BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 2-TT/LB
|
Hà Nội , ngày 05
tháng 3 năm 1991
|
THÔNG
TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ BỘ TÀI CHÍNH SỐ
2- TT/LB NGÀY 5-3-1991HƯỚNG DẪN VIỆC GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHI
GIẢI THỂ XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Hội đồng Bộ trưởng đã ban
hành "Quy định một số điểm cơ bản về thủ tục giải thể xí nghiệp quốc doanh
bị thua lỗ nghiêm trọng" (kèm theo Quyết định số 315-HĐBT ngày 1-9-1990 của
Hội đồng bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong đơn vị
kinh tế quốc doanh); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng
dẫn một số điểm về việc giải quyết chính sách cho người lao động như sau:
I.PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI MÀ XÍ NGHIỆP CÒN NỢ, PHẢI TRẢ CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Xác định tiền lương và bảo hiểm
xã hội còn nợ người lao động.
a) Đối tượng được xác định thuộc
diện xí nghiệp nợ Lương và bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Những người đang thực sự làm
việc cho xí nghiệp ở thời điểm tuyên bố giải thể (kể cả lao động hợp đồng chưa
chấm dứt hợp đồng lao động nếu có).
- Những người nguyên là cán bộ,
công nhân của xí nghiệp nhưng đang nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, nghỉ chế độ trước khi về hưu, mất sức lao động, nghỉ phép
năm, tạm giam giữ hoặc đình chỉ công tác có hưởng lương, tạm ngừng việc vì lý
do khách quan có hưởng lương hoặc trợ cấp.
Đối với những người mà xí nghiệp
đã bố trí ngừng và nghỉ việc không hưởng lương, trợ cấp; lao động thôi việc trước
thời điểm giải thể xí nghiệp thì không thuộc diện xí nghiệp nợ tiền lương.
b) Thời gian xí nghiệp nợ lương
và bảo hiểm xã hội được tính từ thời điểm xí nghiệp chưa trả tiền lương, bảo hiểm
xã hội cho người lao động đến ngày có quyết định giải thể xí nghiệp.
c) Tiền lương và bảo hiểm xã hội
mà xí nghiệp còn nợ người lao động là tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) tính
toán theo thông số quy định tại Quyết định số 202-HĐBT ngày 26-12-1988 của Hội
đồng Bộ trưởng và Thông tư số 1-TT/LB ngày 12-1-1989 của Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Tài chính.
d) Chế độ bảo hiểm xã hội được
tính theo các hướng dẫn hiện hành của Nhà nước. Ngoài tiền lương và bảo hiểm xã
hội phải chi trả cho người lao động như trên, xí nghiệp còn phải trích nộp đủ
các khoản bảo hiểm xã hội tương ứng theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết
định giải thể.
2. Chi trả tiền lương và bảo hiểm
xã hội mà xí nghiệp còn nợ người lao động.
Trên cơ sở xác định tiền lương
và bảo hiểm xã hội xí nghiệp còn phải trả cho người lao động, căn cứ vào nguồn
vốn hiện có, Hội đồng giải thể xí nghiệp ưu tiên chi trả số nợ về tiền lương, bảo
hiểm xã hội cho người lao động; việc chi trả và quyết toán với Nhà nước thực hiện
theo quy định hiện hành.
II. CHẾ ĐỘ VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ XÍ NGHIỆP.
Khi xí nghiệp có quyết định giải
thể, chính sách và chế độ đối với người lao động được giải quyết như sau:
1. Người lao động được thuyên
chuyển công tác, hoặc đi đào tạo.
- Người lao động bị mất việc làm
do xí nghiệp giải thể, thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các địa
phương có thể điều chỉnh trong phạm vi ngành và địa phương mình đối với số công
nhân trẻ, khoẻ, có trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao mà ở
xí nghiệp khác có nhu cầu sử dụng.
- Đối với những trường hợp khác,
nếu cần tìm việc làm mới thì đến ghi tên tại cơ quan quản lý lao động địa
phương, hoặc các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm (nếu có), để xem xét
ưu tiên đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp để có thể bố trí việc làm trong các
xí nghiệp quốc doanh khác (nếu có nhu cầu) hoặc trong các thành phần kinh tế
khác.
2. Giải quyết chính sách cho người
lao động theo Quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989 của Hội đồng bộ trưởng.
- Ngoài số lao động được thuyên
chuyển hoặc đi đào tạo, số còn lại được giải quyết chính sách theo chế độ quy định
tại Quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989 của Hội đồng bộ trưởng và Thông tư số
18 và số 19-LĐTBXH/TT ngày 21-10-1989 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Hội đồng giải thể xí nghiệp lập
bảng kê số lao động, phân loại đối tượng để giải quyết chính sách và chế độ như
sau:
+ Đối tượng lao động đủ điều kiện
về hưu hoặc mất sức lao động thì giải quyết chính sách về hưu hoặc mất sức lao
động theo Quyết định số 176-HĐBT.
+ Đối tượng lao động không đủ điều
kiện về hưu hoặc mất sức lao động thì giải quyết chế độ thôi việc hưởng trợ cấp
một lần theo Quyết định số 176-HĐBT.
3. Kinh phí chi trả cho người
lao động khi xí nghiệp giải thể.
- Trên cơ sở số người được xác định
là đối tượng giải quyết theo quyết định số 176-HĐBT, Hội đồng giải thể xí nghiệp
tính toán số tiền phải trả cho công nhân, viên chức.
- Hội đồng giải thể xí nghiệp sử
dụng nguồn vốn thanh toán còn lại sau khi trừ các khoản chi cần thiết theo điều
14 của bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 315-HĐBT ngày 1 tháng 9 năm
1990 của xí nghiệp để tiến hành chi trả cho người lao động.
- Trường hợp nguồn vốn thanh toán
còn lại của xí nghiệp không đủ để chi trả cho người lao động, Hội đồng giải thể
xí nghiệp lên phương án xin cấp kinh phí hỗ trợ gửi Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh
(đối với xí nghiệp địa phương) hoặc Bộ trưởng Bộ chủ quản (đối với xí nghiệp
Trung ương), đồng gửi cơ quan Lao động - Tài chính cùng cấp để xem xét giải quyết.
Xí nghiệp do cấp nào giải thể, ngân sách cấp ấy giải quyết nguồn kinh phí hỗ trợ
hợp lý để chi cho mục đích này theo hướng dẫn của Nhà nước.
- Trường hợp sau khi chi trả
xong cho người lao động mà nguồn vốn thanh toán của xí nghiệp vẫn còn dư thì phải
nộp vào ngân sách Nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư số 54/TC-CN ngày
13-11-1990 của Bộ Tài chính.
- Toàn bộ chứng từ thực hiện chi
trả cho người lao động, Hội đồng giải thể xí nghiệp có trách nhiệm kiểm tra,
quyết toán số chi này với cơ quan Tài chính.
III. TỒ CHỨC
THỰC HIỆN
- Việc giải quyết chính sách đối
với lao động khi giải thể xí nghiệp quốc doanh là một vấn đề kinh tế - xã hội
phức tạp, vì vậy đề nghị các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các địa phương tổ chức triển
khai và chỉ đạo chặt chẽ Quyết định này. Sở lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Tài chính cần tăng cường phối hợp để tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành
phố, đặc khu trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện.
- Các đơn vị được xếp loại giải
thể cần hoàn chỉnh hồ sơ chứng từ để thuận tiện cho việc làm thủ tục khi quyết
định giải thể.
- Hội đồng giải thể xí nghiệp có
trách nhiệm từ khâu đầu đến kết thúc trong quá trình giải thể xí nghiệp và báo
cáo toàn bộ kết quả với Nhà nước.
- Thông tư này có hiệu lực từ
ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh về Liên Bộ để
nghiên cứu giải quyết.
Hoàng
Quy
(Đã
ký)
|
Trần
Đình Hoan
(Đã
ký)
|