Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 44/2000/TTLT/BTC-BGDĐT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính Người ký: Lê Vũ Hùng, Nguyễn Lương Trào, Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 23/05/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 44/2000/TTLT/BTC-GD&ĐT-LĐTB&XH

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH  - BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  SỐ 44/2000/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BLĐTB&XH NGÀY 23 THÁNG 5 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ NGOÀI CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá;

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Văn hoá, Thể thao.

Để thống nhất công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập; Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác quản lý tài chính như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập được thành lập và hoạt động nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá là các cơ sở bán công, dân lập và tư thục trong hệ thống Giáo dục quốc dân.

2. Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập hoạt động không nhằm mục đích thương mại hoá, quản lý tài chính theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải chi phí hoạt động. Trong quá trình hoạt động nếu có chênh lệch thu nhiều hơn chi cơ sở được chi tăng cường cơ sở vật chất, chi nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

3. Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập phải tổ chức quản lý tài chính, tài sản, hạch toán kế toán phù hợp với từng loại hình theo quy định của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Thương mại để giao dịch.

4. Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập được áp dụng chính sách ưu đãi đối với các cơ sở thực hiện xã hội hoá theo Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày19/8/1999 về chế độ tài chính khuyến khích đôí với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, ytế, văn hoá, thể thao".


II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1- Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập thuộc các cấp trong hệ thống Giáo dục quốc dân bao gồm:

- Nhà trẻ, nhóm trẻ;

- Trường, lớp mẫu giáo;

- Trường mầm non (kết hợp giữa nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo);

- Trường tiểu học;

- Trường trung học cơ sở;

- Trường trung học phổ thông;

- Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; Trung tâm bồi dưỡng văn hoá; Trung tâm ngoại ngữ; Trung tâm tin học; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trường bổ túc văn hoá;

- Cơ sở Dạy nghề (trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề);

- Trường Trung học chuyên nghiệp;

- Trường Cao đẳng;

- Trường Đại học;

2- Các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo ba loại hình sau đây:

a- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công:

- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công được thành lập trên cơ sở liên kết giữa các cơ sở Giáo dục - Đào tạo của Nhà nước với các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước, với doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước theo phương thức: Thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc một phần cơ sở vật chất từ đơn vị công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở theo quy định của pháp luật.

b- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập: là cơ sở do các tổ chức, tập thể không thuộc Nhà nước đứng ra thành lập, cùng góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cùng tham gia quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.

c - Cơ sở Giáo dục - Đào tạo tư thục: là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình đứng ra thành lập và quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật.

B- NGUỒN TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG VÀ NỘI DUNG THU, CHI CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGOÀI CÔNG LẬP:

1- Nguồn tài chính hoạt động:

- Nguồn ngân sách Nhà nước:

+ Giá trị cơ sở vật chất ban đầu và đầu tư mới trong quá trình hoạt động đối với cơ sở bán công;

+ Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được cấp lại;

+ Kinh phí thực hiện các chương trình đề tài cấp Nhà nước, chương trình mục tiêu (nếu có);

- Bổ sung từ kết quả hoạt động tài chính hàng năm;

- Các khoản tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;

- Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất;

- Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nếu có);

2- Nội dung thu, chi:

a- Nội dung thu:

- Học phí của học sinh, sinh viên:

Đối với các trường do Trung ương quản lý theo khung thu do Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn.

Đối với các trường do địa phương quản lý do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn mức thu phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

- Thu từ các hợp đồng dịch vụ đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng kỹ thuật;

- Lãi tiền gửi ngân hàng, Kho bạc Nhà nước (nếu có);

- Thu từ lao động sản xuất, liên doanh, liên kết hợp tác;

- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

b- Nội dung chi:

- Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp theo chế độ quy định như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho người lao động;

- Các khoản chi cho sinh viên, học sinh: Học bổng, khen thưởng, chi thực hiện chính sách xã hội đối với học sinh, sinh viên diện chính sách.

- Thù lao giảng viên, cán bộ nghiên cứu, thỉnh giảng;

- Chi phí hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ phục vụ giảng dạy, học tập;

- Chi cho công tác đào tạo nâng cao trình độ giáo viên, nhân viên của cơ sở.

- Công vụ phí, hội nghị phí, công tác phí, thông tin liên lạc...

- Trả tiền thuê cơ sở vật chất (nếu có), chi mua sắm và xây dựng, sửa chữa tài sản cố định, trang thiết bị và đồ dùng dạy học;

- Trích khấu hao tài sản cố định;

- Chi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước (nếu có);

- Chi trả lãi vốn vay, vốn góp;

- Các khoản chi khác(nếu có);

C- CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:

1- Đối với các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công:

a- Quản lý và sử dụng vốn, tài sản:

- Quá trình quản lý tài chính các đơn vị Giáo dục - Đào tạo bán công theo nguyên tắc phân biệt rõ ràng, công khai nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư và nguồn huy động ngoài ngân sách Nhà nước.

- Phần vốn góp của Nhà nước bao gồm vốn bằng tiền, vật tư hàng hoá, tài sản cố định (nhà, đất, máy móc trang thiết bị, phương tiện vận tải, tài sản khác...) được Nhà nước trang bị ban đầu và được bàn giao trong quá trình hoạt động. Các cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức kiểm kê, đánh giá toàn bộ phần vốn góp của Nhà nước gửi cơ quan chủ quản xét duyệt để gửi cơ quan tài chính cùng cấp làm thủ tục chuyển giao tài sản, tiền vốn của Nhà nước sang cơ sở giáo dục bán công theo Thông tư số 43/TC-QLCS ngày 31/7/1996 của Bộ Tài chính.

Hàng năm các cơ sở bán công tổ chức kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, trong đó phân tích rõ tài sản bổ sung từ nguồn vốn góp của Nhà nước được để lại cho đơn vị.

Tài sản không cần dùng, tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật, cơ sở được nhượng bán để thu hồi vốn bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động của cơ sở. Trước khi bán, cơ sở phải thành lập hội đồng định giá, tổ chức bán đấu giá theo các quy định của pháp luật.

- Nguồn NSNN cấp để thực hiện các chương trình, đề tài, dự án được quản lý, sử dụng theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Định kỳ hàng quý báo cáo tiến độ thực hiện và tình hình thu, chi gửi cơ quan phê duyệt.

- Vốn góp của các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; vốn vay được quản lý sử dụng đúng mục đích theo dự án được duyệt.

- Khấu hao tài sản cố định được để lại cho đơn vị tăng cường cơ sở vật chất. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ sở bán công có thể quy định tỷ lệ khấu hao nhanh để thu hồi vốn, nhưng phải phù hợp với khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.

b - Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công được áp dụng chế độ quản lý thu, chi của các cơ sở công lập. Hàng năm cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công lập dự toán thu, chi theo nguồn hình thành; sau khi được Hội đồng quản trị thông qua, gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp.

c- Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định số 999/TC-QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp .

d- Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính thường xuyên hoặc đột xuất việc sử dụng kinh phí của cơ sở; công khai các khoản thu, chi và tiền phân phối thu nhập cho người lao động trong cơ sở; tình hình tăng giảm tài sản theo nguồn vốn của Nhà nước và nguồn huy động ngoài ngân sách Nhà nước.

g- Thủ trưởng là chủ tài khoản của cơ sở, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cơ quan quản lý trực tiếp về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ sở.

h- Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sở bán công được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơn vị trong năm tài chính. Nếu có chênh lệch thu lớn hơn chi do Hội đồng quản trị (đối với cơ sở bán công) hoặc do thủ trưởng đơn vị (đối với cơ sở công lập có bộ phận bán công) quyết định tỷ lệ chi cho các nội dung sau:

+ Bổ sung nguồn vốn hoạt động của cơ sở không dưới 30% tổng số chênh lệch thu lớn hơn chi.

+ Số còn lại bổ sung thu nhập, chi khen thưởng và phúc lợi cho những người trong cơ sở, các đối tượng trực tiếp hợp tác với cơ sở và phân phối thu nhập theo tỷ lệ góp vốn (nếu có): Phần thu nhập có được từ nguồn vốn góp của Nhà nước được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và hạch toán tăng phần vốn góp của Nhà nước.

2- Đối với các cơ sở giáo dục - Đào tạo dân lập:

a- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập hoạt động theo nguyên tắc thu đảm bảo toàn bộ chi phí của đơn vị và bảo toàn phát triển nguồn tài chính.

b- Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập khi được giao thực hiện các Chương trình, đề tài, Dự án của Nhà nước thì được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí. Phần kinh phí này hạch toán riêng và quản lý theo chế độ Nhà nước quy định.

c- Đối với các tài sản không cần dùng, tài sản lạc hậu về kỹ thuật, cơ sở Giáo dục - Đào tạo được nhượng bán để thu hồi vốn. Đơn vị thành lập hội đồng định giá và tổ chức đấu giá theo các quy định của pháp luật. Tiền thu được do nhượng bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí hợp lý để tiến hành nhượng bán được bổ sung nguồn vốn hoạt động của cơ sở.

d- Hàng năm Hội đồng quản trị thông qua dự toán thu, chi và quy định cơ cấu các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư; chi cho con người và chi hoạt động; xác định việc chi trả lãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốn góp.

g- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính thường xuyên việc sử dụng kinh phí của cơ sở; công khai các khoản thu, chi tài chính, tình hình tăng, giảm tài sản theo các nguồn vốn hình thành cho cán bộ, nhân viên trong cơ sở biết.

h- Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơn vị trong năm tài chính. Số chênh lệch thu lớn hơn chi do Hội đồng quản trị quyết định tỷ lệ chi sau khi có ý kiến của cơ quan bảo trợ, cho các nội dung sau:

+ Tăng cường cơ sở vật chất không dưới 30 % tổng số chênh lệch thu lớn hơn chi;

+ Số còn lại chi khen thưởng và phúc lợi cho những người trong đơn vị, các đối tượng trực tiếp hợp tác với đơn vị và phân phối thu nhập theo tỷ lệ góp vốn;

i- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ kế toán do Nhà nước quy định, thực hiện báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm toàn bộ tình hình hoạt động tài chính của cơ sở và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính đồng cấp .

3- Đối với các cơ sở Giáo dục - Đào tạo tư thục:

Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo tư thục được thành lập theo quy định của Nhà nước và hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình.

D- XỬ LÝ TÀI CHÍNH SAU KHI CÁC CƠ SỞ GIẢI THỂ, PHÁ SẢN:

Khi các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập tuyên bố phá sản hoặc giải thể, việc xử lý tài chính được tiến hành theo thứ tự ưu tiên như sau :

- Các khoản chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết giải thể, phá sản của cơ sở;

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động đã ký kết;

- Các khoản nợ thuế (nếu có);

- Các khoản nợ của các tổ chức, cá nhân khác trong danh sách;

+ Nếu giá trị (tài sản và tiền) còn lại của cơ sở đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ đựơc thanh toán đủ số nợ của mình.

+ Nếu giá trị (tài sản và tiền) còn lại của cơ sở không đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ chỉ đựơc thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

- Phần giá trị (tài sản và tiền ) còn lại (nếu có) của cơ sở sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ thuộc về:

+ Chủ cơ sở nếu là cơ sở tư thục

+ Các thành viên tham gia góp vốn của cơ sở (bao gồm cả Ngân sách nhà nước) nếu là cơ sở bán công, cơ sở dân lập.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ để xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp

Lê Vũ Hùng

(Đã ký)

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

Nguyễn Lương Trào

(Đã ký)

.

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 44/2000/TTLT-BTC-BGDDT-BLDTBXH

Hanoi, May 23, 2000

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT OF NON-PUBLIC UNITS OPERATING IN THE FIELD OF EDUCATION AND TRAINING

Pursuant to the Government’s Resolution No.90/CP of August 21, 1997 on the orientation and policy of socialization of educational, medical and cultural activities;
Pursuant to the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on the policy of encouraging the socialization of activities in the fields of education, health care, culture and sports;
To unify the work of financial management of non-public education and training units; the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby jointly provide guidance on the financial management work as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Non-public education and training establishments which are set up and operate for the purpose of implementing the socialization policy include the semi-public, people-founded and private establishments in the national educational system.

2. The non-public education and training establishments operate for non-commercial purposes, effect the financial management according to the mechanism applicable to non-business administrative units with revenue and self-financing of their own activities. In the course of operation, if there appears any revenue-expenditure surplus, the establishments shall be entitled to make expenses for enhancing their material bases, raising their teaching and learning quality and setting up reward and welfare funds in order to raise the laborers’ material and spiritual life.

3. The non-public education and training establishments shall have to organize the financial and property management, as well as accountancy cost-accounting suitable to their own forms as prescribed by the State; submit to the inspection and control by the competent State agencies and may open accounts at the State treasuries or commercial banks for transactions.

4. The non-public education and training establishments shall enjoy the incentive policy applicable to establishments conducting the socialization under the Finance Ministry’s Circular No.18/2000/TT-BTC of March 1st, 2000 which guides a number of articles of the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on the incentive financial regime for non-public establishments in the fields of education, health care, culture and sports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A. SUBJECTS OF APPLICATION

1. Subject to this Circular are non-public education and training establishments of all levels within the national educational system, including:

- Creche and baby-sitting groups;

- Kindergartens;

- "Young shoot" schools (creches-cum- kindergartens);

- Primary schools;

- Junior-high schools;

- Senior-high schools;

- General technical centers for vocational guidance; cultural fostering centers; foreign-language centers, informatics centers; regular education centers; complementary education schools;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Vocational intermediate schools;

- Colleges;

- Universities;

2. Non-public education and training establishments operate in one of the following three forms:

a/ Semi-public education and training establishments:

- Semi-public education and training establishments are set up on the basis of close cooperation between the State-run education and training establishments and non-State organizations, enterprises and/or individuals of all economic sectors in the country by the mode of founding new establishments, transforming a part or whole of the material bases of a public establishment for the joint investment in the construction of material bases, management and administration of all operations of the new establishment according to the provisions of law.

b/ People-founded education and training establishments: are those set up by non-State organizations and/or collectives that jointly contribute capital for investment in the construction of material bases, jointly manage and administer all operations of the establishments according to the provisions of law.

c/ Private education and training establishments: are those set up, managed and administered by individuals and/or family households according to the provisions of law.

B. FINANCIAL SOURCES FOR OPERATION AND REVENUE-EXPENDITURE CONTENTS OF NON-PUBLIC EDUCATION AND TRAINING ESTABLISHMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The State budget:

+ The value of the initial material bases and new investment in the course of operation of the semi-public establishments;

+ The amounts to be paid to but re-allocated by the State budget;

+ The funding for execution of State-level programs and subjects, and target programs (if any);

- The supplements from the annual financial results;

- The financial assistance, aid, supports and presents of domestic and foreign organizations and individuals;

- The capital contributed by organizations and individuals for investment in the construction, improvement, expansion and upgrading of material bases;

- The capital borrowed (if any) from banks and credit institutions;

2. Revenue-expenditure contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Tuition collected from pupils and students:

For centrally-run schools, the tuition shall be collected according to the bracket jointly guided by the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

For locally-run schools, the tuition shall be collected under the guidance of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities at levels suitable to the local socio-economic situation.

- The revenue from service contracts on training, job-training, scientific research and technical application;

- The interests on deposits (if any) at banks and State treasuries;

- The revenue from production, joint-venture and cooperation;

- Other lawful revenues (if any).

b/ The expenditure contents:

- The expense for wages, remuneration, bonuses and contributions prescribed by law such as social insurance and medical insurance premiums, and trade union fees for laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The remuneration for teachers, researchers and guest lecturers;

- The expense for teaching, studying, training, job-training and scientific research activities as well as for the application of technologies in service of teaching and studying activities;

- The expense for training work to raise the skills of the establishments’ teachers and personnel;

- The duty-discharge expense, conference expense, working trip allowances and communication expense...

- The payment for renting material bases (if any), procurement, construction and repair of fixed assets, facilities and teaching aids;

- The fixed asset depreciation;

- The expense for performance of tax obligation (if any) towards the State;

- The expense for payment of interests on loan capital;

- Other expenses (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For the semi-public education and training establishments:

a/ Management and use of capital and properties:

- The process of financial management of semi-public education and training establishments shall comply with the principle of clear identification and publicity of State budget investment sources and sources mobilized from outside the State budget.

- The State’s contributed capital includes capital in cash, supplies and goods, and fixed assets (houses, land, machinery and equipment, transport means and other properties...), which are provided as initial equipment by the State and handed over to the establishments in their operation course. Education and training establishments shall organize the inventory and evaluation of the entire State’s contributed capital and send reports thereon to their managing bodies for consideration and approval and further submission to the finance agencies of the same level for the fulfillment of the procedures to transfer the State’s properties and capital to the semi-public education establishments under the Finance Ministry’s Circular No.43/TC-QLCS of July 31, 1996.

Annually, the semi-public establishments shall organize the inventory and re-evaluation of their assets and send reports thereon to the finance agencies of the same level, clearly analyzing properties supplemented from the State’s contributed capital and left for the units.

For unnecessary or technically-obsolete properties, establishments may sell them to recover capital for supplement to their operation financial sources. Before selling them, the establishments shall have to set up evaluation councils and organize auctions according to the provisions of law.

- The State budget allocations for the realization of programs, subjects and projects shall be managed and used according to the approval by the competent authorities. Quarterly, the implementation tempo as well as the revenue-expenditure situation must be reported to the approving agencies.

- The capital contributed by organizations other than the State organizations and/or individuals of all economic sectors; as well as the loan capital shall be managed and used for the right purposes according to the ratified projects.

- The fixed asset depreciation shall be left for the units to enhance their material bases. When necessary, the heads of the semi-public establishments may set the quick depreciation rate in order to recover capital, which must, however, be suited to the solvency of the service beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Semi-public education and training establishments shall apply the accounting regime under the Finance Ministry’s Decision No.999/TC-QD-CDKT of November 2, 1996 promulgating the system of non-business administrative accounting regimes.

d/ Semi-public education and training establishments shall conduct the regular and irregular financial inspection and examination of the use of their fundings; publicize the revenues and expenditures, and the income distribution to laborers in the establishments; as well as the situation on asset increase or decrease according to the State’s capital sources and sources mobilized from outside the State budget.

e/ The heads of the establishments shall be the account holders, take responsibility before the Managing Boards and the direct managing bodies for the entire work of managing the finance and properties of the establishments.

f/ The annual financial results of semi-public establishments shall be determined on the basis of the difference between their total revenues and total expenditures in a fiscal year. If the revenues are bigger than the expenditures, the Managing Boards (for semi-public establishments) or the establishment heads (for people-founded establishments having semi-public sections) shall decide the expense levels for the following contents:

+ Supplement to the operation capital sources of the establishments, which must not be under 30% of the total revenue-expenditure surplus.

+ The remainder shall be added to the revenues to be spent on rewards and welfare for people in the establishments, subjects in direct cooperation with the establishments and income distribution according to the people’s capital contribution levels (if any). The revenue generated from the State’s contributed capital shall be kept at the establishments for investment in enhancing their material bases and accounted as the increase of the State’s contributed capital.

2. For the people-founded education and training establishments:

a/ The people-founded education and training establishments operate on the principle that their revenues cover all their expenses and their financial sources shall be preserved and developed.

b/ The people-founded education and training establishments, when assigned to execute the State’s programs, subjects or projects, shall be provided with funds by the State budget. Such funds shall be accounted separately and managed according to the regime prescribed by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Annually, the Managing Boards shall approve the revenue-expenditure estimates and define structure of regular expenses and investment expenses; human and operation expenses; and determine the payment of interests to capital-contributing organizations and/or individuals according to their respective contributed capital proportions.

e/ The people-founded education-training establishments shall conduct the regular inspection and examination of the use of their fundings; and make public the financial revenues and expenditures as well as the situation on asset increase and decrease according to the capital creation sources to the officials and employees in the establishments.

f/ The annual financial results of the people-founded education and training establishments shall be determined on the basis of the difference between their total revenues and total expenditures in a fiscal year. The spending of the revenue-expenditure surplus shall be decided by the Managing Boards after consulting the financing agencies, for the following contents:

+ Enhancing the material bases, which must not be under 30% of the total revenue-expense surplus;

+ The remainder shall be used for rewards and welfare for people in the units, subjects in direct cooperation with the units and for income distribution according to the people’s capital contribution proportions;

g/ The people-founded education and training establishments shall effect the accountancy cost-accounting according to the accounting regime prescribed by the State, make quarterly and annual final account settlement reports on the whole financial situation of the establishments, and submit to the inspection and supervision by the finance agencies of the same level.

3. For the private education and training establishments:

Private education and training establishments shall be set up according to the stipulations of the State, operate on the principle of self-financing and take responsibility for financial management of their activities.

D. FINANCIAL HANDLING OF THE DISSOLVED AND BANKRUPT ESTABLISHMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expenses prescribed by law for dissolution or bankruptcy of the establishments;

- The wage-, severance allowance- and social insurance- debts prescribed by law and other interests under the already signed contracts;

- The tax debts (if any);

- The debts owed to listed organizations and individuals:

+ If the remaining value (properties and money) of the establishments is enough for payment of debts to creditors, each creditor shall have their debts fully paid.

+ If the remaining value (properties and money) of the establishments is not enough to pay debts to creditors, each creditor shall have their debts partially paid according to the corresponding rates.

- The remaining value (properties and money) (if any) of the establishments after the payment of all debts to creditors shall belong to:

+ The establishments’ owners, for private establishments

+ The members contributing capital to the establishments (including the State budget), for semi-public and people-founded establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular takes effect 15 days after its signing.

In the course of implementation, if any problem arises, it should be promptly reported to the above-mentioned ministries for consideration, appropriate amendment and supplement.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Nguyen Thi Kim Ngan

FOR THE MINISTER OF EDUCATION
AND TRAINING
VICE MINISTER




Le Vu Hung

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Luong Trao

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 44/2000/TTLT/BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 23/05/2000 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.857

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.79.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!