Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 75/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện phương án tài chính cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại 2001-2003

Số hiệu: 75/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 09/09/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 75/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 75/2002/TT-BTC NGÀY 9 THÁNG 9 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH CƠ CẤU, SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2001-2003

Thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 29/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án tài chính để thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và hệ thống Ngân hàng thương mại giai đoạn 2001-2003, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

I/ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng

a) Các doanh nghiệp nhà nước được xác định trong danh mục thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại trong 3 năm 2001-2003 dưới các hình thức cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kể cả trường hợp doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc bộ phận doanh nghiệp.

b) Các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện cơ cấu lại.

c) Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần phải nâng cao năng lực tài chính để hỗ trợ việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

2. Phạm vi xử lý

a) Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại được nhà nước hỗ trợ xử lý các khoản như sau:

- Hỗ trợ xử lý lỗ luỹ kế và nợ phải thu khó đòi đến thời điểm cơ cấu, sắp xếp lại của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, hợp nhất. Việc hỗ trợ xử lý lỗ và nợ phải thu khó đòi được thực hiện thông qua việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc không vượt quá số lỗ và nợ tồn đọng phát sinh tại doanh nghiệp; đồng thời không vượt quá nhu cầu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản xử lý theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.

- Trợ cấp cho lao động dôi dư trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Quy định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

- Cấp vốn điều lệ cho công ty tài chính trung gian (Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng, Công ty đầu tư tài chính nhà nước) để thực hiện việc nhà nước đầu tư vốn, quản lý vốn tại doanh nghiệp; thông qua hoạt động của các công ty này để xử lý nợ, tài sản tồn đọng và hỗ trợ cho quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

b) Các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu sắp xếp lại được nhà nước hỗ trợ để:

- Xử lý nợ tồn đọng theo qui định tại Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cấp bổ sung vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước gắn với kết quả xử lý nợ, cơ cấu lại các Ngân hàng theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

- Đảm bảo tiền gửi cho người gửi tiền vào các ngân hàng thương mại cổ phần do thực hiện sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần.

3/ Nguyên tắc xử lý:

a) Các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại phải phát huy nội lực, có giải pháp chủ động khắc phục tồn tại và tự bù đắp chi phí. Trường hợp không tự khắc phục được tồn tại và bù đắp chi phí, Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một phần số còn thiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại.

b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ về tài chính để xử lý những tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước và các Ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại được xác định trên cơ sở rà soát từng nguyên nhân cụ thể; gắn việc xử lý nợ tồn đọng và lành mạnh hoá tài chính với việc cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại.

c) Các biện pháp hỗ trợ tài chính của Nhà nước được thực hiện bằng các hình thức khác nhau, bảo đảm được những mục tiêu đề ra, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn và chi ngân sách nhà nước thấp nhất:

- Hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước và thông qua việc xử lý giảm trừ phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp để xử lý một phần các khoản nợ xấu, lỗ luỹ kế, trợ cấp cho người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

- Hỗ trợ thông qua các tổ chức tài chính trung gian; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Phát hành trái phiếu đặc biệt của Chính phủ và sử dụng một phần nguồn vốn Nhà nước hiện có tại các đơn vị.

d) Bộ Tài chính là đầu mối tập trung huy động các nguồn tài chính, quản lý và phân bổ nguồn tài chính thực hiện chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách ngân hàng thương mại nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

II/ QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A/ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1/ Xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002-2005 và phương án cụ thể cho năm 2002-2003.

Căn cứ Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 8/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh), các Tổng công ty 91 xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002-2005 thuộc Bộ, tỉnh, Tổng công ty quản lý trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thông báo cho các doanh nghiệp để thực hiện.

Nội dung xây dựng đề án thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2556/VPCP-ĐMDN ngày 15/5/2002 của Văn phòng Chính phủ, trong đó tổng hợp Báo cáo tình hình hoạt động và danh mục các doanh nghiệp nhà nước cơ cấu, sắp xếp lại thuộc Bộ, tỉnh, Tổng công ty quản lý theo từng hình thức sắp xếp: cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và theo kế hoạch cơ cấu, sắp xếp lại từng năm 2002, 2003, 2004, 2005 (theo mẫu phụ lục số 1, 3 và 4 kèm theo công văn số 2556/VPCP-ĐMDN ngày 15/5/2002 của Văn phòng Chính phủ).

2/ Xây dựng phương án tài chính cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp.

2.1.Dự kiến nhu cầu chi phí xử lý các tồn tại của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại:

 Căn cứ Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002-2005, phương án cụ thể năm 2002-2003 và Báo cáo tài chính năm gần nhất của doanh nghiệp trong danh sách cơ cấu, sắp xếp lại dự kiến nhu cầu chi phí để xử lý các tồn tại khi thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại trong năm 2002-2003 bao gồm:

- Lỗ luỹ kế (gồm lỗ kết quả kinh doanh, lỗ về chênh lệch tỷ giá);

- Nợ không có khả năng thu hồi;

- Số lao động dôi dư và chi phí giải quyết lao động dôi dư, chi phí đào tạo lại theo qui định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ, hướng dẫn tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội và Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7/2002 của Bộ Tài chính;

- Xác định giá trị tài sản vật tư tồn đọng không cần dùng, chờ thanh lý và các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp chuyển đổi.

2.2. Dự kiến nguồn tài chính để xử lý các tồn tại của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại

 Nguồn tài chính để xử lý các tồn tại của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại bao gồm:

- Các quỹ dự phòng;

- Quỹ trợ cấp mất việc làm;

- Lãi trước thuế;

- Giảm trừ vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

2.3. Thực hiện xây dựng phương án, tổng hợp và gửi báo cáo

a) Các doanh nghiệp trong danh sách thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại theo phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002-2003: xây dựng phương án tài chính cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo nội dung hướng dẫn tại tiết 2.1, 2.2 nói trên và gửi báo cáo về Bộ (đối với doanh nghiệp độc lập và doanh nghiệp độc lập thành viên Tổng công ty 90 thuộc Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với doanh nghiệp độc lập và doanh nghiệp độc lập thành viên Tổng công ty 90 thuộc tỉnh), Tổng công ty 91 (đối với doanh nghiệp độc lập thành viên Tổng công ty 91).

b) Các Bộ, tỉnh, Tổng công ty 91:

- Tổng hợp nhu cầu chi phí và nguồn tài chính để xử lý tồn tại của các doanh nghiệp thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại theo từng năm và theo từng hình thức sắp xếp theo Mẫu số 01 kèm theo thông tư này. Các Bộ tổng hợp số liệu của doanh nghiệp cơ cấu, sắp xếp lại trực thuộc Bộ, bao gồm cả doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty 90 do Bộ quyết định thành lập. Các Tổng công ty 91 tổng hợp báo cáo số liệu doanh nghiệp cơ cấu, sắp xếp lại trực thuộc Tổng công ty. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp số liệu của doanh nghiệp cơ cấu, sắp xếp lại thuộc tỉnh quản lý kể cả Tổng công ty do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập .

- Gửi báo cáo thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), gồm các báo cáo sau:

+ Phụ lục số 1, 3 và 4 của Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002-2005, phương án cụ thể cho giai đoạn 2002- 2003 theo hướng dẫn tại công văn số 2556/VPCP-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ;

+ Phương án tài chính cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp (Mẫu số 01 kèm theo thông tư này).

Đối với các Bộ, các tỉnh, các Tổng công ty 91 đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002-2005 và phương án cụ thể giai đoạn 2002- 2003, đề nghị gửi các báo cáo về Bộ Tài chính trước 30/9/2002.

Đối với các Bộ, các tỉnh, các Tổng công ty 91 còn lại: lập các báo cáo trên gửi cho Bộ Tài chính cùng với thời gian trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

3/ Thực hiện phương án tài chính cơ cấu sắp xếp lại doanh nghiệp

3.1. Các doanh nghiệp nhà nước trong danh sách sắp xếp, cơ cấu lại thực hiện sắp xếp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng Phương án cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp, trong đó bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi theo quy định hiện hành của nhà nước. Xác định số lượng tài sản thực tế đến thời điểm kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp, tài sản thừa, thiếu, nguyên nhân và giải pháp xử lý. Phân loại tài sản đang dùng, không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi và tài sản dùng cho phúc lợi công cộng. Đối chiếu công nợ và phân loại nợ phải thu quá hạn, nợ không có khả năng thu hồi, nợ phải trả không có khả năng trả. Kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, công nợ, lập báo cáo theo quy định kèm theo biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia.

b) Thực hiện xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp theo các quy định hiện hành, cụ thể là:

- Đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, việc kiểm kê tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán việc kiểm kê tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 và Nghị định số 49/2002/NĐ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước; Thông tư số 47/2000/TT-BTC ngày 24/5/2000 và Thông tư số 51/2000/TT-BTC ngày 2/6/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong giao, bán doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp giải thể việc kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 66/2002/TT-BTC ngày 6/8/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp phá sản thực hiện theo quy định của Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

c) Xác định các tồn tại cần xử lý đến thời điểm sắp xếp lại bao gồm:

- Lỗ luỹ kế (gồm lỗ kết quả kinh doanh, lỗ về chênh lệch tỷ giá): xác định theo báo cáo tài chính thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi, nợ phải trả không có khả năng trả: xác định theo quy định của Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Lao động dôi dư do sắp xếp lại, chi phí giải quyết lao động dôi dư và chi phí đào tạo lại theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và xã hội: xác định theo qui định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ, hướng dẫn tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội và Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7/2002 của Bộ Tài chính.

- Xác định giá trị tài sản vật tư tồn đọng không cần dùng, chờ thanh lý và các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp chuyển đổi.

d) Xác định nguồn tài chính xử lý các tồn tại, kiến nghị các giải pháp xử lý:

- Nguồn tài chính xử lý các tồn tại bao gồm:

+ Nguồn các quỹ dự phòng;

+ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

+ Lãi trước thuế;

+ Giảm trừ vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp (giảm trừ vào giá trị phần vốn nhà nước);

+ Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

- Xử lý các tồn tại bằng các nguồn như sau:

+ Đối với lỗ luỹ kế (gồm lỗ kết quả kinh doanh, lỗ về chênh lệch tỷ giá) bù đắp bằng lãi trước thuế, quỹ dự phòng tài chính, giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.

+ Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp tự xử lý trước khi chuyển đổi như xử lý bằng các quỹ dự phòng, lãi trước thuế, bán nợ cho Công ty mua bán nợ. Số nợ không có khả năng thu hồi không bán được hoặc số chênh lệch do bán nợ được trừ vào giá trị doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.

+ Đối với lao động dôi dư, xác định số lao động dôi dư và chi phí hỗ trợ cho lao động dôi dư, chi phí đào tạo nghề cho lao động dôi dư thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội và Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7/2002 của Bộ Tài chính.

+ Đối với tài sản vật tư tồn đọng không cần dùng, chờ thanh lý và các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi, được xử lý giảm vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Những tài sản này được bán lại cho Công ty mua bán nợ theo giá thị trường hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giao lại cho Công ty mua bán nợ xử lý.

+ Trường hợp doanh nghiệp không còn vốn để trừ các khoản lỗ và nợ tồn đọng, hoặc sau khi trừ thì doanh nghiệp không còn vốn hoặc ít vốn, không đủ mức vốn pháp định hoặc không đủ mức vốn nhà nước cần nắm giữ trong công ty cổ phần thì xác định nhu cầu bổ sung vốn để ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

đ) Lập báo cáo kèm theo hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp gửi cho cơ quan quyết định sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp thẩm định báo cáo Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ vốn để xử lý các tồn tại trước khi thực hiện chuyển đổi, sắp xếp. Hồ sơ bao gồm:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp.

- Văn bản của doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ để xử lý các tồn tại và trợ cấp cho lao động dôi dư do sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp.

- Phương án sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp được duyệt.

- Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm Biên bản kiểm kê tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp, Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp và các tài liệu liên quan;

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp.

- Hồ sơ đề nghị Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư và Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp xét cấp kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện theo qui định tại Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7/2002 và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 9/6/2000 của Bộ Tài chính.

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thời điểm cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp.

3.2. Bộ Tài chính là đầu mối tập trung quản lý và thực hiện cấp phát chi phí cải cách doanh nghiệp.

a) Căn cứ danh mục doanh nghiệp cơ cấu sắp xếp lại giai đoạn 2002-2005 của các Bộ, tỉnh, Tổng công ty 91, Bộ Tài chính dự kiến kế hoạch thực hiện chi phí cải cách doanh nghiệp theo từng năm 2002, 2003, 2004, 2005 và huy động nguồn vốn thực hiện cải cách. Nhu cầu chi phí hàng năm sẽ được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tiến độ thực hiện và chi phí thực tế phát sinh.

b) Căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp sắp xếp, cơ cấu lại đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn chi phí cải cách; căn cứ vào nhu cầu chi phí, khả năng cân đối nguồn, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) thẩm định và thực hiện việc cấp phát chi phí cải cách doanh nghiệp.

- Đối với cấp bổ sung vốn, xử lý lỗ và nợ tồn đọng, chi trợ cấp cho lao động dôi dư Bộ Tài chính thực hiện cấp cho doanh nghiệp. Thủ tục cấp phát thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Đối với chi phí đào tạo lại nghề cho lao động dôi dư Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cấp phát cho các cơ sở dạy nghề trên cơ sở đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động dôi dư của cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7/2002 của Bộ Tài chính.

- Đối với cấp vốn điều lệ cho các Công ty tài chính trung gian Bộ Tài chính thực hiện cấp phát theo qui định hiện hành.

3.3. Báo cáo thực hiện:

 Các Bộ, tỉnh, Tổng công ty 91 tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện phương án tài chính thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc mình quản lý theo quý, năm và theo từng hình thức sắp xếp (theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này) gửi về Bộ Tài chính. Báo cáo quý gửi chậm nhất vào cuối tháng đầu tiên của quý sau. Báo cáo năm gửi chậm nhất vào cuối tháng 2 năm sau.

B / ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1/ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đôc các ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng thương mại thực hiện:

- Phân loại, xử lý nợ tồn đọng và tài sản theo đề án được duyệt, đẩy nhanh việc bán các tài sản bảo đảm thuộc khoản nợ tồn đọng;

- Đánh giá lại khoản nợ không có tài sản bảo đảm mà đối tượng nợ là các doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại, đang hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngân hàng thương mại tập hợp hồ sơ xử lý nợ tồn đọng, tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính có ý kiến trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2/ Các Ngân hàng thương mại thực hiện các công việc như sau:

a) Rà soát, phân loại nợ, hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý nợ tồn đọng và tài sản theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước.

b) Thực hiện các biện pháp xử lý nợ bao gồm: đẩy nhanh việc bán các tài sản bảo đảm thuộc khoản nợ tồn đọng; bán lại nợ để thu hồi nợ theo quy chế mua bán nợ thông thường; xem xét để chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp; đánh giá lại khoản nợ không có tài sản bảo đảm mà đối tượng nợ là các doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại, đang hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ bằng các hình thức thích hợp như giãn nợ, khoanh nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thêm.

c) Tập hợp hồ sơ xử lý nợ tồn đọng, tổng hợp báo cáo theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt nam gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3/ Bộ Tài chính căn cứ hồ sơ, báo cáo tiến độ thực hiện phương án tái cơ cấu lại tài chính của các Ngân hàng thương mại được Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính các ngân hàng thương mại phê duyệt, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý nguồn tài chính cho các Ngân hàng thương mại.

a) Đối với xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng của các Ngân hàng thương mại: căn cứ vào mức chi phí xử lý nợ các ngân hàng thương mại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong chương trình cơ cấu lại 3 năm 2001-2003; Căn cứ vào tiến độ thực hiện đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại được Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính các ngân hàng thương mại phê duyệt, Bộ Tài chính phối hợp với ngân hàng nhà nước làm thủ tục cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để xử lý nợ tồn đọng .

b) Đối với cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng Thương mại: trong phạm vi nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng Thương mại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong chương trình cơ cấu lại 3 năm 2001-2003; Căn cứ kế hoạch cấp bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tiến độ thực hiện chương trình cơ cấu lại và tình hình thực hiện các điều kiện để được cấp bổ sung vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại được Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính các ngân hàng thương mại phê duyệt, Bộ Tài chính thực hiện cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại.

c) Đối với chi phí trả lãi phát hành trái phiếu Chính phủ, căn cứ giá trị trái phiếu Ngân hàng thương mại nắm giữ hàng năm và mức lãi ghi trên trái phiếu, Ngân sách cấp cho các Ngân hàng thuơng mại theo qui định hiện hành.

d) Đối với chi phí để đảm bảo tiền gửi khi thực hiện sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần:

- Ngân hàng nhà nước quản lý và sử dụng nguồn vốn để xử lý cơ cấu lại nợ của các ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo tiến độ thực hiện sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần đã được phê duyệt.

- Căn cứ vào tiến độ thực hiện sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch cấp bổ sung vốn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam trong giai đoạn 2002-2003 để xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần khi giải thể, thanh lý theo các quy định hiện hành về Bảo hiểm tiền gửi.

III/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị gửi ý kiến về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

MẪU SỐ 01

 

Tên cơ quan (Bộ, Tổng công ty, UBND tỉnh, thành phố)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số:

..., ngày ….tháng …năm 200...

 

Kính gửi: Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính

BÁO CÁO NHU CẦU CHI PHÍ VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CẤU, SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2002-2003

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Số

TT

 

 

Hình thức sắp xếp

Thời gian sắp xếp

 

Nhu cầu chi phí sắp xếp DN

 

Nguồn tài chính xử lý

Tài sản không tính vào giá

trị DN

 

 

 

Tổng cộng

Nợ khó đòi

Lỗ luỹ kế

Xử lý lao động dôi dư

Tài sản không tính vào giá

trị DN

Tổng cộng

Các quỹ dự phòng

Quỹ trợ cấp mất việc làm

Lãi trước thuế

Giảm vốn nhà nước

Nhà nước hỗ trợ

 

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

Cổ phần hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Doanh nghiệp độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bộ phận doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoán kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho thuê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sáp nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hơp nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phá sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển Công ty TNHH 1 TV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển thành ĐV sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng cơ quan

(ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 02

Tên cơ quan (Bộ, Tổng công ty, UBND tỉnh, thành phố)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:

......., ngày…..tháng ….. năm 200...

 

Kính gửi: Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ CƠ CẤU, SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP

Quý...........năm 200....

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Số

TT

 

Hình thức sắp xếp

Thời gian sắp xếp

Nhu cầu chi phí sắp xếp DN

Nguồn tài chính xử lý

 

 

 

 

Tổng cộng

Nợ khó đòi

Lỗ luỹ kế

Xử lý lao động dôi dư

Tài sản không tính vào giá

trị DN

Tổng cộng

Các quỹ dự phòng

Quỹ trợ cấp mất việc làm

Lãi trước thuế

Giảm vốn nhà nước

 

Nhà nước hỗ trợ

Tài sản không tính vào giá

trị DN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ hõ trợ CPH

Quỹ hỗ trợ LĐ dôi dư

Ngân sách cấp

 

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

Cổ phần hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+Doanh nghiệp độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+Bộ phận doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoán kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho thuê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sáp nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hơp nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phá sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển Công ty TNHH 1 TV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển thành ĐV sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Thủ trưởng cơ quan
 (Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 03

Tên cơ quan (Bộ, Tổng công ty, UBND tỉnh, thành phố)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số:

.., ngày……tháng…… năm 200...

 

Kính gửi: Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính

DANH MỤC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CƠ CẤU, SẮP XẾP LẠI GIAI ĐOẠN 2002-2005

Số

TT

Hình thức sắp xếp

Loại hình CPH

Thời gian thực hiện sắp xếp

Một số chỉ tiêu tài chính năm 2001 (1000 đồng)

Lao động

 

 

 

2002

2003

2004

2005

Tổng giá trị tài sản DN

Tổng số vốn nhà nước

Nợ phải thu

Nợ phải trả

Lãi trước thuế (+), Lỗ luỹ kế (-)

Doanh thu

Nộp ngân sách

Tổng số

T.đó chờ sắp xếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

T.đó khó đòi

 

 

 

 

 

 

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

Cổ phần hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Doanh nghiệp độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+Bộ phận doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoán kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho thuê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sáp nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hơp nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phá sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển Công ty TNHH 1 TV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển thành đơn vị sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 75/2002/TT-BTC

Hanoi, September 09, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE 2001-2003 FINANCIAL PLAN FOR THE RESTRUCTURING AND REARRANGEMENT OF STATE ENTERPRISES AND COMMERCIAL BANKS

In furtherance of the Prime Minister’s Decision No. 92/QD-TTg of January 29, 2002 approving the financial plan for the restructuring and rearrangement of State enterprises and the system of commercial banks in the 2001-2003 period, the Ministry of Finance hereby guides the implementation of a number of concrete contents as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects of application

a/ State enterprises already included in the lists of those to be restructured and rearranged in three years from 2001 to 2003 in the forms of equitization, assignment, sale, contracting, lease, dissolution, bankruptcy, merger and consolidation, already approved by competent authorities, including cases of equitization of dependent accounting units or components of State enterprises.

b/ Restructured State-run commercial banks.

c/ The State Bank of Vietnam and the Vietnam Deposit Insurance should raise their financial capability so as to support the rearrangement of joint-stock commercial banks, thus ensuring the interests of depositors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Restructured or rearranged State enterprises shall receive support from the State for handling the following amounts:

- Support for handling accumulated losses and bad receivable debts up to the time of restructuring or rearrangement of the enterprises which are equitized, assigned, sold, business-contracted, leased, merged or consolidated. This support shall be rendered through allocating capital support for the enterprises on the principle that it shall not exceed the amount of losses and outstanding debts at the enterprises and, at the same time, not exceed the demands for State capital at the enterprises before being transformed.

For dissolved or bankrupt enterprises, they shall be handled under the provisions of the legislation on dissolution and bankruptcy.

- Allowances for laborers redundant in the process of restructuring and rearrangement of State enterprises under the provisions of the Government’s Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002 on the policies towards laborers redundant from the restructuring and rearrangement of State enterprises.

- Allocation of charter capital to intermediary financial companies (companies engaged in purchasing and selling outstanding debts and assets, State-run financial investment companies) for performing the State’s capital investment and management at enterprises; through the operation of these companies to handle outstanding debts and assets and support the process of restructuring and rearrangement of State enterprises.

b/ Support from the State for restructured or rearranged commercial banks shall be used for:

- Handling outstanding debts under the provisions of the Prime Minister’s Decision No. 149/2001/QD-TTg of October 5, 2001.

- Additional allocation of charter capital to 4 State-run commercial banks in association with the debt-handling results and the restructuring of the banks according to the schemes already approved by the Government.

- Securing of deposits for depositors in joint-stock commercial banks that are rearranged.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ State enterprises and the system of commercial banks that are restructured or rearranged must bring into full play their internal strengths, apply active measures to solve problems and cover expenses by themselves. Where they are unable to do so, the State budget shall support part of the deficits so as to create favorable conditions for State enterprises and the system of commercial banks to carry out their restructuring or rearrangement.

b/ Financial support from the State budget for solving problems faced by restructured or rearranged State enterprises and commercial banks shall be determined on the basis of scrutinizing specific causes and associating the handling of outstanding debts and financial clean-up with the restructuring or rearrangement of State enterprises and commercial banks.

c/ The State’s financial support measures shall be taken in various forms to meet the set objectives, ensure compatibility with the capital mobilization capability and minimum State budget expenditure:

- Support directly from the State budget and through the reduction of the portion of State capital at the enterprises for partly handling bad debts, accumulated losses and allowances for laborers redundant in the process of restructuring and rearrangement of State enterprises.

- Support through intermediary financial companies, Vietnam Deposit Insurance, issuance of the Government’s special bonds, and using part of the portion of State capital available at the units.

d/ The Ministry of Finance shall act as a coordinator in mobilizing financial sources, managing and apportioning financial sources to fund the reform of State enterprises and State-run commercial banks under the Prime Minister’s Decision.

II. SPECIFIC PROVISIONS

A. FOR STATE ENTERPRISES

1. Formulating overall schemes on arrangement, renewal and development of State enterprises in the 2002-2005 period and specific plans for 2002 and 2003

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The schemes shall be formulated with their contents complying with the guidance in Government Office’s Official Dispatch No. 2556/VPCP-DMDN of May 15, 2002, which sum up the reports on the operation situation and the lists of restructured and rearranged State enterprises under the management of the ministries, provinces and corporations according to each form of arrangement: equitization, assignment, sale, business contracting, lease, merger, consolidation, dissolution, bankruptcy, transformation into one-member limited liability companies and according to the restructuring and rearrangement plans of each year: 2002, 2003, 2004 and 2005 (according to the forms in Appendices 1, 3 and 4 enclosed with the Government Offices Official Dispatch No. 2556/VPCP-DMDN of May 15, 2002).

2. Formulating financial plans for restructuring and rearrangement of enterprises.

2.1 Estimated fundings for handling problems faced by restructured or rearranged enterprises:

On the basis of the overall schemes on arrangement, renewal and development of State enterprises in the 2002- 2005 period, specific plans for 2002 and 2003 and the latest years financial reports of the enterprises on the list of those to be restructured and rearranged, the estimated fundings for handling problems faced by the restructured or rearranged enterprises in 2002 and 2003 shall cover:

- Accumulated losses (including business loss and losses due to exchange rate difference);

- Irrecoverable debts;

- The number of redundant laborers and the fundings for settlement of redundant laborers and for their re-training according to the provisions of the Government’s Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002 and the guidance in Circular No. 11/2002/TT-BLDTBXH of June 12, 2002 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Decision No. 85/2002/QD-BTC of July 1, 2002 of the Ministry of Finance.

- Determination of the value of assets and supplies which are no longer needed and await liquidation and assets not calculated in the value of the transformed enterprises.

2.2 Expected financial sources for handling problems faced by the restructured or rearranged enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Reserve funds;

- The job-loss allowance fund;

- Pre-tax profits;

- Deductions from the value of the portion of State capital at the enterprises;

- Support from the State budget.

2.3 Formulation of plans, synthesization, and sending of reports

a/ The enterprises on the list of those to be restructured or rearranged according to the plans on arrangement, renewal and development of State enterprises in the 2002-2003 period shall make financial plans for their restructuring and rearrangement with the contents guided at Items 2.1 and 2.2 above and send reports to the ministries (for independent enterprises as well as independent enterprises being members of Corporations 90 managed by the ministries), the provincial People’s Committees (for independent enterprises as well as independent enterprises being members of Corporations 90 managed by the provinces), Corporations 91 (for independent enterprises being members of Corporations 91).

b/ The ministries, provinces and Corporations 91:

- To sum up the funding demands and financial sources for handling problems of the restructured or rearranged enterprises according to each year and each form of arrangement according to a set form. The ministries shall synthesize the data of the restructured and rearranged enterprises attached to the ministries, including enterprises belonging to Corporations 90 established by decisions of the ministries. Corporations 91 shall synthesize the data of the restructured and rearranged enterprises attached to the Corporations. The provincial People’s Committees shall synthesize the data of the restructured and rearranged enterprises under the management of the provinces, including Corporations established by decisions of the provincial People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Appendices 1, 3 and 4 of the overall schemes on arrangement, renewal and development of State enterprises in the 2002-2005 period, specific plans for the 2002-2003 period under the guidance in the Government Office’s Official Dispatch No. 2556/VPCP-DMDN;

+ The financial plans for the enterprise restructuring and rearrangement (according to a set form).

For the ministries, provinces and Corporations 91 which have submitted to the Prime Minister the overall schemes on arrangement, renewal and development of State enterprises in the 2002-2005 period and specific plans for the 2002-2003 period, they are requested to send reports to the Ministry of Finance before September 30, 2002.

Other ministries, provinces and Corporations 91 shall make the above-said reports and send them to the Ministry of Finance at the same time of submitting their overall schemes on arrangement, renewal and development of enterprises to the Prime Minister.

3. Implementing financial plans for restructuring and rearrangement of enterprises

3.1 The State enterprises on the list of those to be restructured and rearranged by decisions of competent authorities must elaborate their restructuring, rearrangement or transformation plans with the following principal contents:

a/ Inventorying all assets under their management and use, available at the time of transformation according to current regulations of the State. Determining the quantity of actual assets existing up to the time of inventory to determine the enterprises value, excessive and deficient assets, causes and handling measures. Classifying those assets which are being used and no longer needed, await liquidation, assets formed from the reward and welfare funds and assets used for public welfare. Comparing debts and classifying overdue receivable debts, irrecoverable debts, payable debts which the enterprises are unable to repay. The results of inventory and classification of assets and debts shall be recorded in minutes signed by all participating members.

b/ Determining the value of assets of the enterprises and the value of enterprises according to current regulations, specifically:

- For equitized enterprises, the inventory of their assets and the determination of their value shall comply with the Government’s Decree No. 64/2002/ND-CP of June 19, 2002 on the transformation of State enterprises into joint-stock companies and the Finance Ministry’s documents guiding the implementation thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For dissolved enterprises, the inventory of their assets and the determination of their value shall comply with the Government’s Decree No. 50/CP of August 28, 1996 on the establishment, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises and the Finance Ministry’s Circular No. 66 of August 6, 2002 guiding the order and procedures for financial handling upon the dissolution of State enterprises.

- For bankrupt enterprises, they shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 189/CP of December 23, 1994 guiding the implementation of the Enterprise Bankruptcy Law.

c/ Determining problems to be handled at the time of rearrangement, including:

- Accumulated losses (including business losses and losses due to exchange rate difference): to be determined according to the financial reports at the time of determining the enterprises value.

- Irrecoverable outstanding debts, payable debts which the enterprises are unable to repay: to be determined according to the Government’s Decree No. 69/2002/ND-CP of July 12, 2002 and the Finance Ministry’s guiding documents.

- Laborers redundant due to rearrangement, expenses for redundant labor settlement and retraining under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs: to be determined according to the provisions of the Government’s Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002, the guidance in Circular No. 11/2002/TT-BLDTBXH of June 12, 2002 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Decision No. 85/2002/QD-BTC of July 1, 2002 of the Ministry of Finance.

- Determining the value of outstanding assets and supplies which are no longer needed, await liquidation and assets not included in the value of the transformed enterprises.

d/ Identifying financial sources for handling problems, proposing handling measures:

- Financial sources for handling problems include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The job-loss allowance reserve fund;

+ Pre-tax profits;

+ Deductions from the value of the portion of State capital at the enterprises;

+ Support from the State budget.

- Problems shall be handled with the sources as follows:

+ For accumulated losses (including business losses and losses due to exchange rate difference, they shall be offset with pre-tax profits, the financial reserve fund, and deductions from the value of the portion of State capital at the enterprises before determining the enterprises value.

+ For irrecoverable debts, the enterprises, before being transformed, shall handle them by themselves such as with reserve funds, pre-tax profits, sale to debt-trading companies. Those irrecoverable debts which are unsold or the margins from the debt sale shall be subtracted from the value of the enterprises before their transformation.

+ For redundant laborers, the determination of the number of redundant laborers, the financial support for them and the fundings for their job training shall comply with the guidance in Circular No. 11/2002/TT-BLDTBXH of June 12, 2002 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Decision No. 85/2002/QD-BTC of July 1, 2002 of the Ministry of Finance.

+ For outstanding assets and supplies which are no longer needed, await liquidation and assets not calculated into the value of the enterprises to be transformed, they shall be subtracted from the portion of the State capital at the enterprises. These assets shall be sold to the debt-trading companies at market prices or reported to competent authorities for assignment to the debt-trading companies for handling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Making reports enclosed with enterprise transformation dossiers and send them to the agencies that have decided on the enterprise arrangement and transformation and the enterprise finance agencies of the same level for evaluation and reporting to the Ministry of Finance for consideration and capital support for the enterprises to handle problems before they are restructured or arranged. Such a dossier consists of:

- The decision of a competent agency on the arrangement or transformation of the enterprise;

- The enterprise’s document requesting support for handling its problems and allowances for laborers redundant from the restructuring or rearrangement of the enterprise;

- The approved plan on the enterprise’s arrangement or transformation;

- A dossier determining the enterprise’s value, including the written record on asset inventory and enterprise valuation, the written record on the valuation of the enterprise, made by the Council for valuation of the enterprise, and relevant documents;

- The decision of a competent agency to announce the enterprise’s value.

- A dossier proposing the Fund for Support of Redundant Laborers and the Fund for Support of Enterprise Arrangement to consider and allocate fundings for the enterprise according to the provisions in the Finance Minister’s Decision No. 85/2002/QD-BTC of July 1, 2002 and Decision No. 95/2000/QD-BTC of June 9, 2000.

- The financial report of the enterprise at the time of its restructuring or rearrangement.

3.2 The Ministry of Finance shall be the sole agency in charge of managing and allocating the fundings for enterprise reform.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ On the basis of the restructured or rearranged enterprises dossiers requesting the State budget support from the enterprise reform funding source; on the basis of the funding demands and the source-balancing capability, the Ministry of Finance (the Enterprise Finance Department) shall evaluate and effect the allocation of enterprise reform fundings.

- For additional capital allocations to handle losses and outstanding debts, payment of allowances to redundant laborers, the Ministry of Finance shall make allocations to the enterprises. The allocation procedures shall comply with current regulations.

- For fundings for job retraining of redundant laborers, the Fund for Support of Redundant Laborers due to rearrangement of State enterprises shall allocate them to the job-training establishments on the basis of their written requests for payment of expenses for job retraining of redundant laborers according to the provisions in the Finance Minister’s Decision No. 85/2002/QD-BTC of July 1, 2002.

- For the allocation of charter capital to intermediary financial companies, the Ministry of Finance shall make allocations according to current regulations.

3.3 Implementation reports:

The ministries, provinces and Corporations 91 shall sum up and send quarterly and annual reports on the implementation of financial plans for restructuring and rearrangement of enterprises under their respective management according to each form of arrangement (according to a set form) to the Ministry of Finance. Quarterly reports must be sent no later than the end of the first month of the subsequent quarter. Annual reports must be sent no later than the end of February of the subsequent year.

B. FOR COMMERCIAL BANKS

1/ The State Bank of Vietnam shall base itself on the Prime Minister’s Decision No. 149/2001/QD-TTg of October 5, 2001 to guide, direct and urge commercial banks and their debt management and asset exploitation companies to:

- Classify and handle outstanding debts and assets according to the approved plans, accelerate the sale of security assets belonging to outstanding debts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Guide, urge and inspect commercial banks to gather dossiers on the handling of outstanding debts, sum up and send reports thereon to the Ministry of Finance for comments before submitting them to the Steering Committee for financial Restructuring of Commercial Banks for consideration before submission to the Prime Minister for approval.

2. Commercial banks shall perform the following tasks:

a/ Scanning and classifying debts, finalizing dossiers, handling outstanding debts and assets according to the schemes approved by the Prime Minister and the guidance or direction of the State Bank.

b/ Applying the debt-handling measures, including speeding up the sale of security assets belonging to outstanding debts; reselling debts to recover according to the common debt purchase and sale regulations; considering for transforming debts into capital contributed to the enterprises; re-evaluating debts without security assets owed by existing or operating enterprises under the guidance of the Ministry of Finance; on the basis of the actual situation and debt repayment capability of the enterprises, restructuring debts in appropriate forms such as debt rescheduling and freezing, interest reduction or exemption, or lending capital to enterprises for further investment.

c/ Collecting the dossiers on the handling of outstanding debts, summing up and making reports under the guidance of the State Bank of Vietnam, then sending them to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam for comments before submitting them to the Steering Committee for Financial Restructuring of Commercial Banks for consideration before submission to the Prime Minister for approval.

3. The Ministry of Finance shall base itself on the dossiers and reports on the tempo of implementation of the plans on financial restructuring of commercial banks, which have been approved by the Steering Committee for Financial Restructuring of Commercial Banks to submit to the Prime Minister for decision the handling of financial sources for commercial banks.

a/ For the handling of outstanding receivable debts of commercial banks: on the basis of the level of funding for the handling of commercial banks debts already approved by the Prime Minister in the 2001-2003 restructuring program; on the basis of the tempo of implementation of the plans on the handling of commercial banks outstanding debts, which have been approved by the Steering Committee for Financial Restructuring of Commercial Banks, the Ministry of Finance shall coordinate with the State Bank in processing the procedures to allocate capital to commercial banks for handling outstanding debts.

b/ For the additional allocation of charter capital to commercial banks: Within the limit of the source of capital for addition to the charter capital of commercial banks, which has been approved by the Prime Minister in the 2001-2003 restructuring programs; on the basis of the plans of additional allocation of capital to the commercial banks charter capital, which have been approved by the Prime Minister, and the tempo of implementation of the restructuring program as well as the commercial banks satisfaction of conditions for additional allocation of capital to their charter capital, which has been approved by the Steering Committee for Financial Restructuring of Commercial Banks, the Ministry of Finance shall allocate capital to commercial banks.

c/ For the payment of interests on Government-issued bonds, on the basis of the value of bonds held by commercial bank each year and the interest rates inscribed on the bonds, budget allocations shall be made to commercial banks according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The State Bank shall manage and use the capital source for restructuring debts of joint-stock commercial banks according to the State’s current regulations and the already approved tempo of rearrangement of joint-stock commercial banks.

- On the basis of the tempo of rearrangement of joint-stock commercial banks, the Ministry of Finance shall submit to the Prime Minister the plan on additional allocation of capital to Vietnam Deposit Insurance in the 2002-2003 period for handling dissolved or liquidated joint-stock commercial banks according to current regulations on deposit insurance.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect 15 days after its signing.

The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the provincial/municipal People’s Committees, the managing boards of State corporations and State enterprises shall guide, direct and organize implementation according to the provisions of this Circular.

Should any problems arise in the course of implementation, the units shall send opinions to the Ministry of Finance for study and settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 75/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 hướng dẫn thực hiện phương án tài chính cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại 2001-2003 do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.745

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.209.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!