Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 51-TC/TCĐN hướng dẫn quy định thuế áp dụng xí nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bên nước ngoài hợp tác kinh doanh

Số hiệu: 51-TC/TCĐN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành: 03/07/1993 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51-TC/TCĐN

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 1993

 

THÔNG TƯ

SỐ 51-TC/TCĐN NGÀY 3-7-1993 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ ÁP DỤNG VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BÊN NƯỚC NGOÀI HỢP TÁC KINH DOANH TRÊN CƠ SỞ HỢP ĐỒNG THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1987, Luật sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30-6-1990. Luật sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 23-12-1992 (dưới đây gọi tắt là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam);
Căn cứ vào Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ vào các Luật, pháp lệnh thuế hiện hành của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế áp dụng đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực, bao gồm cả các xí nghiệp liên doanh xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, các xí nghiệp khu chế xuất như quy định tại Nghị định số 322-HĐBT ngày 18-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

2. Các xí nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Trường hợp nếu Hiệp định có các quy định nào về thuế cho xí nghiệp liên doanh khác với quy định của luật thuế Việt Nam và hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Hiệp định.

3. Các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (gọi tắt là các bên nước ngoài hợp doanh) theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4. Các quy định của Thông tư này không áp dụng đối với:

- Các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các bên nước ngoài hoạt động trên cơ sở hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) như quy định tại Điều 55 của nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ thực hiện các nghĩa vụ về thuế với Nhà nước Việt Nam theo một hướng dẫn riêng.

- Các nhà thầu phụ nước ngoài, các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

II. HƯỚNG DẪN THI HÀNH TỪNG LOẠI THUẾ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BÊN NƯỚC NGOÀI HỢP DOANH

A. THUẾ LỢI TỨC

1. Đối tượng chịu thuế.

Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh phải nộp thuế lợi tức đối với các khoản lợi tức thu được từ bất kỳ hoạt động kinh tế nào được phép theo quy định tại Giấy phép do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.

Trường hợp xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các cơ sở kinh doanh phụ thuộc (chi nhánh, công ty hạch toán phụ thuộc) thì lợi tức của cơ sở phụ này được tính gộp vào lợi tức của xí nghiệp và xí nghiệp có trách nhiệm nộp thuế lợi tức trên toàn bộ lợi tức của xí nghiệp bao gồm cả phần lợi tức của cơ sở phụ đó.

Trường hợp một bên nước ngoài hợp doanh tham gia cùng một lúc nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh thì thuế lợi tức được tính riêng cho từng hợp đồng hợp tác kinh doanh (mỗi hợp đồng là một đối tượng nộp thuế).

2. Xác định lợi tức chịu thuế.

- Lợi tức chịu thuế của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu với tổng các khoản chi, cộng với các khoản lợi tức phụ khác của xí nghiệp (bao gồm cả cơ sở chính và cơ sở phụ nếu có) thu được trong năm tính thuế.

Lợi tức phụ khác gồm: lợi tức từ hoạt động cho thuê tài sản cố định (không phải là hoạt động kinh doanh chính), lợi tức từ việc bán tài sản thanh lý, nhượng bán tài sản, chuyển nhượng cổ phần, lợi tức thu được từ hoạt động liên doanh liên kết với tổ chức kinh tế khác, các khoản lợi tức tài chính khác như chênh lệch lãi tiền gửi thu được và lãi tiền vay trả ngân hàng, chênh lệch giá và tỷ giá...

- Lợi tức chịu thuế của bên nước ngoài hợp doanh là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu của bên nước ngoài với tổng các khoản chi của bên nước ngoài do thực hiện hợp đồng đã ký kết với bên Việt Nam.

a. Các khoản thu:

Các khoản thu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh bao gồm các khoản thu do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác từ bất kỳ hoạt động nào của xí nghiệp hoặc bên nước ngoài trong năm tính thuế.

Trường hợp Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia sản phẩm thì khoản thu về tiêu thụ sản phẩm được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm chia cho mỗi bên nhân với (x) giá bán bình quân của sản phẩm đó trên thị trường tại thời điểm chia sản phẩm và do cơ quan thuế xác định.

b. Các khoản chi:

Các khoản chi của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh bất kể áp dụng chế độ kế toán nào, được xác định bao gồm các khoản sau đây:

- Chi về nguyên vật liệu, năng lượng để sản xuất sản phẩm chính, sản phẩm phụ hoặc để cung cấp dịch vụ.

- Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trả cho người lao động Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng lao động phù hợp với quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 233-HĐBT ngày 22 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh. Mức khấu hao tài sản cố định phải phù hợp với quy định tại Thông tư số 31-TC/TCDN ngày 18-7-1992 của Bộ Tài chính. Trường hợp xí nghiệp hoặc bên nước ngoài trích khấu hao tài sản cố định cao hơn mức quy định tại Thông tư số 31-TC/TCDN này thì phải được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

- Các khoản chi mua sắm hoặc trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật bằng sáng chế, công nghệ và các dịch vụ kỹ thuật.

- Chi phí quản lý xí nghiệp gồm: các chi phí hành chính, chi phí bảo quản kho tàng nhà cửa, phòng thí nghiệm; chi phí bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, tiền thưởng phát minh, sáng chế; chi phí tuyển mộ, đào tạo; chi phí phòng cháy chữa cháy, bảo vệ.

- Các khoản thuế, phí và lệ phí mang tính chất thuế đã nộp (trừ thuế lợi tức).

- Các khoản, trả lãi tiền vay theo lãi suất hợp lý đối với số vốn vay.

- Chi phí liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ như chi phí bảo quản, đóng gói hàng hoá, chi phí bốc xếp, chi phí quảng cáo.

- Các khoản tiền nộp quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc nghĩa vụ của xí nghiệp theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 233-HĐBT ngày 22-6-1990.

- Các khoản tiền mua bảo hiểm tài sản của xí nghiệp.

- Các khoản lỗ của các năm trước (các xí nghiệp liên doanh và các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép chuyển lỗ của bất kỳ năm tài chính nào sang năm tiếp theo và được bù lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo nhưng không quá 5 năm, bắt đầu từ năm kế tiếp ngay sau năm phát sinh lỗ).

- Các khoản chi khác chưa được kể đến ở trên nhưng không vượt quá 5% của tổng chi phí nêu ở trên.

Tất cả các khoản chi phí được xác định đều phải có chứng từ hợp lệ, bất kể khoản chi phí nào không có chứng từ hợp lệ đều không được tính vào chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế.

Xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh không được tính vào chi phí xác định lợi tức chịu thuế các khoản chi sau đây:

- Các khoản chi phí vật tư, năng lượng sử dụng cho các mục đích không liên quan đến việc hình thành lợi tức như cho vay, nhượng bán, trao đổi, biếu tặng.

- Các khoản trích khấu hao tài sản cố định vượt mức quy định của Bộ Tài chính, các khoản khấu hao cơ bản của các tài sản cố định đã trích khấu hao hết.

- Các khoản thiệt hại về tài sản, vật tư, tiền vốn như mất mát, do trộm cướp, thiên tai, hoả hoạn không xác định được đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường.

- Các khoản thiệt hại ngừng sản xuất do mọi nguyên nhân.

- Các khoản thiệt hại đã được quỹ bảo hiểm giải quyết.

- Các khoản tiền nộp phạt mà xí nghiệp có trách nhiệm phải trả như phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt do vi phạm pháp luật, phạt chậm thanh toán các khoản công nợ.

- Các khoản lãi tiền vay phải trả của các chủ đầu tư trả cho phần vốn đi vay để góp vốn pháp định hoặc các khoản thu trên vốn của các chủ đầu tư bên Việt Nam phải trả đối với phần vốn nhận của Nhà nước để góp vào phần vốn pháp định của xí nghiệp.

- Các khoản lãi tiền vay phải trả của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với số vốn vay vượt quá 234% so với vốn pháp định, trừ trường hợp được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chấp thuận vốn pháp định của xí nghiệp nhỏ hơn 30% của tổng số vốn đầu tư.

- Các khoản lỗ do chuyển nhượng cổ phần.

3. Xác định số thuế lợi tức phải nộp.

Số thuế lợi tức phải nộp được xác định bằng lợi tức chịu thuế phát sinh của năm tính thuế nhân với (x) thuế suất thuế lợi tức quy định cho xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh được ghi tại Giấy phép do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.

Năm tính thuế là năm tài chính mà xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh được phép áp dụng trong công tác kế toán.

4. Thủ thục nộp thuế lợi tức.

Thuế lợi tức được tạm thu 3 tháng một lần theo kê khai, hết năm tính thuế hoặc khi kết thúc hợp đồng thì thu theo quyết toán thực tế.

Riêng đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh có thời hạn dưới một năm thì thuế lợi tức nộp thành hai lần, lần thứ nhất tạm nộp vào giữa thời hạn của Hợp đồng, hết hạn hợp đồng sẽ quyết toán theo thực tế.

- Chậm nhất là 5 ngày sau kỳ nộp thuế nêu trên đây, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải lập tờ khai thuế lợi tức (mẫu số... kèm theo) nộp cho cơ quan thuế tại địa phương nơi đặt trụ sở điều hành chính. Cơ quan thuế kiểm tra tờ khai tính thuế và phát hành thông báo số thuế phải nộp cho xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh. Trường hợp quá thời hạn nộp tờ khai quy định mà xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh không nộp tờ khai thuế, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp và phát hành thông báo thuế và xử lý phạt chậm kê khai.

- Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan thuế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải nộp đủ thuế theo thông báo vào kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định.

- Chậm nhất là sau 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải nộp báo cáo kế toán đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập cùng với tờ khai thuế lợi tức cả năm cho cơ quan thuế tại địa phương nơi đặt trụ sở điều hành chính. Cơ quan thuế sẽ thực hiện việc quyết toán thuế lợi tức theo quy định tại phần IV của Thông tư này.

5. Hoàn thuế lợi tức do tái đầu tư.

a) Các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư trong thời hạn 3 năm trở lên sẽ được Bộ Tài chính hoàn lại số thuế lợi tức đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư.

Trường hợp các bên nước ngoài trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa góp đủ vốn pháp định ghi trong Giấy phép do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp thì không được xét hoàn thuế lợi tức tái đầu tư.

b) Số thuế lợi tức hoàn trả cho phần lợi nhuận tái đầu tư được xác định như sau:

L

Th = -------------------- x S

100% - S

Trong đó:

Th: Là số thuế lợi tức được hoàn trả.

L: Là số lợi nhuận được chia (sau khi đã nộp thuế lợi tức) đem tái đầu tư.

S: Là thuế suất thuế lợi tức ghi trong giấy phép.

c) Thủ tục hoàn thuế lợi tức tái đầu tư.

Để nhận lại được số thuế đã nộp cho số lợi nhuận đầu tư, các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài phải xuất trình đầy đủ các chứng từ sau đây với cơ quan thu thuế lợi tức tại địa phương nơi đặt trụ sở điều hành chính:

- Quyết định cho phép tái đầu tư do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp.

- Tờ khai về lợi nhuận tái đầu tư (theo mẫu số 2 kèm theo).

Khi nhận được đầy đủ các chứng từ nêu trên, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, tính số thuế lợi tức được hoàn trả rồi gửi hồ sơ xin hoàn thuế lợi tức về Bộ tài chính (Vụ Ngân sách) để Bộ Tài chính thoái trả cho người tái đầu tư.

B. THUẾ CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀI

1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.

Lợi nhuận mà các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài thu được do tham gia đầu tư vốn dưới bất cứ hình thức nào quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm cả số thuế lợi tức được hoàn trả lại cho số lợi tức tái đầu tư khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài có lợi nhuận chuyển ra nước ngoài là đối tượng nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

2. Xác định số thuế phải nộp.

Số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp được xác định bằng số lợi nhuận xin chuyển ra nước ngoài nhân với thuế suất thuế chuyển lợi nhuận quy định tại Giấy phép do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.

Trường hợp các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng sản phẩm, hàng hoá thì ngoài việc phải nộp thuế xuất khẩu còn phải nộp số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được xác định bằng số lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu nhân với giá bán (FOB) theo hợp đồng nhân với thuế suất thuế chuyển lợi nhuận, nếu không có hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định giá bán thì lấy theo giá xuất FOB bình quân của mặt hàng đó tại thị trường tại thời điểm xuất khẩu do cơ quan thuế xác định.

3. Thủ tục nộp thuế:

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thu theo từng lần chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

- Mỗi lần chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài phải nộp tờ khai thuế nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế lợi tức đối với cơ sở kinh doanh mà tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đó đầu tư vốn (mẫu số 3 kèm theo).

- Nhận được tờ khai thuế trong vòng hai ngày làm việc cơ quan thuế phải kiểm tra tờ khai tính thuế và phát hành thông báo số thuế phải nộp cho người nộp thuế.

- Nhận được thông báo thuế của cơ quan thuế, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài phải nộp số thuế chuyển lợi nhuận vào kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định, Kho bạc Nhà nước cấp cho người nộp thuế chứng từ xác nhận số thuế chuyển lợi nhuận đã nộp để làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài.

C. THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Tất cả hàng hoá mà các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường Việt Nam bán cho các xí nghiệp trong khu chế xuất và hàng hoá của các xí nghiệp trong khu chế xuất bán vào thị trường Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

1. Miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ngoài các trường hợp được miễn giảm thuế quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có các bên hợp doanh còn được miễn giảm thuế theo Điều 35 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 76 của Nghị định số 18/CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ. Khi nhập khẩu hàng hoá trong các trường hợp được miễn thuế nêu trên, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên hợp doanh làm các thủ tục xét miễn thuế tại Bộ Tài chính theo quy định sau đây:

a. Đối với các trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 76 của Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ:

- Mỗi lần xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh có hàng hoá nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế theo Điều 76 của Nghị định số 18/CP ngày 16-4-1993, chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan hoặc 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan đã kiểm hoá xong lô hàng nhập khẩu, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên hợp doanh phải làm thủ tục miễn thuế với Bộ Tài chính (Tổng cục thuế). Hồ sơ xin miễn gồm các tài liệu:

+ Đơn của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên hợp doanh gửi cho Bộ Tài chính xin làm thủ tục miễn thuế cho lô hàng.

+ Công văn của Bộ Thương mại cho phép xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên hợp doanh nhập khẩu vật tư hàng hoá thuộc diện miễn thuế theo quy định tại Điều 76 của Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993; ghi rõ mặt hàng, số lượng, chủng loại, giá trị các mặt hàng nhập khẩu miễn thuế.

+ Giấy phép xuất (nhập) khẩu chuyến do Bộ Thương mại cấp.

+ Tờ khai hải quan và hàng hoá xuất, nhập khẩu của lô hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan kiểm tra.

- Chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin miễn thuế, Tổng cục Thuế ban hành văn bản xác nhận miễn thuế hoặc thông báo lý do không được miễn thuế cho xí nghiệp hoặc bên hợp doanh để xí nghiệp hoặc bên hợp doanh quyết toán số thuế nhập khẩu của lô hàng với cơ quan Hải quan. Nơi liên hệ làm thủ tục miễn thuế, tại Hà Nội: Tổng cục thuế số 10 Phan Huy Chú; tại thành phố Hồ Chí Minh: Ban đại diện Tổng tục thuế, số 138 đường Nguyễn Thị Minh Khai.

b. Đối với các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu của Luật thuế xuất nhập khẩu và Điều 35 của Luật đầu tư thì thực hiện các thủ tục xét miễn theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 08-TC/TCT ngày 31-3-1992 của Bộ Tài chính.

2. Kê khai và truy thu thuế xuất nhập khẩu.

Hàng hoá xuất nhập khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên hợp doanh đã được miễn thuế xuất nhập khẩu trong các trường hợp nói trên, nếu nhượng bán tại thị trường Việt Nam thì phải được Bộ Thương mại cho phép và phải truy nộp lại số thuế nhập khẩu đã được miễn.

- Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhượng bán hàng hoá, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên hợp doanh có trách nhiệm phải khai báo với cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố hoặc cơ quan thuế đối với các địa phương không có cơ quan Hải quan, nơi đặt trụ sở điều hành chính của xí nghiệp, hoặc khai báo với cơ quan Hải quan hoặc cơ quan thuế nơi nhượng bán hàng hoá (theo mẫu số 4 kèm theo). Quá thời hạn trên mà không khai báo thì xí nghiệp hoặc các bên hợp doanh sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Thuế nhập khẩu truy thu được xác định trên cơ sở các căn cứ tính thuế gồm thuế suất, tỷ giá, giá tính thuế tại thời điểm nhượng bán theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành. Giá tính thuế áp dụng theo bảng giá tính thuế tối thiểu do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm nhượng bán.

Riêng đối với hàng hoá nhượng bán là tài sản cố định đã trích khấu hao hết giá trị trong quá trình sử dụng và được phép bán thanh lý thì giá tính thuế nhập khẩu truy thu là giá bán thực tế theo chứng từ hoá đơn hợp lệ.

- Trong quá trình quản lý thu thuế ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh, các cơ quan thuế có trách nhiệm giám sát việc sử dụng hàng hoá xuất nhập khẩu được miễn thuế, khi phát hiện các trường hợp nhượng bán hàng hoá đã được miễn thuế thì phối hợp với cơ quan Hải quan để truy thu thuế và xử lý vi phạm theo luật định.

D. THUẾ DOANH THU, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh có bán sản phẩm, hàng hoá tại thị trường Việt Nam, hoặc có cung cấp dịch vụ thì phải nộp thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật thuế doanh thu hoặc luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Căn cứ tính thuế, biểu suất thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt các trường hợp miễn giảm thuế thực hiện theo quy định của Luật thuế doanh thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các Luật này.

3. Thủ tục nộp thuế:

- Hàng tháng, chậm nhất trong vòng 5 ngày đầu của tháng sau, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên nước ngoài hợp doanh phải nộp tờ khai thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt của tháng trước cho cơ quan thuế (theo mẫu số 5 kèm theo).

- Trường hợp xí nghiệp có các cơ sở phụ thì cơ sở phụ này phải thực hiện việc kê khai và nộp thuế doanh thu cho cơ quan thuế tại địa phương đặt cơ sở.

Các cơ sở sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại địa phương nơi đặt trụ sở sản xuất.

- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai thuế, cơ quan thuế phải kiểm tra tờ khai, tính thuế và phát hành thông báo số thuế phải nộp cho xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh (hoặc cơ sở kinh doanh phụ thuộc).

- Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan thuế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải nộp thuế theo thông báo vào Kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định.

E. THUẾ TÀI NGUYÊN

1. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh có khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đều phải nộp thuế tài nguyên theo Pháp lệnh thuế tài nguyên ngày 30-3-1990.

2. Thuế suất thuế tài nguyên cụ thể cho từng trường hợp sẽ được Bộ Tài chính và Uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư xem xét và quyết định căn cứ vào các điều kiện khai thác, chất lượng tài nguyên, chi phí khai thác, vận chuyển tài nguyên tính đến thông lệ quốc tế áp dụng đối với từng dự án trong khung thuế suất quy định tại Biểu thuế suất của Nghị định số 06/HĐBT ngày 7-1-1991.

Việc xác định số lượng tài nguyên khai thác, giá để tính thuế tài nguyên được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh thuế tài nguyên và Nghị định số 06/HĐBT ngày 7-1-1991.

3. Kê khai, nộp thuế tài nguyên:

- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh có trách nhiệm trong phạm vi 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động, sáp nhập hoặc giải thể phải làm thủ tục đăng ký hoạt động khai thác tài nguyên (theo mẫu số 6 kèm theo) với cơ quan thuế trực tiếp thu thuế.

- Hàng tháng, chậm nhất trong vòng 5 ngày đầu của tháng sau, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài phải nộp tờ khai thuế tài nguyên của tháng trước cho cơ quan thuế (theo mẫu số 7 kèm theo). Nhận được tờ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và phát hành thông báo thuế cho xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế, xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải nộp đủ thuế tài nguyên theo thông báo của cơ quan thuế vào Kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định.

F. CÁC NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH KHÁC

Các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác áp dụng đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh thực hiện theo quy định của các văn bản luật pháp hiện hành của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

III. ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ, HẠCH TOÁN THU THUẾ THEO MỤC LỤC NGÂN SÁCH

A. ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ

Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh có các khoản thuế phải nộp theo hướng dẫn tại mục II của Thông tư này có thể nộp thuế bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ được Bộ Tài chính chấp nhận.

Việc quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam hoặc ngược lại được thực hiện theo tỷ giá qua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố vào thời điểm nộp thuế.

B. HẠCH TOÁN THU THUẾ THEO MỤC LỤC NGÂN SÁCH HIỆN HÀNH

Các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh được hạch toán vào chương 16 của Mục lục Ngân sách hiện hành. Tuỳ theo từng loại thuế thực thu mà hạch toán vào từng mục sau đây:

Thuế lợi tức: Mục 19 - loại, khoản, hạng thích hợp.

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Mục 02 - loại khoản, hạng thích hợp.

Thuế xuất khẩu: Mục 4

Thuế nhập khẩu: Mục 5

Thuế doanh thu: Mục 18 - loại, khoản, hạng thích hợp

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Mục 17 - loại, khoản, hạng thích hợp.

Thuế tài nguyên: Mục 20 - loại, khoản, hạng thích hợp.

Thuế môn bài: Mục 16 - loại, khoản, hạng thích hợp.

Thuế thu nhập cá nhân: Mục 25.

Tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển: Mục 21 - loại, khoản, hạng thích hợp.

Thu khác về thuế: Mục 30 - loại, khoản, hạng thích hợp.

IV. QUYẾT TOÁN VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ

Kết thúc mỗi năm tài chính và khi xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan thuế sẽ tiến hành quyết toán việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế (sau đây gọi tắt là quyết toán thuế) của các xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh theo nội dung quy định dưới đây:

A. QUYẾT TOÁN THUẾ HÀNG NĂM

Trong thời gian ba tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh phải nộp báo cáo kế toán đã được kiểm toán cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế tiến hành quyết toán thuế theo các nội dung sau:

1. Xác định số thuế phát sinh trong năm: dựa trên báo cáo kế toán và các tài liệu kế toán có liên quan, cơ quan thuế kiểm tra để xác định chính xác tổng số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế trong cả năm tài chính, đồng thời đối chiếu với các tờ khai thuế định kỳ trong năm để xác định tính xác thực của các tờ khai thuế đó.

2. Xác định số thuế đã nộp trong năm: trên cơ sở các tờ khai thuế và chứng từ xác nhận số thuế đã nộp, cơ quan thuế xác định số thuế xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh đã nộp trong năm của từng loại thuế.

3. Xác định số thuế nộp thừa, thiếu trong năm và xử lý các vi phạm: trên cơ sở kết quả của việc xác định các nội dung 1 và 2 nêu trên, cơ quan thuế xác định số thuế đã nộp thừa hoặc còn thiếu của năm tài chính đối với từng loại thuế. Số thuế nộp thừa sẽ được thoái trả lại cho xí nghiệp hoặc được trừ vào số thuế phải nộp của năm sau; đối với số thuế nộp thiếu cơ quan thuế cần xác định nguyên nhân, phát lệnh thu số thuế thiếu và phạt vi phạm nếu số thuế nộp thiếu là do lỗi chủ quan của xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh.

Không được phép bù trừ số nộp thiếu của loại thuế này với số nộp thiếu của loại thuế khác khi quyết toán thuế hàng năm.

B. QUYẾT TOÁN THUẾ KHI XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BÊN NƯỚC NGOÀI HỢP DOANH HẾT THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG HOẶC GIẢI THỂ.

Khi các bên hợp doanh kết thúc hợp đồng hoặc khi xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan thuế cần tiến hành ngay các công việc sau:

1. Thực hiện công tác quyết toán thuế tương tự như quyết toán thuế hàng năm nêu tại mục A trên đây.

2. Xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong các xí nghiệp liên doanh và các Hợp doanh hợp tác kinh doanh hoặc của tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài trong các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với người thứ ba. Nội dung chủ yếu của công tác này là:

- Kiểm tra báo cáo của Ban thanh lý xí nghiệp về toàn bộ tình hình công nợ trong thanh toán của xí nghiệp hoặc các bên nước ngoài hợp doanh tại thời điểm ngừng hoạt động, các nguồn để thanh toán công nợ và trách nhiệm cụ thể của các chủ đầu tư đối với các khoản nợ đó, kiểm soát và hướng dẫn việc thanh toán công nợ theo đúng trật tự ưu tiên thanh toán.

- Xác định về số vốn đầu tư của các chủ đầu tư đang có trên tài khoản của xí nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, tài sản cố định, vật tư hàng hoá... xác nhận cho các chủ đầu tư nước ngoài số vốn đầu tư của họ có thể chuyển ra nước ngoài.

- Xác định các khoản lãi hoặc lỗ và quyền lợi, trách nhiệm của các chủ đầu tư liên quan đến số lãi hoặc lỗ đó. Xác nhận khoản lợi tức mà các chủ đầu tư nước ngoài được hưởng có thể chuyển ra nước ngoài. Tính toán và ấn định số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trên cơ sở lợi tức có thể chuyển ra nước ngoài. Số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài này sẽ được thu ngay cho Ngân sách Nhà nước trừ trường hợp các chủ đầu tư nước ngoài xuất trình các chứng từ chứng minh được số lợi tức đó không chuyển ra nước ngoài vì một trong các lý do sau:

+ Sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam theo Quyết định của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

+ Sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu của cá nhân tại Việt Nam ngoài các thu nhập khác đã khai báo.

+ Chi dùng tại Việt Nam cho các mục đích khác.

C. PHƯƠNG PHÁP QUYẾT TOÁN THUẾ

Trước khi tiến hành quyết toán thuế hàng năm hoặc quyết toán thuế khi xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hết thời hạn hoạt động hoặc bị giải thể, cơ quan thuế phải có quyết định kiểm tra và quyết toán thuế. Quyết định kiểm tra và quyết toán thuế phải được lập thành văn bản gửi tới giám đốc xí nghiệp hoặc đại diện bên nước ngoài hợp doanh hoặc Ban thanh lý trước ngày bắt đầu kiểm tra 3 ngày.

Kết quả kiểm tra, quyết toán thuế phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh và đại diện cơ quan thuế tiến hành kiểm tra. Biên bản kiểm tra này cơ quan thuế có trách nhiệm gửi về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) cùng với một bản báo cáo quyết toán của xí nghiệp.

Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh nếu không nhất trí với các ý kiến cơ quan thuế kết luận trong biên bản quyết toán thuế thì có quyền khiếu nại lên Tổng cục thuế và Bộ Tài chính. Trong quá trình chờ giải quyết khiếu nại, xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận do cơ quan thuế đã đưa ra.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BÊN NƯỚC NGOÀI HỢP DOANH

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động hoặc giải thể, hoặc thay đổi mặt bằng hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hoặc thay đổi địa điểm đặt trụ sở điều hành, các xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh phụ thuộc của xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan thuế tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở điều hành (theo mẫu số 8 kèm theo).

2. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kê khai thuế.

3. Xuất trình đầy đủ các sổ sách, chứng từ kế toán và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế, quyết toán thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

4. Nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định.

VI. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Hướng dẫn các đối tượng nộp thuế thực hiện đăng ký thuế và khai thác thuế theo đúng chế độ quy định.

2. Kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và tài liệu cần thiết để tính thuế và quyết toán thuế, có quyền yêu cầu các đối tượng nộp thuế giải đáp các vấn đề chưa rõ liên quan đến việc tính thuế, quyết toán thuế.

3. Tính thuế, thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế. Có quyền ấn định số thuế phải nộp trong trường hợp người nộp không tự giác kê khai đúng thời hạn quy định.

4. Lập biên bản và xử lý các vi phạm về thuế trong thẩm quyền được luật pháp quy định.

5. Chịu trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh luật pháp về thuế, đảm bảo tính trung thực, chính xác và khách quan.

VII. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.

1. Các vi phạm luật pháp về thuế sẽ bị xử phạt như sau:

- Không thực hiện đúng các quy định về đăng ký thuế như quy định tại điểm 1, phần V của Thông tư này thì phải chịu phạt theo Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính.

- Không làm đúng các quy định về kê khai nộp thuế thì phải chịu phạt tiền 0,5% (năm phần nghìn) số thuế phải nộp của kỳ phát sinh vi phạm.

- Man khai, gian lậu tiền thuế thì phải chịu phạt tiền đến 5 lần số thuế man, lậu.

- Chậm nộp thuế so với thời hạn quy định thì mỗi ngày chậm nộp phải chịu phạt 0,2% (hai phần nghìn) tính trên số thuế chậm nộp.

2. Thẩm quyền xử lý các vi phạm và khiếu nại.

- Các vi phạm về thuế do cơ quan thuế trực tiếp thu thuế xử lý.

- Các khiếu nại về thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế trực tiếp thu thuế xem xét và giải quyết. Nếu đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc với Bộ Tài chính. Quyết định xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người có khiếu nại phải chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của cơ quan thuế đã đưa ra.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Thuế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Thông tư này.

Tại các Cục thuế phải bố trí một lực lượng cán bộ chuyên trách để quản lý thu các loại thuế đối với các xí nghiệp và các bên nước ngoài hợp doanh. Bộ phận quản lý chuyên trách này có trách nhiệm hàng tháng, quý, và khi kết thúc năm phải báo cáo với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) về tình hình thu thuế và các báo cáo khác phục vụ yêu cầu quản lý chung đối với các xí nghiệp và các bên nước ngoài hợp doanh hoạt động tại địa bàn phụ trách.

Thông tư này thay thế cho Thông tư số 55-TC/TCT-TT ngày 1-10-1991 của Bộ Tài chính. Mọi quy định trước đây của Bộ Tài chính trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-8-1993.

 

 

Phan Văn Dĩnh

(Đã Ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No. 51-TC/TCT

Hanoi, July 3, 1993

 

CIRCULAR

ON TAXATION OF FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM

Pursuant to the Law on Foreign Investment in Vietnam dated 29 December 1987, the Law on Amendment to and Addition of a Number of Articles to the Law on Foreign Investment in Vietnam dated 30 June 1990, and the Law on Amendment to and Addition of a Number of Articles to the Law on Foreign Investment in Vietnam dated 23 December 1992 (hereinafter referred to as the Law on Foreign Investment in Vietnam);
Pursuant to Decree No. 18/CP dated 16 April 1993 of the Government which provides detailed regulations for the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to the laws and ordinances on taxation in force in the Socialist Republic of Vietnam;
The Ministry of Finance issues regulations for the implementation of provisions relating to taxes which are applicable to enterprises with foreign owned capital, foreign parties to contractual business co-operation in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam as follows:

Part I

SCOPE OF APPLICATION

1. Enterprises with foreign owned capital are: joint venture enterprises and enterprises with 100% foreign invested capital established in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam, having activities in all fields, including joint venture enterprises which build up the infra-structures of the special export processing zones and enterprises which belong to the SEP Zones as stipulated in the Decree No.322-HDBT dated October 18, 1991 issued by the Council of Ministers (now called the Government)

2. All joint venture enterprises which are established on the basis of agreements to which the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of a foreign country are signatories. In circumstances where the agreement contains provisions on taxation for the joint venture enterprise which are inconsistent with the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam or the provisions of this Circular, the provisions of the agreement shall prevail.

3. All foreign parties to contractual business co-operation (hereinafter referred to as foreign contracting parties) in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Joint venture enterprises, enterprises with one hundred (100) per cent foreign owned capital, and foreign parties to contractual business co-operation who enter into Build-Operate-Transfer (BOT) contracts, as stipulated in article 55 of Decree No. 18 CP dated 16 April 1993 of the Government, and therefore fulfill all tax obligations to the Vietnamese Government in accordance with separate regulations.

- Foreign contractors, economic organizations, and individuals who carry on business in Vietnam under investment forms which are not in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam.

Part II

GUIDANCE FOR THE TAXATION OF ENTERPRISES WITH FOREIGN OWNED CAPITAL AND FOREIGN CONTRACTING PARTIES

A. PROFITS TAX

1. Taxpayers

Enterprises with foreign owned capital and foreign contracting parties must pay profit tax on all profits earned from any authorized economic operations in accordance with the provisions of the license issued by the State Committee for Co-operation and Investment.

Where the enterprise with foreign owned capital conducts an ancillary business (a branch or a subsidiary) which makes profits, those profits shall be included in the profits of the enterprise and be subject to profits tax accordingly.

In cases where a foreign contracting party participates at the same time in several business co-operation contracts, profits tax shall be calculated separately in respect of each contract.  (Each contract shall be a separate taxable entity).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Taxable profit of an enterprise with foreign owned capital is the difference between the total revenue and total expenditure of the enterprise (being the principal enterprise and its branches, if any) together with its other additional income earned within the tax year.

Other additional income includes: rents received from leasing fixed assets (where this is not the main operation of the business), proceeds from the sale of assets of a liquidation or transfer of assets, proceeds from transfer of shares, profits earned from joint venture operations with other economic organizations and profits from financial dealings such as the difference between interest on deposits in banks and interest loans from banks, and the difference between prices and rates of exchange.

Taxable profit of the foreign contracting party is the difference between its total revenue and total expenditure resulting from performance of the contract signed with the Vietnamese party.

(a) Revenue

- Revenue of the enterprise with foreign owned capital or the foreign contracting party comprises of revenue from the sale of goods or from the provision of services, and other income from any activity of the enterprise or the foreign party earned within the tax year.

- In cases where a business co-operation contract is in the form of product sharing, revenue, for the purposes of calculation of profits tax, is calculated by multiplying the quantity of product received by the average market price for products of like quality at the time of receipt. The tax office shall determine the average market price.

(b) Expenditure

- The allowable expenditure of the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party, regardless of the difference in accounting standards, is determined as follows and includes:

- Costs of raw and other materials and energy required for the manufacture of principal products and by-products or for the provision of services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Depreciation of fixed assets used in the manufacturing operation. The rate of depreciation of fixed assets must be in accordance with the rates stipulated in Circular No. 31 TC/TCDN dated 15 July 1992 of the Ministry of Finance.  In the event that the enterprise or foreign contracting party depreciates fixed assets at a rate which is higher than the rates stipulated in Circular 31 TC/TCDN, the written approval of the Ministry of Finance must be obtained.

- Costs of the acquisition or of the right to use any technical documents, patents or license and costs of technical services.

- Management expenses of the enterprise including: administrative expenses, maintenance expenses for buildings and research facilities, expenses for labour safety and environmental protection, awards for discoveries and inventions, recruitment and training expenses, and expenses for fire prevention and safety.

- Taxes paid or imposts in the nature of taxation.

- Interest payments on loans, provided that the interest rates of these loans are reasonable.

- Expenditure which relates directly to the sale of products or the provision of services such as maintenance, packaging, and advertising.

- Payments to social security funds for employees which, according to the provisions of article 46 of Decree No. 233-HDBT dated 22 June 1990, is an obligation of the enterprise.

- Insurance premiums for the assets of the enterprise.

- Losses brought forward from previous years.  Joint venture enterprises and enterprises with one hundred (100) per cent foreign owned capital are permitted to bring forward losses of any financial year to set off against the profits of the following five years. Once the enterprise discover the loss it can immediately bring forward that loss to the following year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All expenditure claimed must be supported by suitable documentary evidence and, regardless of what the expenditure is, the taxable entity must have the suitable documentary evidence before the expenditure can be used for the purpose of calculating taxable profit.

The enterprise or foreign contracting party shall not be permitted to treat the following as allowable expenditure for the purpose of calculating taxable profit:

- Expenditure on materials and energy used for purposes such as lending or sale, disposal and exchange of property or gifts which is not related to the earning of taxable profits.

- Depreciation of fixed assets in excess of the standard rates stipulated by the Ministry of Finance, or depreciation of fixed assets which have already been fully depreciated.

- Loss of any assets or materials, as result of theft, natural disasters, and unidentified causes; bad debts.

- Loss as a result of disruption of production, regardless of its cause.

- Losses which have been paid out by insurance companies.

- Payments which the enterprise has the responsibility to pay such as damages paid as a result of a breach of economic contract, fines paid in respect of breaches of the law, and penalties for late repayment of a loan.

- Interest paid by investors on loans used for the purpose of contribution to the prescribed capital of the enterprise or the amount in the nature of interest paid by a Vietnamese investor to the State of Vietnam which provided capital to the Vietnamese party for contribution to the prescribed capital of the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Losses resulting from the sale or transfer of shares.

3. Determining the amount of profits tax payable

The profits tax to be paid shall be the amount of taxable profits earned within the tax year multiplied by the profits tax rate stipulated in the license issued by the State Committee for Co-operation and Investment to the enterprise or the foreign contracting party.

The tax year shall be the financial year used by the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party in preparation of its accounts.

4. Procedures for payment of profits tax

The profits tax shall be collected on a provisional basis every three months according to the declaration submitted at the end of the previous tax year or, where the contract has been terminated, profits tax shall be collected according to the actual results of the business at that time.

Profits tax, in respect of business co-operation contracts the duration of which are less than one year, shall be collected in two installments, the first to be collected provisionally halfway through the contract and the second upon its expiry, adjusted according to the actual results of the business at that time.

The enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party shall, no later than five days after the end of the tax payment period referred to above, make a profits tax declaration in the form of Form No. 1 attached to this Circular and submit it to the local tax office where the head managing office of the enterprise or foreign contracting party is located in Vietnam and the local tax office shall examine the declaration, calculate the amount of profits tax, and give notice to the enterprise or foreign contracting party of the amount to be paid.  In the event that the enterprise or foreign contracting party fails to submit a profits tax declaration within the prescribed time limit the local tax office shall have the power to determine the amount of profits tax to be paid on an interim basis, give notice of profits tax to be paid, and penalize the late submission of the declaration.

No later than five days after the date of receipt of the notice of profits tax to be paid, the enterprise with foreign owned capital or the foreign contracting party shall pay in full the amount stated in the notice to the State Treasury office nominated by the tax office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Refund of profits tax for reinvestment

(a) Any foreign economic organization which, or individual who, uses its or his share of profit for reinvestment in Vietnam, for a period of more than three years, shall be given a refund by the Ministry of Finance for profits tax paid on the amount reinvested.

The refund shall not be paid where the foreign party to an enterprise with foreign owned capital has not yet contributed, in full, its contribution to the prescribed capital as stated in the license issued by the State Committee for Co-operation and Investment.

(b) The amount of profits tax to be refunded in respect of reinvested profit shall be calculated as follows:

Th =

L x S

100% - S

Where:

  Th  : is the amount of profits tax to be refunded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



  S   : is the profits tax rate stated in the license.

(c)  Procedures for refund of profits tax for reinvestment:

To receive a refund for profits tax paid in respect of reinvested profits, foreign economic organizations or individuals shall provide the following documents to the local collecting tax office where its head managing office is located:

- decision approving the reinvestment issued by the State Committee for Co-operation and Investment;

- declaration in the form of Form No. 2 attached to this Circular stating the reinvested profit.

Upon receipt of the above documents, the tax office shall proceed to examine them and calculate the profits tax amount to be refunded and forward the application and relevant documents to the Ministry of Finance (Department of Budget) which shall make the refund to the reinvestor.

B. WITHHOLDING TAX

1. Taxable profit and taxpayers subject to withholding tax

Profits earned by foreign economic organizations or individuals as the result of investing capital in any of the forms stipulated in the Law on Foreign Investment in Vietnam including tax refunded on the amount of profits reinvested shall, when transferred out of Vietnam, be subject to payment of withholding tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Determining the amount of tax payable

The amount of withholding tax to be determined shall be equal to the profit amount proposed to be transferred abroad, multiplied by the withholding tax rate stipulated in the license issued by the State Committee for Co-operation and Investment.

Where a foreign economic organization or individual transfers its profits abroad in the form of finished products or goods, they shall not only be liable for payment of export duty but also for payment of an amount of withholding tax which is the result of multiplying the following: the quantity of products exported; the FOB price stated in the contract; and the withholding tax rate.  Where no such contract is available or the contract does not stipulate a selling price, the price shall be the average FOB price of that particular class of goods in the market determined by the tax office as at the date on which the products were exported.

3. Procedure for payment of withholding tax

Withholding tax shall be collected in respect of each transfer.

Whenever transferring profits abroad, the foreign economic organization or individual shall make a declaration to the tax office which office deals directly with the profits tax collection of the business establishment in which the foreign economic organization or individual has invested capital.  The declaration shall be in the form of Form No. 3 attached to this Circular.

Within two business days of receipt of such a declaration, the tax office shall examine it, calculate the withholding tax payable, and give notice to the tax payer of the withholding tax to be paid.

Upon receipt of such a notice from the tax office, the foreign economic organization or individual shall pay the withholding tax at the office of the State Treasury nominated by the tax office, and the State Treasury shall issue to the tax payer a withholding tax receipt stating the amount of withholding tax paid and the transfers in respect of which it was paid.

C. EXPORT DUTY AND IMPORT DUTY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Exemption from and reduction of export and import duty

In addition to the cases of exemption from, and reduction of, export and import duty provided for in the Law on Export and Import Duties, enterprises with foreign owned capital and foreign contracting parties shall also be considered for exemption from, or reduction of, duty in accordance with article 35 of the Law on Foreign Investment in Vietnam and article 76 of Decree No. 18-CP dated 16 April 1993 of the Government.  When importing goods exempted from duty in accordance with the above, an enterprise with foreign owned capital and foreign contracting party shall carry out the formalities for duty exemption with the Ministry of Finance in accordance with the following provisions:

(a) For cases of duty exemption stipulated in article 76 of Decree No. 18-CP dated 16 April 1993 of the Government:

- Whenever an enterprise with foreign owned capital and foreign contracting party import goods which are, according to article 76 of Decree No. 18-CP dated 16 April 1993, exempted from duty, they must, within thirty (30) days as from the date of receipt of the tax notice of the customs office or within ten (10) days as from the date the customs office completes its inspection of the consignment of imports, carry out the procedures for exemption from duty with the Ministry of Finance (General Department of Taxation).  The application file for the exemption from duty shall include:

- Application requesting the exemption from duty for a particular consignment submitted by the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party to the Ministry of Finance.

- Official letter issued by the Ministry of Commerce, permitting foreign invested capital enterprises or foreign contracting parties to import materials or goods under the tax exemption cases as stipulated at Article 76 of the Decree No. 18/CP dated April 16, 1993 and stating clearly the items, quantity, types and value of the free-duty imported goods.

- Licences for goods export import in respect of each time of import / export granted by the Ministry of Commerce.

- Customs declaration on export - import goods in relation to the incoming goods that have been checked by the Customs office.

+ No later than 3 days from the date of receipt of application for exemptions from export-import duties, the General Tax Department shall issue an official letter to the enterprises or foreign contracting parties either to confirm duty-exemption or to notify the reason why the enterprises or foreign contracting parties cannot be considered for duty exemption so that the latter can assess the import duty to be paid of the incoming goods with the Customs Office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Hanoi:

General Department of Tax,

10 Phan Huy Chu.

Ho Chi Minh City:

Representative office of the General Department of Tax,

138 Nguyen Thi Minh Khai.

(b) For cases of export and import duty exemptions stipulated in the Law on Export and Import Duties and in article 35 of the Law on Foreign Investment, the procedures for making an application shall be in accordance with the guidance provisions of Circular No. 8 TC/TCT dated 31 March 1992 of the Ministry of Finance.

4. Declaration and collection of export and import duty

All exported and imported commodities of enterprises with foreign owned capital or foreign contracting party which are exempted from payment of duty as stated above shall, if sold or otherwise disposed of in Vietnam, be subject to approval of the Ministry of Commerce and the payment of import duty.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any import duty to be imposed on exempted goods shall be determined on the basis of a number of factors including the rate of duty, the rate of exchange, and the dutiable value at the time of sale or disposal in accordance with the provisions of the Law on Export and Import Duties. The dutiable value shall be determined in accordance with the List of Minimum Dutiable Value promulgated by the Ministry of Finance at the time of sale or disposal.

In the event that the goods are permitted to be sold or disposed of are in fact fixed assets, the value of which has been depreciated, their value for the purposes of the calculation of any tax to be paid shall be their actual sale price as evidenced by lawful receipt and all relevant documentation.

Tax offices shall be responsible for the inspection of the usage of exports and imports exempted from duty and where the tax office discovers that an enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party has sold, or otherwise disposed of any exempted commodity, the tax office and customs office shall collect the outstanding duty and deal with the breach in accordance with the provisions of the law.

D. TURNOVER TAX, SPECIAL SALES TAX

1. Where enterprises with foreign owned capital and foreign contracting parties wish to sell their products and goods in the Vietnamese market, or provide services in Vietnam, they shall pay turnover tax or special sales tax in accordance with the Law on Turnover Tax or Law on Special Sales Tax.

2. The basis upon which the amount and rate of any turnover tax or special sales tax are to be calculated, and the cases of exemption from, or reduction of tax shall be determined in accordance with the provisions of the Law on Turnover Tax, the Law on Special Sales Tax, and any decrees or circulars which regulate the implementation of these laws.

3. Procedures for tax payment

In relation to each month, the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party shall no later than within the first five days of each subsequent month, duly complete and submit to the tax office a declaration of any turnover tax or special sales tax for the previous month.  (Such declaration shall be in Form No. 5 attached hereto).

Where the enterprise has subsidiaries, those subsidiaries must submit declarations and pay turnover tax to the tax office of the particular locality where they are located.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within five days of the date of receipt of such declaration of the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party (or any ancillary businesses), the tax office shall examine, calculate and provide to it a notice of the amount of tax to be paid.

The enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party shall within five days of the receipt of that notice, pay in full the amount specified in the notice to the office of the State Treasury nominated by the tax office.

E. ROYALTIES

1. In accordance with the provisions of the Ordinance on Royalties dated 30 March 1990, enterprises with foreign owned capital or foreign contracting parties which exploit any of the natural resources of Vietnam shall pay royalties.

2. The specific rate of royalty, in respect of each circumstance, shall be considered and determined by the Ministry of Finance and State Committee for Co-operation and Investment, based on the conditions of the exploitation, the quality of the particular resource, transport and exploitation expenses, and by taking into account accepted international practices.  A specific rate applicable to each project shall then be in accordance with the provisions of the tariff in Decree No. 6-HDBT dated 7 January 1991.

The quantity of natural resources exploited and the value for the purpose of calculating royalties shall be determined in accordance with the provisions of the Ordinance on Royalties and Decree No. 6-HDBT dated 7 January 1991.

3. Declaration and payment of royalties

Within five days prior to the commencement of operations, incorporation, or dissolution, enterprises with foreign owned capital or foreign contracting parties must register the operation for the exploitation of natural resources with the tax office directly responsible for the collection of tax.  (The registration shall be in accordance with Form 6 attached hereto).

In relation to each month, the enterprise with foreign owned capital or foreign party shall, within the first five days of each subsequent month, submit to the tax office a declaration of any royalties (in accordance with Form 7 attached hereto). Upon receipt of such declaration, the tax office shall examine, calculate and notify the enterprise or foreign contracting party of the amount of tax to be paid.  The enterprise or foreign contracting party shall within five days of the receipt of that notice, pay in full the amount specified in the notice to the office of the State Treasury nominated by the tax office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Other types of tax applicable to, and other financial obligations of, enterprises with foreign owned capital and foreign contracting parties shall be regulated by the provisions of the relevant laws currently in force of the Socialist Republic of Vietnam.

Part III

CURRENCY IN WHICH TAX IS TO BE PAID AND CALCULATION OF TAX TO BE COLLECTED IN ACCORDANCE WITH THE GROUPS OF THE BUDGET

A. CURRENCY IN WHICH TAX IS TO BE PAID

Enterprises with foreign owned capital or foreign contracting parties which are liable for payment of tax pursuant to Part II of this Circular shall make payment in either Vietnamese currency or in a foreign currency approved by the Ministry of Finance.

Any conversion from foreign currency into Vietnamese currency and vice versa shall take place in accordance with the foreign exchange rates published by the Foreign Trade Bank of Vietnam at the time when such payment are made.

B. CALCULATION OF TAX TO BE COLLECTED IN ACCORDANCE WITH THE CURRENT BUDGET

The income accruing to the State Revenue as a result of taxes collected from the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party shall be calculated into chapter 16 of the current budget.

Depending on each particular type of tax levied, its actual collection shall be designated to one of the following sections and calculated accordingly:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Withholding tax: Section 2, with suitable type, category, class.

Export duty: Section 4

Import duty: Section 5

Turnover tax: Section 18, with suitable type, category, class.

Special sales tax: Section 17, with suitable type, category, class.

Royalties: Section 20, with suitable type, category, class.

Trade license tax: Section 16, with suitable type, category, class.

Individual income tax: Section 25

Rentals in relation to land, water and sea surface: Section 23, with suitable type, category, class.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part IV

ASSESSMENTS OF TAXATION LIABILITY

At the end of each financial year or upon expiry of the operation or dissolution (in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam) of the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party, the tax office shall assess the amount of tax due and payable (hereinafter referred to as the tax assessment) by enterprises or foreign contracting parties in accordance with the following provisions.

A. ASSESSMENT OF ANNUAL TAX

Within a period of three months as of the end of each financial year, enterprises with foreign owned capital and foreign contracting parties shall submit their audited statements of account to a tax office.  The tax office shall then assess the tax payable as follows:

1. Determination of the total tax liability for the year: based on the statements of account and other relevant accounting documents, the tax office shall examine these and calculate the exact total amount to be paid in respect of each separate type of tax for the entire financial year.  These figures shall be compared with those contained in the tax declarations submitted that year in order to determine the accuracy of those declarations.

2. Determination of the total amount of tax already paid during the year: based on the tax declarations submitted and receipts of tax paid, the tax office shall determine the amount of tax previously paid by the enterprise or foreign contracting party during the year in respect of each separate type of tax.

3. Determination of tax which has been underpaid or overpaid during the year and action to be taken in the event of breach: based on the results determined in 1 and 2 referred to above, the tax office shall determine any amounts of tax which have been underpaid or overpaid in the financial year in respect of each separate type of tax. The enterprise shall be refunded any tax which has been overpaid or alternatively, shall receive a credit in respect of that amount against the tax otherwise payable by it in the following year. In respect of underpaid tax, the tax office shall determine the cause of underpayment, order that the owing amount be collected and if the underpayment is due to the fault of the enterprise or foreign contracting party, it may also impose the appropriate penalty.

When assessing the annual tax payable, the tax office shall not be permitted to set off the overpaid tax of one type against underpaid tax of another type.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon the termination of any business co-operation contract or the expiry or dissolution of any enterprise with foreign owned capital in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam, the tax office shall immediately carry out the following:

1. Determine the annual taxation liability in accordance with the procedures referred to in Part A above; and

2. Define the rights and obligations of each party to the joint venture enterprise and business co-operation contract or of foreign economic organizations or individuals belonging to enterprises with one hundred (100) per cent foreign owned capital to third parties

The principal aspects of this task are:

- To examine the report of the liquidation committee of the enterprise concerned on the overall liabilities of the enterprise or contracting parties at the time operation ceased, the possible sources of repayment of those liabilities, and the specific responsibility of the investors for them. To control and provide guidance in the payment of liabilities in accordance with the order of priority.

- To ascertain the current invested capital of the investors recorded in the accounts of the enterprise, including all capital in cash, fixed assets, materials and commodities, and to confirm to the foreign investors that their invested capital may be transferred abroad.

To determine the profit and loss, and the rights and responsibilities of the investors in relation to any such profits and losses; and

To determine the profit payable to each foreign investor for the purposes of transfer abroad, and to calculate, determine, collect and immediately pay to the State Treasury the withholding tax payable on such profit, except where the foreign investor is able to demonstrate by way of relevant documentation that such profit will not be transferred abroad due to any of the following reasons:

- the profit is to be used for the purposes of reinvestment in Vietnam as approved by the State Committee for Co-operation and Investment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- the profit is to be used in Vietnam for some other unspecified purpose.

C. METHOD OF TAX ASSESSMENT

Prior to preparing an annual tax assessment or a tax assessment upon the termination of operation or dissolution of an enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party, the tax office shall issue a decision regarding a taxation examination and assessment of the accounts of the enterprise.  This decision shall be sent, in writing, to the director of the enterprise or representative of the foreign contracting party or liquidation committee at least three days prior to the date of commencement of the examination.

The result of the taxation examination shall be recorded in written minutes signed by the duly authorized representative of the enterprise or foreign contracting party and representatives of the tax office which is responsible for the examination and assessment.  The tax office concerned shall have the responsibility of sending to the General Department of Taxation of the Ministry of Finance copies of the minutes and copies of the accounting report on the enterprise.

Where the enterprise with foreign owned capital or foreign contracting party does not agree with the assessment made by the tax office contained in the minutes, it may make complaint to the General Department of Taxation of the Ministry of Finance. The enterprise or foreign contracting party however must strictly comply with the requirements of the assessment issued pending resolution of the complaint.

Part V

RESPONSIBILITIES OF ENTERPRISES WITH FOREIGN OWNED CAPITAL AND FOREIGN CONTRACTING PARTIES

1. At least five days prior to the commencement of operation, dissolution, or the making of changes in relation to products, scope of production or business, or to head managing office location, enterprises and its ancillary businesses or foreign contracting parties shall carry out all necessary registration procedures at the tax office of the province or city where the head managing office is located (in accordance with Form No. 8 attached).

2. To comply strictly with all regulations relating to tax declaration while carrying on the process of manufacturing or business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To pay tax in full and in time.

Part VI

POWERS AND DUTIES OF THE TAX OFFICE

1. To provide tax payers with the necessary guidance in order that they may register and make declarations in relation to each type of tax in accordance with the correct regulations.

2. To examine all tax declarations, books of account, receipts, and other necessary documents to calculate tax and prepare tax assessments, and to request any tax payer to explain any unclear matters which relate to the calculation and assessment of tax.

3. To calculate and provide notice to the relevant tax payer of any amounts of tax to be paid.  The tax office shall have the power to determine the amount of tax payable in cases where the tax payer does not submit a tax declaration within the stipulated time.

4. To prepare the necessary minutes and deal appropriately with any breaches of the regulations in accordance with the powers stipulated by law.

5. To be responsible for the strict implementation of the Law on Taxation, and to ensure that all tax calculations are carried out faithfully, accurately, and objectively.

Part VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Any breaches of the regulations relating to taxation shall be subject to the following penalties:

- Where the regulations in relation to registration referred to in point 1 of part V of this Circular are breached, a penalty shall be imposed on the tax payer in accordance with the Ordinance on Administrative Penalties.

- Where the regulations in relation to the making of declarations are breached, a fine shall be imposed of up to one half of one (0.5) per cent of the amount of tax due in respect of the period for which the breach occurred;

- Where there are incidents of false declarations and tax avoidance, a fine shall be imposed of five times of offending amount.

in the case of late payment, a fine shall be imposed of one fifth of one (0.2) per cent of the delayed amount for each day on which such delay occurs.

2.The powers to deal with breaches and complaints are as follows:

Breaches in relation to tax matters shall be dealt with by the tax office; and complaints of the taxpayers in relation to tax matters shall be considered and resolved by the tax office.  In the event that the taxpayer disagrees with the resolution it shall have the right to refer the complaint to a higher tax office or to the Ministry of Finance, which shall make a final decision. Pending such decision the complainant shall abide by the existing decision of the tax office.

Part VIII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within each taxation department, specialized tax collectors shall be responsible for the collection of each type of taxation levied for which enterprises or foreign contracting parties may be liable. This specialized management group shall be responsible for the provision of reports to the General Department of Taxation of the Ministry of Finance every month, quarter, and year. The reports shall contain information on the current status of tax collection and other matters which will assist in the general overseeing by the Ministry of the enterprises and foreign contracting parties in the localities for which the group are responsible.

This Circular replaces Circular 55 TC/TCT/TT dated 1 October 1991 of the Ministry of Finance. All previous provisions of the Ministry of Finance which are inconsistent with the provisions of this Circular are hereby repealed. This Circular shall be of full force and effect as of 1 August 1993.

 

 

FOR THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Phan Van Dinh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 51-TC/TCĐN ngày 03/07/1993 hướng dẫn về thuế áp dụng với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.159

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:512::3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!