Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 20/VBHN-BCT 2014 Thông tư quản lý phương tiện chữa cháy kho sản phẩm dầu mỏ

Số hiệu: 20/VBHN-BCT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 09/05/2014 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 20/VBHN-BCT

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - CÔNG AN SỐ 15/2001/TTLT-BTM-BCA NGÀY 10 THÁNG 05 NĂM 2001 QUY ĐỊNH VIỆC TRANG BỊ VÀ QUẢN LÝ CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TRONG CÁC KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DU MỎ

Thông tư Liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10 tháng 5 năm 2001 của Bộ Thương mại và Bộ Công an về việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2001, được sửa đổi, bổ sung bi:

Thông tư số 09/2002/TT-BTM ngày 11 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc hiệu chnh thông s kỹ thuật lng tạo bọt AFC-170 và AFC-330 trong Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/05/2001, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2002.

Căn cứ Chỉ thị số 237/TTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính ph về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và để đáp ứng yêu cu trang bị, quản lý phương tiện chữa cháy cho các kho dầu mỏ và sản phm dầu mỏ.

Bộ Thương mại - Công an quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu m và sản phẩm dầu mỏ như sau:[1]

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Thông tư này quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy để áp dụng cho các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lng trên phạm vi cả nước, không áp dụng cho các kho chứa khí đốt hóa lỏng (LPG), các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ xây dựng trong hang hoặc trên mặt nước.

1.2. Khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, m rộng và vận hành khai thác các kho dầu m và sản phẩm dầu mỏ phải căn cứ vào Thông tư này đ tính toán và trang bị phương tiện chữa cháy.

1.3. Các thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1.3.1. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là cơ s dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát dầu mỏ và sản phẩm dầu m ở dạng lỏng.

1.3.2. Hệ thng chữa cháy là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật hợp thành một hệ thống hoàn chnh chuyên dùng để dập tắt các đám cháy.

1.3.3. Hệ thống chữa cháy cố định là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ống và chất chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy được lắp đặt cố định.

1.3.4. Hệ thống chữa cháy bán cố định là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ng và chất chữa cháy dùng để dập tắt đám cháy mà một phần được lp đặt cố định, phần còn lại khi cha cháy mới lắp nối hoàn chnh.

1.3.5. Chất chữa cháy là chất tự nhiên hoặc các hợp chất có tác dụng làm ngừng cháy và dập tắt cháy (bao gồm: Chất tạo bọt hòa không khí, nước, bột, bọt hóa học, khí trơ v.v...)

1.3.6. Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt là lượng dung dịch chất tạo bọt phun vào đám cháy trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích (l/s.m2).

1.3.7. Bọt chữa cháy có bội số nở thấp là bọt khi có sự tác động của thiết bị kỹ thuật thì có độ nở nhỏ hơn hoặc bng 20 lần so với thể tích ban đầu của dung dịch chất tạo bọt.

1.3.8. Bọt chữa cháy có bội số n trung bình là bọt khi có sự tác động của thiết bị kỹ thuật thì có độ n từ lớn hơn 20 đến 200 lần so với thể tích ban đầu của dung dịch chất tạo bọt.

1.3.9. Phương tiện chữa cháy là các máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất và các công cụ h trợ khác chuyên sử dụng vào mục đích chữa cháy,

1.3.10. Phương tiện chữa cháy ban đầu là các dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy được trang bị đủ để dập tắt các đám cháy mới phát sinh còn ở quy mô nhỏ.

2. TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY

2.1. Đối với các kho dầu m và sản phẩm dầu mỏ phải trang bị xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy như sau:

2.1.1. Kho dầu m và sản phẩm dầu mỏ có dung tích chung lớn hơn 50.000m3 phải có ít nhất hai xe chữa cháy.

2.1.2. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có dung tích chung từ 15.000 đến 50.000m3 phải có ít nhất một xe chữa cháy và một máy bơm chữa cháy di động.

2.1.3. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có dung tích chung nhỏ hơn 15.000 m3 phải có ít nht một máy bơm chữa cháy di động và một máy bơm dự phòng có cùng tính năng kỹ thuật với bơm chính.

2.1.4. Xe chữa cháy và máy bơm chữa cháy di động trang bị cho kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải đm bo lưu lượng, áp lực cần thiết và phải có tính năng chữa cháy bằng nước và bng bọt.

2.2. Tại kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu với số lượng, chủng loại cụ thể quy định Phụ lục 1 (được ban hành kèm theo Thông tư này). Riêng đối với các loại bình chữa cháy, ngoài số lượng cần trang bị như quy định Phụ lục 1, cần phải trang bị thêm một lượng dự trữ theo từng chủng loại và được tính trên nguyên tắc sau đây:

- Đến 5 bình thì lượng dự trữ thêm là 2 bình;

- Có từ 6 đến 10 bình thì lượng dự trữ thêm là 2 + 1 = 3 bình;

- Có từ 11 đến 15 bình thì lượng dự tr thêm là 3 + 1 = 4 bình;

- Có từ 16 đến 20 bình thì lượng dự tr thêm là 4 + 1 = 5 bình;

Tương tự như vậy để tính lượng bình dự trữ cho các số lượng tiếp theo.

2.3. Tại các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải được trang bị hệ thống chữa cháy cố đnh hoặc bán cố định. Việc trang bị hệ thng cha cháy cố định hoặc bán c đnh phụ thuộc vào kích thước và dung tích b chứa được quy định cụ th như sau:

2.3.1. Các trường hợp phải trang bị hệ thống chữa cháy cố định:

- Các bể ni có đường kính bằng hoặc lớn hơn 18 m;

- Các bể nổi có dung tích bằng hoặc lớn hơn 2000m3;

- Các bể nổi có chiều cao bng hoặc lớn hơn 15m;

- Các bể nửa nổi, nửa ngầm có dung tích lớn hơn 4000m3;

2.3.2. Các trường hp phải trang bị hệ thống chữa cháy bán cố định:

- Các b nổi loại có đường kính nh hơn 18m;

- Các bể nổi có dung tích từ 400m3 đến dưới 2000m3;

- Các b nổi có chiều cao từ 6m đến dưới 15m;

- Các bể nửa nổi, nửa ngm có đường kính nhỏ hơn 18m;

- Các b nửa nổi, nửa ngầm có dung tích từ 800 m3 đến 4000 m3;

- Các bể ngầm có dung tích bằng hoặc ln hơn 1000 m3;

2.4. Đối với các trường hợp phải trang bị hệ thống chữa cháy bán cố định thì tối thiểu các thiết bị sau đây của hệ thng chữa cháy phải được lp đặt cố định:

- Đối với bể nổi, bể nửa nổi nửa ngầm: Lăng tạo bọt, ng dẫn dung dịch chất tạo bọt, đưng ống tưới mát thành bể phải được lắp đặt cố định vào bể và kéo dài tối thiểu tới họng chờ đặt ngoài đê bao.

- Đối với bể ngầm: Máy bơm, cụm van, thiết bị chứa chất tạo bọt (chứa dung dịch chất tạo bọt), thiết bị trộn bọt, đường ống dn dung dịch chất tạo bọt, đường ống dẫn nước đến họng chờ ngoài đê bao phải được lắp cố định.

Ngoài yêu cầu tối thiểu trên đây, tùy tình hình đặc điểm của công trình để xem xét quyết định lắp cố định thêm các thiết bị hạng mục khác của hệ thống chữa cháy.

2.5. Trong một cụm bể nếu có nhiều loại b với kích thước khác nhau, thì khi thiết kế hệ thống chữa cháy cho cụm bể phải lấy theo bể có kích thước lớn nhất và yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy cao nhất.

2.6. Đối với các bể có dung tích nh hơn 400 m3 thì sử dụng xe hoặc máy bơm chữa cháy được trang bị tại kho.

2.7. Việc lựa chọn và tính số lượng, chủng loại lăng tạo bọt dùng để chữa cháy cho các bể chứa phải căn cứ vào đường kính bể chứa, loại dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ chứa trong bể, Đặc tính kỹ thuật của một số lăng tạo bọt quy định ở Phụ lục 2 (được ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc có thể sử dụng những thiết bị tạo bọt khác có tính năng tương đương và phải được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đồng ý.

2.8. Lượng chất tạo bọt, lượng nước cha cháy và các phương tiện chữa cháy khác trang bị trong kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ được xác định theo phương pháp tính ở Phụ lục 3 (được ban hành kèm theo Thông tư này).

2.9. Thời gian phun tối thiểu và cường độ phun dung dịch chất tạo bọt để chữa cháy cho các b chứa được quy định như sau:

2.9.1. Trường hợp lăng tạo bọt lắp cố định trên bể sử dụng chất tạo bọt có bội số nở trung bình thì thực hiện theo quy định tại bảng 1.

Bảng 1

STT

Loại dầu m và sản phm dầu mỏ

Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (I/s.m2)

Thời gian phun (phút)

1

Đối với dầu mỏ và sản phẩm du mỏ có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn hoặc bng 28°C.

0,08

10

2

Đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn 28°C

0,05

10

2.9.2. Trường hợp lăng tạo bọt lắp c định trên b sử dụng cht tạo bọt có bội s nở thp thì thực hiện theo quy định tại bảng 2.

Bảng 2

Số TT

Loại dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ

Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (l/s.m2)

Thời gian phun tối thiểu (phút)

Lăng tạo bọt lắp theo kiểu I

Lăng tạo bọt lắp theo kiểu II

1

Đi với du mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy nh hơn 37,8°C

0,068

30

55

2

Đi với du mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy từ 37,8°C ¸ 93,3°C

0,068

20

30

3

Du thô

0,068

30

55

Trong đó:

- Lăng tạo bọt lắp theo kiểu I của bảng 2 là lăng có máng dẫn bọt lên bề mặt chất lỏng để không làm chìm bọt hoặc khuấy động bề mặt chất lỏng.

- Lăng tạo bọt lắp theo kiểu II của bảng 2 là lăng có tấm chắn phía trước để hướng bọt vào một vị trí, từ đó bọt lan trên bề mặt chất lỏng làm giảm chìm bọt và sự khuấy động bề mặt chất lỏng.

2.9.3. Trường hợp lăng tạo bọt di động cầm tay sử dụng chất tạo bọt có bội số nở trung bình thì thực hiện theo quy định tại bảng 1. Trường hợp lăng tạo bọt di động cầm tay sử dng cht tạo bọt có bội số nở thấp thì thực hiện theo quy định tại bảng 3.

Bảng 3

Số TT

Loại dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ

Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (l/s.m2)

Thời gian phun tối thiểu (phút)

1

Đi với du mỏ và sản phm du mỏ có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn hoặc bng 37,8°C

0,108

65

2

Đi với dầu mỏ và sản phm du mỏ có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn 37,C và nhỏ hơn hoặc bằng 93,3°C

0,108

50

3

Dầu thô

0,108

65

2.10. Hệ số dự trữ chất tạo bọt (K) dùng cho chữa cháy các bể chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng được quy định như sau:

- Đối với chất tạo bọt có bội số n trung bình: K = 3

- Đối với chất tạo bọt có bội số n thấp: K = 2.

2.11. Tại các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu m phải thiết kế riêng hệ thống ống dẫn dung dịch chất tạo bọt và hệ thống ống dẫn nước tưới mát. Đối vi hệ thống chữa cháy c định bằng bọt có sử dụng thiết bị định lượng bằng bơm bọt riêng, độc lập với máy bơm nước thì cần phải bố trí máy bơm bọt dự phòng có công suất tương đương với công suất máy bơm bọt chính.

2.12. Cường độ và thời gian tưới mát chu vi bể bị cháy và một nửa chu vi các blân cận nằm trong khoảng cách bằng hoặc nhỏ hơn hai lần đường kính của bể bị cháy được quy định như sau:

2.12.1. Cường độ tưới mát:

- Đối với bể bị cháy: 0,5 lít/giây trên 1m chu vi bể.

- Đối với bể lân cận: 0,2 lít/giây trên 1m chu vi bể.

- Đi với bể nửa nổi, nửa ngầm: Cường độ nước tưới mát được giảm 50% so với bể nổi.

2.12.2. Lưu lượng tưới mát đối với bể ngầm (kể cả bể bị cháy và bể lân cận) bao gồm lưu lượng nước tưới mát làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, làm mát bề mặt phía trên bể ngầm lân cận và làm mát người làm nhiệm vụ chữa cháy được tính như sau:

- 10 lít/giây đối với bể có dung tích từ 100 ¸ 1000m3;

- 20 lít/giây đối với bể có dung tích từ 1001 ¸ 5000m3;

- 30 Iít/giây đối với b có dung tích từ 5001 ¸ 30.000m3;

- 50 lít/giây đối với bể có dung tích từ 30.001 ¸ 50.000m3;

2.12.3. Thời gian để tính lượng nước tưới mát bể bị cháy và bể lân cận bể bị cháy phải lấy ít nhất là 3 giờ.

2.13. Lượng nước và cht tạo bọt (kể cả để chữa cháy và tưới mát dự trữ) phải luôn đầy đủ theo yêu cầu. Trường hợp bị thiếu do hao hụt hoặc do sử dụng thì phải bsung ngay. Thời gian phục hồi đủ lượng nước dự trữ chậm nhất là 48 giờ, trường hợp những nơi hiếm nước thì thời gian bổ sung đủ lượng nước dự tr cho phép kéo dài hơn nhưng không được vượt quá 96 giờ; thời gian bổ sung đủ lượng cht tạo bọt dự trữ chậm nhất là 48 giờ.

2.14. Trong những trường hợp cụ thể, việc trang bị phương tiện chữa cháy tại kho du mỏ và sản phẩm dầu mỏ không thể thực hiện theo quy định của Thông tư này thì phải có các giải pháp kỹ thuật khác và phải được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Bộ Công an đồng ý bằng văn bn.

3. QUẢN LÝ CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TRONG CÁC KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ

3.1. Cơ quan chủ quản các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có trách nhiệm:

- Tổ chức, huấn luyện và kiểm tra các bộ phận, cá nhân làm nhiệm vụ bảo quản và sử dụng các phương tiện chữa cháy.

- Đảm bảo kế hoạch tài chính hàng năm đủ trang bị và quản lý phương tiện chữa cháy.

3.2. Cá nhân, bộ phận được giao trách nhiệm bảo quản và s dụng các phương tiện cha cháy phải tổ chức thực hiện những nhiệm vụ:

3.2.1. Thường xuyên và định kỳ kiểm tra hoạt động của hệ thống chữa cháy đảm bảo hệ thống này luôn hoạt động tốt và sẵn sàng chữa cháy.

3.2.2. Đnh kỳ ít nhất mỗi năm một lần tiến hành kiểm tra toàn diện và bảo dưỡng hệ thống chữa cháy đối với các trang thiết bị sau đây:

- Kiểm tra tình trạng hoạt động, độ kín mối nối giữa lăng tạo bọt và thành bể, các lưới tạo bọt;

- Kiểm tra tình trạng hoạt động, độ kín của van điều chnh Ezectơ (Ejector);

- Kiểm tra độ kín của các van điều chnh, sơn lại những chỗ bị han g ca bể chứa chất tạo bọt;

- Kiểm tra mức độ ăn mòn và biến dạng của đường ống dẫn nước và dẫn dung dịch;

- Kim tra độ han g của các bộ lọc;

- Kiểm tra độ kín của các mi nối, rà lại các van bị hở;

- Kiểm tra chất tạo bọt hoặc dung dịch chất tạo bọt;

- Kiểm tra nguồn nước chữa cháy.

3.2.3. Tổ chức tiến hành th thủy lực để kiểm tra độ kín và độ bền của toàn hệ thống ống dẫn nước và ống dẫn dung dịch, áp suất thử nghiệm bng 1,25 lần áp sut làm việc và thau rửa làm sạch bên trong ống ít nhất 3 năm 1 lần.

3.2.4. Sử dụng, bo dưỡng, sa chữa xe cha cháy, máy bơm chữa cháy và các trang thiết bị theo xe và máy bơm được thực hiện theo quy định chung của Bộ Công an.

3.2.5. Phi kiểm tra về số lượng, chất lượng và vị trí lắp đặt đối với phương tiện chữa cháy ban đầu, ít nhất mi tháng một lần; nếu không đảm bo quy định phi bổ sung và khắc phục kịp thời.

3.2.6. Khi bố trí các bình chữa cháy phải để nơi khô ráo, thoáng mát, dễ thấy, dễ lấy, và không được:

- Để ngoài trời, hoặc nơi có nhiệt độ cao hơn 55°C;

- Để bụi bám vào van an toàn, vòi bình;

- Để tc nghẽn vòi, loa phun;

- Để hai loại thuốc A và B trộn lẫn với nhau khi vận chuyển và bảo quản

- Va đập vật cứng vào bình và van an toàn.

3.2.7. Khi nhập chất chữa cháy vào kho phải có tài liệu kỹ thuật và đơn hóa nghiệm trong đó ghi rõ nước sản xuất, số hiệu lô hàng, hãng sản xuất, trọng lượng lô hàng, các tiêu chuẩn hóa lý và thời hạn sử dụng.

3.2.8. Thời hạn kiểm tra chất lượng cht tạo bọt và dung dịch chất tạo bọt được quy định như sau:

- Đối với chất tạo bọt đã pha sn: ít nhất sáu tháng một lần.

- Đối với chất tạo bọt nguyên chất: ít nhất một năm một lần.

Phương pháp kiểm tra chất lượng tạo bọt và dung dịch chất tạo bọt quy định ở Phụ lục 4 (được ban hành kèm theo Thông tư này).

3.3. Khi phát hiện các phương tiện chữa cháy bị thiếu, hư hỏng hoặc chất lượng kém thì phải b sung, thay thế kịp thời.

3.4. Kết quả kiểm tra định kỳ tháng, quý, năm các phương tiện chữa cháy phải lập thành biên bản gửi lên cơ quan chủ quản và lưu hồ sơ cơ s.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Thủ trưng các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệm vụ:

- Thực hiện đúng quy định ca Thông tư này;

- Tổ chức huấn luyện kiến thức, nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy; về quản lý, bo qun, sử dụng phương tiện chữa cháy cho cán bộ công nhân viên.

- Thường xuyên kim tra việc thực hiện chế độ quản lý và bảo quản phương tiện chữa cháy để phát huy tốt nhất tính năng và hiệu quả chữa cháy.

4.2. Cục Cnh sát phòng cháy chữa cháy Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý Nhà nước v PCCC có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc tổ chức thực hiện Thông tư này.

4.3. Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình phi hợp chặt chẽ cùng Bộ Thương mại - Công an đ ch đạo thực hiện tt Thông tư này.

4.4. Mọi vi phạm quy định tại Thông tư này tùy theo mức độ mà xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

4.5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Thông tư Liên Bộ s 3053/TTLB ngày 27/12/1979 của Liên Bộ Vt tư - Nội vụ.[2]

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì cần báo cáo về hai Bộ Thương mại - Công an để có hướng dẫn giải quyết kịp thời.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương
- Lưu: VT, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng


PHỤ LỤC 1

TIÊU CHUẨN TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY BAN ĐẦU TẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT/BTM-BCA)

Bảng 4

STT

Tên hạng mục công trình

Xe đẩy bt**3 25 Kg

Bình khí CO2

Bình bột**

Thùng cát

Xẻng (cái)

Chăn (m)****

Phuy nước 200L (cái)

múc nước (cái)

Ghi chú

1,5-2 kg

5-6 kg

6-10 kg

0,3 m3

1m3

1x1

1x1,5

1x2

1

Dàn xuất nhập ô tô xi téc

1

1

1

1

2

Mỗi họng xuất một bình 6- 10 Kg

2

Xuất nhập đường sắt

1

Mỗi phía một xe đẩy

- Một phía

1

1

1

2

Mỗi họng xuất 1 bình

- Hai phía

1

2

2

4

3

Trạm bơm xăng dầu (£ 50 m2 sàn)*

2

2

Có thể thay bình CO2 bằng bình bt

4

Kho chứa sản phm đóng thùng (£ 200m2 sàn)*

1

2

5

Nơi đóng đầu phuy (£ 50m2 sàn)*

2

1

1

2

6

Cột bơm trong kho

2

1

7

Cụm van (£ 50m2)*

2

2

1

1

2

Bình CO2 sử dụng cho cụm van điện, bình bột cho van thường

8

Cầu tầu và công trình xuất nhập bằng đường thủy (£ 50m dài)*

1

2

4

1

1

2

9

Trạm động cơ điện máy bơm

1

Cho từng động cơ trạm bơm chính

10

Bãi dầu phuy (£ 100m2 sàn)*

2

1

2

2

11

Phòng thí nghiệm (£ 50m2 sàn)*

1

2

2

2

4

12

Xưởng hàn điện, hàn hơi (£ 50m2 sàn)*

1

1

1

1

2

13

Buồng máy nén khí

1

1

Từng phòng

14

Trạm pha chế, tái sinh dầu (£ 100m2 sàn)*

1

1

2

1

2

2

2

4

15

Xưởng cơ khí (£ 200m2 sàn)*

1

2

3

1 tầng
2
bình

16

Buồng, phòng sinh hoạt (£ 200m2 sàn)*

1

1

17

Trung tâm máy tính

2

18

Kho vật tư (£ 50m2 sàn)*

1

2

19

Khu nồi hơi (£ 100m2 sàn)*

1

2

20

Trạm bơm nước

1

21

Trạm biến thế

2

1

22

Gara ôtô (£ 100m2 sàn)*

1

2

2

2

4

23

Trạm phát đin

1

1

24

Các ngôi nhà:

- Hạng A và B (£ 200m2 sàn)*

2

3

1

1

2

- Hạng C và D (£ 300m2 sàn)*

2

- Hng D(£ 400m2 sàn

2

* Giá trị trong ngoặc đơn là đơn vị tính

** Có thể thay thế xe đẩy bột bng xe đẩy bọt OVP100 hoặc các xe đẩy bọt khác có tính năng tương đương

*** Bình bột 6 - 10 kg có thể được thay bằng bình bọt AB 10 lít

**** Khi trang bị bằng chăn tẩm chất chống cháy hoặc chăn amiang thì không phải trang bị phuy nước và xô.

PHỤ LỤC 2

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ LĂNG TẠO BỌT VÀ CHẤT TẠO BỌT
(Ban hành theo Thông tư liên tịch s 15/2001/TTLT/BTM-BCA)

Bảng 5

1. Những thông s k thuật cơ bản của một s lăng tạo bọt:

TT

Tên lăng tạo bọt

Lưu lượng (l/s)

Áp suất làm việc (kg/cm2)

Đ nở của bọt (ln)

Tầm phun xa (m)

Dung dịch bt

Bọt

1

GBP 600

6

600

4-6

100

2

GBP 2000

20

2000

4-6

100

3

AFC (GFC) 90

3,08-9,53

19,42-60,05

2,7 ¸ 6,9

6,3

4

AFC (GFC) 170

5,93-17,22[3]

37,11-66,15

2,7 ¸ 6,9

6,3

5

AFC (GFC) 330

11,55-38,48[4]

55,88-90,4

2,7 ¸ 6,9

6,3

6

AFC (GFC) 550

22,08-61,81

139,12-389,44

2,7 ¸ 6,9

6,3

7

KR - S2

3,3

50

5,1

15

26

8

KR - S4

6,7

100

5,1

15

30

9

KR - S8

13,3

200

5,1

15

38

2. Những thông số kỹ thuật cơ bản của một số loại chất tạo bọt:

Bng 6

STT

Những thông s kỹ thuật cơ bn

Loi cht to bt

PO1

Morpen

AFC-5A

AFFF-3% AFC-3A

AFFF-6% AFC-3

FP70

FP570

Petroseal 3%

Petroseal 6%

1

Tỷ trọng không nhỏ hơn (g/cm3)

1,1

1,05-1,1

1,014

1,01

1,15-1,17

1,12

1,16

1,131

2

Nồng độ trong dung dch nước (%)

4-6

6

3

3

6

4-6

4-6

3

6

3

Độ nở của bọt không nhỏ hơn (lần):

- Bọt có độ nở thấp

6,3

5

5

8,5

8,5

8,5

8,5

- Bọt có độ nở trung bình

> 70

> 70

4

Độ bền của bọt không nhỏ hơn (phút)

4,5

4,5

4

4

4

8

7

5

5

5

Độ PH

7-9

8-10

6,25-6,3

7,3-7,8

7,5-8,5

7

7

7

7

PHỤ LỤC 3

PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHẤT TẠO BỌT, NƯỚC CHỮA CHÁY TRONG CÁC KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẢM DẦU MỎ
(Ban hành theo Thông tư liên tịch s 15/2001/TTLT/BTM-BCA)

1. Tính lưu lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa bể cháy.

Qct = Sc . Jct , (l/s)          [3-1]

Trong đó:

Qct - Lưu lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa cháy (l/s);

Sc - Diện tích bề mặt bể cháy, (m2)

Jct - Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (l/s.m2);

* Khi sử dụng lăng tạo bọt gắn cố định trên bể thì Jct được lấy như sau:

- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở trung bình Jct lấy theo bảng 1, mục 2.9.1;

- Trường hp dùng chất tạo bọt có bội số nở thấp Jct lấy theo bảng 2, mục 2.9.1.

* Khi s dụng lăng tạo bọt cầm tay thì Jct được lấy như sau:

- Trường hp dùng chất tạo bọt có bội số n trung bình Jct lấy theo bảng 1, mục 2.9.1;

- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở thấp Jct ly theo bảng 3, mục 2.9.2;

2. Tính số lượng lăng tạo bọt cần thiết để chữa cháy.

NLTB =  (chiếc)         [3-2]

Trong đó:

NLTB - Số lượng lăng tạo bọt (NLTB - lấy số nguyên lớn hơn số lượng tính được)

qL - Lưu lượng phun dung dịch chất tạo bọt của một lăng, (l/s).

3. Tính lượng dung dịch chất tạo bọt dự tr cần thiết để chữa bể cháy:

Wdd = K. NLTB . qL.t + Wđ (lít)      [3-3]

Trong đó:

Wdd - Lượng dung dịch chất tạo bọt dự trữ cần thiết, (lít).

t - Thời gian phun dung dịch, (giây)

(t lấy theo bảng 1, 2 mục 2.9.1 và bảng 3 mục 2.9.2).

Wđ - Lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ống, (lít)

K- Hệ số dự trữ (lấy theo mục 2.10)

Wđ = (0,785 )      (lít).

Trong đó:

di, li, Đường kính và độ dài của từng loại ống dẫn (m).

Wđ - ch tính cho trường hợp sử dụng hệ thống chữa cháy cố định.

Nếu lượng dung dịch cht tạo bọt ứ đọng trong đường ống tính được nhỏ hơn hoặc bng 5% lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa cháy thì không cộng thêm vào, nếu lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ng tính được lớn hơn 5% lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa cháy thì phải cộng thêm.

4. Tính lượng chất tạo bọt cần thiết dự trữ trong kho để chữa cháy:

WCTB = Wdd , (lít)    [3-4]

Trong đó:

CB - Nồng độ chất tạo bọt trong dung dịch chất chữa cháy, (%).

5. Tính lượng nước cần thiết để pha chất tạo bọt thành dung dịch

WN = Wdd , (lít)       [3-5]

Trong đó:

CN - nồng độ nước trong dung dịch chất tạo bọt (%);

6. Tính lưu lượng nước cần thiết để tưới mát b bị cháy và tưới mát các bể lân cận:

qTM = Pc.J1 + 0,5 J2  (l/s)    [3-6]

Trong đó:

Pc - Chu vi bể bị cháy (m);

Pi - Chu vi bể lân cận bể bị cháy trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần đường kính bể bị cháy (m);

J1 - Cường độ phun nước tưới mát bể bị cháy (l/s.m);

J2 - Cường độ phun nước tưới mát bể lân cận (l/s.m);

(J1 và J2 lấy theo mục 2.12.1.)

7. Tính lượng nước cần thiết để tưới mát bể bị cháy và tưới mát bể lân cận:

WTM = qTM . t (lít)                       [3-7]

Trong đó:

t - Thời gian tưới mát bể bị cháy và tưới mát bể lân cận (t = 3 giờ)

8. Tính lượng nước cần thiết dự trữ trong kho để chữa cháy:

WDT =  (m3)               [3-8]

Ghi chú: Tính lượng chất tạo bọt chữa cháy cho một kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải tính riêng cho từng trường hợp sau:

1. Trường hợp kho chứa nhiều loại sản phẩm dầu mỏ khác nhau

a) Đối vi kho sử dụng chất tạo bọt bội số nở thấp:

- Tính cho bể có đường kính lớn nhất chứa sản phẩm có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn 37,8°C.

- Tính cho bể có đường kính lớn nhất cha sn phẩm có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn hoặc bằng 37,8°C.

So sánh hai kết quả tính, số lượng chất tạo bọt lớn hơn là số lượng chất tạo bọt cần chữa cháy cho kho.

b) Đi vi kho sử dụng chất tạo bọt bội s nở trung bình:

- Tính cho bể có đường kính lớn nhất chứa sản phẩm có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn 28°C.

- Tính cho bể có đường kính lớn nhất chứa sản phẩm có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn hoặc bng 28°C.

So sánh hai kết quả tính, số lượng chất tạo bọt lớn hơn là số lượng chất tạo bọt cần chữa cháy cho kho.

2. Trường hợp kho chỉ chứa 1 loại sản phẩm dầu mỏ: Khi sử dụng chất tạo bọt có bội s n thấp, hoặc bội số n trung bình thì ch tính cho bể có đường kính lớn nhất.

PHỤ LỤC 4

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHẤT CHỮA CHÁY.
(Ban hành theo Thông tư liên tịch s 15/2001/TTLT/BTM-BCA)

1. Phương pháp kiểm tra chất lượng của chất bọt hóa học A-B:

1.1 .Xác định độ nở của bọt:

Sau khi pha chất tạo bọt A và B, lấy dung dịch chất tạo bọt vào ống đong có chia độ thể tích 1000 cm3 và lc đều. Tỷ lệ giữa dung dịch chất A-B theo quy định sau:

- Bình bọt Trung Quốc: 1,5 cm3 chất A và 7 cm3 chất B.

- Bình bọt Nga: 4 cm3 chất A và 85 cm3 chất B.

Thể tích bọt tạo thành theo mức bọt cao nhất trong ống đong - t lệ giữa thể tích của bọt và th tích chất A-B ban đầu là độ nở của bọt.

Nếu bọt tạo thành dẻo, mịn, độ nở lớn hơn hoặc bằng 6 lần tr lên là chất tạo bọt tốt.

1.2. Xác định độ bền của bọt:

Chất tạo bọt hóa học được đánh giá là tốt, nếu thể tích bọt nhận được theo mục 1.1 sau 20 phút bị giảm không quá 20%.

1.3. Thời gian kiểm tra: 3 tháng 1 lần.

2. Phương pháp kiểm tra chất tạo bọt hòa không khí:

2.1. Phương pháp lấy mẫu:

- Đối với chất tạo bọt nguyên chất: M 5% số bao bì (không dưới 2 bao trong 1 lô), lấy mẫu cho vào bình thủy tinh sạch.

- Đối với chất tạo bọt pha sẵn: Lấy mẫu chung của dung dịch trong bể chứa cho vào bình thủy tinh sạch.

Đậy nút kín và dán nhãn lên bình, trên nhãn ghi rõ số hiệu của lô chất tạo bọt và ngày tháng lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

2.2. Xác định t trọng:

Rót chất tạo bọt ở nhiệt độ 20°C vào ng đong thủy tinh, đường kính ống không nhỏ hơn 5 cm. Sau đó nhẹ nhàng thả phù kế khô và sạch vào ống đong.

Sau khi phù kế ngừng dao động, đọc số chỉ của phù kế theo mép trên của mặt khum. Cht tạo bọt được coi là tốt theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

Trường hợp xác định tỷ trọng không phải ở 20°C thì phải tiến hành điều chỉnh theo phương pháp nội suy.

2.3. Xác định độ nhớt:

Xác định độ nhớt bằng các thiết bị tiêu chuẩn.

2.4. Xác định độ nở của bọt:

Lấy 100 cm3 dung dịch chất tạo bọt theo tỷ lệ % nưc và chất tạo bọt được quy đinh cho từng loại, đổ vào ống chia độ 1000 cm3. Đậy nút kín và khuấy mạnh trong 30 giây (dùng máy có tốc độ lớn hơn 3000 vòng/ phút). Tỷ lệ giữa thể tích bọt nhận được và th tích dung dịch ban đầu là giá trị độ nở của bọt.

So sánh giá trị này với độ nở tiêu chuẩn của từng chất tạo bọt để đánh giá chất lượng của chất tạo bọt.

2.5. Xác định độ bền của bọt:

Độ bền của bọt xác định bằng thời gian, độ bền của bọt là khoảng thời gian thể tích bọt nhận được mục 2.4 giảm đi 50% thể tích ban đầu. So sánh thời gian đó với thời gian quy định để đánh giá chất lượng chất tạo bọt.

3. Phương pháp kiểm tra bình khí CO2 chữa cháy.

3.1. Kiểm tra trọng lượng:

Dùng cân chính xác (có độ sai s đến 10g) để cân bình. Trọng lượng cho phép của khí CO2 nén trong bình sau khi kiểm tra không được nhỏ hơn 20% trọng lượng khí CO2 nén ban đu của loại bình đó; nếu nh hơn phải nạp thêm.

3.2. Kiểm tra tình trạng thông suốt của vòi phun.

3.3. Thời gian kiểm tra: 3 tháng 1 lần.

4. Phương pháp kiểm tra bình bột chữa cháy.

4.1. Bình bột nén trực tiếp: 6 tháng 1 lần kiểm tra lượng khí qua áp kế (đối với loại có áp kế) hoặc cân (đi với loại không có áp kế), nếu nhỏ hơn giới hạn cho phép phải nạp thêm.

4.2. Bình có chai khí nén làm lực đẩy: 1 năm 1 lần kiểm tra chất lượng chất cha cháy trong bình, kiểm tra lượng khí nén, các chốt hãm của lăng phun bột và tra dầu bôi trơn các bánh xe đẩy. Trường hợp khí đẩy CO2 trong chai giảm 20% so với trọng lượng ban đầu phải nạp bổ sung.



[1] Thông tư số 09/2002/TT-BTM ngày 11 tháng 10 năm 2002 ca Bộ trưng Bộ Thương mại về việc hiệu chnh thông s kỹ thuật lắng tạo bọt AFC-170 AFC-330 trong Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/05/2001, có căn cứ ban hành như sau:

“Sau hơn một năm triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch s 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/5/2001 ca Bộ Thương mại và Bộ Công an "V việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu m", Thông tư đã có tác dụng tốt và là cơ sở chủ yếu trong việc thiết kế, trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho du m và sn phẩm dầu mỏ, góp phần đm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.

Được sự đồng ý của Bộ Công an tại Văn bản s 1586/BCA/C11/(C23) ngày 2/10/2002 đ Bộ Thương mại thay mặt hai Bộ ra văn bản hiệu chỉnh một số nội dung trong Thông tư Liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA

[2] Thông tư số 09/2002/TT-BTM ngày 11 tháng 10 năm 2002 ca Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc hiệu chỉnh thông số kỹ thuật lắng tạo bọt AFC-170 AFC-330 trong Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/05/2001, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2002 quy định hiệu lực thi hành như sau:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký."

[3] Thông s này được sửa đổi theo quy định tại Thông tư số 09/2002/TT-BTM ngày 11 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưng Bộ Thương mại v việc hiệu chnh thông số kỹ thuật lăng tạo bọt AFC-170 và AFC-330 trong Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/05/2001, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2002.

[4] Thông s này được sửa đổi theo quy định tại Thông tư số 09/2002/TT-BTM ngày 11 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưng Bộ Thương mại v việc hiệu chnh thông số kỹ thuật lăng tạo bọt AFC-170 và AFC-330 trong Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/05/2001, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2002.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 20/VBHN-BCT ngày 09/05/2014 hợp nhất Thông tư quy định vê việc trang bị và quản lý phương tiện chữa cháy trong kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ do Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.440

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!