Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 64/2001/TT-BTC thực hiện quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác

Số hiệu: 64/2001/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 10/08/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 64/2001/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 64/2001/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 08 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

Thi hành Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm thực hiện Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác như sau:

I- VỐN CỦA NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC BAO GỒM:

- Các khoản vốn được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP);

- Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm do chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước được để lại tăng phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Khoản 30% giá trị vốn cổ phần mà người lao động nộp lại khi chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động theo quy định tại điểm 5 Điều 10 Chương II Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;

- Các khoản đầu tư bổ sung khác của Nhà nước vào doanh nghiệp.

II- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

Nhà nước thực hiện việc quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác thông qua người đại diện và người trực tiếp quản lý:

1- Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Quyền và nghĩa vụ người đại diện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Quy chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ- CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ.

2- Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước:

2.1 Người đại diện cử người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác trong các trường hợp sau:

a - Nhà nước đầu tư góp vốn, tài sản, tiền thuê đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất tại các doanh nghiệp liên doanh (trong và ngoài nước) và các công ty trách nhiệm hữu hạn.

b - Nhà nước giữ cổ phần chi phối tại công ty cổ phần (cụ thể cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp hoặc cổ phần của Nhà nước bằng hoặc lớn hơn 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp).

Trường hợp số vốn nhà nước tham gia tại công ty cổ phần không đạt tỷ lệ khống chế trên, nhưng mức vốn đầu tư vào công ty lớn, nếu xét thấy cần thiết cho yêu cầu quản lý, giám sát thì người đại diện xem xét quyết định cử người trực tiếp quản lý. Các trường hợp còn lại, tuy không cử người trực tiếp quản lý nhưng người đại diện phải tổ chức công việc để đảm bảo theo dõi được số vốn Nhà nước đã đầu tư và số lợi tức được chia từ phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp này và phân công người thực hiện các quyền của cổ đông theo Điều lệ doanh nghiệp.

2.2 Đối với trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước là Bộ Tài chính theo quy định tại điểm 1 Điều 6 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ- CP thì Bộ Tài chính uỷ quyền cho Thủ trưởng Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cử người trực tiếp quản lý; sau khi có văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan trên quyết định cử người trực tiếp quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

2.3 Căn cứ vào quy mô vốn đầu tư, yêu cầu quản lý, giám sát và điều lệ doanh nghiệp, người đại diện có thể cử từ 1 đến 2 người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước trong 1 doanh nghiệp khác, quyết định chế độ làm việc và quy định trách nhiệm của người trực tiếp quản lý. Trường hợp cử 2 người thì người trực tiếp quản lý phải phân công người chịu trách nhiệm chính.

- Người đã được cử trực tiếp quản lý chuyên trách ở một doanh nghiệp thì không cử trực tiếp quản lý kiêm nhiệm ở doanh nghiệp khác.

- Người trực tiếp quản lý được chọn từ các cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ, Sở quản lý ngành); cơ quan quản lý tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính - Vật giá); cơ quan cấp trên doanh nghiệp (Tổng công ty, công ty) hoặc ở chính doanh nghiệp có vốn góp vào doanh nghiệp khác. Người trực tiếp quản lý tham gia vào ban kiểm soát doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về quản lý tài chính doanh nghiệp.

Các trường hợp cử người đại diện từ doanh nghiệp làm người trực tiếp quản lý tại doanh nghiệp khác phải tuân thủ khoản 1 Điều 50 Luật phá sản doanh nghiệp.

2.4 Tiêu chuẩn của người trực tiếp quản lý thực hiện theo Điều 11 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ- CP. Người trực tiếp quản lý không được góp vốn, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn nhà nước mà người đó được cử trực tiếp quản lý (trừ các đối tượng được mua cổ phần lần đầu trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá theo quy định tại Quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần , Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần).

III - CHẾ ĐỘ VÀ CHỈ TIÊU BÁO CÁO:

1- Đối với người trực tiếp quản lý

1.1 Trên cơ sở báo cáo tài chính và các báo cáo khác của doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ doanh nghiệp (biểu số 1 kèm theo Thông tư này) để theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ quản lý theo quy định.

Người trực tiếp quản lý phải lập báo cáo một số chỉ tiêu tài chính: biểu số 2 (đối với báo cáo quý, năm) kèm theo Thông tư này, bao gồm cả phần phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, việc phân chia lợi tức. Kiến nghị đề xuất biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm phát huy có hiệu quả vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.

1.2 Nơi nhận báo cáo và thời hạn báo cáo:

Hàng quý (chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau), hàng năm (chậm nhất là ngày 30/4 cuả năm sau), người trực tiếp quản lý có trách nhiệm gửi báo cáo với đầy đủ nội dung trên cho người đại diện. Trường hợp người trực tiếp quản lý được cử theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP thì gửi cho Bộ Tài chính, đồng thời gửi 1 bản cho Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật là cơ quan ra quyết định cử người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.

1.3 Ngoài các báo cáo theo định kỳ nêu trên, người trực tiếp quản lý phải báo cáo đột xuất cho người đại diện về tình hình doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

- Người đại diện yêu cầu;

- Những vấn đề lớn phát sinh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần có ý kiến chỉ đạo của người đại diện.

1.4 Các trường hợp không cử người trực tiếp quản lý, người đại diện phải phân công người theo dõi và báo cáo theo các nội dung trên.

2- Đối với người đại diện:

Trên cơ sở báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác và các báo cáo định kỳ của người trực tiếp quản lý, người đại diện có trách nhiệm:

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Mục II Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP;

- Định kỳ sáu tháng và hàng năm, tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo của người trực tiếp quản lý (biểu số 2) theo từng loại hình doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH... Phân tích, lập báo cáo về tình hình tài chính doanh nghiệp theo đúng nội dung quy định tại điểm 2 Điều 8 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP;

- Báo cáo của người đại diện được gửi cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) chậm nhất là ngày 31/7 đối với báo cáo 6 tháng, ngày 31/5 năm sau đối với báo cáo năm. Đối với người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP thì đồng thời phải gửi cho cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Ngoài báo cáo trên, người đại diện còn phải thực hiện báo cáo đột xuất khác theo đề nghị của Bộ Tài chính để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính nhà nước.

IV- XỬ LÝ PHẦN LỢI TỨC ĐƯỢC CHIA VÀ PHẦN VỐN THU HỒI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC.

Việc xử lý phần lợi tức được chia, việc thu hồi vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác được thực hiện như sau:

1- Trường hợp Bộ Tài chính hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người đại diện:

- Doanh nghiệp khác có trách nhiệm nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Trung ương hoặc địa phương theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 9/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính các khoản dưới đây:

1.1 Phần lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác;

1.2 Phần vốn thu hồi khi quyết định giảm bớt phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác, hoặc khi doanh nghiệp bị giải thể, phá sản;

1.3 Thu hồi số tiền cho người lao động vay để mua cổ phần khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước;

1.4 Thu hồi giá trị cổ phần chia cho người lao động trong doanh nghiệp để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp.

Người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp nộp kịp thời các khoản trên.

- Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp khác có vốn Nhà nước và người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đó, việc dùng lợi tức được chia để tăng phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (trường hợp Bộ Tài chính là người đại diện) hoặc do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định (trường hợp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người đại diện).

2 - Trường hợp Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) là người đại diện:

- Doanh nghiệp khác có trách nhiệm nộp về doanh nghiệp nhà nước (là người đại diện có vốn góp vào doanh nghiệp khác) các khoản dưới đây:

2.1 Phần lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác;

2.2 Chênh lệch do nhượng bán hoặc thu hồi phần vốn nhà nước (khi quyết định nhượng bán hoặc giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác).

2.3 Phần vốn thu hồi khi quyết định giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, hoặc khi doanh nghiệp bị giải thể phá sản.

2.4 Thu hồi số tiền cho người lao động vay để mua cổ phần khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

2.5 Thu hồi giá trị cổ phần chia cho người lao động trong doanh nghiệp để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp.

Các khoản lợi tức được chia; chênh lệch giá nhượng bán, thu hồi vốn quy định tại điểm 2.1, điểm 2.2 phần này (sau khi trừ các chi phí nhượng bán) doanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào kết quả kinh doanh.

Trong các trường hợp thu hồi vốn quy định tại điểm 2.3, điểm 2.4 và điểm 2.5 phần này khoản chênh lệch giảm so với vốn đầu tư ban đầu, doanh nghiệp nhà nước phải hạch toán vào kết quả kinh doanh.

Người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp nộp kịp thời các khoản trên.

- Việc dùng lợi tức được chia để tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị), hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

V- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

BIỂU SỐ 1

HỒ SƠ DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp

2. Giấy đăng ký kinh doanh số . . . Ngày . . .

3. Ngành nghề kinh doanh:

4. Địa chỉ, điện thoại, FAX

5. Vốn điều lệ:

Trong đó: Vốn Nhà nước

Một số chỉ tiêu tổng hợp

Đơn vị
tính

Năm...

Năm....

1- Tổng số vốn chủ sở hữu
- Trong đó: Vốn Nhà nước

đồng

 

 

2- Diện tích đất quản lý sử dụng

m.2

 

 

3- Doanh thu thực hiện:
Trong đó: Xuất khẩu

đồng
USD

 

 

4- Lãi (+), Lỗ (-) thực hiện

đồng

 

 

5- Lợi tức sau thuế

đồng

 

 

Lợi tức được chia trên vốn NN

 

 

 

6- Tổng số phải nộp NS đến cuối kỳ báo cáo
Trong đó: Các loại Thuế

đồng
đồng

 

 

8 - Tổng số lao động sử dụng bình quân trong năm

ngươì

 

 

9- Tổng qũy tiền lương, tiền công thực hiện

người

 

 

10- Thu nhập bình quân (đồng/tháng/người)

đồng

 

 

11- Số vốn NN phải thu của người LĐ vay mua cổ phiếu
- Số đã thu trong năm

đồng
đồng

 

 

12- Giá trị cổ phiếu NN cấp cho người LĐ hưởng cổ tức

đồng

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Số liệu mục 1, 2, 11 lấy số cuối năm.

 

 

 

 

BIỂU SỐ 2

BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUÝ . . NĂM 200. . .

Kèm theo Thông tư số 64 /2001/TT- BTC ngày 10 tháng 8 năm 2001hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2000/NĐ- CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ
(Áp dụng cho người đại diện và người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nuớc ở doanh nghiệp khác)

1. Tên doanh nghiệp:

2. Giấy đăng ký kinh doanh số... Ngày...

3. Ngành nghề kinh doanh:

4. Địa chỉ, điện thoại, FAX

5. Vốn điều lệ:

Trong đó: Vốn Nhà nước

(Áp dụng cho báo cáo của người trực tiếp quản lý)

Đơn vị: Đồng

 

Mã số

Số đầu
Năm

Số cuối
Quý

Số luỹ
kế từ
đầu năm

I- Tổng số tài sản

250

 

 

 

1- Các khoản đầu tư tài chính ngẵn hạn

120

 

 

 

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)

129

 

 

 

2- các khoản phải thu:

- Các khoản phải thu khó đòi

- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)

130

 

 

 

3- Hàng tồn kho:

- Thành phẩm tồn kho

- Hàng hóa tồn kho

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

- Vật tư, hàng hóa ứ đọng, khác

140

 

 

 

4- Tài sản thiếu chờ xử lý

154

 

 

 

5- Tài sản cố định:

- Nguyên giá (212+215+218)

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

(213+216+219)

210

 

 

 

II- Tổng cộng nguồn vốn

430

 

 

 

1- Nguồn vốn, qũy:

- Nguồn vốn kinh doanh

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Chênh lệch tỷ giá

- Qũy đầu tư phát triển

- Qũy dự phòng tài chính

- Lợi nhuận chưa phân phối

- Nguồn vốn đầu tư XDCB

410

411

412

413

414

415

416

417

 

 

 

2- Nguồn kinh phí khác:

- Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm

- Qũy khen thưởng, phúc lợi

420

421

422

 

 

 

3- Nợ ngắn hạn

- Nợ quá hạn

- Nợ Ngân sách NN

310

-

315

 

 

 

4- Nợ dài hạn

- Nợ nước ngoài

320

 

 

 

5- Nợ khác

330

 

 

 

III- Kết quả hoạt động kinh doanh

( Số phát sinh trong quý, năm )

 

+

 

 

1- Doanh thu thuần

10

+

 

 

2- Lợi nhuận thuần từ sản xuất kinh doanh

30

+

 

 

3- Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính

40

+

 

 

4- Lợi nhuận bất thường

50

+

 

 

5- Lợi nhuận trước thuế

60

+

 

 

6- Thuế TNDN phải nộp

70

+

 

 

7- Lợi nhuận sau thuế trong đó:

- Để lập các qũy doanh nghiệp

- Để đầu tư bổ sung

- Để chia cho các bên góp vốn

80

+

 

 

IV- Lợi tức được chia và thu hồi vốn

 

 

 

 

1- Lợi tức được chia:

- Số đã chuyển về qũy hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN(HTSX và CPH) hoặc Tổng Cty, C.ty

 

+

 

 

2- Thu hồi tiền bán chịu cổ phần:

- Số đã chuyển về qũy hoặc Tổng Cty, C.ty

 

+

 

 

3- Thu hồi cổ phiếu cấp cho người LĐ

- Trong đó đã chuyển về qũy HTSX và CPH hoặc Tổng Cty, C.ty

 

+

 

 

5- Bán bớt cổ phiếu nhà nước tại doanh nghiệp

- Rút bớt vốn hoặc trong đó đã chuyển về qũy HTSX và CPH hoặc Tổng Cty, C.ty

 

+

 

 

6- Đầu tư bổ sung vốn vào doanh nghiệp

- Trong đó từ nguồn:

 

+

 

 

V- Lao động - Tiền lương

 

 

 

 

- Tổng số lao động (người)

- Tổng số tiền lương, tiền công (tr/đồng)

- Thu nhập bình quân (đồng/ng/tháng)

 

+

+

 

 

VI- Giá trị một cổ phiếu của C.ty cổ phần (**)

 

 

 

 

(*) Ghi bằng số âm thể hiện trong ngoặc (.....)

(**) Chỉ tiêu này xác định theo giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán (đối với C.ty niêm yết trên TTCK), hoặc theo ước tính của người trực tíêp quản lý.

VII- Phần phân tích đánh giá và kiến nghị:

- -----------------------------------

 

Người đại diện ký tên, đóng dấu

(Áp dụng cho người đại diện báo cáo)

Người trực tiếp quản lý ký, ghi rõ họ tên

(Áp dụng cho người quản lý báo cáo)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 64/2001/TT-BTC

Hanoi, August 10, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATION ON MANAGEMENT OF THE STATE CAPITAL AT OTHER ENTERPRISES

In furtherance of the Government’s Decree No.73/2000/ND-CP of December 6, 2000 promulgating the Regulation on management of the State capital at other enterprises, the Finance Ministry hereby guides the implementation of the said Regulation as follows:

I. THE STATE CAPITAL AT OTHER ENTERPRISES INCLUDES

- The capital amounts stipulated in Article 3 of the Regulation on management of the State capital at other enterprises, issued together with the Government’s Decree No.73/2000/ND-CP of December 6, 2000 (hereafter called Regulation attached to Decree No.73/2000/ND-CP for short);

- The reduced and exempted enterprise income tax amounts, which are brought about by the State’s preferential investment policy and retained at enterprises to increase the State capital proportion therein;

- 30% of the value of equity capital remitted by laborers upon the transfer of equities within the enterprise, which is assigned to the laborers collective according to the provisions at Point 5, Article 10, Chapter II of the Government’s Decree No.103/1999/ND-CP of September 10, 1999 on the assignment, sale, business contracting and lease of State enterprises;

- The State’s additional investments in enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State shall manage its capital at other enterprises through its representatives and direct managers:

1. For the representatives of the State capital: Their rights and obligations shall be effected according to the provisions in Articles 6, 7 and 8 of the Regulation on management of the State capital at other enterprises, issued together with the Government’s Decree No.73/2000/ND-CP of December 6, 2000.

2. For the direct managers of the State capital:

2.1. The representatives shall appoint the direct managers of the State capital at other enterprises in the following cases:

a/ The State invests by contributing capital, property, land rentals or land use right value to joint-venture enterprises (domestic and overseas) and limited liability companies.

b/ The State holds dominant stake at joint-stock companies (concretely, the State’s shares represent more than 50% of the total shares of an enterprise or are equal to or twice as many as shares of the biggest shareholder in the enterprise).

In cases where the State’s capital contributed to a joint-stock company fails to reach the above-mentioned dominant percentage but the investment level in the company is high, if deeming it necessary for the management and supervision requirements, the representative may consider and decide to appoint a direct manager. For other cases, the representative may not appoint a direct manager but must organize the work so as to ensure the monitoring of the State capital amount already invested in the enterprise as well as the amount of profit generated therefrom, and assign people to exercise the shareholders rights according to the charter of the enterprise.

2.2. In cases where the representative of the State capital is the Finance Ministry as specified at Point 1, Article 6 of the Regulation attached to Decree No.73/2000/ND-CP, the Finance Ministry shall authorize the heads of the ministries, economic-technical branches or agencies, that have issued the enterprise establishment decisions, to appoint the direct managers; after obtaining written consents from the Finance Ministry, the heads of the above-mentioned agencies shall decide on the appointment of the direct managers of the State capital at other enterprises.

2.3. Basing him/herself on the investment capital amount, the management and supervision requirements as well as the enterprise’s charter, a representative may appoint 1 or 2 direct managers of the State capital at another enterprise, decide on the working regime and specify the responsibility of the direct manager(s). Where 2 direct managers are appointed, they must assign among themselves a person to take the prime responsibility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The direct managers shall be selected from the economic-technical branch management agencies (ministries, branch-managing provincial/municipal services); the financial management agencies (the Enterprise Finance Department, the provincial/municipal Finance-Pricing Services); the enterprises superior bodies (corporations, companies), or from the very enterprises that have contributed capital to other enterprises. The direct managers participating in the enterprises control boards must have professional qualifications regarding the enterprise finance management.

Cases of appointing the enterprises representatives to work as the direct managers at other enterprises shall have to comply with the provisions in Clause 1, Article 50 of the Law on Enterprise Bankruptcy.

2.4. The criteria for the direct managers shall comply with Article 11 of the Regulation issued together with Decree No.73/2000/ND-CP. The direct managers must neither contribute, lend capital to nor sign trading contracts with, enterprises having the State capital under their direct management (except for subjects entitled to purchase equities for the first time from equitized State enterprises according to the provisions of Decision No.202/HDBT of June 8, 1992 of the chairman of the Council of Ministers, now the Prime Minister, regarding the experimental transformation of a number of State enterprises into joint-stock companies; the Government’s Decree No.28/CP of May 7, 1996 on the transformation of a number of State enterprises into joint-stock companies; and the Government’s Decree No.44/1998/ND-CP of June 29, 1998 on the transformation of State enterprises into joint-stock companies).

III. REPORTING REGIME AND NORMS:

1. For the direct managers

1.1. Basing themselves on the financial reports and other reports of enterprises, the direct managers shall have to compile enterprise dossiers to monitor the enterprises and perform their management tasks as prescribed.

The direct managers shall have to make reports (quarterly and annual) on a number of financial norms according to the set form, that include analysis and evaluation of the situation on capital management and use at the enterprises, their solvency, business results and profit sharing; and propose measures to remove difficulties and obstacles in order to efficiently use the State capital invested at other enterprises.

1.2. Places for receipt of reports and reporting time limits

Quarterly (by the 30th of the first month of the following quarter at the latest) and annually (by April 30 of the following year at the latest), the direct managers shall have to send reports with all the above-mentioned contents to the representatives. In cases where the direct managers are appointed according to the provisions at Clause 1, Article 6 of the Regulation attached to Decree No.73/2000/ND-CP, they shall send the reports to the Finance Ministry, and concurrently to the ministries or economic-technical branches that have issued decisions to appoint them the direct managers of the State capital at other enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The representatives so request;

- There appear big issues affecting the business results of enterprises that require opinions of the representatives.

1.4. In cases where the direct managers are not appointed, the representatives shall have to assign people to monitor and report on the above-mentioned contents.

2. For the representatives:

Basing themselves on the financial reports of other enterprises and periodical reports of the direct managers, the representatives shall have the responsibility:

- To exercise their rights and perform their obligations according to the provisions in Section II of the Regulation attached to Decree No.73/2000/ND-CP;

- Biannually and annually, to sum up the norms reported by the direct managers according to each type of enterprises with State-contributed capital: foreign-invested enterprises, joint-stock companies, limited liability companies...Analyze and make reports on the enterprises� financial situation strictly according to the contents stipulated at Point 2, Article 8 of the Regulation attached to Decree No.73/2000/ND-CP;

- To send their reports to the Finance Ministry (the Enterprise Finance Department) by July 31 at the latest, for biannual reports, and by May 31 of the following year, for annual reports. For the representatives defined at Clause 3, Article 6 of the Regulation attached to Decree No.73/2000/ND-CP, they must concurrently send the reports to the agencies that have decided the establishment of State enterprises with capital invested in other enterprises.

In addition to the above-mentioned reports, the representatives shall have to make other extraordinary reports at the request of the Finance Ministry in order to meet the State financial management requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The handling of divided profits and the retrieval of State investment capital from other enterprises shall be effected as follows:

1. Where the Finance Ministry or the People’s Committee of a province or centrally-run city is the representative:

- Other enterprises shall have to remit to the Fund for reorganization and equitization of the centrally- or locally-run State enterprises according to the provisions of the Prime Minister’s Decision No.177/1999/QD-TTg of August 30, 1999 and the Finance Minister’s Decision No.95/2000/QD-BTC of June 9, 2000, the following amounts:

1.1. The amounts of profit shared from other enterprises;

1.2. The amount of capital retrieved upon the decision to reduce the State capital at other enterprises or upon the dissolution or bankruptcy of enterprises;

1.3. The money amount that had been lent to laborers to buy equities upon the equitization of State enterprises, now retrieved;

1.4. The retrieved value of equities divided to laborers in enterprises so that the latter may enjoy dividends therefrom and equities sold on credit to poor laborers in enterprises.

The direct managers of the State capital at other enterprises shall have to urge enterprises to remit in time the above-mentioned amounts.

- Based on the proposals of other enterprises having the State capital and the direct managers of the State capital at such enterprises, the use of the divided profits to increase the State capital at other enterprises shall be considered and decided by the Finance Minister after the heads of the economic-technical branch management agencies give their opinions (if the Finance Ministry is the representative), or by the president of the People’s Committee of the province or centrally-run city (if the People’s Committee of the province or centrally-run city is the representative).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other enterprises shall have to remit to the State enterprises (being the representatives of the capital contributed to other enterprises) the following amounts:

2.1. The profits shared from other enterprises;

2.2. The differences from the sale or retrieval of the State capital (upon deciding on the sale or reduction of the State capital at other enterprises).

2.3. The capital amount retrieved upon the decision on reduction of the State capital at other enterprises or upon the dissolution or bankruptcy of enterprises.

2.4. The money amount that had been lent to laborers to buy equities upon equitization of State enterprises, now retrieved.

2.5. The retrieved value of equities that had been divided to laborers within enterprises so that the latter may enjoy dividends therefrom and equities sold on credit to poor laborers within enterprises.

The divided profits; the price differences from the sale or retrieval of capital stipulated at Points 2.1. and 2.2. of this Section (after subtracting the sale expenses) shall be accounted in the business results.

In case of capital retrieval stipulated at Points 2.3, 2.4 and 2.5 of this Section, the difference resulting from the decrease of initial investment capital must be accounted by State enterprises into their business results.

The direct managers of the State capital at other enterprises shall have to urge the enterprises to remit in time the above-mentioned amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect as from the effective date of the Government’s Decree No.73/2000/ND-CP of December 6, 2000. The earlier provisions contrary to this Circular are hereby annulled.

In the course of implementation, if any problem arises, it should be promptly reported to the Finance Ministry for study and settlement.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 64/2001/TT-BTC ngày 10/08/2001 thực hiện quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.853

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.23.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!