Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị

Số hiệu: 39/2003/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 29/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 39/2003/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỞNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI CÁC ĐÔ THỊ

Căn cứ các Luật thuế hiện hành;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích;
Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), gồm:

+ DNNN hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

+ Bộ phận DNNN hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

+ DNNN hoạt động kinh doanh có tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Các loại hình doanh nghiệp khác tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như: Hợp tác xã vận tải, Công ty liên doanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần...

2. DNNN, DNNN hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 06 TC/TCDN ngày 24/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và qui định tại Thông tư này.

3. Các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác thì phải hạch toán riêng doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước theo qui định.

4. Các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được hưởng các chính sách ưu đãi về nộp tiền thuê đất, phí cầu đường bộ, lệ phí bến bãi theo qui định hiện hành và quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A- ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN:

1. Doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng tại các đô thị có trách nhiệm mở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có theo chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành để thực hiện nhiệm vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Đối với các DNNN có bộ phận hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thì bộ phận này phải tổ chức hạch toán riêng.

2. Các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tự đầu tư tài sản để tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng tại các đô thị được hưởng các ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 và được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo hướng dẫn tại Thông tư số 51/2001/TT-BTC ngày 28/6/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (nếu doanh nghiệp thực hiện vay vốn để đầu tư).

B- KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH:

1. Doanh thu hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị:

1.1. Đối với DNNN hoạt động công ích hoặc bộ phận hoạt động công ích của DNNN, doanh thu bao gồm:

- Doanh thu bán vé xe buýt (gồm vé lượt, vé tuyến, vé liên tuyến).

- Trợ giá của Nhà nước;

1.2. Đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, doanh thu bao gồm:

- Doanh thu bán vé xe buýt (vé lượt, vé tuyến).

- Giá trị hợp đồng mua sản phẩm công ích.

Giá vé xe buýt do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định.

2. Chi phí hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

Chi phí hoạt động vận tải hành khách công cộng của doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ theo qui định tại Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 của Chính phủ và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Để phù hợp với thực tế của hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, một số khoản chi phí được qui định như sau:

a. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương:

+ Tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước được xác định như sau:

- Lương cơ bản: Xác định theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ qui định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước; Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương và các Thông tư hướng dẫn các Nghị định trên của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Các khoản phụ cấp gồm: hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm được xác định theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động Thương binh Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.

+ Đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác: thực hiện theo qui định của Nhà nước áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp và được vận dụng các qui định về tiền lương như đối với DNNN trong lập dự toán chi phí sản phẩm công ích.

b. Trích khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định là xe buýt vận tải hành khách công cộng được trích khấu hao cơ bản theo công suất sử dụng thực tế của xe buýt (theo ca xe hoạt động) nhưng không vượt quá mức khấu hao qui định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

c. Chi sửa chữa lớn tài sản cố định:

Đối với TSCĐ là xe buýt vận tải hành khách công cộng hành năm doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước chi phí săm lốp theo định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành vào giá thành và được để lại số dư về trích trước chi phí sửa chữa lớn xe buýt trong năm tài chính khi quyết toán để thực hiện sửa chữa lớn tài sản theo định kỳ.

d. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm cả chi phí cho ban điều hành, giám sát hoạt động xe buýt và cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

e. Các khoản chi khác có liên quan như: chi mua ấn chỉ (vé xe buýt), chi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm hành khách và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo qui định.

3. Xử lý kết quả tài chính:

3.1. Các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được sử dụng doanh thu hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng để bù đắp chi phí của hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thuế và các khoản phải nộp NSNN theo qui định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).

3.2. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

3.3. Khoản chệnh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) của các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được xử lý như sau:

a. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.

b. Trừ các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định.

c. Phần lợi nhuận còn lại được xử lý như sau:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích: Được trích lập các quỹ theo qui định hiện hành (Thông tư số 06 TC/TCDN ngày 24/02/1997 của Bộ Tài chính).

- Đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác: thực hiện phân phối thu nhập theo qui định hiện hành của Nhà nước áp dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp.

C- LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN SẢN PHẨM CÔNG ÍCH

1. Lập dự toán chi phí thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

1.1. Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành do Bộ Giao thông vận tải ban hành, Sở Giao thông Vận tải (hoặc Sở Giao thông Công chính) tổ chức nghiên cứu xây dựng các loại định mức phù hợp để trình UBND tỉnh, thành phố ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động xe buýt trên địa bàn tỉnh, thành phố.

1.2. Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật của hoạt động xe buýt do UBND tỉnh, thành phố ban hành và căn cứ các khoản mục chi phí hợp lý nêu ở điểm 2, phần B, mục II của Thông tư này, Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính) và Sở Tài chính Vật giá địa phương lập dự toán chi phí thực hiện hoạt động vận tải hành khách công cộng theo năm thực hiện hoặc theo tuyến thực hiện cho từng doanh nghiệp, trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt là cơ sở để thực hiện trợ giá hoặc ký kết hợp đồng và thanh quyết toán chi phí trong trường hợp đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng.

2. Thanh toán sản phẩm công ích:

2.1. Nhà nước trợ giá:

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích hay bộ phận doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nếu có doanh thu bán vé xe buýt không đủ bù dắp chi phí hoạt động công ích thì được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trợ giá từ Ngân sách nhà nước địa phương. Mức trợ giá hàng năm đảm bảo bù đắp các khoản chi phí hợp lý được qui định tại điểm 2 mục B, Phần II của Thông tư này và chế độ Nhà nước hiện hành.

Ngân sách nhà nước địa phương đảm bảo cấp đủ 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế cho người lao dộng trong doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

2.2. Mua sản phẩm công ích:

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác được Nhà nước đặt mua sản phẩm công ích vận tải hành khách công cộng:

Việc đặt hàng mua sản phẩm công ích được thông qua các quyết định của UBND tỉnh, thành phố và có thể uỷ quyền cho Sở Giao thông Vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính) địa phương ký kết hợp động với doanh nghiệp thực hiện hoạt động công ích. Việc ký kết hợp đồng được tiến hành trước khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động công ích.

Trường hợp trên địa bàn thành phố có nhiều doanh nghiệp cùng đăng ký tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thì tổ chức đấu thầu theo qui định hiện hành của Nhà nước về tổ chức đấu thầu.

Căn cứ vào yêu cầu của người đặt hàng sản phẩm công ích, khối lượng dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp và dự toán chi phí đã lập, giá trị hợp đồng là phần chênh lệch giữa doanh thu bán vé và chi phí của hoạt động cung ứng dịch vụ công ích, có lãi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động công ích. Nhà nước không bù lỗ trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện vận tải hành khách công cộng theo hợp đồng có các khoản thu không đủ trang trải các khoản chi phí. Trường hợp có lãi thì áp dụng theo quy định tại điểm 3.3, mục B phần II của Thông tư này.

Các doanh nghiệp thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trách nhiệm cung ứng dịch vụ công ích theo chỉ tiêu kế hoạch đặt hàng, thực hiện đúng cam kết về số lượng, chất lượng và bán đúng giá vé.... do UBND tỉnh, thành phố quy định.

3. Nguồn kinh phí để trợ giá và mua sản phẩm công ích vận tải hành khách công cộng do Ngân sách Nhà nước tỉnh, thành phố đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Việc cấp phát, thanh toán sản phẩm công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được Sở Tài chính Vật giá địa phương thực hiện thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

D. QUYẾT TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TRA KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP:

1. Lập báo cáo tài chính:

Hàng quý, năm doanh nghiệp thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trách nhiệm lập quyết toán tài chính phần hoạt động công ích cùng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.

- Quyết toán tài chính phần hoạt động công ích gửi Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính), Sở Tài chính vật giá, Cục thuế các tỉnh, thành phố theo quy định.

- Thời gian gửi quyết toán theo quy định hiện hành.

2. Kiểm tra báo cáo tài chính:

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Hàng năm, Sở Tài chính Vật giá cùng với Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính) phải tiến hành kiểm tra quyết toán phần hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng của doanh nghiệp để lập Biên bản trợ giá sản phẩm công ích trong năm cho doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác do cơ quan thuế địa phương kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có trách nhiệm chấp hành các chế độ tài chính, kế toán, kỷ luật thu nộp ngân sách và tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính theo quy định.

Những vi phạm về chế độ kế toán, chế độ thu chi tài chính, chế độ thu nộp ngân sách và các chế độ tài chính khác sẽ bị xử phạt hành chính, xử phạt kinh tế theo quy định của pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ngoài những quy định riêng cho hoạt động công ích vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thông tư này, doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi cho phù hợp.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 39/2003/TT-BTC

Hanoi, April 29, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MECHANISM APPLICABLE TO ENTERPRISES OF PUBLIC PASSENGER TRANSPORTATION BY BUSES IN URBAN CENTERS

Pursuant to the current tax laws;
Pursuant to the Government's Resolution No.13/2002/NQ-CP of November 19, 2002 on measures to check the rise in and proceed to gradually reduce traffic accidents and congestion;
Pursuant to the Government's Decree No.56/CP of October 2, 1996 on State enterprises engaged in public-utility activities;
In order to encourage and create conditions for enterprises operating in the field of public passenger transportation by buses in urban centers, the Finance Ministry hereby provides guidance as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subject to the application of this Circular are enterprises of all economic sectors, which are engaged in public passenger transportation by buses in urban centers, including:

- State enterprises, including:

+ State enterprises engaged in public-utility activities of public passenger transportation by buses.

+ State enterprises' sections engaged in public-utility activities of public passenger transportation by buses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Enterprises of other types participating in public passenger transportation by buses such as transport cooperatives, joint-venture companies, limited liability companies, joint-stock companies....

2. State enterprises and public-utility State enterprises engaged in public passenger transportation by buses shall comply with the provisions in Circular No.06/TC-TCDN of December 24, 1997 of the Finance Ministry guiding the financial management regime for public-utility State enterprises and the provisions in this Circular.

3. Passenger bus transportation enterprises which organize other production and business activities shall have to account separately revenues, expenditures, business results and fulfill the State budget remittance obligations as prescribed.

4. Enterprises engaged in public passenger transportation by buses are entitled to enjoy policies of preferences on land rent, land road and bridge tolls, stop and parking yard fees under the current regulations and decisions of competent agencies.

II. SPECIFIC PROVISIONS

A. INVESTMENT, MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL, ASSETS

1. State enterprises tasked to conduct public-utility activities of public passenger transportation in urban centers shall have to open books and record accounting books to accurately monitor all available assets and capital according to the current book-keeping accounting and statistical regimes for the performance of the task of public passenger transportation by buses.

For State enterprises which have sections engaged in public-utility activities of public passenger transportation by buses, those sections must organize separate accounting.

2. State enterprises and enterprises of other economic sectors, which invest their own assets for participation in activities of public passenger transportation by buses in urban centers shall be entitled to enjoy investment preferences under the (amended) Domestic Investment Promotion Law No.03/1998/QH10 and be given post-investment interest rate support under the guidance in the Finance Ministry's Circular No.51/2001/TT-BTC of June 28, 2001 guiding the implementation of the Prime Minister's Decision No.58/2001/QD-TTg of April 24, 2001 on post-investment interest rate support (if enterprises borrow capital for investment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Turnover from public-utility activities of public passenger transportation by buses in urban centers:

1.1. For public-utility State enterprises or public-utility sections of State enterprises, their turnover shall include:

- Turnover from sale of bus tickets (single trip tickets, route ticket, inter-route tickets).

- The States price subsidy.

1.2. For enterprises of other economic sectors, their turnover shall include:

- Turnover from sale of bus tickets (single trip tickets, route tickets).

- Value of public-utility product purchase contract.

The bus ticket prices shall be set by the People's Committees of the provinces or centrally-run cities.

2. Expenses for public-utility activities of public passenger transportation by buses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To suit the reality of activities of public passenger transportation by buses, a number of expenses are prescribed as follows:

a/ Expenses for wages and wage allowances:

+ Wages in the State enterprises shall be determined as follows:

- The basic wage: To be determined according to the Government's Decree No.26/CP of May 23, 1993 temporarily providing the new wage regime in enterprises; Decree No.28/CP of March 28, 1997 on renovating wages and incomes in the State enterprises; Decree No.03/2003/ND-CP of January 15, 2003 on adjustment of wages, social allowances and further renewal of wage management mechanism, and the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry's circulars guiding the above decrees.

- The allowances include the increase coefficients of the minimum wage, hazardous allowances, travel allowances, responsibility allowances, which shall be determined under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

The provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to guide enterprises in the implementation thereof.

+ For enterprises of other economic sectors: To comply with the State's regulations applicable to each type of enterprises and to be entitled to apply the provisions on wages like the State enterprises in the estimation of the costs of public-utility products.

b/ Fixed asset depreciation: Fixed assets being mass transit buses shall be depreciated according to their actual use capacity (by operating shifts), but the depreciation thereof must not exceed the level prescribed in Decision No.166/1999/QD-BTC of December 30, 1999 of the Finance Minister.

c/ Expenses for overhaul of fixed assets:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Enterprise management expenses shall include the expenses for the boards administering and supervising the operation of buses and the managerial apparatus of the enterprises.

e/ Other relevant expenses such as expenses for purchase of prints (bus tickets), civil liability insurance premiums, passenger insurance premiums and other expenses related to activities of public passenger transportation by buses according to regulations.

3. Handling financial results:

3.1. Mass transit bus enterprises may use turnover from public-utility activities of passenger bus transportation to offset the expenses for public passenger bus transportation activities, taxes and State budget remittance under the provisions of law (except the enterprise income tax).

3.2. The public passenger bus transportation activities in urban centers are not subject to value added tax.

3.3. The revenue-expenditure surplus (if any) of mass transit bus enterprises shall be handled as follows:

a/ Payment of enterprise income tax as prescribed by law.

b/ Deduction of valid expenses which are deductible when determining the taxable incomes as provided for.

c/ The remaining profits shall be handled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For enterprises of other economic sectors: To distribute their incomes according to the State's current regulations applicable to each type of enterprise.

C. ESTIMATION OF EXPENSES AND SETTLEMENT OF PUBLIC-UTILITY
PRODUCTS

1. To estimate expenses for public passenger transportation by buses:

1.1. Basing themselves on the specialized techno-economic norms promulgated by the Ministry of Communications and Transport, the provincial/municipal Services of Communications and Transport (or Services of Communications and Public Works) shall organize the study of elaboration of appropriate norms for submission to the provincial/municipal People's Committees which shall promulgate techno-economic norms for bus operation in the provinces or cities.

1.2. Basing themselves on the techno-economic norms of bus operation, promulgated by the provincial/municipal People's Committees and on the reasonable expenses mentioned at Point 2, Part B, Section II of this Circular, the provincial/municipal Services of Communications and Transport (or Services of Communications and Public Works) and the provincial/municipal Finance-Pricing Services shall estimate expenses for public passenger transportation activities according to the implementation year or implementation route for each enterprise, then submit them to the provincial/municipal People's Committees for approval, which shall serve as basis for price subsidies or signing of contracts and expense payment in cases of goods ordering or bidding for carrying out public-utility mass transit activities.

2. Settlement of public-utility products:

2.1. The State's price subsidies:

For State enterprises or sections of State enterprises, which are engaged in public-utility activities of public passenger transportation by buses, if their turnover from sale of bus tickets are not enough to cover the public-utility activities, they shall be provided with price subsidies by the provincial/municipal People's Committees from the local State budget. The annual price subsidy level shall ensure the coverage of reasonable expenses prescribed at Point 2, Section B, Part II of this Circular and the State's current regime.

The local State budget shall ensure adequate supply for two reward and welfare funds with two months' actual wages for laborers in the enterprises or sections of State enterprises, which are engaged in public-utility activities of public passenger transportation by buses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For State enterprises and enterprises of other economic sectors where the State orders the purchase of public-utility mass transit products:

The ordering of purchase of public-utility products may be effected through decisions of the provincial/municipal People's Committees or may be authorized to provincial/municipal Services of Communications and Transport (or Services of Communications and Public Works) which shall sign contracts with public-utility enterprises. The signing of contracts shall be conducted before the enterprises carry out the public-utility activities.

Where in a city many enterprises register for participation in public passenger transportation by buses, bidding therefor shall be organized under the State's current regulations on bidding organization.

Based on the demands of the persons placing the order for public-utility products, the volume of services provided by enterprises and the estimated expenditures, the contractual value shall be the difference between the ticket sale turnover and the expenses for public-utility service- providing activities, with profits for public-utility enterprises. The State shall not make up for losses in cases where enterprises conduct public passenger transportation under contracts with revenues being not enough to cover the expenses. In case of profits, the provisions at Point 3.3, Section B, Part II of this Circular shall be complied with.

Public passenger bus transportation enterprises shall have to provide public-utility services according to goods ordering plans' norms, strictly observe the commitments in quantity, quality and sale at correct prices... prescribed by the provincial/municipal People's Committees.

3. The funding sources for price subsidies and purchase of mass transit public-utility products shall be ensured by the provincial/municipal State budgets under the provisions of the State Budget Law.

The allocation and settlement of mass transit bus public-utility products shall be effected by the provincial/municipal Finance-Pricing Services through the State Treasury system under the Finance Ministry's regulations guiding the regime of management, allocation, settlement of State budget expenditures via State Treasuries.

D. FINANCIAL SETTLEMENT AND BOOK-KEEPING EXAMINATION OF MASS TRANSIT BUS ACTIVITIES AT ENTERPRISES

1. Making financial reports:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The financial settlement of the public-utility activities shall be addressed to the provincial/municipal Services of Communications and Transport (or Services of Communications and Public Works), the provincial/municipal Finance-Pricing Services and Tax Departments as prescribed.

- The time for sending the settlements shall comply with the current regulations.

2. Examination of financial reports:

- For State enterprises: Annually, the provincial/municipal Finance- Pricing Services shall, together with the Services of Communications and Transport (or Services of Communications and Public Works), examine the settlement of the mass transit public-utility activities of enterprises in order to make records on price subsidies for the public-utility products in the year for enterprises.

- For enterprises of other economic sectors, the local tax offices shall examine the situation of fulfillment of the enterprises' obligations to make State budget remittances.

The enterprises shall have to observe the financial, accounting regimes and discipline in budget collection and remittance and ensure the accuracy and truthfulness of the financial statements as provided for.

The violations of the accounting regime, the financial revenue and expenditure regime, the State budget collection and remittance regime and other financial regimes shall be administratively sanctioned, economically sanctioned under law provisions.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Apart from the separate regulations for mass transit public-utility activities prescribed in this Circular, the enterprises engaged in public passenger transportation by buses in urban centers must also observe other provisions of law for each type of enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If any problems arise in the course of implementation, the provincial/municipal People's Committees and enterprises are requested to report them in time to the Finance Ministry for consideration and appropriate amendments.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39/2003/TT-BTC ngày 29/04/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.160

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!