BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
85/1998/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 6 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 85/1998/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN QUY CHẾ QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Thực hiện Quyết định số
20/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ bàn hành quy chế quản lý
tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sau khi thống nhất với Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể
như sau:
Phần 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Bộ Tài chính cấp đủ kinh phí
để chi trả hàng tháng cho các đối tượng đang hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày
1/1/1995. Khoản kinh phí này được quản lý theo các quy định của Luật Ngân sách
Nhà nước và thực hiện hạch toán, quyết toán theo chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội
do Bộ Tài chính ban hành.
2. Bảo hiểm xã hội các cấp có
trách nhiệm tổ chức thực hiện chi bảo hiểm xã hội đúng chế độ, chính sách của
Nhà nước, kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản
lý tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, hạch
toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình
thành từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động; đóng và hỗ trợ của
Ngân sách Nhà nước; lãi từ hoạt động bảo tồn tăng trưởng và thu khác. Quỹ bảo
hiểm xã hội dùng để chi trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội từ 1/1/1995
trở đi; chi phí quản lý bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; chi cho
hoạt động bảo tồn, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội và chi khác.
5. Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt
Nam được mở tài khoản tiền gửi quỹ bảo hiểm xã hội tại hệ thống Kho bạc Nhà nước
và được mở tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội tại hệ thống Ngân hàng thương mại
của Nhà nước. Số dư trên tất cả các Tài khoản tiền gửi của hệ thống Bảo hiểm xã
hội Việt Nam ở Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước được hưởng mức lãi suất
tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của các Ngân sách thương mại của Nhà nước.
Phần 2:
- QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ
DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
I- NỘI DUNG
CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP:
Bộ Tài chính cấp đủ kinh phí để
chi trả hàng tháng cho các đối tượng đang hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày
1/1/1995, theo các nội dung chi quy định tại Điều 11 trong Quyết định số
20/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ:
1. Các khoản chi thường xuyên
hàng tháng:
- Lương hưu.
- Trợ cấp mất sức lao động. - Trợ
cấp công nhân cao su.
- Trợ cấp tai nạn lao động và
người phục vụ người bị tai nạn lao động.
- Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
- Tuất (định suất cơ bản và nuôi
dưỡng).
2. Trợ cấp một lần: Mai táng
phí, tiền tuất.
3. Đóng bảo hiểm y tế.
4. Trang cấp dụng cụ phục hồi chức
năng cho người bị tai nạn lao động.
5. Lệ phí chi trả.
6. Chi khác (nếu có).
II- LẬP, XÉT
DUYỆT DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI:
Việc lập, xét duyệt dự toán, cấp
phát và quyết toán kinh phí chi của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngoài việc
thực hiện đúng nội dung hướng dẫn trong Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18/3/1997 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán
Ngân sách Nhà nước, còn phải thực hiện các công việc cụ thể sau:
1. Lập và xét duyệt dự toán:
1.1. Dự toán chỉ bảo hiểm xã hội
cho đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 phải phản ánh đầy đủ
nội dung từng khoản chi nêu tại điểm I Phần II trên đây theo từng loại đối tượng
và mức hưởng theo quy định hiện hành. Dự toán chi phải kèm theo thuyết minh về
số lượng đối tượng đang hưởng, dự kiến đối tượng tăng, giảm và nhu cầu chi khác
trong quý, năm.
1.2. Dự toán được lập, duyệt
theo ba cấp Trung ương, tỉnh, huyện:
- Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội
quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) do Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng
dẫn lập và xét duyệt. Dự toán được thành lập 3 bản, 1 bản gửi Kho bạc Nhà nước
huyện để cân đối nhu cầu tiền mặt và kiểm soát chi; 1 bản gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh
để tổng hợp, thông báo dự toán và 1 bản lưu tại Bảo hiểm xã hội huyện.
- Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) do Bảo hiểm
xã hội Việt Nam hướng dẫn lập và xét duyệt. Dự toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh phải
được tổng hợp trên cơ sở dự toán được duyệt của Bảo hiểm xã hội huyện. Dự toán
được lập thành 4 bản, 1 bản gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp và thông
báo dự toán, 1 bản gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh để cân đối quỹ tiền mặt và kiểm
soát chi; 1 bản gửi Bộ Tài chính để kiểm soát những biến động về đối tượng và mức
chi các chế độ bảo hiểm xã hội do Ngân sách Nhà nước cấp, 1 bản lưu tại Bảo hiểm
xã hội tỉnh.
- Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam phải được tổng hợp trên cơ sở dự toán chi của Bảo hiểm xã hội tỉnh và
được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét thông qua. Dự toán được
lập thành 3 bản, 1 bản gửi Kho bạc Nhà nước Trung ương, 1 bản gửi Bộ Tài chính,
1 bản lưu tại đơn vị.
Sau khi nhận được dự toán chi của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính xét duyệt, tổng hợp trình Chính phủ, Quốc
hội phê duyệt.
2. Phân bổ dự toán được duyệt
cho các đơn vị:
2.1. Hàng năm, căn cứ vào dự
toán chi bảo hiểm xã hội được Chính phủ, Quốc hội duyệt, Bộ Tài chính thông báo
cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thông báo cho Bảo xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội
tỉnh thông báo dự toán cho Bảo hiểm xã hội huyện theo đúng thời hạn quy định và
nội dung chi theo mục, tiểu mục của mục lục ngân sách hiện hành.
2.2. Việc phân bổ phải đảm bảo
nguyên tắc tổng kinh phí phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới không vượt quá
mức tổng kinh phí được Chính phủ, Quốc hội duyệt và Bộ Tài chính thông báo, cụ
thể là:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân
bổ và thông báo kinh phí cho Bảo hiểm xã hội tỉnh. Thông báo phân bổ kinh phí
phải gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung ương để làm căn cứ cấp phát kinh
phí và kiểm soát chi trả.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh phân bổ
và thông báo kinh phí cho Bảo hiểm xã hội huyện. Thông báo dự toán phải gửi đến
Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện làm căn cứ cấp phát và kiểm soát
chi trả.
3. Cấp phát và quyết toán kinh
phí:
3.1. Cấp phát kinh phí: Nguồn
kinh phí để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày
01/01/1995 do Bộ Tài chính cấp cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng hạn mức kinh
phí theo quý và cấp trước ngày 25 của tháng cuối quý trước số kinh phí của quý
tiếp theo và được ghi vào chương, loại, khoản, mục theo mục lục Ngân sách Nhà
nước hiện hành. Kho bạc Nhà nước Trung ương phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt
Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện mở tài khoản để hạch
toán kế toán và theo dõi riêng nguồn kinh phí này.
Trường hợp NSNN khó khăn, Bảo hiểm
xã hội Việt Nam phối hợp với Kho bạc Nhà nước tạm ứng từ nguồn tiền nhàn rỗi của
Quỹ BHXH để chi trả kịp thời cho đối tượng và hoàn trả nguồn tạm ứng ngay sau
khi được NSNN cấp kinh phí.
3.2. Quyết toán kinh phí:
a) Lập và gửi báo cáo quyết
toán:
- Bảo hiểm xã hội huyện lập báo
cáo quyết toán gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh lập báo
cáo quyết toán của tỉnh (trên cơ sở tổng hợp quyết toán của các Bảo hiểm xã hội
huyện và chi tại Bảo hiểm xã hội tỉnh) để gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng thời
gửi 1 bản về Bộ Tài chính.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập
báo cáo quyết toán toàn ngành (trên cơ sở tổng hợp quyết toán của Bảo hiểm xã hội
tỉnh, thành phố) để gửi Bộ Tài chính.
- Thời gian lập và gửi báo cáo
quyết toán quý, năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Những đơn vị không gửi
báo cáo đúng thời hạn quy định thì Bộ Tài chính sẽ ngừng cấp kinh phí cho đến
khi nhận được báo cáo.
b) Xét duyệt quyết toán:
- Quyết toán quý, năm của Bảo hiểm
xã hội huyện do Bảo hiểm xã hội tỉnh xét duyệt theo chế độ, định mức Nhà nước
quy định và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Quyết toán quý của Bảo hiểm xã
hội tỉnh do bảo hiểm xã hội Việt Nam duyệt và thông báo theo quy định hiện hành
của Nhà nước. Riêng báo cáo quyết toán năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì
xét duyệt và thông báo lịch duyệt để Bộ Tài chính phối hợp tham gia.
- Tổng quyết toán năm của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam do Bộ Tài chính thẩm tra, xét duyệt và thông báo để tổng hợp
báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước trình Chính phủ phê duyệt.
Phần 3:
- QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM
XÃ HỘI
I. NGUỒN THU
QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI:
1. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình
thành từ các nguồn sau:
- Đóng của chủ sử dụng lao động
bằng 15% tổng quỹ tiền lương.
- Đóng của người lao động bằng
5% tiền lương.
- Đóng và hỗ trợ của Ngân sách
Nhà nước.
- Tiền sinh lợi từ việc thực hiện
các hoạt động đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.
- Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ
của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các khoản thu khác (nếu có)
2. Định kỳ 15 ngày, Bảo hiểm xã
hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thu BHXH về tài khoản tiền gửi quỹ
BHXH mở tại hệ thống Kho bạc Nhà nước.
3. Bảo hiểm xã hội các cấp có
trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thu bảo hiểm xã hội của tất cả các đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội đúng kỳ, đủ số lượng theo đúng quy định. Hàng tháng,
các đơn vị sử dụng lao động (kể cả các đơn vị, cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Quốc
phòng, Bộ Nội vụ và Ban Cơ yếu Chính phủ) có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp thời
vào quỹ bảo hiểm xã hội, ngay sau khi thanh toán tiền lương hàng tháng cho người
lao động.
4. Trường hợp
các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên so với
kỳ hạn phải nộp, thì ngoài việc phải nộp phạt theo quy định tại điểm 8, Điều 11
trong Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, còn phải nộp số tiền chậm nộp theo
mức lãi suất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời
điểm truy nộp. Đồng thời, Bảo hiểm xã hội các cấp được quyền yêu cầu Kho bạc,
Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để nộp tiền bảo
hiểm xã hội và tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội (nếu có), mà không cần có sự
chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động.
Những đơn vị sử dụng lao động cố
tình vi phạm thời hạn nộp bảo hiểm xã hội thì cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp
có quyền từ chối việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đối với tất cả những
người lao động của đơn vị sử dụng lao động đó; đồng thời lập hồ sơ chuyển sang
cơ quan pháp luật để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với chủ sử dụng
lao động.
II. CHI TRẢ
CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI:
Quỹ bảo hiểm xã hội sử dụng để
chi trả cho các đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày
1/1/1995 trở đi bao gồm các khoản:
1. Lương hưu (thường xuyên và một
lần).
2. Trợ cấp cho người bị tai nạn
lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng cụ cho người
bị tai nạn lao động.
3. Trợ cấp ốm đau.
4. Trợ cấp thai sản.
5. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
6. Tiền tuất (định xuất cơ bản
và nuôi dưỡng) và mai táng phí.
7. Tiền mua bảo hiểm y tế.
8. Lệ phí chi trả
9. Các khoản chi khác.
III. CHI PHÍ
QUẢN LÝ CỦA HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM:
1. Từ năm 1998
đến năm 2002, chi phí quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt
Nam trích từ quỹ bảo hiểm xã hội, được tính bằng 6% trên số thực thu bảo hiểm
xã hội hàng năm do người lao động và chủ sử dụng lao động đóng.
2. Hàng năm,
căn cứ vào kế hoạch thu bảo hiểm xã hội được Hội đồng Quản lý thông qua, hàng
tháng Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tạm trích từ quỹ bảo hiểm xã hội để cấp cho
các đơn vị có kinh phí hoạt động. Năm sau, căn cứ số liệu quyết toán thu bảo hiểm
xã hội năm trước để xác định số được trích chi phí quản lý bộ máy của năm trước;
nếu số trích của năm trước vượt quá mức được trích thì phải trừ vào kế hoạch
năm sau; nếu trích chưa đủ thì được tính bổ sung vào kế hoạch năm sau.
3. Nội dung chi phí quản lý thường
xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo định mức, tiêu chuẩn hiện hành
của Nhà nước, gồm có các khoản chi (có biểu chi tiết kèm theo). Những khoản chi
đặc thù khác của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Hội đồng Quản lý Bảo hiểm
xã hội Việt Nam quy định theo thẩm quyền được Chính phủ cho phép.
4. Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất:
4.1. Kinh phí
chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được
Ngân sách Nhà nước cân đối, cấp dần hàng năm; ngoài ra, từ năm 1998 đến hết năm
2002 được trích 50% số tiền sinh lời do hoạt động đầu tư tăng trưởng để bổ sung
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất toàn ngành.
4.2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ
được trích và cân đối vào kế hoạch nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khoản
tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ thực hiện năm trước. Không được
dùng nguồn vốn này cho các hoạt động khác.
4.3. Khi tiến hành đầu tư xây dựng
bằng nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp và bằng nguồn vốn trích từ khoản tiền
sinh lời, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về
quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.
IV. HOẠT ĐỘNG
BẢO TOÀN GIÁ TRỊ VÀ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI:
1. Bảo hiểm xã
hội Việt Nam được sử dụng tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm xã hội để thực
hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng. Việc dùng quỹ bảo hiểm xã hội
để đầu tư phải đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, bảo toàn được
giá trị và có hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Tiền nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm
xã hội được ưu tiên cho Ngân sách Nhà nước vay để giải quyết các nhu cầu chi cần
thiết và được trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng thương mại
Nhà nước quy định.
- Mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ
phiếu do Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại Nhà nước phát hành.
- Cho Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc
gia, các Ngân hàng thương mại Nhà nước vay.
- Đầu tư vào một số dự án và
doanh nghiệp lớn của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép và bảo trợ.
2. Hoạt động về bảo tồn và tăng
trưởng quỹ bảo hiểm xã hội phải được hạch toán và báo cáo riêng theo quy định tại
chế độ hạch toán kế toán bảo hiểm xã hội ban hành theo Quyết định
1124/TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Tiền sinh lợi do thực hiện
các biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ là toàn bộ số lãi tiền cho vay, lãi tín
phiếu, trái phiếu và lãi từ các hoạt động sinh lợi khác quy định tại Điều 17
Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg .
4. Tiền sinh lợi
thu được từ các hoạt động bảo tồn tăng trưởng quỹ được phân phối như sau:
- Từ năm 1998 đến năm 2002 được
trích 50% bổ sung vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn ngành.
- Trích lập quỹ khen thưởng và
quỹ phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế toàn ngành.
- Phần còn lại bổ sung vào quỹ bảo
hiểm xã hội để bảo tồn và tăng trưởng.
5. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam trình Hội đồng Quản trị quyết định ban hành quy chế sử dụng quỹ khen
thưởng và quỹ phúc lợi trong khuôn khổ quy định hiện hành của pháp luật.
6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có
trách nhiệm báo cáo về hoạt động bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH hàng năm (số dư
quỹ BHXH, số đang đầu tư, số lãi thu được trong năm tài chính, tình hình sử dụng
tiền sinh lợi, dự kiến kế hoạch hoạt động bảo tồn, tăng trưởng quỹ năm tiếp
theo) với Chính phủ và Bộ Tài chính.
V. TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI CÁC CẤPTRONG VIỆC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI:
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
1.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có
trách nhiệm hướng dẫn cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp dưới lập dự toán, quyết toán
thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy và tổ chức thực hiện chi đầy đủ,
đúng hạn các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội.
1.2. Hàng năm lập dự toán thu,
chi quỹ bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy toàn ngành trình Hội đồng quản lý
thông qua và gửi Bộ Tài chính.
1.3. Hàng năm, Bảo hiểm xã hội
Việt Nam xây dựng kế hoạch bảo tồn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội trình Hội
đồng Quản lý phê duyệt và gửi Bộ Tài chính để giám sát thực hiện các biện pháp
bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Sau khi được Hội đồng Quản lý thông qua, Bảo hiểm
xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ. Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản lý về hoạt động bảo
tồn giá trị và tăng trưởng quỹ. Đối với những dự án không có khả năng thực hiện
đúng tiến độ, kế hoạch hoặc những dự án phát sinh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam phải báo cáo Hội đồng Quản lý xử lý theo thẩm quyền.
1.4. Duyệt và thông báo kịp thời
kế hoạch năm cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu và nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng
nguyên tắc kinh phí phân bổ cho Bảo hiểm xã hội các cấp không vượt tổng mức dự
toán được duyệt.
1.5. Tổ chức quản lý thống nhất
thu bảo hiểm xã hội trong toàn ngành.
1.6. Cấp phát đủ nguồn kinh phí
theo dự toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
1.7. Tổ chức thực hiện chi, quyết
toán và báo cáo tài chính hàng quý, năm (bao gồm công tác thu - chi quỹ, hoạt động
bảo tồn tăng trưởng quỹ, chi quản lý thường xuyên và chi đầu tư XDCB) theo chế
độ kế toán bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1124/TC/QĐ/CĐKT ngày
12/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Xét duyệt quyết toán, tổng hợp trình Hội
đồng Quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính.
1.8. Kiểm tra hoạt động của Bảo
hiểm xã hội cấp dưới trên các mặt:
+ Chấp hành chế độ thu và chi bảo
hiểm xã hội.
+ Thực hiện chế độ thống kê, chế
độ kế toán và báo cáo kế toán.
1.9. Xử lý những vi phạm về thu,
chi bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương:
2.1. Lập kế hoạch thu, chi bảo
hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy theo quý, năm gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2.2. Đôn đốc các đơn vị đóng
trên địa bàn (theo phân cấp quản lý) thu nộp bảo hiểm xã hội đầy đủ, đúng hạn
và ghi sổ xác nhận số thu bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.
2.3. Cấp phát kinh phí theo dự
toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội huyện.
2.4. Lập báo cáo quyết toán thu,
chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy quý, năm gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2.5. Kiểm tra, giám sát thu, chi
quỹ bảo hiểm xã hội và xử lý những vi phạm về thu, chi bảo hiểm xã hội trong phạm
vi địa phương theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Bảo hiểm xã hội quận, huyện,
thị xã:
3.1. Lập kế hoạch thu, chi bảo
hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy quý, năm gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh.
3.2. Đôn đốc hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị và người tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn nộp đầy đủ, kịp thời
ghi sổ, xác nhận số thu bảo hiểm xã hội cho người lao động.
3.3. Tổ chức chi trả cho các đối
tượng hưởng bảo hiểm xã hội bảo đảm an toàn, đầy đủ, đúng hạn.
3.4. Thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc chi trả bảo hiểm xã hội của đơn vị cơ sở, thu hồi các khoản chi sai chế
độ và báo cáo cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trên.
3.5. Lập báo cáo quyết toán quý,
năm về thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh,
thành phố.
Phần 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực từ
ngày 1/1/1998. Những quy định trước đây trái với nội dung quy định trong Thông
tư này đều hết hiệu lực thi hành.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng
dẫn cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp thực hiện đúng các nội dung quy định ở
Thông tư này. Trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc đề nghị phản ánh về
Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
|
Nguyễn
Thị Kim Ngân
(Đã
Ký)
|
NỘI DUNG CHI PHÍ QUẢN LÝ THƯỜNG XUYÊN CỦA HỆ THỐNG BẢO HIỂM
XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ
Tài chính)
TT
|
Nội
dung chi
|
1
|
2
|
1
|
Tiền lương, tiền công
|
|
Lương ngạch bậc theo quỹ lương
được duyệt
|
|
Lương tập sự
|
|
Lương hợp đồng dài hạn
|
|
Lương cán bộ CNV dôi ra ngoài
biên chế
|
|
Lương khác
|
2
|
Tiền công
|
|
Tiền công hợp đồng theo vụ việc
|
|
Khác
|
3
|
Phụ cấp lương
|
|
Chức vụ
|
|
Khu vực, thu hút, đắt đỏ
|
|
Trách nhiệm
|
|
Làm đêm, thêm giờ
|
|
Độc hại, nguy hiểm
|
|
Khác
|
4
|
Tiền thưởng
|
|
Thưởng thường xuyên
|
|
Thưởng đột xuất
|
|
Khác
|
5
|
Phúc lợi tập thể
|
|
Trợ cấp khó khăn thường xuyên
|
|
Trợ cấp khó khăn đột xuất
|
|
Tiền tàu xe nghỉ phép năm
|
|
Chi hỗ trợ đời sống cán bộ
viên chức trong ngành
|
|
Các khoản khác
|
6
|
Các khoản đóng góp
|
|
Bảo hiểm xã hội
|
|
Bảo hiểm y tế
|
|
Kinh phí công đoàn
|
|
Khác
|
7
|
Thanh toán dịch vụ công cộng
|
|
Thanh toán tiền điện
|
|
Thanh toán tiền nước
|
|
Thanh toán tiền nhiên liệu
|
|
Thanh toán tiền vệ sinh, môi
trường
|
|
Khác
|
8
|
Vật tư, văn phòng
|
|
Văn phòng phẩm
|
|
Sách, tài liệu, chế độ dùng
cho công tác chuyên môn
|
|
Mua sắm công cụ, dụng cụ văn
phòng
|
|
Vật tư, văn phòng khác
|
9
|
Thông tin, tuyên truyền,
liên lạc
|
|
Cước phí điện thoại trong nước
|
|
Cước phí điện thoại quốc tế
|
|
Cước phí bưu chính
|
|
Fax
|
|
Tuyên truyền
|
|
Quảng cáo
|
|
Phim ảnh
|
|
Sách, báo, tạp chí thư viện
|
|
Khác
|
10
|
Hội nghị
|
|
In, mua tài liệu
|
|
Bồi dưỡng giảng viên, báo cáo
viên
|
|
Tiền vé máy bay, tàu, xe
|
|
Tiền thuê phòng ngủ
|
|
Thuê hội trường, phương tiện vận
chuyển
|
|
Các khoản thuê mướn khác
|
|
Chi phí khác
|
11
|
Công tác phí
|
|
Tiền vé máy bay, tàu, xe
|
|
Phụ cấp lưu trú
|
|
Tiền thuê phòng ngủ
|
|
Khác
|
12
|
Chi phí thuê mướn
|
|
Thuê phương tiện vận chuyển,
áp tải, bảo vệ tài sản, kho quỹ.
|
|
Thuê nhà
|
|
Thuê đất
|
|
Thuê thiết bị các loại
|
|
Thuê chuyên gia nước ngoài
|
|
Thuê chuyên gia trong nước
|
|
Thuê lao động trong nước
|
|
Thuê đào tạo lại cán bộ
|
|
Chi phí thuê mước khác
|
13
|
Chi đoàn ra
|
|
Tiền vé máy bay, tàu, xe
|
|
Tiền ăn
|
|
Tiền ở
|
|
Tiền tiêu vặt
|
|
Phí, lệ phí liên quan
|
|
Khác
|
14
|
Chi đoàn vào
|
|
Tiền vé máy bay, tàu, xe
|
|
Tiền ăn
|
|
Tiền ở
|
|
Tiền tiêu vặt
|
|
Phí, lệ phí liên quan
|
|
Khác
|
15
|
Sửa chữa thường xuyên tài sản
cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở
hạ tầng
|
|
Mô tô
|
|
Ô tô con, ô tô tải
|
|
Xe chuyên dùng
|
|
Tàu thuyền
|
|
Bảo trì và hoàn thiện phần mềm
máy tính
|
|
Trang thiết bị kỹ thuật chuyên
dụng
|
|
Máy tính, phô tô, máy fax
|
|
Điều hoà nhiệt độ
|
|
Nhà cửa
|
|
Thiết bị phòng cháy, chữa cháy
|
|
Đường điện, cấp thoát nước
|
|
Các tài sản cố định và công
trình hạ tầng cơ sở khác
|
16
|
Sửa chữa lớn tài sản cố định
phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng.
|
|
Mô tô
|
|
Ô tô con, ô tô tải
|
|
Xe chuyên dùng
|
|
Tàu thuyền
|
|
Đồ gỗ
|
|
Bảo trì và hoàn thiện phần mềm
máy tính
|
|
Trang thiết bị kỹ thuật chuyên
dụng
|
|
Máy tính, phô tô, máy fax
|
|
Điều hoà nhiệt độ
|
|
Nhà cửa
|
|
Thiết bị phòng cháy, chữa cháy
|
|
Đường điện, cấp thoát nước
|
|
Các tài sản cố định và công
trình hạ tầng cơ sở khác
|
17
|
Mua sắm tài sản dùng cho
công tác chuyên môn
|
|
Mô tô
|
|
Ô tô con, ô tô tải
|
|
Xe chuyên dùng
|
|
Tàu thuyền
|
|
Đồ gỗ
|
|
Trang thiết bị kỹ thuật chuyên
dụng
|
|
Máy tính, phô tô máy fax
|
|
Điều hoà nhiệt độ
|
|
Nhà cửa
|
|
Thiết bị phòng cháy, chữa cháy
|
|
Phần mềm máy tính
|
|
Các tài sản khác
|
18
|
Chi phí nghiệp vụ chuyên
môn của ngành
|
|
Vật tư
|
|
Trang thiết bị kỹ thuật chuyên
dụng (không phải là TSCĐ)
|
|
In ấn chỉ
|
|
Đồng phục, trang phục
|
|
Bảo hộ lao động
|
|
Chi thanh toán hợp đồng với
bên ngoài về điều tra, khảo sát, quy hoạch, nghiên cứu khoa học...
|
|
Chi phí khác
|
19
|
Chi phí đặc thù của ngành
|
20
|
Chi phí khác
|
|
Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn
|
|
Chi khắc phục thiên tai cho
các đơn vị dự toán
|
|
Chi các khoản phí và lệ phí của
các đơn vị dự toán
|
|
Chi bảo hiểm tài sản và phương
tiện của các đơn vị dự toán
|
|
Chi đóng góp đối với các tổ chức
quốc tế
|
|
Chi các hoạt động từ thiện
|
|
Chi các khoản khác.
|