Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 52/1998/TT-BTC tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ doanh nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 52/1998/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 16/04/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 52/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52/1998-TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Tài chính đã có quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 ban hành quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. Để thực hiện tốt công tác kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, các Tổng công ty, Liên hiệp xí nghiệp, doanh nghiệp hạch toán độc lập khác đều phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định tại Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Thông tư này hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ đối với từng loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Các nội dung khác, thực hiện theo quy định của quy chế kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀ TỔNG CÔNG TY, LHXN (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ TỔNG CÔNG TY).

Bộ máy kiểm toán nội bộ của Tổng công ty được tổ chức như sau: Tại Tổng công ty là phòng kiểm toán nội bộ, tại các đơn vị thành viên thì tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, trình độ năng lực của kiểm toán viên có thể tổ chức thành tổ, nhóm kiểm toán nội bộ.

1. Phòng kiểm toán nội bộ của Tổng công ty.

1.1 Phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty phải được tổ chức độc lập với các phòng ban chức năng khác của Tổng công ty và chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Biên chế của phòng từ 3-5 người.

1.2. Đứng đầu phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty là Trưởng phòng kiểm toán nội bộ do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ và các kiểm toán viên không được kiêm nhiệm các công việc quản lý và điều hành trong Tổng công ty.

1.3. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty phải có các tiêu chuẩn sau đây:

- Có đủ tiêu chuẩn là kiểm toán viên nội bộ quy định tại Điều 12 Quy chế kiểm toán nội bộ ban hành theo Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Có khả năng tổ chức, điều hành hoạt động kiểm toán nội bộ Tổng công ty.

1.4. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Trưởng phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty:

Tổng công ty phải có hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Trưởng phòng kiểm toán nội bộ gửi Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị bổ nhiệm Trưởng phòng kiểm toán nội bộ của Tổng công ty.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan người được bổ nhiệm.

- Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính kế toán hoặc quản trị kinh doanh và chứng chỉ đã qua chương trình huấn luyện nghiệp vụ kiểm toán nội bộ của người được bổ nhiệm.

Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét trả lời bằng văn bản.

Căn cứ ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tổng công ty ra quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng kiểm toán nội bộ.

1.5. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty bị bãi nhiệm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

- Không trung thực, khách quan, bao che hoặc cố ý làm sai lệch kết quả kiểm toán nội bộ.

- Trong quá trình công tác xét thấy không đủ năng lực tổ chức, điều hành công tác kiểm toán nội bộ Tổng công ty.

Quyết định bãi nhiệm Trưởng phòng kiểm toán nội bộ do Tổng Giám đốc ký và phải gửi đến Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

1.6. Chi phí hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ kể cả tiền lương và phụ cấp của trưởng phòng và các kiểm toán viên được tính vào chi phí quản lý của Tổng công ty. Trưởng phòng và các kiểm toán viên được xếp lương cơ bản theo ngạch bậc viên chức Nhà nước và hưởng lương, thưởng theo chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ quy định gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.7. Phòng kiểm toán nội bộ của Tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Giúp lãnh đạo Tổng công ty đánh giá việc thực hiện các quy chế nội bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi công tác tài chính kế toán, chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

- Thông qua công tác kiểm toán nội bộ đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty, các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.

- Bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm toán viên trong Tổng công ty.

- Tổ chức kiểm toán tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo kế hoạch kiểm toán do Tổng giám đốc phê duyệt. Kiểm tra, xử lý, tổng hợp kết quả kiểm toán nội bộ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp thành viên Tổng công ty.

2.1. Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc cần kiểm toán tại các đơn vị thành viên có thể tổ chức thành tổ kiểm toán nội bộ hoặc nhóm kiểm toán nội bộ với biên chế từ 2-3 người.

- Đối với doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân phải tổ chức (hoặc nhóm) kiểm toán nội bộ độc lập do Giám đốc doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo.

- Đối với đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty thì tuỳ đặc điểm từng đơn vị, phòng kiểm toán nội bộ của Tổng công ty có thể trực tiếp thực hiện công tác kiểm toán hoặc có thể bố trí kiểm toán viên hoạt động trực tiếp tại đơn vị phụ thuộc.

2.2. Số lượng kiểm toán viên của tổ (hoặc nhóm) kiểm toán nội bộ do Giám đốc doanh nghiệp quyết định. Đứng đầu tổ (nhóm) kiểm toán nội bộ là Tổ trưởng (Nhóm trưởng) do Giám đốc doanh nghiệp thành viên bổ nhiệm. Tổ trưởng hoặc Nhóm trưởng và các kiểm toán viên nội bộ hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm các công việc khác trong doanh nghiệp.

2.3. Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bãi nhiệm Tổ (Nhóm) trưởng kiểm toán nội bộ, thực hiện theo quy định như việc bổ nhiệm, bãi nhiệm Trưởng phòng kiểm toán Tổng công ty nhưng do Giám đốc doanh nghiệp thành viên quyết định. Trường hợp bổ nhiệm phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2.4. Chi phí hoạt động của Tổ (Nhóm) kiểm toán nội bộ kể cả tiền lương và phụ cấp của kiểm toán viên được tính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

2.5. Tổ (Nhóm) kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thành viên ngoài nhiệm vụ thường xuyên trực tiếp kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp mình theo nội dung quy định tại quy chế kiểm toán nội bộ còn chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty và tham gia các cuộc kiểm toán do Phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty tổ chức.

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐỘC LẬP

Doanh nghiệp độc lập (không phải là thành viên của Tổng công ty) phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo hình thức tổ (nhóm) kiểm toán nội bộ trực thuộc Giám đốc như các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty quy định tại điểm 2 mục I nói trên.

C. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai tổ chức tập huấn nghiệp vụ về kiểm toán viên cho các doanh nghiệp Nhà nước trong quý 2 và quý 3/1998, theo dõi, kiểm tra việc thành lập tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước.

2. Trong quý 4/1998, các doanh nghiệp Nhà nước phải tổ chức xong bộ máy kiểm toán nội bộ đủ điều kiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 1998 của doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 52/1998-TT-BTC

Hanoi, April 16, 1998

 

CIRCULAR

GUIDING THE ORGANIZATION OF INTERNAL AUDIT APPARATUS AT STATE ENTERPRISES

In furtherance of Decree No.59-CP of October 3rd, 1996 of the Government promulgating the Regulation on financial management and business cost-accounting by State enterprises, the Ministry of Finance issued Decision No.832/TC/QD/CDKT of October 28, 1997 stipulating the regulation on internal audit applicable to State enterprises. To well carry out the internal audit at enterprises, the Ministry of Finance hereby guides the organization of internal audit apparatus at State enterprises as follows:

A. GENERAL PROVISIONS

1. All State enterprises, including: production and/or business enterprises, public utility enterprises, corporations, unions of enterprises and other independent cost-accounting enterprises shall have to organize internal audit apparatuses fully capable of performing the internal audit in accordance with Decision No.832/TC/QD/CDKT of October 28, 1997 of the Minister of Finance.

2. This Circular shall guide in detail the organization of internal audit apparatus for each type of State enterprises. With regard to other contents, the provisions of the Regulation on internal audit issued together with Decision No.832-TC/QD/CDKT of October 28, 1997 of the Minister of Finance shall apply.

B. SPECIFIC PROVISIONS

I. ORGANIZATION OF INTERNAL AUDIT APPARATUS AT STATE ENTERPRISES, WHICH ARE CORPORATIONS OR UNIONS OF ENTERPRISES (HEREAFTER REFERRED TO AS CORPORATIONS)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Corporation's internal audit section

1.1. The corporation's internal audit section must be organized independently from other functional sections of the corporation and subject to the direction and leadership of the General Director. The section shall be staffed with 3 to 5 persons.

1.2. The corporation's internal audit section is led by a head to be appointed by the General Director. The head of the internal audit section and the auditors shall not concurrently undertake any managerial and executive jobs in the corporation.

1.3. The head of the corporation's internal audit section must meet the following criteria:

- Have full qualifications of an internal auditor as prescribed in Article 12 of the Regulation on internal audit issued together with Decision No.832/TC/QD/CDKT of October 28, 1997 of the Minister of Finance;

- Have the capability of organizing and running the corporation's internal audit activities.

1.4. Order and procedures for the appointment of the head of the corporation's internal audit section:

The corporation shall submit a dossier proposing the appointment of the head of the internal audit office to the General Department on Management of State's Capital and Property at Enterprises. Such a dossier shall include:

- The official dispatch proposing the appointment of the head of the corporation's internal audit section;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Copies of the university diploma on economics, finance and accounting or business administration and certificate proving that the appointed person has attended a training program on internal audit.

Within 15 days after receiving the full valid dossier, the General Department on Management of State's Capital and Property at Enterprises shall have to consider and reply in writing.

Basing him/herself on the written consent of the General Department on Management of State's Capital and Property at Enterprises, the General Director of the corporation shall issue a decision on the appointment of the head of the internal audit section.

1.5. The head of the corporation's internal audit section shall be dismissed if he/she commits one of the following violations:

- Violating the legislation, policies, financial and/or accounting regulations, the State's management regime, resolutions and decisions of the Managing Board and the Directorate, and therefore being disciplined with warning or higher level;

- Being dishonest and not objective, covering or intentionally falsifying the internal audit results;

- Displaying incapability of organizing and running the corporation's internal audit during his/her working process.

A decision on dismissal of the head of internal audit section shall be signed by the General Director and sent to the General Department on Management of State's Capital and Property at Enterprises.

1.6. All expenses for the operations of the internal audit section, including salaries and allowances of the section's head and auditors shall be accounted into the corporation's managerial cost. The section's head and auditors shall be graded with basic salary according to the wage scale applicable to the State officials and shall enjoy salaries and bonuses according to the salary and bonus distribution regime in the State enterprises stipulated by the Government, depending on the enterprise's operation results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assist the corporation's leaders in assessing the implementation of internal rules, inspecting the effectiveness of the internal control system, performance of financial and accounting work as well as the observance of legislation, State's policies and regulations, resolutions and decisions of the Managing Board and the Board of Directors.

- To propose, through the internal audit, to the corporation's leaders measures to adjust the management of the unit's finance and accounting, propose the competent level to handle violations of the State's financial and accounting regime.

- To provide professional training, guidances and direction for the contingent of auditors in the corporation.

- To organize the audit at the corporation's head office and its member units according to the audit plan already approved by the General Director. To inspect, handle and summarize internal audit results of the corporation and its member units.

2. Organization of internal audit apparatus at the corporation's member enterprises.

2.1. Depending on the production and business scale, and the volume of work to be audited at member units, internal audit teams or groups may be organized, each is staffed with 2 to 3 persons.

- For independent cost-accounting member enterprises of the corporation, having the legal person status, internal audit team (or group) must be set up and directed by the enterprise's director.

- For dependent cost-accounting member units of the corporation, depending on the characteristics of each unit, the corporation's internal audit section may directly perform the audit or appoint auditors to work directly at such dependent units.

2.2. The number of auditors of an internal audit team (or group) shall be decided by the enterprise's director. Each internal audit team (group) is led by a head to be appointed by the director of the member enterprise. The team or group head and internal auditors shall work independently and not concurrently undertake any other jobs in the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. All expenses for the operations of internal audit teams (groups), including auditors' salaries and allowances, shall be accounted into the enterprise's managerial cost.

2.5. Internal audit teams (groups) at member enterprises shall not only have the task of regularly and directly organizing the internal audit at their respective enterprises according to the contents provided for in the regulation on internal audit, but also be subject to professional direction of the corporation's internal audit section and participate in the audits organized by the corporation's internal audit section.

II. ORGANIZATION OF INTERNAL AUDIT APPARATUS AT INDEPENDENT ENTERPRISES

Independent enterprises (which are not corporation members) shall have to organize their internal audit apparatus in the form of internal audit teams (groups) to be placed under the directors as it is provided for the corporation's member enterprises in Point 2, Section I above.

C. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. The General Department for Management of State's Capital and Property at Enterprises shall have to organize professional training courses for auditors of State enterprises in the second and third quarters of 1998, monitor and inspect the organization of internal audit apparatuses at the State enterprises.

2. In the fourth quarter of 1998, the State enterprises shall have to complete the organization of their internal audit apparatuses fully capable of auditing their 1998 financial reports.

Agencies managing the State's capital and property at enterprises and State enterprises shall have to implement this Circular. In the course of implementation, any arising problems shall be reported to the Ministry of Finance for study and appropriate amendment.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 52/1998/TT-BTC ngày 16/04/1998 về việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lâm nghiệp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.828

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.199.88
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!