

People's Committees at all levels shall perform the state management of social relief establishments under their management and snail:

1. Allocate operating funds to public social relief establishments:

2. Support funds for nurturing beneficiaries whom competent state management agencies agree to admit, and create conditions for nonpublic social relief establishments according to current management decentralization.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32.- Effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To annul the Government's Decree No. 25/ 2001/ND-CP of May 31,2001, promulgating the Regulation on the setting up and operation of social relief establishments, and all previous regulations which are contrary to this Decree.

3. Social relief establishments set up and operating before the effective date of this Decree shall refer to the conditions specified in Chapter II of this Decree for their reorganization within 36 months: social relief establishments set up after the effective date of this Decree shall observe the provisions of this Decree.

Article 33.- Implementation responsibilities

The Ministry- of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 68/2008/ND-CP of May 30, 2008, prescribing conditions and procedures for the setting up. organization, operation and dissolution of social relief establishments.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.042

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.55.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!