BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2017/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày
tháng năm 2017
|
DỰ THẢO
12.5.2017
|
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHẢI QUA ĐÀO TẠO TRÌNH
ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017//NĐ-CP ngày 17
tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14
tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17
tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục,
đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo
dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Danh mục ngành, nghề doanh nghiệp sử dụng lao động phải qua đào tạo trình
độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 1. Đối tượng và
phạm vi áp dụng
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục
ngành, nghề doanh nghiệp sử dụng lao động phải qua đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp (có Phụ lục kèm theo).
2. Thông tư này áp dụng để các doanh nghiệp sẽ
được quyền sử dụng nhân lực lao động đã qua đào tạo trình độ trung cấp, cao
đẳng theo Danh mục ngành, nghề đã quy định.
Điều 2. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp
trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
trong doanh nghiệp và cho xã hội.
2. Được phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng khác để tổ
chức đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng.
3. Được tham gia xây dựng danh mục ngành,
nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy,
hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng; tiếp
nhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng
nghề thông qua hợp đồng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học
có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng.
4. Các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề
nghiệp của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định
của pháp luật về thuế.
5. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử
dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động
hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
6. Tổ chức đào tạo hoặc đặt hàng với cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao
đẳng để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
7. Cử người đại diện là chuyên gia, cán bộ kỹ
thuật phù hợp tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo.
8. Trả tiền lương, tiền công cho người học,
nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách trong
thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên
thoả thuận.
9. Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người
lao động của doanh nghiệp.
10. Tạo điều kiện cho người lao động của
doanh nghiệp vừa làm vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp theo quy
định của pháp luật về lao động.
11. Chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia đối với những ngành, nghề có tên trong danh mục quy định tại Thông tư
này.
Điều 3. Quyền và
trách nhiệm của người học
1. Được học tập, rèn luyện theo quy định của
cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không
phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được cung cấp đầy đủ
thông tin về việc học tập, rèn luyện.
3. Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể
thao.
4. Được hưởng chính sách đối với người học
thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội.
5. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên
chức và người lao động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
6. Tham gia lao động và hoạt động xã hội,
hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, tệ
nạn xã hội.
7. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 4. Tổ chức thực
hiện
1. Khi Thông tư ban hành Danh mục
ngành, nghề doanh nghiệp sử dụng lao động phải qua đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng được ban hành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở có
đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, cao đẳng có liên
kết với doanh nghiệp đều phải tuân thủ thực hiện để đảm bảo việc giới thiệu và
bố trí việc làm cho người học sau tốt nghiệp đúng quy định.
2. Các doanh nghiệp sử dụng lao động sau đào
tạo bắt buộc phải tuân thủ theo tên các ngành, nghề được quy định tại thông tư
này để tuyển dụng làm việc.
Điều 5. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng
năm 2017.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, các cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ
trung cấp, cao đẳng; các doanh nghiệp sử dụng nhân lực lao động đã qua đào tạo
trình độ trung cấp, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc hoặc có những ngành, nghề đào tạo mới phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ
chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng
dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
-
Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
-
HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Công báo;
- Cổng TTĐT
Chính phủ;
- Cổng TTGTT Bộ LĐTBXH;
-
Lưu: VT, TCGDNN.
|
BỘ TRƯỞNG
Đào Ngọc Dung
|