Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 64/1999/TT-BTC chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong doanh nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 64/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 07/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 64/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ

BỘ TÀI CHÍNH SỐ 64/1999/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ VÀ QUẢN LÝ CÁC QUỸ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ về Quy chế quản lý và tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/CP nói trên;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp Nhà nước như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, bao gồm Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên hạch toán kinh tế của Tổng công ty, doanh nghiệp độc lập khác thuộc mọi ngành kinh tế do Trung ương và địa phương quản lý.

Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích được thành lập theo Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ; các doanh nghiệp trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được thành lập theo Quyết định số 68/1998/ QĐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận riêng, không áp dụng Thông tư này.

II- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

A. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP:

1. Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

a) Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của doanh nghiệp.

b) Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số thu lớn hơn số chi phí của các hoạt động tài chính, bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản; mua bán chứng khoán; mua bán ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay vốn; lợi tức cổ phần và lợi nhuận được chia từ phần vốn góp liên doanh hợp doanh; hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

- Lợi nhuận hoạt động bất thường là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động bất thường, bao gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ; khoản nợ khó đòi đã duyệt bỏ nay thu hồi được; lợi nhuận từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; khoản thu vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát; khoản chênh lệch do thanh lý, nhượng bán tài sản; lợi nhuận các năm trước phát hiện năm nay; hoàn nhập số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi; tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.

2. Nhà nước để lại khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhằm mục đích chủ yếu bổ sung vốn kinh doanh, lập quỹ dự phòng tài chính để tự bù đắp một phần rủi ro; đồng thời chăm lo lợi ích vật chất cho người lao động trong doanh nghiệp.

B. PHẦN LỢI NHUẬN SAU THUẾ:

Sau khi chuyển lỗ theo Điều 22 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập theo Luật định, lợi nhuận còn lại được phân phối theo trình tự sau đây:

1. Bù khoản lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

2. Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành;

3. Trả tiền phạt vi phạm pháp luật Nhà nước như: vi phạm Luật thuế, Luật giao thông, Luật môi trường, Luật thương mại và quy chế hành chính..., sau khi đã trừ tiền bồi thương tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có);

4. Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế;

5. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có);

6. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1, 2, 3, 4, 5) được phân phối như sau:

6.1. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.2. Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

6.3. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.4. Đối với một số ngành đặc thù (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm,...) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp trích lập theo các quy định đó;

6.5. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu;

6.6. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi. Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn Nhà nước tại các thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm), như sau:

a) 3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp:

- Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nói trên năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước.

- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư.

b) 2 tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước.

Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) sau khi lấy ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia số tiền vào mỗi quỹ.

Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sung toàn bộ số lợi nhuận còn lại vào Quỹ đầu tư phát triển.

7. Thủ tục và thời điểm trích lập các quỹ.

7.1. Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quí về số lợi nhuận thực hiện, doanh nghiệp kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, lợi nhuận còn lại được tạm trích vào các quỹ quy định ở Mục II nói trên, nhưng số tạm trích vào các quỹ không vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quý đó.

7.2. Sau khi công bố công khai báo cáo tài chính năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế cả năm theo quyđịnh ở Mục B Thông tư này.

C. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC QUỸ DOANH NGHIỆP:

1. Quỹ đầu tư phát triển để:

1.1. Bổ sung vào vốn kinh doanh của Nhà nước:

- Để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của doanh nghiệp;

- Góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định hiện hành;

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm nhiệm vụ thu mua, chế biến nông, lâm, hải sản được dùng quỹ này để trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hoặc cho các thành phần kinh tế khác vay vốn phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp.

Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, Hội đồng quản trị, giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

1.2. Trích nộp Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty Nhà nước (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm.

1.3. Trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để đầu tư phát triển doanh nghiệp Nhà nước khác. Bộ Tài chính, sau khi thống nhất với cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định việc điều động này.

2. Quỹ dự phòng tài chính để:

2.1. Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm.

2.2. Trích nộp để hình thành Quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm.

3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để:

3.1- Trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm tạm thời theo quy định của Nhà nước; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp. Quỹ này chỉ dùng trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như: lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổ chức trong khi chưa bố trí công việc khác, hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc.

3.2. Đối với những doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty Nhà nước, mà việc trợ cấp mất việc làm do Tổng công ty đảm nhận theo Quy chế tài chính Tổng công ty thì doanh nghiệp thành viên trích nộp để hình thành Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc của Tổng công ty theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm.

Mức trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể do Giám đốc Quyết định sau khi có ý kiến của Chủ tịch công đoàn doanh nghiệp.

4. Quỹ phúc lợi để:

4.1. Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xâydựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thoả thuận.

4.2. Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp.

4.3. Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội (các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội công cộng...).

4.4. Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp.

4.5. Ngoài ra có thể chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp đã nghỉ hưu, mất sức lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, xây nhà tình nghĩa, từ thiện.

4.6. Trích nộp để hình thành Quỹ phúc lợi tập trung của Tổng công ty (nếu là thành viên Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp để quản lý và sử dụng quỹ này.

5. Quỹ khen thưởng để:

5.1. Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Mức thưởng do Giám đốc doanh nghiệp quyết định sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức Công đoàn và trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

5.2. Thưởng cho những cá nhân và đơn vị bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thưởng do Giám đốc doanh nghiệp quyết định.

5.3. Trích nộp để hình thành Quỹ khen thưởng tập trung của Tổng công ty (nếu là thành viên Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

D. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC:

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm về xác định chính xác các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp, phân phối và sử dụng các khoản lợi nhuận sau thuế theo đúng các quy định tại Thông tư này.

Việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp phải công khai trước các cơ quan quản lý của Nhà nước và tập thể lao động của doanh nghiệp.

2. Cơ quan quản lý tài chính Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra việc phân phối các khoản lợi nhuận sau thuế, việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp theo quy định của Thông tư này.

Nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện sai thì yêu cầu các doanh nghiệp phải sửa sai. Nếu vi phạm thì tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà áp dụng các hình thức thích hợp: xử lý phạt hành chính, bồi thường vật chất hoặc bị giảm trừ 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này áp dụng cho việc phân phối lợi nhuận sau thuế từ năm tài chính 1999 và thay thế cho Thông tư số 70 TC/TCDN ngày 5/11/1996 của Bộ Tài chính.

Các cơ quan quản lý doanh nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 64/1999/TT-BTC

Hanoi, June 07, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE DISTRIBUTION OF AFTER-TAX PROFITS AND MANAGEMENT OF FUNDS IN STATE ENTERPRISES

Pursuant to the Governments Decree No. 59/CP of October 3, 1996 issuing the Regulation on financial management and business cost-accounting at State enterprises and Decree No. 27/1999/ND-CP of April 20, 1999 on amendments and supplements to the above-said Decree No. 59/CP;
The Ministry of Finance hereby guides the distribution of after-enterprise income tax profits and management of funds in State enterprises as follows:

I. OBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

This Circular shall apply to State enterprises engaged in business activities, including corporations, economic cost-accounting member enterprises of corporations and centrally- or locally-run independent enterprises of all economic sectors.

State enterprises engaged in public-utility activities and established under the Governments Decree No.56/CP of October 2, 1996; as well as enterprises attached to training and research institutions, and established under the Prime Ministers Decision No.68/1998/QD-TTg of March 27, 1998 shall comply with separate profit distribution regime and not be governed by this Circular.

II. DETAILED GUIDANCES

A. ENTERPRISES PROFITS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Profits from business activities: is the difference between the total revenue from and the total cost of products and services, which have been sold in a fiscal year of the enterprise.

b/ Profits from other activities shall include:

- Profits from financial activities, which means the revenue therefrom is bigger than the expenditure thereon, including asset leasing; securities trading; foreign currency trading; interests on bank deposits being business capital; interests on capital loans; stock dividends and shared profits from capital contributions to joint-venture(s) or business cooperation; reimbursement of the balance of the reserve for securities investment devaluation.

- Profits from irregular activities, which means the revenue therefrom is bigger than the expenditure thereon, including: payable amounts, which cannot be paid due to the creditors faults; bad debts which have been approved for cancellation but now recovered; profits generated from the ownership right or the right to use assets; revenue from redundant supplies and assets, after making up for losses; difference arising from the liquidation and sale of assets; profits accumulated from the previous years and detected in the current year; reimbursement of balances of the reserves for reduction of unsold goods prices and for bad debts; deductions for product warranty, which remain after the warranty duration has expired.

2. The State leaves the after-enterprise income tax profits to the enterprises so that the latter may supplement their business capital, set up financial reserve funds to partly make up for risks and, at the same time, care for material interests of laborers working at the enterprises.

B. DISTRIBUTION OF AFTER-TAX PROFIT

After transferring losses according to Article 22 of the Law on Enterprise Income Tax and paying income tax as prescribed by law, an enterprise shall distribute its remaining profit according to the following order:

1. To offset the previous years losses, which cannot be accounted into the pre-tax profits;

2. To pay a fee for the use of the State budget capital according to the current regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To cover the actual expenses, which cannot be accounted into the reasonable expenses when determining the taxable income;

5. To share interests to the capital contributors according to the business cooperation contracts (if any);

6. The profit amount remaining after the deductions (mentioned in Points 1, 2, 3, 4 and 5) have been made, shall be distributed as follows:

6.1. 10%- for the financial reserve fund. When this funds balance is equal to 25% of the enterprises charter capital, the deduction shall no longer be made;

6.2. At least 50%- for the development investment fund;

6.3. 5%- for the severance allowance reserve fund; when the fund balance is equal to the actual 6-month salary payment by the enterprise, the deduction shall no longer be made;

6.4. For a number of particular branches (such as commercial banks, insurance) where the establishment of special funds with after-tax profit is required by law, the enterprise shall set up such funds according to the provisions of law;

6.5. For dividend distribution in case of issuing shares;

6.6. The profit amount left after the establishment of the funds (mentioned in Points 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 and 6.5) shall be deducted for the establishment of the reward fund and the welfare fund. The maximum deduction level for both funds shall be, based on the profit proportion against the State capital (the State capital referred here is the arithmetical mean of the State capital balance by January 1st and that available by the end of every quarter of a year) and made as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The enterprise’s above-said profit proportion of the current year is equal to or higher than that of the preceding year.

- The enterprise invests in technological renovation or business expansion during the enterprise income tax exemption period under the Law on Domestic Investment Promotion, provided that its profit proportion is lower that that of the pre-investment year.

b/ The actual 2-month salary amount, if the profit proportion of the current year is lower than that of the preceding year.

The enterprises Managing Board or director (for enterprises without managing boards) shall, after consulting the trade unions executive committee, decide the deduction level for each fund.

The profit amount left after deductions have been made for the establishment of the reward fund and the welfare fund as mentioned above shall be fully added to the development investment fund.

7. Procedures and time for the fund establishment deduction:

7.1. On the basis of the quarterly financial reports on the actual profits, the enterprise shall declare and pay the enterprise income tax as prescribed by law; the remaining profit shall be temporarily deducted into the funds stipulated in Section II above, provided that the temporary deduction amount for each fund shall not exceed 70% of the total after-tax profit of that quarter.

7.2. After publicizing its yearly financial report under the guidance of the Ministry of Finance, the enterprise shall be entitled to distribute all the after-tax profit of the year according to the stipulations in Section B, this Circular.

C. PURPOSES OF THE USE OF THE ENTERPRISES FUNDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1 Supplement the States business capital:

- To invest in the business expansion and renovation of technologies, equipment and working conditions of the enterprise;

- To contribute capital to joint venture(s), purchase shares and/or contribute stocks according to the current regulations;

- For State enterprises performing tasks of buying and processing agricultural, forestry and aquatic products, they shall be entitled to use this fund to make direct investment in the development of raw material areas or lend capital to other economic sectors for the development of areas of raw materials to be supplied to the enterprises.

Basing themselves on the investment demand and the fund capacity, the managing board or the director (for enterprises without managing boards) shall decide the investment form and measures according to the principle of efficiency, capital preservation and development.

1.2. Make deductions for remittance to the development investment fund of the State corporation (if the enterprise is a member of such corporation) according to the rate annually decided by the corporations managing board.

1.3. In case of necessity, the State may mobilize part of the development investment fund of an enterprise for the development investment in another State enterprise. The Ministry of Finance shall, after consulting the agency that has decided the establishment of the enterprise, decide such mobilization.

2. The financial reserve fund is used to:

2.1. Make up for the remaining asset losses or damage incurred by the enterprise during the course of its business, after it has been compensated for by the loss- or damage-causing organization(s) and/or individual(s) and the concerned insurance organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The reserve fund for severance allowances is used to:

3.1. Provide financial support for laborers, who have worked at the enterprise for one year or more and who now temporarily lose their jobs, according to the regulations of the State; spend on the professional and technical retraining of laborers as required by the change in the enterprise’s technology or organizational structure, especially the training of reserve jobs for female laborers of the enterprise. This fund is used only to support laborers who lose their jobs due to objective causes such as: the redundancy of laborers due to technological change, joint venture or change in organizational structure and during the time when the new jobs have not been arranged for such laborers or the job discontinuation procedures have not been completed for them yet.

3.2. For enterprises being members of a State corporation which, under its own financial regulation, takes charge of giving allowances for laborers who lose their jobs, such member enterprises shall make deductions to set up the corporations reserve fund for severance allowances according to the rates annually decided by the corporations managing board.

The allowance level for each specific case shall be decided by the enterprises director after consulting the president of the enterprises trade union.

4. The welfare fund is used for:

4.1. Investing in building or repairing or supplement capital for building public-welfare facilities of the enterprise; contribute capital to the construction of public welfare facilities which shall be used by the entire branch or shared with other units under contracts.

4.2. Financing sports, cultural and public welfare activities of the collective of workers and employees of the enterprise.

4.3. Making contribution to the social welfare fund (charity and social public welfare activities).

4.4. Providing regular and irregular allowance for the enterprises laborers, who meet with difficulties in their daily life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.6. Deductions to set up the concentrated welfare fund of the corporation (if the enterprise is a member unit of that corporation), according to the rate decide by the corporations managing board.

The enterprises director shall coordinate with the enterprises trade union executive committee in managing and using this fund.

5. The reward fund is used for:

5.1. Making year-end or periodical rewards to workers and employees in the enterprise. The reward levels shall be decided by the enterprises director after consulting the trade union and on the basis of the labor productivity and the work performance by each worker or employee in the enterprise.

5.2. Rewarding individuals and units outside the enterprise that have economic relations with the enterprise and have fulfilled well the terms of the economic contracts signed with the enterprise, thus efficiently contributing to the enterprises business activities. The reward level shall be decided by the enterprises director.

5.3. Deduction to set up the concentrated reward fund of the corporation (if the enterprise is a member unit of that corporation) according to the rate set by the corporations managing board.

D. RESPONSIBILITIES OF ENTERPRISES AND STATE FINANCIAL MANAGEMENT AGENCIES

1. The managing board chairmen and the directors (for enterprises without managing boards) shall have to accurately determine their respective enterprises profits, distribute and use the after-tax profits in strict compliance with the provisions of this Circular.

The deduction for the establishment of enterprises funds and the use thereof must be publicized before the State management agencies and collectives of laborers of such enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any enterprises that are found having wrongly implemented the regulations shall be requested to correct them. If committing violations, they shall, depending on the seriousness of their violations, be subject to appropriate forms of sanction: administrative sanctions, material compensation or reduction of the welfare fund and the reward fund according to the current provisions of law.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular shall apply to the after-profit distribution from the 1999 fiscal year and replace Circular No.70-TC/TCDN of November 5, 1996 of the Finance Ministry.

The agencies managing enterprises and State enterprises shall have to implement this Circular.

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 64/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 về chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.915

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.133.148
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!