Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 199/2014/TT-BTC kế toán áp dụng doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp tái bảo hiểm

Số hiệu: 199/2014/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 19/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bổ sung tài khoản kế toán cho DN bảo hiểm nhân thọ

Từ ngày 01/01/2016, kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm (gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ) sẽ áp dụng theo Thông tư 199/2014/TT-BTC .

Theo đó:

- Bổ sung các tài khoản kế toán so với chế độ kế toán hiện hành để áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như: tài khoản 337, 416, 624, tài khoản cấp 2 của TK 128, 244...

- Đổi tên một số tài khoản kế toán đã ban hành tại chế độ kế toán hiện hành để áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như: tài khoản 531, 532...

- Không sử dụng một số tài khoản kế toán đã ban hành tại chế độ kế toán hiện hành như: tài khoản 154, 155, 157, 158...

Ngoài ra, Thông tư còn quy định về nguyên tắc, phương pháp hạch toán, mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp này.

Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 199/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đi với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định một số Tài khoản, nguyên tắc, phương pháp hạch toán, mẫu Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe và doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ được thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ).

2. Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (sau đây gọi tắt là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC)); các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Điều 2. Quy định về tài khoản kế toán

1. Đổi tên một số tài khoản kế toán đã ban hành tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành để áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

a) Đổi tên tài khoản 3387 - “Doanh thu chưa thực hiện” thành “Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện”;

TK 3387 có 3 TK cấp 3 sau:

TK 33871 - “Phí bảo hiểm tạm thu”;

TK 33872 - “Doanh thu chưa thực hiện về phí bảo hiểm”.

TK 33878 - “Doanh thu chưa thực hiện khác”.

b) Đổi tên tài khoản cấp 2 ca TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” như sau:

TK 5111 - “Doanh thu bán hàng hóa” thành “Doanh thu phí bảo hiểm gốc”;

TK 5112 - “Doanh thu bán các thành phẩm” thành “Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm”;

TK 5113 - “Doanh thu cung cấp dịch vụ” thành “Doanh thu nhượng tái bảo hiểm”.

c) Đổi tên TK 531 - “Hàng bán bị trả lại” thành “Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm”.

TK 531 có các tài khoản cấp 2 như sau:

TK 5311 - “Hoàn phí bảo hiểm gốc”;

TK 5312 - “Hoàn phí nhận tái bảo hiểm”;

TK 5313 - “Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm”.

d) Đổi tên TK 532 - “Giảm giá hàng bán” thành “Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm”.

TK 532 có các tài khoản cấp 2 như sau:

TK 5321 - “Giảm phí bảo hiểm gốc”;

TK 5322 - “Giảm phí nhận tái bảo hiểm”;

TK 5323 - “Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm”.

2. Bổ sung các Tài khoản kế toán so với chế độ kế toán hiện hành để áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

a) Bổ sung thêm 01 tài khoản cấp 2 của TK 128 - “Đầu tư ngắn hạn khác” là: TK 1284 - “Tạm ứng từ giá trị hoàn lại”.

b) Bổ sung tài khoản cấp 2 của TK 244 - “Ký quỹ, ký cược dài hạn” như sau:

TK 2441 - “Ký quỹ bảo hiểm”;

TK 2448 - “Ký quỹ, ký cược khác”.

c) Bổ sung các tài khoản cấp 2 của TK 131 - “Phải thu của khách hàng” và TK 331 - “Phải trả cho người bán” như sau:

TK 1311 - “Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc”;

TK 1312 - “Phải thu hoạt động nhận tái bảo hiểm”;

TK 1313 - “Phải thu hoạt động nhượng tái bảo hiểm”;

TK 1318 - “Phải thu khác của khách hàng”;

TK 3311 - “Phải trả hoạt động bảo hiểm gốc”;

TK 3312 - “Phải trả hoạt động nhận tái bảo hiểm”;

TK 3313 - “Phải trả hoạt động nhượng tái bảo hiểm”;

TK 3318 - “Phải trả khác của khách hàng”.

d) Bổ sung TK 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”

TK 337 có các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:

TK 3371 - “Phải thu giữa các Quỹ”.

TK 33711 - “Phải thu giữa các Quỹ về tiền mồi”.

TK 33712 - “Phải thu giữa các Quỹ về chi phí chung phân bổ để tách quỹ”.

TK 33713 - “Phải thu về bù đắp thâm hụt cho Quỹ chủ hợp đồng”.

TK 33718 - “Phải thu giữa các Quỹ về các khoản khác”.

TK 3372 - “Phải trả giữa các Quỹ”.

TK 33721 - “Phải trả giữa các Quỹ về tiền mồi”.

TK 33722 - “Phải trả giữa các Quỹ về chi phí chung phân bổ để tách quỹ”.

TK 33723 - “Phải trả về bù đắp thâm hụt cho Quỹ chủ hợp đồng”.

TK 33728 - “Phải trả giữa các Quỹ về các khoản khác”.

đ) Bổ sung tài khoản cấp 2 của TK 352 - “Dự phòng phải trả” như sau:

TK 3521 - “Dự phòng toán học”;

TK 3522 - “Dự phòng phí chưa được hưởng”;

TK 3523 - “Dự phòng bồi thường”;

TK 3524 - “Dự phòng chia lãi”;

TK 3525 - “Dự phòng bảo đảm cân đối”;

TK 3526 - “Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung”;

TK 3527 - “Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu”;

TK 3528 - “Dự phòng khác”;

TK 3529 - “Dự phòng phải trả”.

e) Bổ sung TK 416 - “Quỹ dự trữ bắt buộc”.

g) Bổ sung các tài khoản cấp 3 của TK 5111 - “Doanh thu phí bảo hiểm gốc” như sau:

TK 51111 - “Phí bảo hiểm”.

TK 51112 - “Phí ban đầu”.

TK 51113 - “Phí bảo hiểm đi đầu tư”.

TK 51118 - “Phí khác”.

h) Bổ sung TK 533 - “Phí nhượng tái bảo hiểm”.

i) Bổ sung TK 624 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác”.

TK 624 có các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:

TK 6241 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc”:

TK 62411 - “Chi trả tiền bảo hiểm gốc”;

TK 62412 - “Chi phí hoa hồng”;

TK 62413 - “Chi phí giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm”;

TK 62414 - “Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”; TK này có các TK cấp 4 sau:

TK 624141 - “Dự phòng toán học”;

TK 624142 - “Dự phòng phí chưa được hưởng”;

TK 624143 - “Dự phòng bồi thường”;

TK 624144 - “Dự phòng chia lãi”;

TK 624145 - “Dự phòng bảo đảm cân đối”;

TK 624146 - “Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung”;

TK 624147 - “Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu”;

TK 624148 - “Dự phòng khác”.

TK 62415 - “Chi trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm”;

TK 62418 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc khác”.

TK 6242 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm”:

TK 62421 - “Chi trả tiền bảo hiểm”;

TK 62422 - “Chi phí hoa hồng”;

TK 62423 - “Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”;

TK 62428 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm khác”.

TK 6243 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm”.

TK 6248 - “Chi phí hoạt động kinh doanh khác”.

k) Bổ sung thêm một tài khoản cấp 2 của TK 641 - “Chi phí bán hàng” đó là:

TK 6416 - “Chi phí quản lý đại lý bảo hiểm”.

3. Các Tài khoản kế toán quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành không sử dụng:

a) Không dùng các Tài khoản trong Bảng cân đối kế toán:

TK 1385 - “Phải thu về cổ phần hóa”;

TK 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”;

TK 155 - “Thành phẩm”;

TK 1561 - “Giá mua hàng hóa”;

TK 1562 - “Chi phí thu mua hàng hóa”;

TK 157 - “Hàng gửi đi bán”;

TK 158 - “Hàng hóa kho bảo thuế”;

TK 161 - “Chi sự nghiệp”;

TK 2134 - “Nhãn hiệu hàng hóa”;

TK 337 - “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hp đồng xây dựng”;

TK 3385 - “Phải trả về cổ phần hóa”;

TK 4112 - “Thặng dư vốn cổ phần”;

TK 417 - “Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp”;

TK 419 - “Cổ phiếu quỹ”;

TK 441 - “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”;

TK 461 - “Nguồn kinh phí sự nghiệp”;

TK 466 - “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ”;

TK 5114 - “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”;

TK 521 - “Chiết khấu thương mại”;

TK 611 - “Mua hàng”;

TK 621 - “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”;

TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”;

TK 623 - “Chi phí sử dụng máy thi công”;

TK 627 - “Chi phí sản xuất chung”;

TK 631 - “Giá thành sản xuất”;

b) Không dùng các Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán:

TK 003 - “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”;

TK 008 - “Dự toán chi sự nghiệp, dự án”.

(Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này).

Điều 3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính

1. Kế toán các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phản ánh ở các nhóm Tài khoản 12 - “Đầu tư tài chính ngắn hạn”, nhóm TK 22 - “Đầu tư tài chính dài hạn” và các tài khoản liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư (TK 1567 - “Hàng hóa bất động sản” và TK 217 - “Bất động sản đầu tư”).

2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính được phản ánh ở các tài khoản nêu tại khoản 1 Điều này cần tuân thủ các quy định sau:

a) Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, thanh khoản;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải hạch toán các khoản đầu tư ở các nhóm Tài khoản 12 - “Đầu tư tài chính ngắn hạn”, nhóm TK 22 - “Đầu tư tài chính dài hạn” chi tiết, tách bạch theo nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật làm cơ sở lập báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của chế độ tài chính;

c) Trong từng tài khoản đầu tư tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải mở chi tiết tài khoản hoặc mã số quỹ để theo dõi chi tiết phần hạch toán đầu tư từ quỹ chủ sở hữu và phần đầu tư của quỹ chủ hợp đồng (chi tiết theo các sản phẩm bảo hiểm: tham gia chia lãi, không tham gia chia lãi, liên kết chung, liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) để lấy được số liệu chi tiết phục vụ báo cáo tách quỹ và các báo cáo nghiệp vụ khác theo quy định;

d) Đối với các khoản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải xác định giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ theo quy định của Pháp luật bảo hiểm hiện hành;

đ) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện các quy định khác về hạch toán các khoản đầu tư tài chính thuộc các nhóm Tài khoản 12 - “Đầu tư tài chính ngắn hạn”, nhóm TK 22 - “Đầu tư tài chính dài hạn” kể cả các tài khoản khác liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như TK 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính” và TK 635 - “Chi phí tài chính” theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

3. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, kinh doanh bất động sản, thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài và các danh mục đầu tư khác).

a) Từng khoản đầu tư phải được ghi sổ kế toán để theo dõi giá gốc khoản đầu tư ban đầu, tình hình tăng giảm các khoản đầu tư và giá trị khoản đầu tư hiện có cuối kỳ kế toán (đối với khoản đầu tư liên kết đơn vị thì phải theo dõi, xác định giá trị tài sản ròng (NAV) theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành), đồng thời phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành đầu tư từ các quỹ (quỹ chủ sở hữu, quỹ chủ hợp đồng), nguồn đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ.

b) Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, các mã số của các quỹ của các khoản đầu tư theo từng hình thức đầu tư phát sinh trong kỳ để có số liệu phục vụ lập báo cáo nghiệp vụ như báo cáo tách quỹ, báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của chế độ tài chính.

Điều 4. Kế toán tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng

1. Tài khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với các đối tượng phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và phải thu khác của khách hàng.

2. Bổ sung nguyên tắc hạch toán tài khoản này so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

a) Tài khoản 131 phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu của từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác làm cơ sở lập Bảng cân đối kế toán và theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;

b) Tài khoản 1311 - “Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc”: Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết các khoản phải thu phí bảo hiểm gốc (gồm phải thu của bên mua bảo hiểm, của đại lý bảo hiểm), phải thu khác về hoạt động bảo hiểm gốc, phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc (nếu có).

c) Tài khoản 1312 - “Phải thu hoạt động nhận tái bảo hiểm”: Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết phải thu phí nhận tái bảo hiểm, phải thu khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm.

d) Tài khoản 1313 - “Phải thu hoạt động nhượng tái bảo hiểm”: Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết phải thu hoa hồng, phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (nếu có), phải thu về hoàn phí nhượng tái bảo hiểm, phải thu khác về hoạt động nhượng tái bảo hiểm.

đ) Tài khoản 1318 - “Phải thu khác của khách hàng”: phản ánh các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài các hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm.

e) Hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không phản ánh vào TK 131 - “Phải thu của khách hàng”. Khoản hoa hồng bảo hiểm phải thu này, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm hạch toán vào bên Nợ TK 331 - “Phải trả cho người bán” (Nợ TK 331/Có TK 5113) để ghi giảm số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm.

3. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131 - “Phải thu của khách hàng” so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

a) Bên Nợ:

Số tiền phải thu của các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác.

b) Bên Có:

Số tiền đã thanh toán của các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác.

c) Số dư bên Nợ:

Số tiền còn phải thu của các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác.

d) Tài khoản 131 - “Phải thu của khách hàng”, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1311 - “Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc”: Phản ánh các khoản phải thu, đã thu và còn phải thu của các khoản liên quan đến hoạt động bảo hiểm gốc như thu phí bảo hiểm gốc, phải thu khác về hoạt động bảo hiểm gốc, phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc (nếu có).

- Tài khoản 1312 - “Phải thu hoạt động nhận tái bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải thu, đã thu và còn phải thu của các khoản liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm như thu phí nhận tái bảo hiểm, phải thu khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm.

- Tài khoản 1313 - “Phải thu hoạt động nhượng tái bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải thu, đã thu và còn phải thu của các khoản liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo hiểm như thu hoa hồng, thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (nếu có), thu về hoàn phí nhượng tái bảo hiểm, phải thu khác về hoạt động nhượng tái bảo hiểm.

- Tài khoản 1318 - “Phải thu khác của khách hàng”: Phản ánh các khoản phải thu, đã thu và còn phải thu của các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài các hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm.

4. Bổ sung phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

a) Khi phát sinh các khoản phí bảo hiểm gốc phải thu của các đối tượng như thu trực tiếp của khách hàng là bên mua bảo hiểm, hoặc đại lý bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1311)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5111)

b) Khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc thu được tiền phí bảo hiểm gốc, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1311).

c) Khi phát sinh các khoản phải thu ghi giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc như thu đòi bồi thường của bên nhận tái, kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1311 - Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc - chi tiết phải thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62411)

d) Khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc thu được tiền các khoản phải thu như thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1311 - Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc - chi tiết phải thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm)

đ) Khi phát sinh các khoản phí nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết giữa doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1312)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112) (Số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu).

Đồng thời xác định và phản ánh hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm và ghi giảm phí nhận tái bảo hiểm phải thu, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (TK 62422)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1312) (Chi tiết hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả).

e) Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhận được số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu sau khi trừ (-) hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (Số tiền thực nhận từ doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1312).

g) Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phát sinh các khoản phải thu ghi giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thu đòi bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1313 - Phải thu hoạt động nhượng tái bảo hiểm - chi tiết phải thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác

h) Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm nhận được tiền của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm về các khoản phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1313).

i) Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh các khoản phải thu khác của khách hàng như thu về cung cấp các dịch vụ đại lý giám định, xét giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1318)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (nếu có).

k) Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhận được tiền của khách hàng về các khoản phải thu về cung cấp các dịch vụ đại lý giám định, xét giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1318).

l) Trường hợp thanh toán bù trừ các khoản phải thu, phải trả của cùng một đối tượng, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Điều 5. Kế toán tài khoản 1284 - Tạm ứng từ giá trị hoàn lại

1. Tài khoản 1284 - “Tạm ứng từ giá trị hoàn lại” là tài khoản cấp 2 của tài khoản 128: Phản ánh khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại cho khách hàng và tình hình thanh toán các khoản nợ này.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 1284

Tài khoản này chỉ phản ánh các khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ khi đủ điều kiện theo quy định hiện hành và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng này.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 1284 - “Tạm ứng từ giá trị hoàn lại”

a) Bên Nợ:

Phản ánh khoản đã tạm ứng từ giá trị hoàn lại cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ.

b) Bên Có:

Số đã thu được từ khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ.

c) Số dư bên Nợ:

Số còn phải thu về khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi tạm ứng từ giá trị hoàn lại cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ, ghi:

Nợ TK 1284 - Tạm ứng từ giá trị hoàn lại

Có các TK 111, 112,...

b) Khi được khách hàng thanh toán khoản tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331

Có TK 1284 - Tạm ứng từ giá trị hoàn lại.

Điều 6. Kế toán tài khoản 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn

1. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản ký quỹ bảo hiểm và ký quỹ, ký cược khác của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tài khoản 244 - “Ký quỹ, ký cược dài hạn”, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2441 - “Ký quỹ bảo hiểm”

- Tài khoản 2448 - “Ký quỹ, ký cược khác”

2. Tài khoản 2441 - “Ký quỹ bảo hiểm”: Dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ký quỹ bảo hiểm theo Luật kinh doanh bảo hiểm.

a) Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 2441 - “Ký quỹ bảo hiểm”

- Bên Nợ

Số tiền doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ký quỹ dài hạn khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và hoặc bổ sung trong quá trình hoạt động.

- Bên Có

Số tiền doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt;

Số tiền ký quỹ dài hạn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ rút về khi chấm dứt hoạt động.

- Số dư bên Nợ

Số tiền đang ký quỹ dài hạn.

b) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chuyển tiền để ký quỹ bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn (2441)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

- Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ rút tiền ký quỹ bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn (2441).

- Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng số tiền ký quỹ bảo hiểm để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ các TK có liên quan

Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn (2441).

3. Tài khoản 2448 - “Ký quỹ, ký cược khác”: Phản ánh số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đem đi ký quỹ, ký cược dài hạn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có thời hạn trên 1 năm ngoài các khoản ký quỹ bảo hiểm. Kế toán TK 2448 thực hiện theo quy định của TK 244 - “Ký quỹ, ký cược dài hạn” quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Điều 7. Kế toán tài khoản 331 - Phải trả cho người bán

1. Tài khoản 331 - “Phải trả cho người bán”: Nội dung phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với các đối tượng phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2. Bổ sung nguyên tắc hạch toán tài khoản này so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

a) Tài khoản 331 phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả theo từng nội dung phải trả và hạch toán chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và phải trả khác làm cơ sở lập Bảng cân đối kế toán và theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;

b) Tài khoản 331 phải hạch toán chi tiết các khoản phải trả gồm: phải trả phí nhượng tái bảo hiểm, phải trả tiền bảo hiểm, phải trả hoa hồng bảo hiểm và phải trả khác để đảm bảo cung cấp đủ thông tin thuyết minh trong báo cáo tài chính và theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

c) Hoa hồng bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm không phản ánh vào TK 331 - “Phải trả cho người bán”. Khoản hoa hồng bảo hiểm phải trả này, kế toán doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phải hạch toán vào bên Có TK 131 (ghi Nợ TK 624/Có TK 131) để ghi giảm số phí nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm.

3. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của TK 331 - “Phải trả cho người bán”

a) Bên Nợ:

Số tiền đã thanh toán cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm khác.

b) Bên Có:

Số tiền phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và phải trả khác của hoạt động bảo hiểm.

c) Số dư bên Có:

Số tiền còn phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và phải trả khác của hoạt động bảo hiểm.

d) Tài khoản 331 - “Phải trả cho người bán”, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3311 - “Phải trả hoạt động bảo hiểm gốc”: Phản ánh các khoản phải trả, đã trả và còn phải trả của các khoản liên quan đến hoạt động bảo hiểm gốc như trả tiền bảo hiểm, trả hoa hồng, trả về chi phí giám định và phải trả khác về hoạt động bảo hiểm gốc.

- Tài khoản 3312 - “Phải trả hoạt động nhận tái bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải trả, đã trả và còn phải trả của các khoản liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm như trả hoa hồng, trả tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có), phải trả khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm.

- Tài khoản 3313 - “Phải trả hoạt động nhượng tái bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải trả, đã trả và còn phải trả của các khoản liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo hiểm như phải trả về phí nhượng tái bảo hiểm, phải trả về hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, phải trả khác về hoạt động nhượng tái bảo hiểm.

- Tài khoản 3318 - “Phải trả khác của khách hàng”: Phản ánh các khoản phải trả, đã trả và còn phải trả của các khoản phải trả khác của khách hàng ngoài các hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm.

4. Bổ sung phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

a) Khi phát sinh các khoản thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, đáo hạn hợp đồng bảo hiểm hoặc các trường hợp khác theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và khách hàng (bên mua bảo hiểm), kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62411)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311).

b) Khi nhận dịch vụ cung cấp (chi phí giám định, xét giải quyết trả tiền bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc) của người bán, kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Tài khoản cấp 3 phù hợp)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311).

c) Khi thanh toán về trả tiền bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm hoặc khi thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311)

Có các TK 111, 112

d) Căn cứ vào thông báo của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm về số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm và các chứng từ liên quan, kế toán doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phản ánh số tiền phải trả về chi bồi thường nhận tái bảo hiểm và các khoản chi khác cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 6242) (Tài khoản cấp 3 phù hợp)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3312).

đ) Khi nhận dịch vụ cung cấp của người bán liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm như chi phí đánh giá, chi giám định của đối tượng bảo hiểm,..., kế toán doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 6242) (Tài khoản cấp 3 phù hợp)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3312).

e) Khi ứng trước hoặc thanh toán về trả tiền bảo hiểm và các khoản chi khác cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm hoặc khi thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3312)

Có các TK 111, 112

g) Khi phát sinh khoản phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313) (Số tiền phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

Đồng thời phản ánh doanh thu hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313) (S tiền hoa hồng phải thu trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (51131).

h) Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313)

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (thuế nhà thầu) (nếu có).

i) Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh các khoản phải trả người bán, người cung cấp dịch vụ liên quan đến các dịch vụ đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Tài khoản cấp 3 phù hợp)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK chi tiết phù hợp).

k) Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thanh toán các khoản phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ liên quan đến các dịch vụ đại lý giám định, thẩm định, xét giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112.

l) Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay từ tạm ứng trên giá trị hoàn lại sẽ bị đối trừ vào số tiền bảo hiểm phải trả, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết từng khách hàng tham gia bảo hiểm)

Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (TK 1284).

m) Trường hợp thanh toán bù trừ các khoản phải thu, phải trả của cùng một đối tượng, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

n) Đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện:

- Những trường hợp người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, mà không tiếp tục đóng được phí bảo hiểm nữa, DNBH nhân thọ vẫn tiếp tục theo dõi khoản phải trả này ở tài khoản dự phòng phải trả (dự phòng về nghiệp vụ bảo hiểm) cho đến khi thanh toán.

- Khi chuyển giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí của khách hàng sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm của doanh nghiệp bảo hiểm mới, ghi:

+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết TK chi trả tiền bảo hiểm)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết từng khách hàng tham gia bảo hiểm)

Đồng thời ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)

Khi thanh toán giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí của khách hàng chuyển sang DNBH nhận chuyển giao, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết từng khách hàng tham gia bảo hiểm)

Có các TK 111, 112

+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao:

Khi nhận giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí của khách hàng sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm của doanh nghiệp nhận chuyển giao, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

Điều 8. Kế toán tài khoản 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”.

1. TK 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”: phản ánh các khoản phải thu, phải trả và thanh toán các khoản phải thu, phải trả giữa các Quỹ (Quỹ chủ sở hữu và Quỹ chủ hợp đồng); trong Quỹ chủ hợp đồng có thể chia ra làm nhiều quỹ như quỹ không tham gia chia lãi, quỹ tham gia chia lãi, quỹ liên kết chung, liên kết đơn vị tùy theo yêu cầu quản lý

TK 337 gồm 2 tài khoản cấp 2 như sau:

- TK 3371 - “Phải thu giữa các Quỹ”.

- TK 3372 - “Phải trả giữa các Quỹ”.

2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản TK 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”:

a) Tài khoản này dùng để hạch toán tách quỹ (Quỹ chủ sở hữu và Quỹ chủ hp đồng).

b) Nguyên tắc kế toán tách quỹ:

- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện tách và hạch toán riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Quỹ chủ sở hữu và Quỹ chủ hợp đồng).

- Nguyên tắc tách và xác định tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quỹ phải tuân thủ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tổ chức hệ thống sổ kế toán, mở mã số chi tiết của từng quỹ để ghi nhận riêng biệt tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quỹ (Quỹ chủ sở hữu và Quỹ chủ hợp đồng) phục vụ báo cáo tách quỹ.

- Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó. Các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý. DNBH nhân thọ phải xác định các nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến từng quỹ; Các nguyên tắc phân bổ này phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

- Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ lập một bộ Báo cáo tài chính chính thức và duy nhất để nộp các cơ quan quản lý Nhà nước và phục vụ công khai tài chính. Việc phản ánh các chỉ tiêu tách bạch giữa Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và Quỹ chủ sở hữu được thực hiện trên một Báo cáo riêng thuộc báo cáo nghiệp vụ (báo cáo tách quỹ). Báo cáo tách quỹ này chỉ nộp cho Cơ quan quản lý bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính và lưu sử dụng tại doanh nghiệp.

c) Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tách Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và Quỹ chủ sở hữu

- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải quy định mã số của từng quỹ, đảm bảo tính thống nhất và nhất quán từ khâu lập chứng từ, mở tài khoản, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, báo cáo tách quỹ.

- Chứng từ kế toán:

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ khi lập và thu thập chứng từ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu phải dùng mã số của các Quỹ để làm cơ sở ghi sổ kế toán tách biệt các Quỹ.

- Tài khoản kế toán:

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng để mở các tài khoản chi tiết hoặc các mã số từng quỹ để phản ánh riêng tài sản, nguồn vốn, hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả của Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và Quỹ chủ sở hữu.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”

Bên Nợ:            - Số phải thu giữa các quỹ;

                        - Số đã trả giữa các quỹ.

Bên Có:            - Số phải trả giữa các quỹ;

                        - Số đã thu giữa các quỹ.

Tài khoản này cuối năm không có số dư.

Tài khoản 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”, có 2 tài khoản cấp 2:

a) TK 3371 - “Phải thu giữa các Quỹ”: Phản ánh các khoản phải thu giữa các quỹ chủ hp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về các khoản phải thu giữa các quỹ phục vụ cho việc lập báo cáo quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu (báo cáo tách quỹ).

Bên Nợ: Phản ánh số phải thu giữa các quỹ

Bên Có: Phản ánh số đã thu giữa các quỹ.

Số dư bên Nợ: Phản ánh số còn phải thu giữa các quỹ.

Tài khoản 3371 - “Phải thu giữa các Quỹ”, có 4 tài khoản cấp 2:

- TK 33711 - “Phải thu giữa các quỹ về tiền mồi”: Phản ánh các khoản phải thu giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu về khoản tiền mồi của Quỹ chủ sở hữu bỏ ra ban đầu khi thành lập quỹ. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập báo cáo tách quỹ (quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu).

- TK 33712 - “Phải thu giữa các quỹ về chi phí chung phân bổ để tách quỹ”: Phản ánh các khoản phải thu giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu về các khoản chi phí chung phân bổ cho các quỹ. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập báo cáo tách quỹ (quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu).

- TK 33713 - “Phải thu về bù đắp thâm hụt cho quỹ chủ hợp đồng”: Phản ánh các khoản phải thu giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu về khoản bù đắp thâm hụt cho quỹ chủ hợp đồng. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập báo cáo tách quỹ (quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu).

- TK 33718 - “Phải thu giữa các quỹ về các khoản khác”: Phản ánh các khoản phải thu giữa các quỹ ngoài các khoản phải thu đã phản ánh ở các Tài khoản 33711, 33712, 33713.

b) TK 3372 - “Phải trả giữa các Quỹ”: Phản ánh các khoản phải trả giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập báo cáo quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu (báo cáo tách quỹ).

Bên Nợ: Phản ánh số đã trả giữa các quỹ

Bên Có: Phản ánh số phải trả giữa các quỹ.

Số dư bên Có: Phản ánh số còn phải trả giữa các quỹ.

Tài khoản 3372 - “Phải trả giữa các Quỹ”, có 4 tài khoản cấp 2:

- TK 33721 - “Phải trả giữa các quỹ về tiền mồi”: Phản ánh các khoản phải trả giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu về khoản tiền mồi của Quỹ chủ sở hữu bỏ ra ban đầu khi thành lập quỹ. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu chi tiết khoản phải trả về tiền mồi giữa các quỹ phục vụ báo cáo tách quỹ.

- TK 33722 - “Phải trả giữa các quỹ về chi phí chung phân bổ để tách quỹ”: Phản ánh các khoản phải trả giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu về các khoản chi phí chung phân bổ cho các quỹ. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập báo cáo tách quỹ (quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu).

- TK 33723 - “Phải trả về bù đắp thâm hụt cho quỹ chủ hợp đồng”: Phản ánh các khoản phải trả giữa quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu về khoản bù đắp thâm hụt cho quỹ chủ hợp đồng. Tài khoản này cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập báo cáo tách quỹ (quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu).

- TK 33728 - “Phải trả giữa các quỹ về các khoản khác”: Phản ánh các khoản phải trả giữa các quỹ ngoài các khoản phải trả đã phản ánh ở các tài khoản 33721, 33722, 33723.

Cuối kỳ kế toán khi lập Bảng cân đối kế toán, TK 3371 và 3372 được bù trừ giữa số phải thu và số phải trả để có số dư bằng không.

Tài khoản 3371 và 3372 phải theo dõi chi tiết cho từng quỹ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: TK 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”.

a) Khi Quỹ chủ sở hữu (CSH) chuyển tiền mồi cho Quỹ chủ hợp đồng (CHĐ) để đảm bảo khởi lập quỹ ban đầu, ghi:

- Quỹ chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33711) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH)

Có các TK 111, 112 (Quỹ CSH)

- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Quỹ CHĐ)

Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33721) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).

b) Khi phân bổ khấu hao TSCĐ của quỹ chủ sở hữu sử dụng cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:

- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:

Nợ các TK 641, 642 (Quỹ CHĐ)

Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33722) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).

- Quỹ chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33712) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Quỹ CSH).

c) Khi phân bổ các chi phí chung khác của quỹ chủ sở hữu sử dụng cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:

- Quỹ chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33712) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH)

Có TK chi phí (TK 641, 642) (Quỹ CSH).

- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:

Nợ các TK 641, 642 (Quỹ CHĐ)

Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33722) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).

d) Khi dùng quỹ chủ sở hữu bù đắp cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp thâm hụt quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:

- Quỹ chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33713) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH).

Có các TK 111, 112

- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33723) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).

đ) Khi phát sinh các khoản phải thu/phải trả khác giữa các quỹ:

Ví dụ: Khi sử dụng quỹ Chủ sở hữu chi hộ cho quỹ Chủ hợp đồng:

- Quỹ chi hộ ghi phải thu giữa các quỹ:

Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33718) (Quỹ CSH)

Có các TK 111, 112 (Quỹ CSH).

- Quỹ nhờ chi hộ ghi phải trả giữa các quỹ:

Nợ TK chi phí (TK 641, 642), Phải trả (331) (Quỹ CHĐ)

Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33728) (Quỹ CHĐ).

e) Cuối kỳ kế toán, thanh toán nội bộ giữa các quỹ và chuyển tiền, ghi:

- Quỹ nhận tiền ghi:

Nợ các TK 111, 112 (chi tiết TK tiền mặt, TGNH của từng quỹ)

Có TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33711, 33712, 33713, 33718) hoặc (chi tiết phải thu của từng quỹ).

- Quỹ chi tiền ghi:

Nợ TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33721, 33722, 33723, 33728) hoặc (chi tiết phải trả của từng quỹ)

Có các TK 111, 112 (chi tiết TK tiền mặt, TGNH của từng quỹ).

Điều 9. Nguyên tắc kế toán tách Quỹ:

1. Các Tài khoản sử dụng khi lập báo cáo tách quỹ:

TK 337 - “Phải thu, phải trả giữa các Quỹ”;

TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”;

TK 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính”;

Các TK đầu tư:

TK 121 - “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”;

TK 128 - “Đầu tư ngắn hạn khác”;

TK 228 - “Đầu tư dài hạn khác”.

Các TK liên quan đến tiền, thanh toán, phải thu, phải trả như TK 111, 112, 131, 138, 331, 338.

TK 352 - “Dự phòng phải trả”.

Các TK chi phí như TK 635 - “Chi phí tài chính”; TK 624, 641, 642

Các TK khác (nếu có).

2. Tất cả các tài khoản quy định tại khoản 1 Điều này doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải mở chi tiết và dùng mã số các quỹ để theo dõi chi tiết tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, phải thu, phải trả, kết quả kinh doanh của từng quỹ (quỹ chủ sở hữu, quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (bao gồm các quỹ: quỹ tham gia chia lãi; quỹ không tham gia chia lãi; quỹ liên kết chung; quỹ liên kết đơn vị; quỹ hưu trí tự nguyện)) để đảm bảo có đầy đủ số liệu phục vụ các báo cáo nghiệp vụ như: Báo cáo tách quỹ, chia lãi; báo cáo kết quả hoạt động của từng quỹ; báo cáo về dự phòng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị và cơ quan có thẩm quyền.

Điều 10. Kế toán tài khoản 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện

1. Tài khoản 3387 - “Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện” phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng về phí bảo hiểm tạm thu (kể cả khi chưa có hợp đồng bảo hiểm chính thức); khoản doanh thu ghi nhận trước về phí bảo hiểm của nhiều kỳ kế toán và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác.

TK 3387 - “Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện” có 3 tài khoản cấp 3:

- TK 33871 - “Phí bảo hiểm tạm thu”: Phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng về phí bảo hiểm tạm thu (kể cả khi chưa có hợp đồng bảo hiểm chính thức).

- TK 33872 - “Doanh thu chưa thực hiện về phí bảo hiểm”: Phản ánh số phí bảo hiểm ghi nhận trước của nhiều kỳ kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và tình hình thanh toán, kết chuyển các khoản phí này.

- TK 33878 - “Doanh thu chưa thực hiện khác”: Phản ánh số tiền của khách hàng đã trả trước cho nhiều năm (ví dụ như đối với hoạt động cho thuê tài sản hoặc khoản lãi nhận trước nhiu kỳ,...)

2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 33871 và tài khoản 33872

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải theo dõi chi tiết các khoản phí bảo hiểm ban đầu tạm thu và phí của các lần nộp tiếp theo của khách hàng nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm theo từng khách hàng và từng loại sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng yêu cầu quản lý.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hạch toán vào tài khoản này số tiền phí bảo hiểm khách hàng nộp trước cho nhiều kỳ kế toán, phải theo dõi chi tiết số tiền nhận trước của từng khách hàng và từng loại sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng yêu cầu quản lý.

c) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải theo dõi chi tiết khoản doanh thu chưa thực hiện về phí bảo hiểm và doanh thu chưa thực hiện khác chi tiết theo ngắn hạn (không quá một năm) và dài hạn (trên một năm) để có số liệu trình bày trên Bảng cân đối kế toán theo ngắn hạn và dài hạn.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 33871 và TK 33872

a) Bên Nợ:

- Kết chuyển phí bảo hiểm tạm thu vào doanh thu khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

- Kết chuyển phí bảo hiểm kỳ này từ tài khoản 33872 - “Doanh thu chưa thực hiện” sang tài khoản doanh thu.

- Phí bảo hiểm tạm thu giảm (trường hợp khách hàng chịu phí khám sức khỏe).

- Trả lại phí bảo hiểm tạm thu cho khách hàng khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ chối bảo hiểm hoặc khách hàng không tham gia bảo hiểm (trường hợp DNBH nhân thọ chưa ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng).

b) Bên Có:

Phí bảo hiểm tạm thu từ khách hàng (kể cả lần đầu và các lần tiếp theo) và phí bảo hiểm đã thu trước cho nhiều kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

c) Số dư bên Có:

Phí bảo hiểm tạm thu từ khách hàng (kể cả lần đầu và các lần tiếp theo) và phí bảo hiểm đã thu trước cho nhiều kỳ hiện còn cuối kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của TK 33871 và TK 33872

a) Khi phát sinh phí bảo hiểm tạm thu của khách hàng nộp trực tiếp hoặc nộp qua đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện (TK 33871).

b) Khi chuyển khoản phí bảo hiểm của khách hàng đã nộp trước nhiều kỳ cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ tài khoản phí bảo hiểm tạm thu sang tài khoản doanh thu chưa thực hiện, ghi:

Nợ TK 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện (TK 33871)

Có TK 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện (TK 33872).

c) Chuyển phí bảo hiểm tạm thu vào tài khoản doanh thu khi DNBH phát hành hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ghi:

Nợ TK 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện (TK 33871)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51111)

d) Kết chuyển phí bảo hiểm kỳ này từ tài khoản 33872 - Doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản doanh thu, ghi:

Nợ TK 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện (TK 33872)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51111).

đ) Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ chối bảo hiểm hoặc khách hàng không tham gia bảo hiểm (trường hợp DNBH nhân thọ chưa ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng), DNBH nhân thọ trả lại phí bảo hiểm tạm thu cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện (TK 33871)

Có các TK 111, 112.

5. Kế toán TK 33878 - “Doanh thu chưa thực hiện khác”: thực hiện theo quy định của TK 3387 - “Doanh thu chưa thực hiện” quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Điều 11. Kế toán tài khoản 352 - Dự phòng phải trả

1. Tài khoản 352 - “Dự phòng phải trả” phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và số hiện có về dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và dự phòng phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 352

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

b) Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm:

- Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

- Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

- Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

- Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;

- Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.

- Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng này dùng để đảm bảo cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm khi thị trường đầu tư có biến động lớn.

- Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu, dự phòng này dùng để đảm bảo lãi suất cam kết tối thiểu của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí.

- Dự phòng khác, dự phòng này dùng để phản ánh các khoản dự phòng nghiệp vụ khác ngoài các khoản dự phòng nghiệp vụ kể trên.

c) Dự phòng phải trả (TK 3529): trích lập và sử dụng theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

d) Phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

đ) Kế toán dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải được theo dõi chi tiết theo các loại dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật bảo hiểm và đồng thời phải theo dõi chi tiết dự phòng nghiệp vụ cho hoạt động bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm.

e) DNBH nhân thọ xác định khoản dự phòng nghiệp vụ phải lập theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành khi phát sinh khoản lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm để ghi nhận vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (Chi tiết cho hoạt động bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm).

g) Các khoản dự phòng nghiệp vụ được lập vào cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải được thực hiện theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành.

h) Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ xác định các khoản dự phòng nghiệp vụ phải lập cho kỳ kế toán tiếp theo:

- Trường hợp khoản dự phòng phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm.

- Trường hợp khoản dự phòng phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 352 - “Dự phòng phải trả”

a) Bên Nợ: Giá trị khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được hoàn nhập ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm trong kỳ.

b) Bên Có: Giá trị khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã lập tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm trong kỳ.

c) Số dư bên Có: Giá trị dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm hiện có cuối kỳ.

d) Tài khoản 352 - “Dự phòng phải trả”, có 9 Tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3521 - “Dự phòng toán học”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng toán học theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3522 - “Dự phòng phí chưa được hưởng”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng phí chưa được hưởng theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3523 - “Dự phòng bồi thường”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng bồi thường theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3524 - “Dự phòng chia lãi”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng chia lãi theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3525 - Dự phòng đảm bảo cân đối: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng khoản dự phòng đảm bảo cân đối theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3526 - “Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng khoản dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3527 - “Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và s dụng khoản dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3528 - “Dự phòng khác”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng khác theo quy định của chế độ tài chính áp dụng đối với DNBH nhân thọ hiện hành.

- Tài khoản 3529 - “Dự phòng phải trả”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của DNBH nhân thọ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Đối với dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu:

- Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu) cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của DNBH nhân thọ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62414, 62423 (trừ dự phòng đảm bảo cân đối))

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

- Cuối kỳ kế toán tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62414, 62423 (trừ dự phòng đảm bảo cân đối))

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

+ Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62414, 62423 (trừ dự phòng đảm bảo cân đối)).

b) Đối với dự phòng đảm bảo cân đối:

- Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (dự phòng đảm bảo cân đối) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết TK dự phòng đảm bảo cân đối)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (TK 3525).

- Cuối các kỳ kế toán tiếp theo:

+ Số dự phòng đảm bảo cân đối phải trích lập thêm cho đủ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, thì số phải trích lập thêm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết TK dự phòng đảm bảo cân đối)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (TK 3525).

+ Căn cứ vào chế độ tài chính, khi được sử dụng từ khoản dự phòng đảm bảo cân đối, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (TK 3525)

Có các TK liên quan.

Điều 12. Kế toán tài khoản 416 - Quỹ dự trữ bắt buộc

1. Bổ sung TK 416 - “Quỹ dự trữ bắt buộc”: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Quỹ dự trữ bắt buộc được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc trích lập và sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 416 - “Quỹ dự trữ bắt buộc”

a) Bên Nợ:

Số tiền quỹ dự trữ bắt buộc giảm do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của chế độ tài chính.

b) Bên Có:

Số tiền quỹ dự trữ bắt buộc tăng do trích lập hàng năm.

c) Số dư bên Có:

Quỹ dự trữ bắt buộc hiện có cuối kỳ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Cuối năm tài chính, xác định số quỹ dự trữ bắt buộc phải trích lập theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 416 - Quỹ dự trữ bắt buộc.

b) Khi chi sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 416 - Quỹ dự trữ bắt buộc

Có các TK liên quan.

Điều 13. Kế toán tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1. Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh doanh thu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và doanh thu hoạt động kinh doanh khác của DNBH nhân thọ, gồm: doanh thu phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong một kỳ kế toán.

2. Bổ sung nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản này so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành:

a) Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm hạch toán trên TK 511 phải phản ánh chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, cho từng đối tượng khách hàng và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải mở chi tiết các mã số các quỹ để theo dõi từng loại sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm để đáp ứng yêu cầu tách quỹ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như của cơ quan quản lý nhà nước.

c) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải hạch toán doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu liên quan đến từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đúng thời điểm ghi nhận và nội dung quy định trong chế độ tài chính.

d) Doanh thu phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm và doanh thu hoa hồng bảo hiểm có thể tăng, giảm khi có sự điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm do khách hàng (bên mua bảo hiểm) thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm. Trường hợp tăng số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm dẫn đến tăng phí bảo hiểm gốc, tăng phí nhận tái bảo hiểm, tăng hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi Nợ các TK 111, 112, 131.../Có TK 511; Trường hợp giảm số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm dẫn đến giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi Nợ TK 511/Có các TK 111, 112, 131...

đ) Những khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn hoặc giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là các khoản giảm trừ doanh thu và được theo dõi riêng trên các TK 531 “Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm” và TK 532 “Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm”, cuối kỳ kết chuyển vào TK 511 để tính doanh thu thuần.

e) Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm là khoản giảm trừ doanh thu và được theo dõi riêng trên TK 533 “Phí nhượng tái bảo hiểm”, cuối kỳ kết chuyển vào TK 511 để tính doanh thu thuần của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm.

g) Các doanh nghiệp nhượng tái và nhận tái bảo hiểm phải thực hiện thông báo, đối chiếu kịp thời để đảm bảo ghi nhận doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu, phí nhượng tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) và doanh thu phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả (đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm) tại đúng thời điểm khi phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết chậm nhất trong cùng kỳ kế toán quý. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp nhận tái và nhượng tái bảo hiểm phải đối chiếu công nợ phải thu, phải trả để đảm bảo ghi nhận doanh thu, chi phí đúng thời điểm phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết theo quy định của chế độ tài chính.

3. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành:

a) Bên Nợ:

- Kết chuyển các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ;

- Kết chuyển các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ;

- Kết chuyển các khoản phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ;

- Ghi giảm doanh thu phí bảo hiểm ghi tăng doanh thu phí ban đầu (đối với sản phẩm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí);

- Ghi giảm doanh thu phí bảo hiểm ghi tăng phí bảo hiểm đi đầu tư (đối với sản phẩm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí);

- Kết chuyển doanh thu thuần các hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và doanh thu hoạt động kinh doanh khác sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

b) Bên Có:

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Doanh thu phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm được ghi nhận là doanh thu của kỳ kế toán;

- Doanh thu hoạt động kinh doanh khác phát sinh trong kỳ (như thu về cung cấp dịch vụ đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường quyền lợi bảo hiểm,...)

c) Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

d) Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có 5 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111 - “Doanh thu phí bảo hiểm gốc”: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thực hiện trong kỳ kế toán;

Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3:

Tài khoản 51111 - “Phí bảo hiểm”: Dùng để phản ánh doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Tài khoản 51112 - “Phí ban đầu”: Dùng để phản ánh phí ban đầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Tài khoản 51113 - “Phí bảo hiểm đi đầu tư”: Dùng để phản ánh doanh thu phí bảo hiểm đi đầu tư (phần đầu tư của khách hàng) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Tài khoản 51118 - “Phí khác”: Dùng để phản ánh phí bảo hiểm rủi ro, phí hành chính, phí quản lý hợp đồng và các loại phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

- Tài khoản 5112 - “Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ kế toán;

- Tài khoản 5113 - “Doanh thu nhượng tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ kế toán;

- Tài khoản 5117 - “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”;

- Tài khoản 5118 - “Doanh thu hoạt động kinh doanh khác”: Dùng để phản ánh doanh thu, doanh thu thuần các hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các khoản thu khác nếu có (như cung cấp dịch vụ giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường quyền lợi bảo hiểm,...) ngoài phạm vi các khoản doanh thu đã phản ánh ở các TK 5111, 5112, 5113, 5117.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Doanh thu hoạt động bảo hiểm gốc

- Khi khách hàng nộp tiền mua bảo hiểm (kể cả trường hợp nộp trước cho nhiều kỳ) cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (kể cả trường hợp chưa ký kết hợp đồng, chưa phát sinh trách nhiệm), ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 3387 - Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện.

- Khi chuyển phí bảo hiểm khách hàng nộp trước tiền mua bảo hiểm cho nhiều kỳ từ TK phí bảo hiểm tạm thu sang TK doanh thu chưa thực hiện, ghi:

Nợ TK 33871 - Phí bảo hiểm tạm thu

Có TK 33872 - Doanh thu chưa thực hiện.

- Khi kết thúc thẩm định khách hàng, DNBH nhân thọ và khách hàng đã đồng ý ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc và đã phát sinh trách nhiệm, kế toán doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phản ánh doanh thu phí bảo hiểm gốc, cụ thể như sau:

Kế toán phản ánh doanh thu phí bảo hiểm gốc khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết với bên mua bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc khi có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm (đối với hợp đồng mới) hoặc thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí, ghi:

Nợ TK 33871 - Phí bảo hiểm tạm thu (Tổng số tiền thanh toán) (Trường hợp bên mua bảo hiểm đóng đủ phí bảo hiểm)

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1311) (Trường hợp bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51111).

+ Đối với sản phẩm liên kết đầu tư (bao gồm cả liên kết chung và liên kết đơn vị, sản phẩm bảo hiểm hưu trí), ngoài việc ghi các bút toán trên, DNBH nhân thọ đồng thời còn phản ánh tiếp, ghi:

Nợ TK 51111 - Phí bảo hiểm

Có TK 51112 - Phí ban đầu

Có TK 51113 - Phí bảo hiểm đi đầu tư.

Bút toán ghi đồng thời đối với sản phẩm liên kết đầu tư này chỉ hướng dẫn chung trên khía cạnh tổng thể đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, còn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tự mở các tài khoản chi tiết hoặc mã số từng quỹ để theo dõi phải thu, phải trả từng quỹ.

+ Đối với hợp đồng bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm từ lần thứ 2 trở đi, đến kỳ thu phí doanh nghiệp bảo hiểm ghi doanh thu phí bảo hiểm của khách hàng đã nộp, ghi:

Nợ TK 33871 - Phí bảo hiểm tạm thu (Tổng số tiền thanh toán) (Trường hợp bên mua bảo hiểm đóng đủ phí bảo hiểm của kỳ)

Nợ TK 33872 - Doanh thu chưa thực hiện (Trường hợp khách hàng đã nộp trước phí bảo hiểm cho nhiều kỳ)

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Trường hợp chưa nhận được tiền phí bảo hiểm từ khách hàng)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51111).

+ Đối với sản phẩm liên kết đầu tư (bao gồm cả liên kết chung và liên kết đơn vị, sản phẩm bảo hiểm hưu trí), đồng thời ghi:

Nợ TK 51111 - Phí bảo hiểm

Có TK 51112 - Phí ban đầu

Có TK 51113 - Phí bảo hiểm đi đầu tư.

Bút toán ghi đồng thời đối với sản phẩm liên kết đầu tư này chỉ hướng dẫn chung trên khía cạnh tổng thể đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, còn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tự mở các tài khoản chi tiết hoặc mã số từng quỹ để theo dõi phải thu, phải trả từng quỹ.

- Khi hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và đã phát sinh trách nhiệm, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phản ánh số tiền phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313) (Số tiền phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

Đồng thời phản ánh doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313) (Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51131 - Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm).

+ Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có)

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

- Trường hợp khách hàng (bên mua bảo hiểm) thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm trong hp đồng bảo hiểm đã giao kết dẫn đến thay đổi phí bảo hiểm, ghi:

+ Trường hợp tăng số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm tăng phí bảo hiểm, kế toán ghi tăng doanh thu số tiền phải thu thêm của khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền thanh toán) (Trường hp đã nhận được tiền phí bảo hiểm phải thu thêm của khách hàng)

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Trường hợp chưa nhận được tiền phí bảo hiểm phải thu thêm của khách hàng)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51111).

Đồng thời ghi tăng phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển thêm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

Đồng thời ghi tăng doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu thêm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (51131).

Khi doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có).

+ Trường hợp giảm số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm giảm phí bảo hiểm, kế toán ghi giảm doanh thu số tiền phải trả lại cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (51111)

Có các TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thanh toán).

Đồng thời ghi giảm phí nhượng tái bảo hiểm phải thu lại từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng nhượng tái bảo hiểm đã giao kết (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

Đồng thời ghi giảm doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (51131)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

+ Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Khi phát sinh các khoản hoàn phí bảo hiểm do bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hủy hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, kế toán ghi giảm doanh thu số hoàn phí bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm

Có các TK 111, 112 (Tổng số tiền thanh toán) (Trường hợp đã thanh toán số tiền hoàn phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Trường hp chưa trả số tiền hoàn phí mua bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm).

Đồng thời phản ánh số phí nhượng tái bảo hiểm phải thu lại của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm do hoàn phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

Đồng thời ghi giảm doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải hoàn trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

+ Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Khi phát sinh các khoản giảm phí bảo hiểm ngoài hóa đơn (trong trường hợp được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước) giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với bên mua bảo hiểm, kế toán ghi giảm doanh thu số tiền giảm phí bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm

Có các TK 111, 112 (Tổng số tiền thanh toán) (Trường hợp đã thanh toán số tiền giảm phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Trường hợp chưa trả lại số tiền giảm phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm).

Đồng thời phản ánh số phí nhượng tái bảo hiểm phải thu (nếu có) của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm do giảm phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho khách hàng

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

Đồng thời ghi giảm doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho khách hàng.

+ Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho khách hàng.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản phí nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ trừ (-) vào doanh thu phí bảo hiểm gốc thực tế phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5111)

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ trừ (-) vào doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5111)

Có TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản giảm phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ trừ (-) vào doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5111)

Có TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5111)

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

b) Doanh thu nhận tái bảo hiểm

- Khi hợp đồng nhận tái bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm, kế toán doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phản ánh doanh thu phí nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1312)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112) (Số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

Đồng thời phản ánh hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (62422)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1312) (Hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm trừ vào số phải thu phí nhận tái bảo hiểm).

+ Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhận được số tiền phí nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thực nhận từ doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu phần hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) (nếu có).

- Trường hợp bên mua bảo hiểm thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm dẫn đến thay đổi phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm:

+ Trường hợp tăng số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm tăng phí nhận tái bảo hiểm, kế toán ghi tăng doanh thu số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112).

Đồng thời, ghi tăng chi phí số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm tương ứng với số phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (62422)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

+ Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhận được số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm sau khi trừ (-) hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thực nhận từ doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu phần hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) (nếu có).

+ Trường hợp giảm số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm giảm phí nhận tái bảo hiểm, kế toán ghi giảm doanh thu số tiền phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số phí nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

Đồng thời ghi giảm chi phí số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu lại của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm tương ứng với số phí nhận tái bảo hiểm giảm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí kinh doanh bảo hiểm (62422).

+ Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả lại phí nhận tái bảo hiểm giảm sau khi đã trừ (-) hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu phần hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) (nếu có)

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

- Trường hợp doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm của hợp đồng tái bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dẫn đến thay đổi phí nhận tái bảo hiểm:

+ Trường hợp tăng phạm vi tái bảo hiểm làm tăng phí nhận tái bảo hiểm, kế toán ghi tăng doanh thu số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112).

Đồng thời ghi tăng chi phí số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm tương ứng với số phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62422)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

+ Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhận được số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu thêm sau khi đã trừ (-) hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thực nhận từ doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu phần hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) (nếu có).

+ Trường hợp giảm phạm vi tái bảo hiểm làm giảm phí nhận tái bảo hiểm, kế toán ghi giảm doanh thu số tiền phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số phí nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

Đồng thời ghi giảm chi phí số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu lại của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm tương ứng với số phí nhận tái bảo hiểm giảm bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (62422).

+ Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả lại phí nhận tái bảo hiểm giảm sau khi đã trừ (-) hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu phần hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) (nếu có)

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

- Khi phát sinh các khoản hoàn phí nhận tái bảo hiểm do bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hủy hợp đồng bảo hiểm đã giao kết dẫn đến hủy hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi giảm doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải hoàn trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

Đồng thời ghi giảm chi phí số tiền hoa hồng phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm tương ứng với phí nhận tái bảo hiểm phải hoàn trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (62422).

+ Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả lại phí nhận tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu phần hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) (nếu có)

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

- Khi phát sinh các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm ngoài hóa đơn (trong các trường hợp giảm phí được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước) theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc với bên mua bảo hiểm dẫn đến giảm phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng nhận tái bảo hiểm, kế toán ghi giảm doanh thu số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

Đồng thời ghi giảm chi phí số tiền hoa hồng phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm tương ứng với phí nhận tái bảo hiểm giảm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62422).

+ Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm thanh toán phí nhận tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) số tiền hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu phần hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) (nếu có)

Có các TK 111, 112 (Số tiền phí nhận tái bảo hiểm thực trả doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm).

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản hoàn phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ trừ (-) vào doanh thu nhận tái bảo hiểm thực tế phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112)

Có TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ trừ (-) vào doanh thu nhận tái bảo hiểm thực tế phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112)

Có TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112)

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

c) Doanh thu hoạt động nhượng tái bảo hiểm

- Khi hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng nhượng tái bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phản ánh doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền hoa hồng phải thu trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51131).

Đồng thời kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phản ánh số tiền phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

- Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (thuế nhà thầu) (nếu có).

- Trường hợp bên mua bảo hiểm thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc dẫn đến thay đổi phí bảo hiểm gốc và phí nhượng tái bảo hiểm:

+ Trường hợp tăng số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm tăng phí nhượng tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phản ánh tăng doanh thu hoa hồng phải thu thêm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm tương ứng với phí nhượng tái bảo hiểm tăng phải trả thêm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Hoa hồng phải thu thêm trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51131).

Đồng thời ghi tăng phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển thêm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển thêm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (thuế nhà thầu) (nếu có).

+ Trường hợp giảm số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm giảm phí nhượng tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phản ánh giảm doanh thu hoa hồng bảo hiểm phải trả cho của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm tương ứng với phí nhượng tái bảo hiểm giảm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51131)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền hoa hồng giảm phải trả trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

Đồng thời ghi giảm phí nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng nhượng tái bảo hiểm đã giao kết (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm được thanh toán số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải trả lại cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thực nhận từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Trường hợp doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm của hợp đồng tái bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dẫn đến thay đổi phí nhượng tái bảo hiểm:

+ Trường hp tăng phạm vi tái bảo hiểm làm tăng phí nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi tăng doanh thu hoa hồng phải thu thêm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm tương ứng với phí nhượng tái bảo hiểm tăng phải trả thêm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền hoa hồng phải thu thêm trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51131).

Đồng thời ghi tăng phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển thêm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm theo hp đồng bảo hiểm đã giao kết (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển thêm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (thuế nhà thầu) (nếu có).

+ Trường hợp giảm phạm vi tái bảo hiểm làm giảm phí nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi giảm doanh thu hoa hồng bảo hiểm phải trả cho của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm tương ứng với phí nhượng tái bảo hiểm giảm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51131)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền hoa hồng giảm phải trả trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm).

Đồng thời ghi giảm phí nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng nhượng tái bảo hiểm đã giao kết (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

+ Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm được thanh toán số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải trả lại doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thực nhận từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Khi bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hủy hợp đồng bảo hiểm đã giao kết dẫn đến phải hoàn trả phí bảo hiểm, phí nhượng tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm ghi giảm doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải hoàn trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm do phải hoàn trả phí nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải trả lại doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải thu).

Đồng thời phản ánh phí nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

+ Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm được thanh toán số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền thực thu từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Khi phát sinh các khoản giảm phí bảo hiểm ngoài hóa đơn (trong các trường hợp giảm phí được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước) theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết dẫn đến giảm phí nhượng tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, kế toán phản ánh phí nhượng tái bảo hiểm phải thu (nếu có) của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (bao gồm cả thuế nhà thầu) (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Phí nhượng tái bảo hiểm giảm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

Đồng thời ghi hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải thu).

- Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm được thanh toán số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) số tiền hoa hồng bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (Số tiền thực thu từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản phí nhượng tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5113)

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm thực tế phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5113)

Có TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm thực tế phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5113)

Có TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5113)

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

d) Đối với doanh thu hoạt động kinh doanh khác (TK 5118)

- Khi phát sinh doanh thu hoạt động kinh doanh khác ngoài doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái và nhượng tái bảo hiểm nêu trên như doanh thu cung cấp dịch vụ giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường quyền lợi bảo hiểm... trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 111, 112, 1318 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT) (TK 5118)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động kinh doanh khác (TK 5118) sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5118)

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Điều 14. Kế toán tài khoản 51112 - Phí ban đầu

1. Tài khoản 51112 - “Phí ban đầu” là tài khoản cấp 3 của tài khoản 511, phản ánh toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào các quỹ liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị), quỹ hưu trí tự nguyện.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 51112

a) Chỉ hạch toán vào tài khoản này phần phí ban đầu đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (như liên kết chung, liên kết đơn vị), quỹ hưu trí tự nguyện.

b) Doanh nghiệp phải mở chi tiết các mã số quỹ để theo dõi phí ban đầu của từng loại sản phẩm liên kết đầu tư, sản phẩm bảo hiểm hưu trí.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 51112 - “Phí ban đầu”

a) Bên Nợ:

Kết chuyển phí ban đầu sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

b) Bên Có:

Phản ánh phí ban đầu kết chuyển từ tài khoản 51111 - “Phí bảo hiểm” sang tài khoản này.

c) Tài khoản 51112 không có số dư cuối kỳ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh phí ban đầu từ hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị, sản phẩm bảo hiểm hưu trí), ghi:

Nợ TK 51111 - Phí bảo hiểm

Có TK 51112 - Phí ban đầu.

b) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển phí ban đầu sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 51112 - Phí ban đầu.

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Điều 15. Kế toán tài khoản 51113 - Phí bảo hiểm đi đầu tư

1. Tài khoản 51113 - “Phí bảo hiểm đi đầu tư” là tài khoản cấp 3 của tài khoản 511, phản ánh khoản tiền để đi đầu tư của các hợp đồng liên kết đầu tư, hưu trí khoản đi đầu tư này chưa trừ các khoản phí như phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ, phí khác mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào các quỹ liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị), quỹ hưu trí tự nguyện).

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 51113

a) Chỉ hạch toán vào tài khoản này phần phí bảo hiểm đi đầu tư đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, sản phẩm bảo hiểm hưu trí.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải mở chi tiết theo từng quỹ để theo dõi phần phí đi đầu tư của khách hàng.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 51113 - “Phí bảo hiểm đi đầu tư”

a) Bên Nợ:

- Các khoản phí bị khấu trừ như: phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào các quỹ liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện).

- Kết chuyển phí bảo hiểm đi đầu tư còn lại sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

b) Bên Có:

Phản ánh phí bảo hiểm đi đầu tư kết chuyển từ tài khoản 51111 - Phí bảo hiểm sang tài khoản này.

c) Tài khoản 51113 không có số dư cuối kỳ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh phí bảo hiểm đi đầu tư từ hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư (như liên kết chung, liên kết đơn vị, hợp đồng bảo hiểm hưu trí), ghi:

Nợ TK 51111 - Phí bảo hiểm

Có TK 51113 - Phí bảo hiểm đi đầu tư.

b) Khi doanh nghiệp bảo hiểm khấu trừ các loại phí như: phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ từ hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị, sản phẩm bảo hiểm hưu trí), ghi:

Nợ TK 51113 - Phí bảo hiểm đi đầu tư.

Có TK 51118 - Phí khác

c) Phần phí bảo hiểm đi đầu tư sau khi trừ các loại phí như: phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ từ hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị, sản phẩm bảo hiểm hưu trí) được kết chuyển sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 51113 - Phí bảo hiểm đi đầu tư.

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Điều 16. Kế toán tài khoản 51118 - Phí khác

1. Tài khoản 51118 - “Phí khác” phản ánh khoản phí như: phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào các quỹ liên kết đầu tư (như liên kết chung, liên kết đơn vị), quỹ hưu trí tự nguyện.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 51118

a) Chỉ hạch toán vào tài khoản này các khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép khấu trừ liên quan đến sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị, sản phẩm bảo hiểm hưu trí).

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản phí khác được phép khấu trừ liên quan đến sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, sản phẩm bảo hiểm hưu trí.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 51118 - “Phí khác”

a) Bên Nợ:

Kết chuyển các khoản phí khác sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

b) Bên Có:

Các khoản phí bị khấu trừ như: phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào các quỹ liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị), quỹ hưu trí tự nguyện.

c) Tài khoản 51118 không có số dư có cuối kỳ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi doanh nghiệp bảo hiểm khấu trừ các loại phí như: phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào các quỹ liên kết đầu tư (gồm liên kết chung, liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện), ghi:

Nợ TK 51113 - Phí bảo hiểm đi đầu tư.

Có TK 51118 - Phí khác

b) Cuối kỳ kế toán kết chuyển khoản phí khác sang tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” ghi:

Nợ TK 51118 - Phí khác

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Bút toán hạch toán tại điểm a) và điểm b) này chỉ xét trên khía cạnh tổng thể của DNBH nhân thọ, còn DNBH nhân thọ tự mở các TK chi tiết hoặc mã số các quỹ để hạch toán phải thu, phải trả giữa các quỹ.

Điều 17. Kế toán tài khoản 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm

1. Tài khoản 531 - “Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm” dùng để phản ánh các khoản phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải hoàn trả lại cho khách hàng hoặc các tổ chức khác như doanh nghiệp nhận tái hoặc doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong các trường hợp khách hàng (bên mua bảo hiểm) hủy hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong thời gian cân nhắc hoặc các trường hợp hủy khác.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 531

a) Tài khoản 531 phải hạch toán chi tiết các khoản hoàn phí bảo hiểm, hoàn hoa hồng bảo hiểm theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc (đối với các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc), hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm (đối với các khoản hoàn phí nhận tái bảo hiểm), hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm (đối với các khoản hoàn hoa hồng bảo hiểm). Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm.

b) Trong kỳ, các khoản phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải hoàn trả lại được phản ánh bên Nợ TK 531 “Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm”. Cuối kỳ, tổng giá trị các khoản hoàn phí bảo hiểm, hoàn hoa hồng bảo hiểm được kết chuyển sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 531 - “Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm”

a) Bên Nợ:

Các khoản hoàn phí bảo hiểm, hoàn hoa hồng bảo hiểm phải trả phát sinh trong kỳ.

b) Bên Có:

Kết chuyển các khoản hoàn phí bảo hiểm, hoàn hoa hồng bảo hiểm phải trả phát sinh trong kỳ vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

c) Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.

d) Tài khoản 531 - “Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm”, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5311 - “Hoàn phí bảo hiểm gốc”: Dùng để phản ánh các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ;

- Tài khoản 5312 - “Hoàn phí nhận tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh các khoản hoàn phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ;

- Tài khoản 5313 - “Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh các khoản hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm (TK 5311, 5312)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311, 3312).

b) Khi hoàn phí bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311, 3312)

Có các TK 111, 112, 131.

c) Khi phát sinh khoản hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm (TK 5313)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313).

d) Khi hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313)

Có các TK 111, 112, 131.

đ) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển khoản hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm.

Điều 18. Kế toán tài khoản 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm

1. Tài khoản 532 - “Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm” dùng để phản ánh các khoản phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm bị giảm do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ giảm phí, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm cho khách hàng (bên mua bảo hiểm), hoặc doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm sau khi đã phát hành hóa đơn (các trường hợp giảm phí, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm này phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước).

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 532

a) Chỉ phản ánh vào Tài khoản 532 các khoản giảm phí bảo hiểm, giảm hoa hồng bảo hiểm ngoài hóa đơn, tức là giảm phí bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm sau khi đã phát hành hóa đơn (trong các trường hợp giảm phí, giảm hoa hồng nhượng tái được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước).

b) Không phản ánh vào Tài khoản 532 các khoản phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm giảm do khách hàng thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm giảm phí bảo hiểm dẫn đến giảm doanh thu phí bảo hiểm và hoa hồng bảo hiểm.

c) Tài khoản 532 phải hạch toán chi tiết các khoản giảm phí bảo hiểm, giảm hoa hồng bảo hiểm theo từng loại hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc (đối với các khoản giảm phí bảo hiểm gốc), hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm (đối với các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm), hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm (đối với khoản giảm hoa hồng bảo hiểm). Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết theo từng loại sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm.

d) Trong kỳ, các khoản giảm phí bảo hiểm, giảm hoa hồng bảo hiểm phát sinh được phản ánh bên Nợ Tài khoản 532 - “Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm”. Cuối kỳ, tng giá trị các khoản giảm phí bảo hiểm, giảm hoa hồng bảo hiểm được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 532 - “Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm”

a) Bên Nợ:

Các khoản giảm phí bảo hiểm, giảm hoa hồng bảo hiểm phát sinh trong kỳ.

b) Bên Có:

Kết chuyển các khoản giảm phí bảo hiểm, giảm hoa hồng bảo hiểm phải trả phát sinh trong kỳ vào TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

c) Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.

d) Tài khoản 532 - “Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm”, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5321 - “Giảm phí bảo hiểm gốc”: Dùng để phản ánh các khoản giảm phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 5322 - “Giảm phí nhận tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 5323 - “Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh các khoản giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm ngoài hóa đơn (trường hợp được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước), ghi:

Nợ TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm (TK 5321, 5322)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311, 3312).

b) Khi thanh toán các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311, 3312)

Có các TK 111, 112, 131.

c) Khi phát sinh khoản giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm (TK 5323)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313).

d) Khi thanh toán các khoản giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3313)

Có các TK 111, 112, 131.

e) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển khoản giảm phí, hoa hồng bảo hiểm sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm.

Điều 19. Kế toán tài khoản 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

1. Tài khoản 533 - “Phí nhượng tái bảo hiểm” dùng để phản ánh phí nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản 533

a) Tài khoản 533 sử dụng ở doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thực hiện hoạt động nhượng tái bảo hiểm. Phí nhượng tái bảo hiểm là khoản điều chỉnh giảm doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm để xác định doanh thu phí bảo hiểm thuần;

b) Tài khoản 533 phải theo dõi chi tiết cho hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm của hoạt động bảo hiểm gốc và nhượng tái bảo hiểm của hoạt động nhận tái bảo hiểm;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải phản ánh tại cùng một thời điểm phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển trả và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm khi phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;

d) Các doanh nghiệp nhượng tái và nhận tái bảo hiểm phải thực hiện thông báo, đối chiếu kịp thời để đảm bảo ghi nhận doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu, phí nhượng tái bảo hiểm phải trả (đối với doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm) và doanh thu phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả (đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm) tại đúng thời điểm khi phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết chậm nhất trong cùng kỳ kế toán quý. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp nhận tái và nhượng tái bảo hiểm phải đối chiếu công nợ phải thu, phải trả để đảm bảo ghi nhận doanh thu, chi phí đúng thời điểm phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết theo quy định của chế độ tài chính;

đ) Trong kỳ kế toán, số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm khi phát sinh phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 533, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, để xác định doanh thu phí bảo hiểm thuần thực hiện trong kỳ kế toán;

e) Trường hợp khách hàng thay đổi số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dẫn đến tăng phạm vi bảo hiểm làm tăng phí nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi Nợ TK 533/Có TK 331; Trường hợp giảm số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm làm giảm phí nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi Nợ TK 331/Có TK 533;

g) Trường hợp phát sinh các khoản hoàn phí bảo hiểm do khách hàng hủy hợp đồng bảo hiểm (trong thời gian cân nhắc hoặc các trường hợp hủy khác) hoặc giảm phí bảo hiểm (trong trường hợp được chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước) theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết giữa khách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ làm giảm phí nhượng tái bảo hiểm, kế toán ghi Nợ TK 331/Có TK 533.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 533 - “Phí nhượng tái bảo hiểm”

a) Bên Nợ:

Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ.

b) Bên Có:

- Phí nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trong trường hợp phát sinh các khoản hoàn phí, giảm phí bảo hiểm;

- Kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán.

c) Tài khoản 533 không có số dư cuối kỳ.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng nhượng tái bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm, kế toán phản ánh phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Số tiền hoa hồng phải thu trừ vào phí nhượng tái bảo hiểm phải trả doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 51131).

- Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có).

b) Trường hợp phải chuyển thêm phí nhượng tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm do khách hàng tăng số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải thu thêm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán.

Có TK 511 - Doanh thu cung cấp dịch vụ (TK 51131).

- Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải thu thêm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm)

Có TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có).

c) Trường hợp phải thu lại phí nhượng tái bảo hiểm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải hoàn phí, giảm phí bảo hiểm hoặc do khách hàng giảm số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

Đồng thời kế toán ghi giảm doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm tương ứng với phí nhượng tái bảo hiểm giảm trong các trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp khách hàng giảm số tiền, phạm vi bảo hiểm hoặc thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5113)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Trường hợp khách hàng (bên mua bảo hiểm) hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hủy hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, ghi:

Nợ TK 531 - Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Trường hợp giảm phí bảo hiểm sau khi đã phát hành hóa đơn (trong các trường hợp giảm phí được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước), ghi:

Nợ TK 532 - Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm nhận được số tiền phí nhượng tái bảo hiểm sau khi đã trừ (-) hoa hồng bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 3338 - Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

d) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm.

Điều 20. Kế toán tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác

1. Tài khoản 624 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” dùng để phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, hoạt động nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và chi phí các hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

- Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gồm toàn bộ các chi phí thực tế liên quan đến thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, như: Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc (chi trả tiền bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, chi hoa hồng bảo hiểm, chi giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm, trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, chi khác về kinh doanh bảo hiểm gốc), Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm (chi trả tiền bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm, chi khác về kinh doanh nhận tái bảo hiểm), Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm.

- Tài khoản này còn dùng để phản ánh chi phí các hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm như các chi phí thực hiện các dịch vụ đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường,...

2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 624

a) Chỉ phản ánh vào TK 624 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” các chi phí thực tế phát sinh (đã chi tiền hoặc chưa chi tiền) có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trong kỳ kế toán (gồm: Kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm); các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, các khoản hoàn nhập dự phòng nghiệp vụ; chi phí hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

b) Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hạch toán trên TK 624 phải phản ánh chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết từng loại nghiệp vụ bảo hiểm theo từng nội dung chi phí theo đúng quy định của quy chế tài chính hiện hành và yêu cầu quản lý của DNBH nhân thọ. Chi phí hoạt động kinh doanh khác hạch toán trên TK 624 (TK 6248) phản ánh các chi phí hoạt động kinh doanh khác như chi phí thực hiện các dịch vụ đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường,...

c) Các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm phải thực hiện thông báo, đối chiếu kịp thời để đảm bảo ghi nhận chi bồi thường và các khoản chi phí khác phù hợp với từng kỳ kế toán. Cuối năm tài chính, các doanh nghiệp nhận tái và nhượng tái bảo hiểm phải đối chiếu công nợ phải thu, phải trả để đảm bảo ghi nhận doanh thu, chi phí đúng thời điểm phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết theo quy định của chế độ tài chính.

d) Toàn bộ chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và chi phí hoạt động kinh doanh khác phát sinh trong kỳ sau khi trừ các khoản ghi giảm chi phí (nếu có) được kết chuyển sang TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 624 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác”.

a) Bên Nợ:

Chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (gồm kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm) và chi phí hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

b) Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác phát sinh trong kỳ (như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (nếu có), các khoản hoàn nhập dự phòng nghiệp vụ);

- Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác phát sinh trong kỳ sau khi trừ các khoản ghi giảm chi phí sang TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

c) Tài khoản 624 không có số dư cuối kỳ.

d) Tài khoản 624 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác”, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6241 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc”: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ, bao gồm: Chi trả tiền bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, chi hoa hồng bảo hiểm, chi giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm, chi trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, chi khác về kinh doanh bảo hiểm gốc.

Tài khoản 6241 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc” có 6 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 62411 - “Chi trả tiền bảo hiểm gốc” phản ánh các khoản phải chi trả về tiền bảo hiểm gốc cho các khách hàng theo cam kết của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã ký kết;

+ Tài khoản 62412 - “Chi phí hoa hồng” phản ánh các khoản phải chi trả về hoa hồng bảo hiểm của DNBH nhân thọ;

+ Tài khoản 62413 - “Chi phí giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm” phản ánh các khoản phải chi trả về giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm của DNBH nhân thọ;

+ Tài khoản 62414 - “Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm” phản ánh các khoản phải trích dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật bảo hiểm nhân thọ;

+ Tài khoản 62415 - “Chi trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm” phản ánh các khoản phải trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật bảo hiểm nhân thọ;

+ Tài khoản 62418 - “Chi khác về kinh doanh bảo hiểm gốc”: Phản ánh các khoản phải chi trả khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.

Các DNBH nhân thọ được mở các tài khoản cấp 3, cấp 4 để phản ánh các nội dung chi phí kinh doanh bảo hiểm gốc ngoài nội dung các khoản chi phí đã phản ánh trên các TK 62411, 62412, 62413, 62414, 62415 và TK 62418 theo quy định của chế độ tài chính và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Tài khoản 6242 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm, bao gồm chi trả tiền bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, chi hoa hồng, chi khác về kinh doanh nhận tái bảo hiểm.

Tài khoản 6242 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm” có 4 Tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 62421 - “Chi trả tiền bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải chi trả về tiền bảo hiểm cho các khách hàng theo cam kết của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã ký kết và đã nhận tái bảo hiểm;

+ Tài khoản 62422 - “Chi phí hoa hồng”: Phản ánh các khoản phải chi trả về hoa hồng bảo hiểm của hoạt động nhận tái bảo hiểm;

+ Tài khoản 62423 - “Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải trích dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật bảo hiểm nhân thọ đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm;

+ Tài khoản 62428 - “Chi khác về kinh doanh nhận tái bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải chi trả khác về kinh doanh nhận tái bảo hiểm.

Các DNBH nhân thọ được mở các tài khoản cấp 3, cấp 4 để phản ánh các nội dung chi phí kinh doanh nhận tái bảo hiểm ngoài nội dung các khoản chi phí đã phản ánh trên các tài khoản TK 62421, 62422, 62423 và TK 62428 theo quy định của chế độ tài chính và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Tài khoản 6243 - “Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm”: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm.

- Tài khoản 6248 - “Chi phí hoạt động kinh doanh khác”: Dùng để phản ánh chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các chi phí hoạt động kinh doanh khác ngoài nội dung các khoản chi phí đã phản ánh ở các TK 6241, 6242 và 6243.

4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

a) Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc:

- Chi trả tiền bảo hiểm:

Khi chấp thuận yêu cầu thanh toán quyền lợi hiểm của người được bảo hiểm nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được giải quyết, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62411)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311).

Khi phát sinh các khoản phải trả tiền đáo hạn hợp đồng, trả tiền định kỳ hoặc niên kim hoặc khi khách hàng hủy bỏ hợp đồng mà DNBH nhân thọ có trách nhiệm phải trả tiền bảo hiểm (khi hợp đồng đã có giá trị giải ước), ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62411)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311).

Khi xảy ra sự kiện bồi thường và trả tiền bảo hiểm, mà theo cam kết trong hợp đồng nhượng tái giữa doanh nghiệp nhượng tái và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm sẽ phải trả tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm tương ứng với phần nhận tái bảo hiểm cho bên nhượng tái, bên nhượng tái ghi phần thu về bồi thường và trả tiền bảo hiểm của bên nhận tái như sau:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác

Khi doanh nghiệp chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311)

Có các TK 111, 112

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí trả tiền bảo hiểm để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62411).

- Chi phí hoa hồng:

Khi xác định hoa hồng phải trả cho đại lý bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62412)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311)

Khi trả tiền hoa hồng, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311)

Có các TK 111, 112.

Khi chuyển tiền trả hoa hồng cho đại lý kết hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với đại lý bảo hiểm là cá nhân hoặc khấu trừ các khoản đã chi hộ đại lý về các chương trình khuyến mãi cho khách hàng tương ứng với phần đại lý phải chi ra, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 3335) (Số thuế TNCN khấu trừ của đại lý)

Có TK 138 - Phải thu khác (TK 1388) (Các khoản đã chi hộ đại lý về các chương trình khuyến mãi cho khách hàng tương ứng với phần đại lý phải chi ra)

Có các TK 111, 112.

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoa hồng bảo hiểm để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62412).

- Chi phí giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm:

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến giám định, điều tra, thu thập thông tin liên quan đến sự kiện bảo hiểm, chi giám định sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe trước khi nhận bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62413)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3311).

- Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

+ Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ (bao gồm dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu, dự phòng khác) lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng nghiệp vụ đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng nghiệp vụ đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

+ Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ (dự phòng đảm bảo cân đối) lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Cuối các kỳ kế toán tiếp theo phải trích lập thêm dự phòng đảm bảo cân đối cho đủ theo quy định của chế độ tài chính, số trích lập thêm ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Khi sử dụng khoản dự phòng đảm bảo cân đối theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có các TK liên quan.

- Chi trích Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm:

Định kỳ khi trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62415)

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

Khi thực nộp cho quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có các TK 111, 112.

- Chi khác về kinh doanh bảo hiểm gốc:

Khi phát sinh các chi phí khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62418)

Có các TK 111, 112.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 6241).

b) Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm:

- Chi trả tiền bảo hiểm:

Căn cứ vào thông báo của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm về số tiền chi giải quyết quyền lợi bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm nhận tái bảo hiểm và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền phải trả về giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhận tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62421)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3312).

Khi chi trả tiền bảo hiểm cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (TK 3312)

Có các TK 111, 112.

- Chi phí hoa hồng:

Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm xác định được số tiền hoa hồng phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm (được trừ vào số phí nhận tái bảo hiểm phải thu theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết), ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62422)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TK 1312).

- Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

+ Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ (bao gồm dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung (nếu có), dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu (nếu có), dự phòng khác) lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62423) (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng nghiệp vụ đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62423) (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng nghiệp vụ đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62423) (Chi tiết từng TK dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)

+ Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ (dự phòng đảm bảo cân đối) lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Cuối các kỳ kế toán tiếp theo phải trích lập thêm dự phòng đảm bảo cân đối cho đủ theo quy định của chế độ tài chính, số trích lập thêm ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết dự phòng đảm bảo cân đối)

Khi sử dụng khoản dự phòng đảm bảo cân đối theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có các TK liên quan.

c) Chi phí hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 6243)

Có các TK 111, 112, 331

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 6243).

d) Chi phí hoạt động kinh doanh khác

Khi phát sinh các chi phí hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm như chi phí cung cấp dịch vụ đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường quyền lợi bảo hiểm,... và các chi phí hoạt động kinh doanh khác, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 6248)

Có các TK 111, 112, 331

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động kinh doanh khác phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 6248).

Điều 21. Kế toán tài khoản 641 - Chi phí bán hàng

1. Tài khoản 641 - “Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.

2. Bổ sung nguyên tắc hạch toán Tài khoản 641

a) Chi phí bán hàng bao gồm chi phí nhân viên, chi vật tư, dụng cụ văn phòng; chi khấu hao TSCĐ; chi phí quản lý đại lý bảo hiểm (bao gồm chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng, khen thưởng đại lý, chi hỗ trợ đại lý), chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác.

b) Chỉ phản ánh vào Tài khoản chi phí bán hàng các khoản chi phí bán hàng thực tế đã phát sinh (không kể đã chi tiền hay chưa chi tiền) có liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng của DNBH nhân thọ phát sinh trong kỳ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về hoạt động kinh doanh của DNBH nhân thọ.

c) Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí bán hàng của DNBH nhân thọ theo quy định. Tùy theo yêu cầu quản trị hoạt động kinh doanh, DNBH nhân thọ có thể tiếp tục mở chi tiết các Tài khoản cấp 3 trên cơ sở các Tài khoản cấp 2 đã quy định để theo dõi chi tiết các loại chi phí bán hàng theo nhu cầu quản trị chi phí bán hàng của DNBH nhân thọ theo các nhóm chi phí đã quy định trên các Tài khoản cấp 2.

d) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào Bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh của DNBH nhân thọ.

3. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ảnh của TK 641 - “Chi phí bán hàng”

a) Bên Nợ:

Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán, cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.

b) Bên Có:

Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

c) Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.

d) Tài khoản 641 - “Chi phí bán hàng”, có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6411 - “Chi phí nhân viên”: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

- Tài khoản 6412 - “Chi phí vật tư văn phòng”: Phản ánh các khoản chi phí về vật tư, văn phòng của bộ phận bán hàng của DNBH nhân thọ bảo hiểm nhân thọ.

- Tài khoản 6413 - “Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng”: Phản ánh các khoản chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng của bộ phận bán hàng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

- Tài khoản 6414 - “Chi phí khấu hao TSCĐ”: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng - bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển.

- Tài khoản 6416 - “Chi phí quản lý đại lý bảo hiểm”: Phản ánh các khoản phải chi trả như chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng, khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý của DNBH nhân thọ.

- Tài khoản 6417 - “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi.

- Tài khoản 6418 - “Chi phí khác”: Phản ánh các chi phí khác phát sinh liên quan quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ngoài các chi phí đã phản ánh từ TK 6411 - TK 6417 như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí hội nghị khách hàng.

4. Bổ sung phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (TK 6411)

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

b) Giá trị vật tư, dụng cụ, đồ dùng văn phòng phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (TK 6412, 6413)

Có các TK 152, 153, 242.

c) Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (TK 6414)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

d) Khi phát sinh chi phí quản lý Đại lý bảo hiểm bao gồm chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng, khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (TK 6416)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả người bán.

đ) Khi thanh toán phí quản lý Đại lý bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả người bán

Có các TK 111, 112.

e) Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax,...), chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (TK 6417)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331.

g) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641 - Chi phí bán hàng.

Điều 22. Chứng từ và sổ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Chứng từ và sổ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tuân thủ theo quy định về chứng từ và sổ kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành; Ngoài ra bổ sung thêm về quy định chứng từ như sau:

1. Bổ sung danh mục và một số mẫu chứng từ đặc thù áp dụng cho DNBH nhân thọ so với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Mẫu một số chứng từ đặc thù áp dụng cho DNBH nhân thọ quy định tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) bao gồm các mẫu sau:

- Phiếu thu tiền bảo hiểm - Mẫu số 01b-TT;

- Phiếu thu phí bảo hiểm tạm tính dành cho đại lý, nhân viên thu kỳ phí đầu tiên - Mẫu số 01c-TT;

- Phiếu thu phí bảo hiểm dành cho đại lý, nhân viên thu phí của hợp đồng đã phát hành - Mẫu số 01d-TT;

- Phiếu chi (Cho khách hàng bảo hiểm) - Mẫu số 02b-TT;

- Phiếu yêu cầu rút trước bảo tức tích lũy/Tạm ứng giá trị hoàn lại, duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm, hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Mẫu số 06a-TT;

- Phiếu yêu cầu dành cho hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư - Mẫu số 06b-TT.

2. Các chứng từ đặc thù về thu tiền bảo hiểm như Mẫu số 01b -TT, Mẫu số 01c - TT, Mẫu số 01d -TT doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có quy trình kiểm soát chặt chẽ về đại lý thu phí, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng về số tiền phí bảo hiểm đã thu của khách hàng.

Điều 23. Hệ thống báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

1. Báo cáo tài chính năm

Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bao gồm 4 biểu báo cáo sau:

- Bảng Cân đối kế toán                                                  Mẫu số B 01 - DNNT

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh                         Mẫu số B 02 - DNNT

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ                                           Mẫu số B 03 - DNNT

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính                                Mẫu số B 09 - DNNT

2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải lập 4 biểu báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ như sau:

- Bảng Cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ)

Mẫu số B 01a - DNNT

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ)

Mẫu số B 02a - DNNT

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ)

Mẫu số B 03a - DNNT

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a - DNNT

Điều 24. Mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

1. Mẫu báo cáo tài chính năm (Quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ (Quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

Các mẫu Báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ giống như mẫu Báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ giống như báo cáo tài chính năm ban hành tại Thông tư này.

Điều 25. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tài chính

1. Nội dung và phương pháp lập Bảng Cân đối kế toán (Mẫu Bảng cân đối kế toán quy định tại Phụ lục số 02 - Mẫu B01).

Quy định tại Điều này chỉ hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu liên quan đến đặc thù của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Các chỉ tiêu (khoản mục) khác, doanh nghiệp thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

a) Phải thu của khách hàng (Mã số 131)

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền còn phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và phải thu khác của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới 1 năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu ca khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng thuộc đối tượng phải thu trên sổ kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Mã số 131 = Mã số 131.1 + Mã số 131.2

b) Phải thu về hợp đồng bảo hiểm (Mã số 131.1)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm có thời hạn thanh toán dưới 1 năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu về hp đồng bảo hiểm” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết các TK 1311, 1312, 1313 của TK 131 “Phải thu của khách hàng” trên sổ kế toán TK 131.

c) Phải thu khác của khách hàng (Mã số 131.2)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu khác từ các đối tượng liên quan tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khác của khách hàng” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 1318 “Phải thu khác của khách hàng” trên sổ kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn khác của khách hàng.

d) Phải thu dài hạn khác (Mã số 218)

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mang đi ký quỹ bảo hiểm theo quy định và các khoản phải thu dài hạn khác từ các đối tượng có liên quan tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết các TK 138 “Phải thu khác”, TK 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn”, TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” trên sổ kế toán chi tiết các TK 138, 244, 338, chi tiết các khoản phải thu dài hạn.

Mã số 218 = Mã số 218.1 + Mã số 218.2

đ) Ký quỹ bảo hiểm (Mã số 218.1)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ký quỹ bảo hiểm dài hạn theo quy định tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Ký quỹ bảo hiểm” căn cứ vào số dư Nợ TK 2441 “Ký quỹ bảo hiểm” trên sổ kế toán TK 2441.

e) Phải thu dài hạn khác (Mã số 218.2)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, các khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết các TK 138 “Phải thu khác”, TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”, TK 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn”, sau khi trừ (-) khoản ký quỹ bảo hiểm đã được phản ánh ở Mã số 218.1 trên sổ kế toán chi tiết các TK 138, 338, 2448 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn).

g) Phải trả người bán (Mã số 312)

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền còn phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và phải trả khác cho người bán có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả cho người bán” là số dư Có chi tiết TK 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán thuộc đối tượng phải trả trên sổ kế toán chi tiết TK 331, chi tiết các khoản phải trả ngắn hạn cho người bán.

Mã số 312 = Mã số 312.1 + Mã số 312.2

h) Phải trả về hợp đồng bảo hiểm (Mã số 312.1)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả về hợp đồng bảo hiểm” căn cứ vào số dư Có các TK chi tiết bao gồm TK 3311, 3312, 3313.

i) Phải trả khác cho người bán (Mã số 312.2)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả khác cho người bán tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả khác cho người bán” căn cứ vào số dư Có chi tiết TK 3318, chi tiết các khoản phải trả ngắn hạn khác cho người bán.

k) Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 319.1)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền phí bảo hiểm tạm thu của DNBH nhân thọ; phí bảo hiểm đã thu trước cho nhiều kỳ và doanh thu chưa thực hiện khác (không quá một năm) chưa ghi nhận vào doanh thu trong kỳ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn” căn cứ vào số dư Có chi tiết TK 3387 “Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 33871 (toàn bộ dư có TK 33871); sổ chi tiết TK 33872 và TK 33878 (chi tiết phần ngắn hạn không quá một năm).

l) Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả ngắn hạn” là số dư Có chi tiết TK 3529 “Dự phòng phải trả” (Chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn) trên sổ kế toán TK 3529.

m) Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả dài hạn” là số dư Có chi tiết TK 3529 “Dự phòng phải trả” (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn) trên sổ kế toán TK 3529.

n) Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (Mã số 338)

Chỉ tiêu này phản ánh số phí bảo hiểm đã thu trước cho nhiều kỳ và doanh thu chưa thực hiện khác (trên một năm) chưa ghi nhận vào doanh thu trong kỳ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện dài hạn” căn cứ vào số dư Có chi tiết TK 3387 “Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 33872 và TK 33878 (chi tiết phần dài hạn trên một năm).

o) Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (Mã số 344)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản dự phòng nghiệp vụ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Mã số 344 = Mã số 344.1 + Mã số 344.2 + Mã số 344.3 + Mã số 344.4 + Mã số 344.5 + Mã số 344.6 + Mã số 344.7 + Mã số 344.8

+ Dự phòng toán học (Mã số 344.1)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng toán học của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3521 “Dự phòng toán học” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3521 tại thời điểm báo cáo.

+ Dự phòng phí chưa được hưởng (Mã số 344.2)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng phí chưa được hưởng của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3522 “Dự phòng phí chưa được hưởng” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3522 tại thời điểm báo cáo.

+ Dự phòng bồi thường (Mã số 344.3)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng bồi thường của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3523 “Dự phòng bồi thường” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3523 tại thời điểm báo cáo.

+ Dự phòng chia lãi (Mã số 344.4)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng chia lãi của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3524 “Dự phòng chia lãi” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3524 tại thời điểm báo cáo.

+ Dự phòng bảo đảm cân đối (Mã số 344.5)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng bảo đảm cân đối của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3525 “Dự phòng bảo đảm cân đối” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3525 tại thời điểm báo cáo.

+ Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung (Mã số 344.6)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3526 “Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3526 tại thời điểm báo cáo.

+ Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu (Mã số 344.7)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3527 “Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3527 tại thời điểm báo cáo.

+ Dự phòng khác (Mã số 344.8)

Là chỉ tiêu phản ánh số dự phòng khác của DNBH nhân thọ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 3528 “Dự phòng khác” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3528 tại thời điểm báo cáo.

p) Quỹ dự trữ bắt buộc (Mã số 419)

Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ dự trữ bắt buộc chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự trữ bắt buộc” là số dư Có TK 416 “Quỹ dự trữ bắt buộc” trên sổ kế toán TK 416.

2. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quy định tại Phụ lục 02 - Mẫu B02).

Quy định tại Điều này chỉ hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu (khoản mục) có sửa đổi, bổ sung để ghi số liệu vào cột 4 “Năm nay” của báo cáo này năm nay. Các chỉ tiêu (khoản mục) không có sửa đổi, bổ sung được lập theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

- Số liệu ghi vào cột 5 “Năm trước” phần I và phần II của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của phần I và phần II báo cáo này năm trước.

- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Năm nay”, như sau:

Phần I - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: Các chỉ tiêu của phần này được lập căn cứ vào các chỉ tiêu tương ứng của phần II - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hoạt động dưới đây.

Phần II - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hoạt động

a) Doanh thu phí bảo hiểm (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản, gồm: giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Mã số 01 = Mã số 01.1 + Mã số 01.2 - Mã số 01.3

+ Phí bảo hiểm gốc (Mã số 01.1)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của TK 5111 “Doanh thu phí bảo hiểm gốc” trừ (-) lũy kế số phát sinh Có của các TK 5311 - “Hoàn phí bảo hiểm gốc”, TK 5321 “Giảm phí bảo hiểm gốc” và các TK 111, 112, 131 (Chi tiết giảm phí bảo hiểm gốc) đối ứng với bên Nợ TK 5111 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán các TK 5111, 5311, 5321, 111, 112, 131.

+ Phí nhận tái bảo hiểm (Mã số 01.2)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu phí nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của TK 5112 “Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm” trừ (-) lũy kế số phát sinh Có của các TK 5312 - “Hoàn phí nhận tái bảo hiểm”, TK 5322 “Giảm phí nhận tái bảo hiểm” và các TK 111, 112, 131 (Chi tiết giảm phí nhận tái bảo hiểm) đối ứng với bên Nợ TK 5112 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán các TK 5112, 5312, 5322, 111, 112, 131

+ Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng (Mã số 01.3)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng, là số chênh lệch giữa số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng phải trích trong năm tài chính với số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng năm trước chuyển sang.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đối với trường hợp tăng là số trích bổ sung căn cứ vào số phát sinh Có của TK 3522 “Dự phòng phí chưa được hưởng” đối ứng với bên Nợ TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (TK 624142, TK 62423) trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 3522.

Đối với trường hợp giảm là số ghi giảm chi phí căn cứ vào số phát sinh Nợ của TK 3522 “Dự phòng phí chưa được hưởng” đối ứng với bên Có TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (TK 624142, TK 62423) trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 3522, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)

b) Phí nhượng tái bảo hiểm (Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của TK 533 “Phí nhượng tái bảo hiểm” đối ứng với bên Nợ TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (5111, 5112) trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 533.

c) Doanh thu phí bảo hiểm thuần (Mã số 03)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm phát sinh sau khi trừ (-) các khoản giảm phí, hoàn phí, phí nhượng tái bảo hiểm và sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ báo cáo.

Mã số 03 = Mã số 01 - Mã số 02

d) Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 04)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 04 = Mã số 04.1 + Mã số 04.2

+ Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm (Mã số 04.1)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ của TK 51131 “Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 51131.

+ Doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 04.2)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu của các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái và nhượng tái bảo hiểm như doanh thu về phí do cung cấp dịch vụ đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường quyền lợi bảo hiểm và các khoản thu khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ của TK 5118 - “Doanh thu hoạt động kinh doanh khác” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 5118.

đ) Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm và các khoản thu khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản giảm phí, giảm hoa hồng, hoàn phí, hoàn hoa hồng, phí nhượng tái bảo hiểm và sau khi điều chỉnh các khoản tăng, giảm dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ báo cáo.

Mã số 10 = Mã số 03 + Mã số 04.

e) Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm (Mã số 11)

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu phản ánh tổng số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ của TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (TK 62411, 62421) đối ứng với bên Có TK 111, 112, 331 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 62411, 62421.

g) Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (Mã số 12)

Chỉ tiêu này phản ánh số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm để giảm chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong ký báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ của TK 131 “Phải thu của khách hàng) (TK 1313) đối ứng với bên Có TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 1313 (Chi tiết thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm).

h) Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc (Mã số 13)

Chỉ tiêu này phản ánh số tăng, giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc, là số chênh lệch giữa số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc phải trích trong năm tài chính với số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc năm trước chuyển sang.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đối với trường hợp tăng là số trích bổ sung căn cứ vào số phát sinh Có của TK 352 “Dự phòng phải trả”(chi tiết các TK dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm) đối ứng với bên Nợ TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (TK 62414) trên sổ kế toán chi tiết TK 352.

Đối với trường hợp giảm là số ghi giảm chi phí căn cứ vào số phát sinh Nợ của TK 352 “Dự phòng phải trả” (chi tiết các TK dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm) đối ứng với bên Có TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (TK 62414) trên sổ kế toán chi tiết TK 352, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

i) Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm (Mã số 14)

Chỉ tiêu này phản ánh số tăng, giảm dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm, là số chênh lệch giữa số dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm phải trích trong năm tài chính với số dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm năm trước chuyển sang.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đối với trường hợp tăng là số trích bổ sung căn cứ vào số phát sinh Có của TK 352 “Dự phòng phải trả” (chi tiết các TK dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm) đối ứng với bên Nợ TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (TK 62423) trên sổ kế toán chi tiết TK 352.

Đối với trường hợp giảm là số ghi giảm chi phí căn cứ vào số phát sinh Nợ của TK 352 “Dự phòng phải trả” (chi tiết các TK dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm) đối ứng với bên Có TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm” (TK 62423) trên sổ kế toán chi tiết TK 352, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

k) Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm (Mã số 15)

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm của DNBH nhân thọ sau khi trừ (-) các khoản thu giảm chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm (như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm) và sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 15 = Mã số 11 - Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14

l) Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 16)

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản chi hoa hồng bảo hiểm và chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 16 = Mã số 16.1 + Mã số 16.2

+ Chi hoa hồng bảo hiểm (Mã số 16.1)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí hoa hồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (62412, 62422) đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 62412, TK 62422).

+ Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 16.2)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Chi phí giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm, các khoản trích lập bắt buộc theo quy định (như Chi trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm) và các khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác” (các tài khoản chi tiết của TK 624 ngoài các TK 62411, 62412, 62414, 62421, 62422, 62423) đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán các TK chi tiết của TK 624 “Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác”.

m) Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 17)

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các khoản chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm, tăng giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc, tăng giảm dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm và các khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Mã số 17 = Mã số 15 + Mã số 16

n) Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 18)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm với tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Mã số 18 = Mã số 10 - Mã số 17

o) Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư (Mã số 19)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ của TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 5117.

p) Giá vốn bất động sản đầu tư (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn bất động sản đầu tư và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 632 “Giá vốn hàng bán” (Chi tiết giá vốn bất động sản đầu tư).

q) Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư bất động sản (Mã số 21)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư với giá vốn bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 21 = Mã số 19 - Mã số 20

r) Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 22)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 515.

s) Chi phí hoạt động tài chính (Mã số 23)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 635.

t) Lợi nhuận gộp hoạt động tài chính (Mã số 24)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 24 = Mã số 22 - Mã số 23

u) Chi phí bán hàng (Mã số 25)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của DNBH nhân thọ, gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật tư văn phòng, chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý đại lý bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của TK 641 “Chi phí bán hàng” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 641.

v) Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 642.

x) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm cộng (+) lợi nhuận từ hoạt động đầu tư bất động sản cộng (+) lợi nhuận gộp hoạt động tài chính trừ (-) chi phí bán hàng trừ (-) chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 30 = Mã số 18 + Mã số 21 + Mã số 24 - Mã số 25 - Mã số 26.

3. Nội dung và phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính quy định tại Phụ lục 02 - Mẫu B09)

Quy định tại Điều này chỉ bổ sung một số nội dung của Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 - DNNT) cho phù hợp với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Các chỉ tiêu (khoản mục) không có sửa đổi, bổ sung được lập theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Mục IV - Các chính sách kế toán áp dụng, bổ sung sửa đổi một số nội dung sau:

- Tại điểm 11- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, bổ sung các chỉ tiêu thuyết minh phí bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, doanh thu hoạt động kinh doanh khác, các khoản giảm trừ doanh thu.

- Tại điểm 12, sửa đổi thành “Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí”, trong đó bổ sung các chỉ tiêu thuyết minh chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm, chi hoa hồng bảo hiểm, chi phí quản lý đại lý bảo hiểm và các khoản giảm trừ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm (Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm) (nếu có).

- Bổ sung điểm 16 - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng nghiệp vụ, trong đó bổ sung các chỉ tiêu thuyết minh dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm cân đối, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu, dự phòng khác (nếu có).

Tại Mục V - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán, bổ sung một số nội dung như sau:

- Tại điểm 07 - Phải thu dài hạn khác, bổ sung chỉ tiêu ký quỹ bảo hiểm.

- Tại điểm 18 - Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, bổ sung chỉ tiêu phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn.

- Bổ sung điểm 25.1 - Phải thu về hợp đồng bảo hiểm để thuyết minh các khoản phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Bổ sung điểm 25.2 - Phải trả về hợp đồng bảo hiểm để thuyết minh chi tiết các khoản phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Bổ sung điểm 25.3 - Dự phòng nghiệp vụ, trong đó bổ sung chỉ tiêu thuyết minh chi tiết dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm cân đối, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu và dự phòng khác (nếu có).

Mục VI - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bổ sung sửa đổi một số nội dung sau:

- Bổ sung điểm 26.1- Doanh thu phí bảo hiểm, trong đó bổ sung chỉ tiêu thuyết minh chi tiết phí bảo hiểm gốc, các khoản giảm trừ phí bảo hiểm gốc (Giảm phí, hoàn phí bảo hiểm gốc), phí nhận tái bảo hiểm, các khoản giảm trừ phí nhận tái bảo hiểm (Giảm phí, hoàn phí nhận tái bảo hiểm), tăng (giảm) dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm.

- Bổ sung điểm 26.2- Phí nhượng tái bảo hiểm, trong đó bổ sung chỉ tiêu thuyết minh chi tiết tổng phí nhượng tái bảo hiểm.

- Bổ sung điểm 27.1- Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, trong đó bổ sung chỉ tiêu thuyết minh chi tiết hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và giảm trừ hoa hồng (Hoàn hoa hồng, giảm hoa hồng).

- Bổ sung điểm 27.2- Doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong đó bổ sung chỉ tiêu thuyết minh chi tiết thu phí về dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường quyền lợi bảo hiểm), thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Bổ sung điểm 28.1- Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm, trong đó bổ sung chỉ tiêu thuyết minh chi tiết chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm, thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (nếu có), tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm.

- Bổ sung điểm 28.2- Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, để thuyết minh các khoản chi hoa hồng bảo hiểm và chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm như chi giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm, các khoản trích lập bắt buộc theo quy định (Chi lập quỹ bảo vệ người được bảo hiểm), các khoản chi khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Bổ sung điểm 28.3- Chi phí bán hàng: trong đó thuyết minh các khoản phí thuộc chi phí quản lý đại lý bảo hiểm, bao gồm: chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng và hỗ trợ đại lý.

- Bổ sung điểm 33.1- Chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó thuyết minh chi tiết chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

Mục VIII - Những thông tin khác, sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

- Điểm 1, bổ sung thuyết minh các thông tin về rủi ro bảo hiểm và chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, chính sách của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ để giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm, phân tích mức độ tập trung của các rủi ro bảo hiểm, thuyết minh về tình hình bồi thường và trả tiền bảo hiểm để so sánh các khoản bồi thường và trả tiền bảo hiểm thực tế so với số liệu ước tính trước đây.

Nội dung và phương pháp lập một số chỉ tiêu sửa đổi, bổ sung trên thuyết minh báo cáo tài chính:

Phải thu về hợp đồng bảo hiểm (Điểm 25.1)

Chỉ tiêu này phản ánh số phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: phải thu phí bảo hiểm gốc (phải thu của bên mua bảo hiểm, phải thu của đại lý bảo hiểm, phải thu phí nhận tái bảo hiểm, phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 131 “Phải thu của khách hàng” (chi tiết phải thu phí bảo hiểm gốc, phải thu phí nhận tái bảo hiểm, phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm) tại thời điểm lập báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 131.

Phải trả về hợp đồng bảo hiểm (Điểm 25.2)

Chỉ tiêu này phản ánh số phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: phải trả phí nhượng tái bảo hiểm, phải trả về chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm, phải trả hoa hồng bảo hiểm, phải trả khác của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 331 “Phải trả cho người bán” (Chi tiết phải trả phí nhượng tái bảo hiểm, phải trả bồi thường và trả tiền bảo hiểm, phải trả hoa hồng bảo hiểm, phải trả khác) tại thời điểm lập báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 331.

Dự phòng nghiệp vụ (Điểm 25.3)

Chỉ tiêu này phản ánh số dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm cân đối, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu và dự phòng khác (nếu có) tại thời điểm báo cáo.

Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định hiện hành của chế độ tài chính để làm cơ sở cho việc thuyết minh đầy đủ các chỉ tiêu về từng loại dự phòng nghiệp vụ trên.

4. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; nội dung và phương pháp lập các báo cáo tài chính giữa niên độ được thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Điều 26. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.

Các nội dung hướng dẫn kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ban hành theo Quyết định 1296/TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo Quyết định số 1296/TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.

2. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Lưu: VT (2 bản), Vụ CĐKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

PHỤ LỤC SỐ 01

Ban hành “Kèm theo Thông tư số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm”

DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Số TT

SỐ HIỆU TK

TÊN TÀI KHOẢN

GHI CHÚ

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

1

2

3

4

5

6

7

LOẠI TK 1

TÀI SẢN NGẮN HẠN

01

111

Tin mt

Chi tiết

1111

Tin Việt Nam

cho

1112

Ngoại tệ

Quỹ chủ

1113

Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Sở hữu (CSH)

02

112

Tin gửi Ngân hàng

và quỹ chủ

1121

Tin Việt Nam

hợp đng (CHĐ)

1122

Ngoại tệ

1123

Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

03

113

Tin đang chuyn

1131

Tiền Việt Nam

1132

Ngoại tệ

04

121

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Chi tiết

1211

C phiếu

cho

1212

Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu

Quỹ chủ

05

128

Đầu tư ngắn hạn khác

Sở hữu (CSH)

1281

Tiền gửi có kỳ hạn

và quỹ chủ

1284

Tạm ứng từ giá trị hoàn lại

hợp đng (CHĐ)

1288

Đầu tư ngắn hạn khác

06

129

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

07

131

Phải thu của khách hàng

1311

Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc

1312

Phải thu hoạt động nhận tái bảo hiểm

1313

Phải thu hoạt động nhượng tái bảo hiểm

1318

Phải thu khác của khách hàng

08

133

Thuế GTGT được khấu trừ

1331

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

1332

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

09

136

Phải thu nội bộ

1361

Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

1368

Phải thu nội bộ khác

10

138

Phải thu khác

1381

Tài sản thiếu chờ xử lý

1388

Phải thu khác

11

139

Dự phòng phải thu khó đòi

12

141

Tạm ứng

Chi tiết theo đối tượng

13

142

Chi phí trả trước ngắn hạn

14

144

Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

15

151

Hàng mua đang đi đường

16

152

Nguyên liệu, vật liệu

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

17

153

Công cụ, dụng cụ

18

156

Hàng hóa

1567

Hàng hóa bất động sản

19

159

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

20

171

Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ

LOẠI TK 2

TÀI SẢN DÀI HẠN

21

211

Tài sản cố định hữu hình

2111

Nhà cửa, vật kiến trúc

2112

Máy móc, thiết bị

2113

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

2114

Thiết bị, dụng cụ quản lý

2115

Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

2118

TSCĐ khác

22

212

Tài sản cố định thuê tài chính

23

213

Tài sản cố định vô hình

2131

Quyn sử dụng đt

2132

Quyn phát hành

2133

Bản quyền, bằng sáng chế

2135

Phần mềm máy vi tính

2136

Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

2138

TSCĐ vô hình khác

24

214

Hao mòn tài sản cố định

2141

Hao mòn TSCĐ hữu hình

2142

Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

2143

Hao mòn TSCĐ vô hình

2147

Hao mòn bất động sản đầu tư

25

217

Bất động sản đầu tư

26

221

Đầu tư vào công ty con

27

222

Vốn góp liên doanh

28

223

Đầu tư vào công ty liên kết

29

228

Đầu tư dài hạn khác

Chi tiết

2281

Cổ phiếu

cho

2282

Trái phiếu

Quỹ (CSH)

2288

Đầu tư dài hạn khác

và quỹ (CHĐ)

30

229

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

31

241

Xây dựng cơ bản dở dang

2411

Mua sm TSCĐ

2412

Xây dựng cơ bản

2413

Sửa chữa lớn TSCĐ

32

242

Chi phí trả trước dài hạn

33

243

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

34

244

Ký quỹ, ký cược dài hạn

2441

Ký quỹ bảo him

2448

Ký quỹ, ký cược khác

LOẠI TK 3

N PHẢI TRẢ

35

311

Vay ngn hạn

36

315

Nợ dài hạn đến hạn trả

37

331

Phải trả cho người bán

3311

Phải trả hoạt động bảo hiểm gốc

3312

Phải trả hoạt động nhận tái bảo hiểm

3313

Phải trả hoạt động nhượng tái bảo hiểm

3318

Phải trả khác của khách hàng

38

333

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

3331

Thuế giá trị gia tăng phải nộp

33311

Thuế GTGT đu ra

33312

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

3332

Thuế tiêu thụ đặc biệt

3333

Thuế xut, nhập khu

3334

Thuế thu nhập doanh nghiệp

3335

Thuế thu nhập cá nhân

3336

Thuế tài nguyên

3337

Thuế nhà đất, tiền thuê đất

3338

3339

Các loại thuế khác

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

39

334

Phải trả người lao động

3341

Phải trả công nhân viên

3348

Phải trả người lao động khác

40

335

Chi phí phải trả

41

336

Phải trả nội bộ

42

337

Phải thu, phải trả giữa các Quỹ

3371

Phải thu giữa các Quỹ

33711

Phải thu giữa các Quỹ về tiền mồi

33712

Phải thu giữa các Quỹ về chi phí chung phân bổ để tách quỹ

33713

Phải thu về bù đắp thâm hụt cho Quỹ chủ hợp đồng

33718

Phải thu giữa các Quỹ về các khoản khác

3372

Phải trả giữa các Quỹ

33721

Phải trả giữa các Quỹ về tiền mồi

33722

Phải trả giữa các Quỹ về chi phí chung phân bổ để tách quỹ

33723

Phải trả về bù đắp thâm hụt cho Quỹ chủ hợp đồng

33728

Phải trả giữa các Quỹ về các khoản khác

43

338

Phải trả, phải nộp khác

3381

Tài sản thừa chờ giải quyết

3382

Kinh phí công đoàn

3383

Bảo him xã hi

3384

Bảo him y tế

3386

Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

3387

Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện

33871

Phí bảo hiểm tạm thu

33872

Doanh thu chưa thực hiện về phí bảo hiểm

33878

Doanh thu chưa thực hiện khác

3388

Phải trả, phải nộp khác

3389

Bảo him tht nghiệp

44

341

Vay dài hạn

45

342

N dài hạn

46

343

Trái phiếu phát hành

3431

Mệnh giá trái phiếu

3432

Chiết khu trái phiếu

3433

Phụ trội trái phiếu

47

344

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

48

347

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

49

351

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

50

352

Dự phòng phải trả

3521

Dự phòng toán học

3522

Dự phòng phí chưa được hưởng

3523

Dự phòng bi thường

3524

Dự phòng chia lãi

3525

Dự phòng đảm bảo cân đối

3526

Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung

3527

Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu

3528

Dự phòng khác

3529

Dự phòng phải trả

51

353

Quỹ khen thưởng phúc lợi

3531

Quỹ khen thưng

3532

Quỹ phúc lợi

3533

Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

3534

Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

52

356

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

3561

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

3562

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ

LOẠI TK 4

VN CHỦ S HỮU

53

411

Nguồn vốn kinh doanh

4111

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

4118

Vn khác

54

412

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

55

413

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

4131

Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính

4132

Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB

56

414

Quỹ đầu tư phát triển

57

415

Quỹ dự phòng tài chính

58

416

Quỹ dự trữ bắt buộc

59

418

Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

60

421

Lợi nhuận chưa phân phối

4211

Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

4212

Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

LOI TK 5

DOANH THU

61

511

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5111

Doanh thu phí bảo hiểm gốc

51111

Phí bảo hiểm

51112

Phí ban đầu

51113

Phí bảo hiểm đi đầu tư

51118

Phí khác

5112

Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm

51121

Thu phí nhận tái bảo hiểm

51128

Thu khác

5113

Doanh thu nhượng tái bảo hiểm

51131

Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

51138

Thu khác

5117

Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

5118

Doanh thu hoạt động kinh doanh khác

62

515

Doanh thu hoạt động tài chính

Chi tiết quỹ CSH và quỹ CHĐ

63

531

Hoàn phí, hoa hồng bảo hiểm

5311

Hoàn phí bảo hiểm gốc

5312

Hoàn phí nhận tái bảo hiểm

5313

Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

64

532

Giảm phí, hoa hồng bảo hiểm

5321

Giảm phí bảo hiểm gốc

5322

Giảm phí nhận tái bảo hiểm

5323

Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

65

533

Phí nhượng tái bảo hiểm

LOẠI TK 6

CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

66

624

Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác

6241

Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc

62411

Chi trả tiền bảo hiểm gốc

62412

Chi phí hoa hng

62413

Chi phí giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm

62414

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

624141

Dự phòng toán học

624142

Dự phòng phí chưa được hưởng

624143

Dự phòng bi thường

624144

Dự phòng chia lãi

624145

Dự phòng đảm bảo cân đối

624146

Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung

624147

Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu

624148

Dự phòng khác

62415

Chi trích Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

62418

Chi khác về kinh doanh bảo hiểm gốc

6242

Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm

62421

Chi trả tiền bảo hiểm

62422

Chi phí hoa hồng

62423

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

62428

Chi khác về kinh doanh nhận tái bảo hiểm

6243

Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm

6248

Chi phí hoạt động kinh doanh khác

67

632

Giá vốn hàng bán

68

635

Chi phí tài chính

Chi tiết quỹ CSH và quỹ CHĐ

69

641

Chi phí bán hàng

6411

Chi phí nhân viên

6412

Chi phí vật tư văn phòng

6413

Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng

6414

Chi phí khấu hao TSCĐ

6416

Chi phí quản lý đại lý bảo hiểm

6417

Chi phí dịch vụ mua ngoài

6418

Chi phí khác

70

642

Chi phí quản lý doanh nghiệp

6421

Chi phí nhân viên quản lý

6422

Chi phí vật liệu quản lý

6423

Chi phí đồ dùng văn phòng

6424

Chi phí khấu hao TSCĐ

6425

Thuế, phí và lệ phí

6426

Chi phí dự phòng

6427

Chi phí dịch vụ mua ngoài

6428

Chi phí bằng tiền khác

LOẠI TK 7

THU NHP KHÁC

71

711

Thu nhập khác

Chi tiết theo

hoạt động

LOẠI TK 8

CHI PHÍ KHÁC

72

811

Chi phí khác

Chi tiết theo hoạt động

73

821

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

8211

Chi phí thuế TNDN hiện hành

8212

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

LOẠI TK 9

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

74

911

Xác định kết quả kinh doanh

LOI TK 0

TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

1

001

Tài sản thuê ngoài

2

002

Hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

3

004

Nợ khó đòi đã xử lý

4

007

Ngoại tệ các loại

PHỤ LỤC SỐ 02

Ban hành “Kèm theo Thông tư số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm”

DANH MỤC VÀ MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM

STT

Tên báo cáo tài chính

Ký hiệu

I

Báo cáo tài chính năm

01

Bảng Cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - DNNT

02

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 - DNNT

03

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - DNNT

04

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - DNNT

II

Báo cáo tài chính giữa niên độ

01

Bảng Cân đối kế toán (dạng đầy đủ)

Mẫu số B 01a - DNNT

02

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng đầy đủ)

Mẫu số B 02a - DNNT

03

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ)

Mẫu số B 03a - DNNT

04

Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a - DNNT

I. MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

1. Bảng Cân đối kế toán

Đơn vị báo cáo:………………..

Địa chỉ:………………………….

Mẫu số B 01 - DNNT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày ... tháng ... năm ...(1)

Đơn vị tính:………

TÀI SẢN

số

Thuyết minh

S cuối năm (3)

Số đầu năm (3)

1

2

3

4

5

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

100

(100=110+120+130+140+150)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

110

1. Tiền

111

V.01

2. Các khoản tương đương tiền

112

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120

V.02

1. Đầu tư ngắn hạn

121

2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2)

129

(...)

(...)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

130

1. Phải thu của khách hàng

131

1.1. Phải thu về hợp đồng bảo hiểm

131.1

V.25.1

1.2. Phải thu khác của khách hàng

131.2

2. Trả trước cho người bán

132

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

133

4. Các khoản phải thu khác

135

V.03

5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)

139

(...)

(...)

IV. Hàng tồn kho

140

1. Hàng tồn kho

141

V.04

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

149

(...)

(...)

V. Tài sản ngắn hạn khác

150

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

151

2. Thuế GTGT được khấu trừ

152

V.05

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

154

4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

157

5. Tài sản ngắn hạn khác

158

B - TÀI SẢN DÀI HẠN

(200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)

200

I- Các khoản phải thu dài hn

210

1. Phải thu dài hạn của khách hàng

211

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

212

3. Phải thu dài hạn nội bộ

213

V.06

4. Phải thu dài hạn khác

218

V.07

4.1. Ký quĩ bảo hiểm

218.1

4.2. Phải thu dài hạn khác

218.2

5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)

219

(...)

(...)

II. Tài sản cố định

220

1. Tài sản cố định hữu hình

221

V.08

- Nguyên giá

222

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

223

(...)

(...)

2. Tài sản cố định thuê tài chính

224

V.09

- Nguyên giá

225

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

226

(...)

(...)

3. Tài sản cố định vô hình

227

V.10

- Nguyên giá

228

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

229

(...)

(...)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

230

V.11

III. Bất động sản đầu tư

240

V.12

- Nguyên giá

241

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

242

(...)

(...)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

250

1. Đầu tư vào công ty con

251

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

252

3. Đầu tư dài hạn khác

258

V.13

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)

259

(...)

(...)

V. Tài sản dài hạn khác

260

1. Chi phí trả trước dài hạn

261

V.14

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

262

V.21

3. Tài sản dài hạn khác

268

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)

270

NGUỒN VN

A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)

300

I. Nợ ngắn hạn

310

1. Vay và nợ ngắn hạn

311

V.15

2. Phải trả cho người bán

312

2.1. Phải trả về hợp đồng bảo hiểm

312.1

V.25.2

2.2. Phải trả khác cho người bán

312.2

3. Người mua trả tiền trước

313

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

314

V.16

5. Phải trả người lao động

315

6. Chi phí phải trả

316

V.17

7. Phải trả nội bộ

317

8. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

319

V.18

9. Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

319.1

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn

320

11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

323

12. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

327

II. Nợ dài hạn

330

1. Phải trả dài hạn người bán

331

2. Phải trả dài hạn nội bộ

332

V.19

3. Phải trả dài hạn khác

333

4. Vay và nợ dài hạn

334

V.20

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

335

V.21

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

336

7. Dự phòng phải trả dài hạn

337

8. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn

338

9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

339

10. Dự phòng nghiệp vụ

344

V.25.3

10.1. Dự phòng toán học

344.1

10.2. Dự phòng phí chưa được hưởng

344.2

10.3. Dự phòng bồi thường

344.3

10.4. Dự phòng chia lãi

344.4

10.5. Dự phòng đảm bảo cân đối

344.5

10.6. Dự phòng đảm bảo khả năng thanh toán bổ sung

344.6

10.7. Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu

344.7

10.8. Dự phòng khác

344.8

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410)

400

Vốn chủ sở hữu

410

V.22

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

411

2. Vốn khác của chủ sở hữu

413

3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

415

4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

416

5. Quỹ đầu tư phát triển

417

6. Quỹ dự phòng tài chính

418

7. Quỹ dự trữ bắt buộc

419

8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

420

9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

421

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)

440

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU

Thuyết minh

S cuối năm (3)

Sđầu năm (3)

1. Tài sản thuê ngoài

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

3. Nợ khó đòi đã xử lý

4. Ngoại tệ các loại

V.24

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.

(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị báo cáo:………………..

Địa chỉ:………………………….

Mẫu số B 02 - DNNT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………

PHẦN I - BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG HỢP

Đơn vị tính:………

Chỉ tiêu

số

Năm nay

Năm trước

1

2

4

5

1. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm

10

2. Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

11

3. Doanh thu hoạt động tài chính

12

4. Thu nhập khác

13

5. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

20

6. Giá vốn bất động sản đầu tư

21

7. Chi phí hoạt động tài chính

22

8. Chi phí bán hàng

23

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp

24

9. Chi phí khác

25

10. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=10+11+12+13-20-21-22-23-24-25)

50

11. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

12. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

52

13. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52)

60

PHẦN II - BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO HOẠT ĐỘNG

Đơn vị tính:……..

Chỉ tiêu

số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

1. Doanh thu phí bảo hiểm (01 = 01.1 + 01.2 - 01.3)

Trong đó:

01

VI.26.1

- Phí bảo hiểm gốc

01.1

- Phí nhận tái bảo hiểm

01.2

- Tăng (giảm) dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm

01.3

2. Phí nhượng tái bảo hiểm

02

VI.26.2

3. Doanh thu phí bảo hiểm thuần (03 = 01-02)

03

4. Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (04 = 04.1 + 04.2)

Trong đó:

04

- Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

04.1

VI.27.1

- Doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm

04.2

VI.27.2

5. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm (10= 03+04)

10

6. Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

11

7. Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

12

8. Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc

13

9. Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm

14

10. Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm (15 = 11 - 12 + 13 + 14)

15

VI.28.1

11. Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (16 = 16.1 + 16.2)

Trong đó:

16

VI.28.2

- Chi hoa hồng bảo hiểm

16.1

- Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm

16.2

12. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm (17 = 15 + 16)

17

13. Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm (18 = 10 - 17)

18

14. Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

19

15. Giá vốn bất động sản đầu tư

20

16. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư bất động sản (21 = 19 - 20)

21

17. Doanh thu hoạt động tài chính

22

VI.29

18. Chi phí hoạt động tài chính

23

VI.30

19. Lợi nhuận gộp hoạt động tài chính (24 = 22 - 23)

24

20. Chi phí bán hàng

25

VI.28.3

21. Chi phí quản lý doanh nghiệp

26

VI.33.1

22. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 18 + 21 + 24 - 25 - 26)

30

23. Thu nhập khác

31

24. Chi phí khác

32

25. Li nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

26. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

27. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

VI.31

28. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

52

VI.32

29. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52)

60

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế).

4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Đơn vị báo cáo:…………………

Địa chỉ:……………………………..

Mẫu số B 09 - DNNT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của BTC)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm ....(1)

I - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1- Hình thức sở hữu vốn

2- Lĩnh vực kinh doanh.

3- Ngành nghề kinh doanh

4- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

II - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày …/…/… kết thúc vào ngày …/…/…).

2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

III - Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

1- Chế độ kế toán áp dụng

2- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

3- Hình thức kế toán áp dụng

IV - Các chính sách kế toán áp dụng

1- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.

2- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho.

3- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính);

- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính).

4- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:

- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư;

- Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.

5- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát;

- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn;

- Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác;

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

6- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay;

- Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ;

7- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác:

- Chi phí trả trước;

- Chi phí khác;

- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước;

- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại.

8- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.

9- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.

10- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, vốn khác của chủ sở hữu.

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.

- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.

11- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

- Phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm;

- Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

- Doanh thu hoạt động khác;

- Các khoản giảm trừ doanh thu;

- Doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản;

- Doanh thu hoạt động tài chính.

12- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí.

- Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm;

- Chi hoa hồng bảo hiểm;

- Chi phí quản lý đại lý bảo hiểm;

- Chi phí giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm;

- Các khoản giảm trừ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm (như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm);

- Chi phí hoạt động kinh doanh bất động sản;

- Chi hoạt động tài chính.

13- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

14- Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái.

15- Nguyên tắc trích lập Quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.

16- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng nghiệp vụ:

- Dự phòng toán học;

- Dự phòng phí chưa được hưởng;

- Dự phòng bồi thường;

- Dự phòng chia lãi;

- Dự phòng đảm bảo cân đối;

- Dự phòng đảm bảo khả năng thanh toán bổ sung;

- Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu;

- Dự phòng khác.

V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

(Đơn vị tính:….)

01- Tiền (Mã số 111)

Cuối năm

Đầu năm

- Tiền mặt

- Tiền gi ngân hàng

- Tiền đang chuyển

Cộng

02- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120):

Cuối năm

Đầu năm

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

- Cổ phiếu đầu tư ngắn hạn (chi tiết cho từng loại cổ phiếu)

-

-

-

-

- Trái phiếu đầu tư ngắn hạn (chi tiết cho từng loại trái phiếu)

-

-

-

-

- Đầu tư ngắn hạn khác

-

-

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

-

-

- Lý do thay đổi với từng khoản đầu tư/ loại cổ phiếu, trái phiếu:

+ Về số lượng

+ Về giá trị

03- Các khoản phải thu ngắn hạn khác (Mã số 135)

Cuối năm

Đầu năm

- Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia

- Phải thu người lao động

- Phải thu khác

Cộng

04- Hàng tồn kho (Mã số 141)

Cuối năm

Đầu năm

- Nguyên liệu, vật liệu

- Công cụ, dụng cụ

- Hàng hóa bất động sản

Cộng giá gốc hàng tồn kho

05- Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Mã số 154)

Cuối năm

Đầu năm

- Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa

- ……………………………….

- Các khoản khác phải thu Nhà nước

Cộng

06- Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213)

Cuối năm

Đầu năm

- Cho vay dài hạn nội bộ

- …

- Phải thu dài hạn nội bộ khác

Cộng

07- Phải thu dài hạn khác (Mã số 218)

Cuối năm

Đầu năm

- Ký quỹ bảo hiểm;

- Ký quỹ, ký cược dài hạn khác;

- Các khoản tiền nhận ủy thác;

- Cho vay không có lãi;

- Phải thu dài hạn khác.

Cộng

08- Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình (Mã số 221):

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

TSCĐ hữu hình khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ hữu hình

S dư đu năm

- Mua trong năm

- Đầu tư XDCB hoàn thành

- Tăng khác

- Chuyển sang bất động sản đầu tư

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Thanh lý, nhượng bán

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Giảm khác

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

S dư cui năm

Giá trị hao mòn lũy kế

S dư đu năm

- Khấu hao trong năm

- Tăng khác

- Chuyển sang bất động sản đầu tư

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Thanh lý, nhượng bán

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Giảm khác

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

Số dư cuối năm

Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình

- Tại ngày đu năm

- Tại ngày cuối năm

- Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay:

- Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:

- Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý:

- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai:

- Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình:

09- Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224):

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

TSCĐ hữu hình khác

Tài sản cố định vô hình

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

S dư đầu năm

- Thuê tài chính trong năm

- Mua lại TSCĐ thuê tài chính

- Tăng khác

- Trả lại TSCĐ thuê tài chính

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Giảm khác

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

Số dư cuối năm

Giá trị hao mòn lũy kế

S dư đu năm

- Khấu hao trong năm

- Mua lại TSCĐ thuê tài chính

- Tăng khác

- Trả lại TSCĐ thuê tài chính

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Giảm khác

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

S dư cui năm

Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính

- Tại ngày đu năm

- Tại ngày cuối năm

* Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong năm:

* Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm:

* Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản:

10- Tăng, giảm tài sản cố định vô hình (Mã số 227):                  

Khoản mục

Quyn sử dụng đất

Quyn phát hành

Bản quyền, bằng sáng chế

TSCĐ vô hình khác

Tng cộng

Nguyên giá TSCĐ vô hình

S dư đu năm

- Mua trong năm

- Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

- Tăng do hợp nhất kinh doanh

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Giảm khác

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

S dư cui năm

Giá trị hao mòn lũy kế

S dư đu năm

- Khấu hao trong năm

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

- Giảm khác

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

(...)

S dư cui năm

Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình

- Tại ngày đầu năm

- Tại ngày cuối năm

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác:

-

-

11- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230):

Cuối năm

Đầu năm

- Tổng số chi phí XDCB dở dang:

Trong đó (Những công trình lớn):

+ Công trình      ………….

+ Công trình      ………….

+ ……………………….

12- Tăng, giảm bất động sản đầu tư (Mã số 240):

Khoản mục

S đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

S cuối năm

Nguyên giá bt động sản đu tư

- Quyn sử dụng đt

- Nhà

- Nhà và quyền sử dụng đất

- Cơ s hạ tầng

Giá trị hao mòn lũy kế

- Quyền sử dụng đt

- Nhà

- Nhà và quyền sử dụng đất

- Cơ sở hạ tầng

Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư

- Quyền sử dụng đt

- Nhà

- Nhà và quyền sử dụng đất

- Cơ sở hạ tầng

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác:

(a) Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư;

(b) Thời gian sử dụng hữu ích của bất động sản đu tư hoặc tỷ lệ khấu hao sử dụng;

(c) Nguyên giá và khấu hao lũy kế tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ;

(d) Tiêu chuẩn cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn khi phân loại bất động sản đầu tư với bất động sản chủ sở hữu sử dụng và với tài sản giữ để bán trong hoạt động kinh doanh thông thường;

(e) Các chỉ tiêu thu nhập, chi phí liên quan đến cho thuê bất động sản, gồm:

- Thu nhập từ việc cho thuê;

- Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ bất động sản đầu tư liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo;

- Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ bất động sản đầu tư không liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo.

(f) Lý do và mức độ ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư;

(g) Nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng mua, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoặc bảo dưỡng, sửa chữa bất động sản đầu tư;

(h) Trình bày những nội dung sau (không yêu cầu thông tin so sánh):

- Nguyên giá bất động sản đầu tư tăng thêm, trong đó: Tăng do mua bất động sản và tăng do vốn hóa những chi phí sau ghi nhận ban đầu;

- Nguyên giá bất động sản đầu tư tăng do sáp nhập doanh nghiệp;

- Nguyên giá bất động sản đầu tư thanh lý;

- Nguyên giá bất động sản đầu tư chuyển sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc hàng tồn kho và ngược lại.

(i) Giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, lập báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp không thể xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư thì doanh nghiệp phải thuyết minh:

- Danh mục bất động sản đầu tư;

- Lý do không xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư.

13- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 258)

Cuối năm

Đầu năm

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

a- Đầu tư vào công ty con (chi tiết cho cổ phiếu của từng công ty con)

-

-

-

-

Lý do thay đổi đối với từng khoản đầu tư/ loại cổ phiếu của công ty con:

+ Về s lượng (đối với cổ phiếu)

+ Về giá trị

b- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Chi tiết cho cổ phiếu của từng công ty liên doanh, liên kết)

-

-

-

-

Lý do thay đổi với từng khoản đầu tư/loại cổ phiếu của công ty liên doanh, liên kết:

+ Về s lượng (đối với cổ phiếu)

+ Về giá trị

c- Đầu tư dài hạn khác

-

-

-

-

- Đầu tư cổ phiếu

-

-

-

-

- Đầu tư trái phiếu

-

-

- Đầu tư tín phiếu, kỳ phiếu

-

-

- Cho vay dài hạn

- Ủy thác đầu tư

- Lý do thay đổi với từng khoản đầu tư/loại cổ phiếu, trái phiếu:

+ Về số lượng (đối với cổ phiếu, trái phiếu)

+ Về giá trị.

14. Chi phí trả trước dài hạn

Cuối năm

Đầu năm

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ

- Chi phí thành lập doanh nghiệp

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn

- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình

- Chi phí khai thác bảo hiểm

Cộng

15- Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311)

Cuối năm

Đầu năm

- Vay ngắn hạn

- Nợ dài hạn đến hạn trả

Cộng

16- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Mã số 314)

Cuối năm

Đầu năm

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế xuất, nhập khẩu

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế tài nguyên

- Thuế nhà đất và tiền thuê đất

- Các loại thuế khác

- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Cộng

17- Chi phí phải trả (Mã số 316)

Cuối năm

Đầu năm

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

- …

Cộng

18- Các khoản phải trả, phải nộp ngn hạn khác (Mã số 319)

Cuối năm

Đầu năm

(1) Phí bảo hiểm tạm thu, doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
(Mã s 319.1)

- Phí bảo hiểm tạm thu

- Phí bảo hiểm thu trước nhiều kỳ (không quá một năm)

- Doanh thu chưa thực hiện khác (không quá một năm)

(2) Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319)

Cuối năm

Đầu năm

- Tài sn thừa chờ giải quyết

- Kinh phí công đoàn

- Bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm y tế

- Bảo him thất nghiệp

- Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

- Các khoản phải trả, phải nộp khác

Cộng

19- Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332)

- Vay dài hạn nội bộ

- …

- Phải trả dài hạn nội bộ khác

Cộng

20- Vay và nợ dài hạn (Mã số 334)

Cuối năm

Đầu năm

a- Vay dài hạn

- Vay ngân hàng

- Vay đối tượng khác

- Trái phiếu phát hành

b- Nợ dài hạn

- Thuê tài chính

- Nợ dài hạn khác

Cộng

- Các khoản nợ thuê tài chính

Thời hạn

Năm nay

Năm trước

Tng khoản thanh toán tiền thuê tài chính

Tr tin lãi thuê

Trả nợ gốc

Tổng khoản thanh toán tiền thuê tài chính

Tr tin lãi thuê

Trả nợ gốc

Từ 1 năm tr xuống

Trên 1 năm đến 5 năm

Trên 5 năm

21- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 262 và Mã số 335)

a) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:

Cuối năm

Đầu năm

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ

- Tài sn thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng

- Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

b) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Cuối năm

Đầu năm

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế

- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

22- Vốn ch sở hữu (Mã số 410)

a) Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Thặng dư vốn cổ phần

Vốn khác của chủ sở hữu

Quỹ dự phòng tài chính

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ dự trữ bắt buộc

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

Cộng

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

S dư đu năm trước

- Tăng vốn trong năm trước

- Lãi trong năm trước

- Tăng khác

- Giảm vốn trong năm trước

- Lỗ trong năm trước

- Giảm khác

Số dư cuối năm trước

Số dư đầu năm nay

- Tăng vn trong năm nay

- Lãi trong năm nay

- Tăng khác

- Giảm vốn trong năm nay

- Lỗ trong năm nay

- Giảm khác

S dư cuối năm nay

b) Chi tiết vốn đầu tư của ch sở hữu

Cuối năm

Đầu năm

- Vốn góp của Nhà nước

- Vốn góp của các đối tượng khác

- …

Cộng

* Giá trị trái phiếu đã chuyển thành cổ phiếu trong năm

* Số lượng cổ phiếu quỹ:

c) Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ tức, chia lợi nhuận

Năm nay

Năm trước

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

+ Vốn góp đầu năm

+ Vốn góp tăng trong năm

+ Vốn góp giảm trong năm

+ Vốn góp cuối năm

- Cổ tức, lợi nhuận đã chia

d) Cổ tức

- Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:

+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu phổ thông:…………..

+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi:……………..

- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận:……..

đ) Các quỹ của doanh nghiệp:

- Quỹ đầu tư phát triển

- Quỹ dự phòng tài chính

- Quỹ dự trữ bắt buộc

- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

* Mục đích trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

e) Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo qui định của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

-

-

-

24- Tài sản thuê ngoài

Cuối năm

Đầu năm

(1) Giá trị tài sản thuê ngoài

- TSCĐ thuê ngoài

- Tài sản khác thuê ngoài

(2) Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của hợp đồng thuê hoạt động tài sản không hủy ngang theo các thời hạn

- Từ 1 năm trở xuống

- Trên 1 năm đến 5 năm

- Trên 5 năm

25.1- Phải thu về hp đồng bảo hiểm (Mã số 131.1)

Cuối năm

Đầu năm

- Phải thu phí bảo hiểm gốc

Trong đó:

+ Phải thu của bên mua bảo hiểm

+ Phải thu của đại lý bảo hiểm

- Phải thu phí nhận tái bảo hiểm

- Phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (nếu có)

Cộng

25.2- Phải trả về hp đồng bảo hiểm (Mã số 312.1)

Cuối năm

Đầu năm

- Phải trả phí nhượng tái bảo hiểm

- Phải trả về chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

- Phải trả hoa hồng bảo hiểm

- Phải trả khác

Cộng

25.3. Dự phòng nghiệp vụ (Mã số 344)

Năm nay

Năm trước

- Dự phòng toán học

- Dự phòng phí chưa được hưởng

- Dự phòng bồi thường

- Dự phòng chia lãi

- Dự phòng đảm bảo cân đối

- Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung

- Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu

- Dự phòng khác

VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phần II)

Năm nay

Năm trước

26.1- Doanh thu phí bảo hiểm (Mã số 01)

- Phí bảo hiểm gốc (chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm)

- Các khoản giảm trừ phí bảo hiểm (Giảm phí, hoàn phí bảo hiểm gốc)

(…)

(…)

- Phí nhận tái bảo hiểm (chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm)

- Các khoản giảm trừ phí nhận tái bảo hiểm (Giảm phí, hoàn phí nhận tái bảo hiểm)

(…)

(…)

- Tăng (giảm) dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm

(…)

(…)

Cộng

26.2- Phí nhượng tái bảo hiểm (Mã số 02)

- Tổng phí nhượng tái bảo hiểm (chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm)

Cộng

27.1- Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm (Mã số 04.1)

Năm nay

Năm trước

- Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

- Giảm trừ hoa hồng (Hoàn hoa hồng, giảm hoa hồng)

(…)

(…)

Cộng

27.2- Doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 04.2)

Năm nay

Năm trước

- Thu về cung cấp dịch vụ đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm

- Doanh thu khác

Cộng

28.1- Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm (Mã số 15)

Năm nay

Năm trước

(1) Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

- Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm (chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm)

(2) Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

(…)

(…)

(3) Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm

Cộng

28.2- Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 16)

Năm nay

Năm trước

- Chi hoa hồng bảo hiểm

- Chi phí giám định giải quyết quyền lợi bảo hiểm

- Các khoản trích lập bắt buộc theo quy định (Chi trích quỹ bảo vệ người được bảo hiểm...)

- Chi khác

Cộng

28.3- Chi phí bán hàng (Mã số 25)

Năm nay

Năm trước

Chi phí quản lý đại lý bảo hiểm, bao gồm:

- Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý

- Chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý

- Chi tuyển dụng đại lý

- Chi khen thưởng đại lý

- Chi hỗ trợ đại lý

Cộng

29- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 22)

Năm nay

Năm trước

- Lãi tiền gửi, tiền cho vay

- Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu

- Cổ tức, lợi nhuận được chia

- Lãi bán ngoại tệ

- Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện

- Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện

- Lãi bán hàng trả chậm

- Doanh thu hoạt động tài chính khác

Cộng

30- Chi phí tài chính (Mã số 23)

Năm nay

Năm trước

- Lãi tiền vay

- Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm

- Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn

- Lỗ bán ngoại tệ

- Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện

- Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện

- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn

- Chi phí tài chính khác

Cộng

31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)

Năm nay

Năm trước

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành

- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay

- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)

Năm nay

Năm trước

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ

(...)

(...)

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

(...)

(...)

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả

(...)

(...)

- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

33.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)

Năm nay

Năm trước

- Chi phí nhân viên

- Chi phí vật liệu

- Chi phí đồ dùng văn phòng

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Thuế, phí và lệ phí

- Chi phí dự phòng

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí bằng tiền khác

Cộng

VII- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Đơn vị tính:………….)

34- Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng

Năm nay

Năm trước

a) Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính:

- Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu

- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu:

b) Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo.

- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý;

- Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền;

- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý;

- Phần giá trị tài sản (Tổng hợp theo từng loại tài sản) và nợ phải trả không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ.

c) Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.

VIII- Những thông tin khác

1. Thuyết minh các thông tin về rủi ro bảo hiểm và chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm:

- Chính sách của doanh nghiệp bảo hiểm để giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm, gồm:

- Chính sách chấp nhận rủi ro bảo hiểm;

- Phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro phát sinh;

- Các phương pháp sử dụng để hạn chế hoặc chuyển giao rủi ro.

- Các cam kết huy động vốn vay hoặc vốn góp để chi trả khi cần thiết.

- Các thay đổi về phương pháp và các giả định được sử dụng so với thực tế

2- Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác:.......................

3- Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:.................................................

4- Thông tin về các bên liên quan:...........................................................................................

5- Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận” (2): ………………………………………..

6- Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): ………………………………………….

7- Thông tin về hoạt động liên tục: ………………………………………

8- Những thông tin khác. (3) ……………………………………………….

Lập, ngày... tháng... năm ...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu.

(2) Chỉ áp dụng cho công ty niêm yết.

(3) Doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.

II. MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

1. Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ)

Đơn vị báo cáo:………………

Địa chỉ:…………………………

Mẫu số B 01a - DNNT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ
(Dạng đầy đủ)
Quý.... năm ...
Tại ngày... tháng... năm...

Đơn vị tính:………

TÀI SẢN

số

Thuyết minh

Số cuối quý

Số đầu năm

1

2

3

4

5

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

(100)=110+120+130+140+150

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

1. Tiền

... (*)

100

110

111

Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán năm - Mẫu số B01-DNNT.

Lập, ngày... tháng... năm ...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

2- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đy đủ)

Đơn vị báo cáo:………………

Địa chỉ:…………………………

Mẫu số B 02a - DNNT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý... Năm ........

PHẦN I- BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG HỢP

Chỉ tiêu

Mã số

Quý…

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này

Năm nay

Năm trước

Năm nay

Năm trước

1

2

4

5

6

7

1. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm

2. Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

...(*)

PHẦN II- BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO HOẠT ĐỘNG

Đơn vị tính:………

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Quý…

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này

Năm nay

Năm trước

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

6

7

1. Doanh thu phí bảo hiểm
(01 = 01.1 + 01.2 - 01.3)

Trong đó:

01

- Phí bảo hiểm gốc

01.1

- Phí nhận tái bảo hiểm

01.2

- Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng

01.3

(*)

Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã s trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm - Mẫu số B02-DNNT.

Lập, ngày... tháng... năm ...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ: Thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế).

4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc

Đơn vị báo cáo:………………

Địa chỉ:…………………………

Mẫu số B 09a - DNNT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của BTC)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỌN LỌC
Quý ... năm ...

I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

1. Hình thức sở hữu vốn.

2. Lĩnh vực kinh doanh.

3. Ngành nghề kinh doanh.

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày …/…/… kết thúc vào ngày …/…/…).

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

1. Chế độ kế toán áp dụng.

2. Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

3. Hình thức kế toán áp dụng.

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải công bố việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính năm gần nhất là cùng áp dụng các chính sách kế toán như nhau. Trường hp có thay đổi thì phải mô tả sự thay đổi và nêu rõ ảnh hưng của những thay đổi đó.

V. Các sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu trong kỳ kế toán giữa niên độ

1. Giải thích về tính thời vụ hoặc tính chu kỳ của các hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán giữa niên độ.

2. Trình bày tính chất và giá trị của các khoản mục ảnh hưởng đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập thuần, hoặc các luồng tiền được coi là yếu tố không bình thường do tính chất, quy mô hoặc tác động của chúng.

3. Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu và giá trị lũy kế tính đến ngày lập báo cáo tài chính giữa niên độ, cũng như phần thuyết minh tương ứng mang tính so sánh của cùng kỳ kế toán trên của niên độ trước gần nhất.

4. Tính chất và giá trị của những thay đổi trong các ước tính kế toán đã được báo cáo trong báo cáo giữa niên độ trước của niên độ kế toán hiện tại hoặc những thay đổi trong các ước tính kế toán đã được báo cáo trong các niên độ trước, nếu những thay đổi này có ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán giữa niên độ hiện tại.

5. Trình bày việc phát hành, mua lại và hoàn trả các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.

6. Cổ tức đã trả (tổng số hay trên mỗi cổ phần) của cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi (nếu có).

7. Trình bày doanh thu và kết quả kinh doanh bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý dựa trên cơ sở phân chia của báo cáo bộ phận (Áp dụng cho công ty niêm yết).

8. Trình bày những sự kiện trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ chưa được phản ánh trong báo cáo tài chính giữa niên độ đó.

9. Trình bày những thay đổi trong các khoản nợ tiềm tàng hoặc tài sản tiềm tàng kể t ngày kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất.

10. Trình bày tình hình thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm và tình hình nhượng tái bảo hiểm (chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm)

11. Trình bày tình hình chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm và số thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm.

12. Trình bày tình hình biến động của dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

13. Trình bày tình hình thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và chi hoa hồng bảo hiểm.

14. Các thông tin khác.

Lập, ngày... tháng... năm ...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 03

Ban hành “Kèm theo Thông tư số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm”

DANH MỤC VÀ MỘT SỐ MẪU CHỨNG TỪ ĐẶC THÙ CỦA DNBH NHÂN THỌ VÀ DN TÁI BẢO HIỂM

STT

TÊN CHỨNG TỪ

Ghi chú

Số hiệu

Tính chất

BB
(*)

HD
(**)

A. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO THÔNG TƯ NÀY

I. Tiền tệ

1

Phiếu thu tiền bảo hiểm

01b-TT

x

2

Phiếu thu phí bảo hiểm tạm tính dành cho đại lý, nhân viên thu kỳ phí đầu tiên

01c-TT

x

3

Phiếu thu phí bảo hiểm dành cho đại lý, nhân viên thu phí của hợp đồng đã phát hành

01d-TT

x

4

Phiếu chi

(Cho khách hàng bảo hiểm)

02b-TT

x

5

Phiếu yêu cầu rút trước bảo tức tích lũy/Tạm ứng giá trị hoàn lại, duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm, hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

06a-TT

x

6

Phiếu yêu cầu dành cho hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư

06b-TT

x

Công ty:……………………..

Địa chỉ:…………………………

Văn phòng:……………………..

Mẫu số 01b-TT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU THU TIỀN BẢO HIỂM

Liên:

Ngày....tháng...năm....

Mẫu:

Ký hiệu:

Số:

PT:       CS/

Họ tên khách hàng: ………………………….. Mã số thuế:............................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................................

Họ tên người được bảo hiểm:..................................................................................................

STT

Số Hợp đồng bảo hiểm

Số tiền (Đồng)

Về khoản

Kỳ thu phí

Tổng cộng

Bằng chữ

Phương thc thanh toán

Tiền mặt: □

Séc: □

Ngân hàng/Bưu đin: □

Người nộp tiền
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

Công ty:……………………..

Địa chỉ:…………………………

Văn phòng:……………………..

Số: …………..

Mẫu số 01c-TT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU THU PHÍ BẢO HIỂM TẠM TÍNH

DÀNH CHO ĐẠI LÝ, NHÂN VIÊN THU KỲ PHÍ ĐẦU TIÊN

Liên:……..

Ngày … tháng … năm …

Tên Đại lý: ………………………………………… Mã số:...............................................................

Nhận của khách hàng……………………………………CMND số...................................................

Số điện thoại di động...............................................................................................................

……………………………………………………………………………….Phiếu thu được dùng để thu phí từ……………………………đến...................................................................................................

STT

Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm số

Số tiền (đồng)

V khoản

Phí bảo hiểm tạm tính

Phí bảo hiểm đóng thêm (dành cho sản phẩm đầu tư)

Tổng cộng

Bng chữ:................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Phương thức thanh toán:

- Tiền mặt:

- Séc số……………ngày…………….ngân hàng..........................................................................

Chứng từ kèm theo:.................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Người nhận tiền
(Ký, họ tên)

Khách hàng
(Ký, họ tên)

Công ty:……………………..

Địa chỉ:…………………………

Văn phòng:……………………..

Số: …………..

Mẫu số 01d-TT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU THU PHÍ BẢO HIỂM

DÀNH CHO ĐẠI LÝ, NHÂN VIÊN THU PHÍ CỦA HỢP ĐỒNG ĐÃ PHÁT HÀNH

Liên:……….

Ngày…..tháng……năm……

Tên Đại lý:…………………………………………….Mã số:.............................................................

Nhận của khách hàng…………………………………….CMND số..................................................

Số điện thoại di động...............................................................................................................

...............................................................................................................................................

Phiếu thu được dùng để thu phí từ….....................…………………đến.......................................

STT

Hợp đồng bảo hiểm số

Số tiền (đồng)

Về khoản

Đến hạn ngày

Tổng cộng

Bng chữ:................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Phương thức thanh toán:

- Tin mặt:

- Séc số…………ngày………………ngân hàng...........................................................................

Chứng từ kèm theo:.................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Người nhận tiền
(Ký, họ tên)

Khách hàng
(Ký, họ tên)

Công ty:……………………..

Địa chỉ:…………………………

Văn phòng:……………………..

Số: …………..

Mẫu số 02b-TT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU CHI

(Cho khách hàng bảo hiểm)

Liên:………..

Ngày…..tháng…..năm…..

Họ và tên người nhận tiền:........................................................................................................

Số Hợp đồng bảo hiểm:...........................................................................................................

Chủ Hợp đồng bảo hiểm:.........................................................................................................

Lý do chi:................................................................................................................................

Số tiền:....................................................................................................................................

Bng chữ:................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Chứng t kèm theo:.................................................................................................................

Người nhận tiền
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

Người duyệt có thẩm quyền
(Ký, họ tên)

Công ty:……………………..

Địa chỉ:…………………………

Văn phòng:……………………..

Số: …………..

Mẫu số 06a-TT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU YÊU CẦU

RÚT TRƯỚC BẢO TỨC TÍCH LŨY/TẠM ỨNG GIÁ TRỊ HOÀN LẠI, DUY TRÌ HỢP ĐỒNG VỚI SỐ TIỀN BẢO HIỂM GIẢM, HỦY HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Ngày

Hợp đồng bảo hiểm số

…………………………….

…………..

Bên mua bảo hiểm số

…………………………….

Đề ngh Công ty .......... điều chỉnh đa chỉ liên h theo chi tiết dưới đây (dùng cho các giao dch của Hp đồng bảo hiểm nêu trên kể từ thi điểm này):

Số nhà, đường: …….......................……………………………………………………………

Phường/Xã:…………………..Qun/Huyn:………….Tỉnh/TP:……………........................

Email:………………..Tel: ĐTDĐ……………..Cơ quan…….Nhà riêng………....................

Tôi/ chúng tôi, Bên mua bảo hiểm của Hp đồng bảo hiểm nêu trên, đề nghị được:

Rút trước toàn bộ bảo tức tích lũy

Rút trước một phần bảo tức tích lũy với số tiền (ghi số bảo tức tích lũy yêu cầu được rút trước).

……………………………………đồng

Tạm ứng từ giá trị hoàn lại số tiền

……………………………………đồng

Duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm

Hủy hợp đồng bảo hiểm, giá trị hoàn lại và giải trừ công ty.... khỏi mọi trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nêu trên. Xin quý khách vui lòng cho biết lý do hủy hợp đồng:.............................................

...............................................................................................................................................

Hình thức thanh toán:

Nhận tiền mặt tại chi nhánh (trung tâm)......................................................................................

Nhận tiền mặt tại: Bưu điện.......................................................................................................

                             Ngân hàng..................................................................................................

Số tiền: …………………………………………...............….. đồng

Chi nhánh: ……………………………………………Tỉnh/TP:...........................................................

Địa chỉ chi nhánh NH:

...............................................................................................................................................

Người nhận tiền là Bên mua bảo hiểm (Chủ hợp đồng) của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:

CMND số

………….

Ngày cấp

………….

Nơi cấp

…………

Chuyển tiền vào tài khoản tại Ngân hàng

Tên chủ tài khoản:……………………………………Số CMND:.......................................................

Số tài khoản:...........................................................................................................................

Tại Ngân hàng:………………………………………Tỉnh/TP:............................................................

Địa chỉ chi nhánh NH:.............................................................................................................

Nộp phí bảo hiểm

Hoàn trả khoản  tạm ứng và khoản giảm thu nhập từ đầu tư

S hợp đng/ HSYCBH

Người được bảo hiểm

Kỳ phí

Số tiền (đồng)

BÊN MUA BẢO HIỂM

(Ký, họ tên): ……………

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

Họ và tên:………………..

Số CMND/Mã số Đại lý:…………

Đa chỉ:…………………

Ký, h tên:………..

Nơi nhận yêu cầu: ……………………………………………………………....................................

Ngày nhận: ……../………./………

Hồ sơ kèm theo: ………………………………………………………………....................................

……………………………………………………………………………………....................................

Nhân viên nhn (ghi họ tên):……………………….Ký tên:…………………....................................

Công ty:……………………..

Địa chỉ:…………………………

Văn phòng:……………………..

Số: …………..

Mẫu số 06b-TT
(Ban hành theo TT số 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU YÊU CẦU

DÀNH CHO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ LIÊN KẾT ĐẦU TƯ

Ngày

Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm số

……………..

………………………………

Bên mua bảo hiểm nhân thọ

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ A (ghi tên sản phẩm)

………………………………….

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ B

Tôi/chúng tôi, Bên mua bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm nêu trên, đề nghị được:

Đu tư thêm số tiền:………...........đng

Hoán đi quỹ

Quỹ đầu tư

Tỷ lệ đầu tư thêm (%)

(các sản phẩm được đầu tư thêm Nếu có)

Từ quỹ đầu tư

Đến quỹ đầu tư

Số tiền (đồng)

……….

……………..

……….

……………..

……….

……….

……………..

……….

……………..

……….

……….

……………..

……….

……………..

……….

……….

……………..

……….

……………..

……….

……….

……………..

……….

……………..

……….

Thay đổi tỷ lệ đầu tư vào các quỹ (các sản phẩm có thay đổi)

Rút một phần giá trị đầu tư ……….. đồng

Quỹ đầu tư

Tỷ lệ đầu tư mới (%)

Quỹ đầu tư

Số tiền rút

(các sản phẩm được rút giá trị đầu tư Nếu có)

……….

……………..

……….

……………..

……….

……………..

……….

……………..

……….

……………..

……….

……………..

……….

……………..

……….

……………..

Hủy hợp đng bảo him, rút toàn bộ giá trị đu tư/giá trị tài khoản hợp đng và giải trừ DNBH nhân thọ.... khi mọi trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nêu trên.

Hình thức thanh toán khi yêu cầu rút một phần hoặc toàn bộ giá trị đầu tư/giá trị tài khoản hp đồng

Nhận tiền mặt tại các chi nhánh (Trung tâm Phục vụ khách hàng) của DNBH nhân thọ………….

Nhận tiền mặt tại                           Chi nhánh Ngân hàng………………………………....................

Bưu đin………………………………..............

Tên chi nhánh……………………………………………………………………....................................

Địa chỉ chi nhánh:……………………………………………………………….....................................

Người nhận tiền là...........................…………………..của Hợp đồng bảo hiểm:

CMND số: …………..       Ngày cấp: …………….            Nơi cấp: ………………...........................

Chuyển tiền vào tài khoản Ngân hàng

Tên chủ tài khoản:………………….                      Số tài khoản:………………….

Nộp phí bảo hiểm hoặc/và hoàn trả khoản tạm ứng và khoản giảm thu nhập đầu tư cho (các hp đồng sau)

Ti ngân hàng:……………………….             Tỉnh/TP:……………………...................

S hợp đng/HSYCBH

Người được bảo him

Số tiền (đồng)

Nộp phí bảo him

Hoàn trả khoản tạm ứng và khoản giảm thu nhập đầu tư

Xác nhận của Bên mua bảo hiểm:

- ………………………………………………………………………………..

BÊN MUA BẢO HIỂM

(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI LÝ LÀM CHỨNG:………..............

H và tên:…………….

Họ và tên:………………..............

Số CMND/Mã số đại lý:…………..

Ký tên:………..

Nơi nhn yêu cu: …………………………… Ngày nhn: ……/……./…….

Hồ sơ kèm theo: …………………………………………………………………

Nhân viên nhận (ghi họ tên):……………………………  Ký tên

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 199/2014/TT-BTC

Hanoi, December 19, 2014

 

CIRCULAR

ACCOUNTING FOR LIFE INSURANCE COMPANIES AND REINSURANCE COMPANIES

Pursuant to the Law on Accounting No. 03/2003/QH11 on June 17, 2003;

Pursuant to the Law on Insurance Business No. 24/2000/QH10 dated December 09, 2000 and the Law No. 61/2010/QH12 dated November 24, 2010 providing amendments to the Law on Insurance Business;

Pursuant to the Government’s Decree No. 129/2004/ND-CP dated may 31, 2004 detailing and guiding certain articles of the Law on Accounting for business operations;

Pursuant to the Government's Decree No. 45/2007/ND-CP dated March 27, 2007 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Insurance Business;

Pursuant to the Government’s Decree No. 46/2007/ND-CP dated March 27, 2007 providing for financial policies for insurance companies and insurance broker enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No. 123/2011/ND-CP dated December 28, 2011 detailing the implementation of a number of articles of the Law on amendments to the Law on Insurance Business and providing amendments to the Government's Decree No. 45/2007/ND-CP dated March 27, 2007 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Insurance Business;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Director of the Department of Accounting & Auditing Regulations;

Minister of Finance promulgates this Circular to provide guidance on accounting for life insurance companies and reinsurance companies.

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular provides for accounts, rules and methods for accounting, and financial statement templates for enterprises providing life insurance, health insurance and life reinsurance that are duly established and operate under the law of Vietnam (hereinafter referred to as “life insurers”).

2. Life insurers shall perform other accounting contents which are not provided for in this Circular in accordance with applicable corporate accounting regulations (i.e. accounting regulations promulgated under Decision No. 15/2006/QD-BTC dated March 20, 2006 by Minister of Finance and amending or superseding documents (hereinafter referred to as the “Decision No. 15/2006/QD-BTC")), Circulars guiding the compliance with accounting standards and their amending or superseding documents, if any.

Article 2. Chart of accounts

1. Names of certain accounts prescribed in the applicable corporate accounting regulations are changed for application to life insurers.

a) Name of account 3387 - “Unearned revenue” is changed into “Provisional premium, unearned revenue”;

Account 3387 comprises the following sub accounts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 33872 – “Unearned premium revenue”;

Account 33878 – “Other unearned revenue”.

b) Names of sub accounts of account 511 – “Revenue from good sales and service provision” are changed as follows:

Name of account 5111 - “Revenue from goods sale” is changed into “Direct premium revenue”;

Name of account 5112 – “Revenue from sale of finished products” is changed into “Reinsurance premium revenue”;

Name of account 5113 – “Revenue from service provision” is changed into “Revenue from reinsurance ceded”.

c) Name of account 531 – “Sales returns” is changed into “Premium refund, commission refund”.

Account 531 comprises the following sub accounts:

Account 5311 – “Refund of direct premiums”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 5313 – “Refund of ceding commissions”.

d) Name of account 532 – “Sales allowance” is changed into “Premium and commission reductions”.

Account 532 comprises the following sub accounts:

Account 5321 – “Reduction in direct premiums”;

Account 5322 – “Reduction in reinsurance premiums”;

Account 5323 – “Reduction in ceding commissions”.

2. The following sub accounts are added to the chart of accounts in applicable corporate accounting regulations for application to life insurers.

a) The following sub account is added to account 128 – “Other short-term investments”: Account 1284 – “Advances of surrender value”.

b) The following sub accounts are added to account 244 – “Long-term deposits”:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 2448 – “Other deposits”.

c) The following sub accounts are added to account 131 – “Trade receivables” and account 331 – “Trade payables”:

Account 1311 – “Receivables from direct insurance”;

Account 1312 – “Receivables from reinsurance assumed”;

Account 1313 – “Receivables from reinsurance ceded”;

Account 1318 – “Other trade receivables”;

Account 3311 – “Payables for direct insurance”;

Account 3312 – “Payables for reinsurance assumed”;

Account 3313 – “Payables for reinsurance ceded”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Account 337 – “Receivables and payables between Funds”

Account 337 comprises the following sub accounts:

Account 3371 – “Receivables between Funds”.

Account 33711 – “Seed-money receivables between Funds”.

Account 33712 – “Receivables between Funds of shared expenditures allocated to fund separating activities”.

Account 33713 – “Receivables for deficit make-up of policyholder fund”.

Account 33718 – “Other receivables between Funds”.

Account 3372 – “Payables between Funds”.

Account 33721 – “Seed-money payables between Funds”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 33723 – “Payables for deficit make-up of policyholder fund”.

Account 33728 – “Other payables between Funds”.

dd) The following sub accounts are added to account 352 – “Provisions for payables":

Account 3521 – “Mathematical reserve”;

Account 3522 – “Unearned premium reserve”;

Account 3523 – “Claims reserve”;

Account 3524 – “Profit sharing reserve”;

Account 3525 – “Equalization reserve”;

Account 3526 – “Resilience reserve”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 3528 – “Other reserves”;

Account 3529 – “Provisions for payables”.

e) Account 416 – “Statutory reserve”.

g) The following sub accounts are added to account 5111 – “Direct premium revenue”:

Account 51111 – “Insurance premiums”.

Account 51112 – “Initial fee”.

Account 51113 – “Insurance premiums for investment”.

Account 51118 – “Other fees”.

h) Account 533 – “Premiums for reinsurance ceded”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 624 comprises the following sub accounts:

Account 6241 – “Direct costs of direct insurance business”:

Account 62411 – “Payment of direct insurance payouts”;

Account 62412 – “Payment of insurance commissions”;

Account 62413 – “Costs of damage assessment and claim review services”;

Account 62414 – “Technical reserves”; this account comprises the following sub accounts:

Account 624141 – “Mathematical reserve”;

Account 624142 – “Unearned premium reserve”;

Account 624143 – “Claims reserve”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 624145 – “Equalization reserve”;

Account 624146 – “Resilience reserve”;

Account 624147 – “Interest rate commitment reserve”;

Account 624148 – “Other reserves”.

Account 62415 – “Contributions to the Fund for protection of the insured”;

Account 62418 – “Other direct insurance costs”.

Account 6242 – “Direct costs of reinsurance business”:

Account 62421 – “Payment of insurance payouts”;

Account 62422 – “Payment of insurance commissions”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 62428 – “Other direct costs of reinsurance business”.

Account 6243 – “Direct costs of reinsurance ceded”.

Account 6248 – “Other operating costs”.

k) The following sub-account is added to the account 641 – “Selling expense”:

Account 6416 – “Costs of management of insurance agents”.

3. The following accounts prescribed in the applicable corporate accounting regulations shall not be applied to life insurers:

a) The following balance sheet accounts shall not be applied:

Account 1385 – “Receivables from equalization”;

Account 154 – “Work in progress”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 1561 – “Purchase rate”;

Account 1562 – “Costs of purchase”;

Account 157 – “Goods on consignment”;

Account 158 – “Goods in tax-suspension warehouse”;

Account 161 – “Administrative expenses”;

Account 2134 – “Trademarks”;

Account 337 – “Payment according to progress of construction contract";

Account 3385 – “Equalization payables”;

Account 4112 – “Share premium”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 419 – “Stock fund”;

Account 441 – “Construction investment fund”;

Account 461 – “Budget resources”;

Account 466 – “Budget resources used to acquire fixed assets”;

Account 5114 – “Revenues from government grants”;

Account 521 – “Sales discounts”;

Account 611 – “Purchases”;

Account 621 – “Direct raw material costs”;

Account 622 – “Direct labour costs”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 627 – “Production overheads”;

Account 631 – “Production costs”;

b) The following off-balance sheet accounts shall not be applied:

Account 003 – “Goods received on consignment for sale, deposit and collateral”;

Account 008 – “Enterprise and project expenditure estimate”.

(The List of accounts applied to life insurers is available in the Appendix 01 enclosed herewith).

Article 3. Accounting of financial investments

1. Accounting of financial investments of a life insurer is reflected in groups of account 12 – “Short-term financial investments", account 22 – “Long-term financial investments” and other accounts relating trading in investment property (including account 1567 – “Real estate” and account 217 – “Investment property”).

2. The accounting of financial investments reflected in the accounts stated in Clause 1 of this Article must comply with the following regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The life insurer must separately record its financial investments reflected in groups of account 12 – “Short-term financial investments” and account 22 – “Long-term financial investments” in details in terms of owner’s equity, technical reserves and other legal sources of capital in accordance with the law so as to use as the basis for making reports on investment activities in accordance with applicable financial regulations;

c) When recording each account of financial investment, the life insurer must divide it into sub accounts or record fund codes to monitor detailed accounting of investments made by the equity fund and the policyholder fund (sub accounts shall be recorded according to insurance products: with-profits policies, without-profits policies, universal life insurance, unit-linked insurance and pension products) so as to provide figures for fund separating report and other technical reports as regulated by law;

d) With regard to investments of a unit-linked fund, the life insurer must determine and record the fund’s net asset value (NAV) in accordance with applicable law on insurance;

dd) The life insurer must implement other regulations on accounting of financial investments reflected in groups of account 12 – “Short-term financial investments" and account 22 – “Long-term financial investments”, including other accounts recording financial investments such as account 515 –“Financial income” and account 635 – “Financial expense” in accordance with applicable corporate accounting regulations.

3. Short-term and long-term investments (including term deposits at credit institutions, government bonds, corporate bonds, shares, investments in real estate, establishment or contribution to insurance companies abroad and other investment portfolios) must be specifically recorded.

a) Each investment must be recorded for monitoring historical costs, increases and decreases in investments and closing values of investments (with regard to unit-linked investments, the net asset value (NAV) must be determined and monitored in accordance with applicable law on insurance). Investments of funds (i.e. the equity fund and/or the policyholder fund) and those made with funding from technical reserves must also managed in accounting books.

b) At the end of accounting period, the life insurer shall base on figures in accounting books and codes of funds making investments sorted by each form of investment during the period to prepare technical reports such as fund separating report and reports on investment activities in accordance with applicable financial regulations.

Article 4. Account 131 – Trade receivables

1. Account 131 – “Trade receivables” is intended to record receivables and payments of receivables from direct insurance, reinsurance and cession and other receivables from customers.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Account 131 must be recorded specifically to every debtor and to every receivables item from direct insurance, reinsurance, cession and other business operations of the life insurer so as to use as the basis for preparing the balance sheet and serving management requirements;

b) Account 1311 – “Receivables from direct insurance”: All direct insurance premiums receivable (including receivables from policyholders and insurance agents), other receivables from direct insurance activities and receivables to reduce direct insurance expenses (if any) must be recorded specifically. 

c) Account 1312 – “Receivables from reinsurance assumed”: Reinsurance premiums and other receivables from the assumption of reinsurance must be recorded specifically. 

d) Account 1313 – “Receivables from reinsurance ceded”: Receivables of ceding commission, claim payments made by reinsurers (if any) and refund of premium for reinsurance ceded, and other receivables from cession must be recorded specifically. dd) Account 1318 – “Other trade receivables” reflects receivables other than those from direct insurance, reinsurance and cession from customers.  

e) Ceding commissions receivable from the reinsurer shall not be recorded to account 131 – “Trade receivables”.  Accountant of the primary insurer (ceding company) shall record these ceding commissions to Dr 331 – “Trade payables” (Dr 331/ Cr 5113) as decreases in premium for reinsurance ceded payable to the reinsurer.

3. Structure and contents of account 131 – “Trade receivables”:

a) Debit:

Trade receivables from direct insurance, reinsurance, cession and other business operations.

b) Credit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Debit balance:

Remaining trade receivables from direct insurance, reinsurance, cession and other business operations.

d) Account 131 – “Trade receivables” comprises the following sub accounts:

- Account 1311 – “Receivables from direct insurance” reflects receivables, payments collected and remaining amounts receivable from direct insurance activities such as direct insurance premiums receivable, other receivables from direct insurance activities and receivables to reduce direct insurance expenses (if any). 

- Account 1312 – “Receivables from reinsurance assumed” reflects receivables, payments collected and remaining amounts receivable from the assumption of reinsurance such as reinsurance premiums and other receivables of reinsurance assumed. 

- Account 1313 – “Receivables from reinsurance ceded” reflects receivables, payments collected and remaining amounts receivable from cession such as ceding commission, claim payments from reinsurers (if any) and refund of premiums for reinsurance ceded, and other reinsurance ceded receivables. 

- Account 1318 – “Other trade receivables” reflects receivables, payments collected and remaining amounts receivable of trade receivable items other than those from direct insurance, reinsurance and cession activities.  

4. Accounting methods for certain business transactions:

a) Direct insurance premiums receivable, including premiums to be collected directly from policyholders or insurance agents, shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5111)

b) When collecting direct insurance premiums, collected amounts shall be recorded to:

Dr 111 and 112

Cr 131 – Trade receivables (sub account 1311).

c) Amounts receivable recorded as decreases in direct insurance expenses such as insurance claim payments by the reinsurer shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables (account 1311 - Receivables from direct insurance – sub account: claim payments receivable from the reinsurer)

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62411)

d) When collecting receivables such as indemnities paid by the reinsurer, the enterprise providing direct insurance shall record them to:

Dr 111 and 112

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Accountant of the reinsurer shall record reinsurance premiums receivable from the primary insurer under terms of the reinsurance agreement entered into by and between the reinsurer and the primary insurer to:

Dr 131 – Trade receivables (account 1312)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5112) (Reinsurance premiums receivable).

The reinsurer shall also determine and reflect the ceding commission paid to the primary insurer and record it as a decrease in reinsurance premiums receivable to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business (account 62422)

Cr 131 – Trade receivables (account 1312) (sub account: Ceding commission payable).

e) The reinsurer shall record the collected amount of reinsurance premiums minus (-) the ceding commission paid to the primary insurer to:

Dr 111, 112, …. (Amount actually received from the primary insurer)

Cr 131 – Trade receivables (account 1312).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 131 – Trade receivables (account 1313 - Receivables from reinsurance ceded – sub account: claim payments receivable from the reinsurer)

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others

h) When collecting receivables from the reinsurer, the primary insurer shall record them to:

Dr 111, 112

Cr 131 – Trade receivables (account 1313).

i) Other receivables of a life insurer from provision of damage assessment and claim review services shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables (account 1318)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5118)

Cr 333 – Taxes and other payables to the State (33311) (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 111, 112

Cr 131 – Trade receivables (account 1318).

l) When receivables and payables of the same entity are offset against each other, they shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 131 – Trade receivables.

Article 5. Account 1284 – Advances of surrender value

1. Account 1284 – “Advances of surrender value” is a sub account of account 128 and reflects advances of surrender value and payments of these debts.

2. Rules for accounting of account 1284

This account only reflects advances of surrender value paid to life insurance policyholders who are eligible to receive the surrender value in accordance with applicable regulations and payments of these advances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Debit:

Advances of surrender value paid to life insurance policyholders.

b) Credit:

Recovered amounts of advances of surrender value paid to life insurance policyholders.

c) Debit balance:

Remaining amounts of advances of surrender value paid to life insurance policyholders.

4. Accounting methods for certain business transactions

a) Advances of surrender value paid to life insurance policyholders shall be recorded to:

Dr 1284 – Advances of surrender value

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) When collecting amounts of money advanced to policyholders, the insurer shall record them to:

Dr 111, 112, 331

Cr 1284 – Advances of surrender value.

Article 6. Account 244 – Long-term deposits

1. This account reflects insurance deposits and other deposits of a life insurer.  Account 244 – “Long-term deposits” comprises the following sub accounts:

- Account 2441 – “Insurance deposits”

- Account 2448 – “Other deposits”

2. Account 2441 – “Insurance deposits” reflects the amounts of money deposited by the life insurer at a commercial bank in accordance with the Law on Insurance Business.

a) Structure and contents of account 2441 – “Insurance deposits”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Amounts of money deposited by the life insurer for long term when starting its insurance business and/or additionally deposited during its operations.

- Credit:

Amounts of deposits used by the life insurer to fulfill commitments to insurance buyers when the former’s solvency is inadequate;

Long-term deposits withdrawn by the life insurer upon its closure of operations.

- Debit balance:

Remaining amounts of long-term deposits.

b) Accounting methods for certain business transactions:

- When starting business operations, the life insurer must make insurance deposits and record them to:

Dr 244 – Long-term deposits (sub account 2441)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- When closing business operations, the life insurer shall withdraw deposits and record them to:  

Dr 112 – Bank deposits

Cr 244 – Long-term deposits (sub account 2441).

- When the life insurer uses insurance deposits to fulfill commitments to insurance buyers when the former’s solvency is inadequate in accordance with applicable financial regulations, the used amounts of deposits shall be recorded to:

Dr accounts related

Cr 244 – Long-term deposits (sub account 2441).

3. Account 2448 – “Other deposits” reflects amounts of money or value of assets deposited or used as collaterals by the life insurer with enterprises or other economic organizations for a period lasting above one year besides insurance deposits. Accounting works relating account 2448 shall comply with those for account 244 – “Long-term deposits” prescribed in applicable corporate accounting regulations. 

Article 7. Account 331 – Trade payables

1. Account 331 – “Trade payables” reflects debts payable and payment of these debts of a life insurer in connection with its direct insurance, reinsurance, cession and other business operations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Account 331 must be recorded specifically to every creditor and to every payables item from each of direct insurance, reinsurance and cession operations and every item of other payables of the life insurer so as to use as the basis for preparing the balance sheet and serving its management requirements;

b) Account 331 must specifically record all payables, including premiums for reinsurance ceded, insurance payouts and insurance commissions payable and other payables, so as to provide sufficient information for preparation of financial statements and serve the insurer’s management requirements.

c) Ceding commission payable to the primary insurer shall not be recorded to account 331 – “Trade payables”. The reinsurer shall record these insurance commissions payable to Cr 131 (Dr 624/Cr 131) as decreases in reinsurance premiums receivable from the primary insurer.

3. Structure and contents of account 331 – “Trade payables”

a) Debit:

Payments made to creditors related to direct insurance, reinsurance, cession and other business operations.

b) Credit:

Amounts payable to creditors related to direct insurance, reinsurance, cession and other insurance operations.

c) Credit balance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Account 331 – “Trade payables” comprises the following sub accounts:

- Account 3311 – “Payables for direct insurance” reflects payables, payments made and remaining amounts payable for direct insurance activities such as payments of insurance payouts, commissions and damage assessment expenses, and other direct insurance payables.    

- Account 3312 – “Payables for reinsurance assumed” reflects payables, payments made and remaining amounts payable for reinsurance assumed such as ceding commissions, claim payments (if any) and other reinsurance assumed payables.

- Account 3313 – “Payables for reinsurance ceded” reflects payables, payments made and remaining amounts payable for reinsurance ceded such as premiums for reinsurance ceded, refund of ceding commission and other reinsurance ceded payables.

- Account 3318 – “Other trade payables” reflects payables, payments made and remaining amounts payable of trade payable items other than those for direct insurance, reinsurance assumed and reinsurance ceded.

4. Accounting methods for certain business transactions:

a) When making payment of insurance benefits to a beneficiary upon the occurrence of the insured event or at the maturity of the insurance policy or in another case as defined in the insurance policy entered into by and between the life insurer and the client (policyholder), the enterprise providing direct insurance shall record such payments to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (account 62411)

Cr 331 – Trade payables (TK 3311).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (corresponding sub account)

Cr 331 – Trade payables (TK 3311).

c) When making payment of insurance payouts to the insured or liabilities to providers of direct insurance-related services, the enterprise providing direct insurance shall record such payments to:

Dr 331 – Trade payables (TK 3311)

Cr 111, 112

d) Based on the primary insurer’s notice of indemnities and insurance payouts and relevant vouchers, the reinsurer shall record amounts of indemnities for reinsurance assumed and others payable to the primary insurer to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (account 6242) (corresponding sub account)

Cr 331 – Trade payables (TK 3312).

dd) When using services related to reinsurance assumed such as damage assessment and claim review services, etc., the reinsurer shall record payments for the used services to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 331 – Trade payables (TK 3312).

e) When advancing or making payment of insurance payouts and other payments to the primary insurer or paying liabilities to providers of services related to reinsurance assumed, the reinsurer shall record such payments to:

Dr 331 – Trade payables (TK 3312)

Cr 111, 112

g) When making payment of premiums for reinsurance ceded to the reinsurer (including withholding tax) (if any), the primary insurer shall record such payments to:

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables (sub account 3313) (Amounts of premiums for reinsurance ceded paid to the reinsurer).

Concurrently, ceding commissions receivable from the reinsurer shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub account 3313) (Amounts of ceding commissions receivable which shall be deducted from premiums for reinsurance ceded payable to the reinsurer)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) When making payment of amounts of premiums for reinsurance ceded minus (-) the ceding commissions receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record such payments to:

Dr 331 – Trade payables (sub account 3313)

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the reinsurer)

Account 3338 – Other taxes (withholding tax) (if any).

i) The life insurer’s payables to sellers or providers of damage assessment and claim review services shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (corresponding sub account)

Cr 331 – Trade payables (Corresponding sub account).

k) When making payments to sellers or providers of damage assessment and claim review services, the life insurer shall record such payments to:

Dr 331 – Trade payables

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) Advances of surrender value which are unpaid by clients shall be deducted from insurance payouts to be paid to clients and recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub accounts: amounts paid to each policyholder)

Cr 128 – Other short-term investments (Account 1284).

m) When payables and receivables of the same entity are offset against each other, they shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 131 – Trade receivables.

n) With regard to pension products and voluntary pension fund:

- In case the insured is not allowed to withdraw money from his/her pension account before the agreed-upon age prescribed in the insurance policy but is financially incapable of paying insurance premiums, the life insurer shall keep managing this amount payable by recording it to the account of provision for payables (technical reserves) until the full payment made.

- The value of a client’s pension account which is transferred into the group pension policy with a new insurer shall be recorded as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account: Payment of insurance payout)

Cr 331 – Trade payables (sub accounts: amounts paid to each policyholder)

It shall be also recorded to:

Dr 352 – Provisions for payables

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account: Technical reserves)

When making payment of the transferred value of the pension account to the receiving insurer, such payment shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub accounts: amounts paid to each policyholder)

Cr 111, 112

+ The receiving insurer shall record amounts transferred from the individual’s pension account to the group pension policy to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 352 – Provisions for payables.

Article 8. Account 337 – “Receivables and payables between Funds”

1. Account 337 – “Receivables and payables between Funds” reflects receivables, payables and payments made between Funds (equity fund and policyholder fund). The policyholder fund may be separated into without-profits fund, with-profits fund, universal life fund and unit-linked fund to serve management requirements.

Account 337 comprises the following sub accounts:

- Account 3371 – “Receivables between Funds”.

- Account 3372 – “Payables between Funds”.

2. Rules for accounting of account 337 – “Receivables and payables between Funds”:

a) This account is intended to record fund separating activities (equity fund and policyholder fund).

b) Rules for accounting of fund separating activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Rules for separating and determining assets, sources of funds, revenues, expenditures and financial performance of each fund must comply with financial regulations applicable to insurers and reinsurers.

- The life insurer must organize the system of accounting records and open detailed codes of accounts of each fund to individually record assets, sources of funds, revenues, expenditures and financial performance of each fund (equity fund and policyholder fund) to serve the preparation of fund separating report.

- Transactions in terms of assets, sources of funds, revenues, expenditures associated with a certain fund shall be recorded for such fund. Transactions relating to multiple funds shall be aggregated and distributed to each fund in a fair and reasonable basis. The life insurer must establish rules for distributing transactions in terms of assets, sources of funds, revenues, and expenditures relating to each fund. These rules must be given approval by the Ministry of Finance.

- Each life insurer shall only prepare a unique and official set of financial statements so as to submit to state agencies and serve financial disclosure. Accounting items of the policyholder fund and the equity fund shall be separately reflected in a separate section of a technical report (fund separating report). This fund separating report shall be only submitted to the insurance regulatory authority affiliated to the Ministry of Finance and kept at the life insurer.

c) Guidelines for accounting of separating the policyholder fund and the equity fund

- The life insurer must set specific code for each fund which must be consistently applied from preparing accounting documents, opening accounts, bookkeeping and preparation of financial statements and fund separating report.

- Accounting documents:

When preparing and collecting accounting documents for transactions related to the policyholder fund and the equity fund, the life insurer must use fund codes so as to use as the basis for recording such transactions in accounting books separately for each fund.

- Accounts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Structure and contents of account 337 – “Receivables and payables between Funds”

Debit:               - Amounts receivable between Funds;

                        - Amounts paid between Funds.

Credit:               - Amounts payable between Funds;

                        - Amounts collected between Funds.

At the end of accounting year, this account does not have a balance.

Account 337 – “Receivables and payables between Funds” comprises the following sub accounts:

a) Account 3371 – “Receivables between Funds” reflects amounts receivable between the policyholder fund and the equity fund. This sub account serves the preparation of reports on the policyholder fund and the equity fund (fund separating report).

Debit:  Amounts receivable between Funds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit balance: Remaining amounts receivable between Funds.

Account 3371 – “Receivables between Funds” comprises the following sub accounts:

- Account 33711 – “Seed-money receivables between Funds” reflects amounts receivable between the policyholder fund and the equity fund in respect of the seed money paid by the policyholder fund when establishing the fund. This sub account serves the preparation of fund separating report (the policyholder fund and the equity fund).
- Account 33712 – “Receivables between Funds of shared expenditures allocated to fund separating activities” reflects amounts receivable between the policyholder fund and the equity fund in respect of shared expenditures allocated to funds. This sub account serves the preparation of fund separating report (the policyholder fund and the equity fund).

- Account 33713 – “Receivables for deficit make-up of policyholder fund” reflects amounts receivable between the policyholder fund and the equity fund for making up deficits of the policyholder fund. This sub account serves the preparation of fund separating report (the policyholder fund and the equity fund).

- Account 33718 – “Other receivables between Funds” reflects amounts receivable between funds other than those specified in account 33711, account 33712 and account 33713.

b) Account 3372 – “Payables between Funds” reflects amounts payable between the policyholder fund and the equity fund. This sub account serves the preparation of reports on the policyholder fund and the equity fund (fund separating report). 

Debit:  Amounts paid between Funds

Credit:  Amounts payable between Funds.

Credit balance: Remaining amounts payable between Funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Account 33721 – “Seed-money payables between Funds” reflects amounts payable between the policyholder fund and the equity fund in respect of the seed money paid by the equity fund when establishing the fund. This sub account serves the preparation of fund separating report.  

- Account 33722 – “Payables between Funds of shared expenditures allocated to fund separating activities” reflects amounts payable between the policyholder fund and the equity fund in respect of shared expenditures allocated to funds. This sub account serves the preparation of fund separating report (the policyholder fund and the equity fund).

- Account 33723 – “Payables for deficit make-up of policyholder fund” reflects amounts payable between the policyholder fund and the equity fund to make up deficits of the policyholder fund. This sub account serves the preparation of fund separating report (the policyholder fund and the equity fund).

- Account 33728 – “Other payables between Funds” reflects amounts payable between funds other than those specified in account 33721, account 33722 and account 33723.

At the end of accounting period, receivables and payables recorded in account 3371 and account 3372 shall be made up for each other when preparing the balance sheet in order that these sub accounts do not have balances.

Account 3371 and account 3372 are specifically recorded for each fund.

4. Accounting methods for certain business transactions: Account 337 – “Receivables and payables between Funds”:

a) The seed money transferred by the equity fund to the policyholder fund shall be recorded as follows:

- The equity fund shall record it to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 111, 112 (the equity fund)

- The policyholder fund shall record it to:

Dr 111, 112 (the policyholder fund)

Cr 3372 – Payables between Funds (account 33721) (details: amounts payable by the policyholder fund to the equity fund).

b) Depreciation of fixed assets of the equity fund allocated to the policyholder fund shall be recorded as follows:

- The policyholder fund shall record it to:

Dr 641, 642 (the policyholder fund)

Cr 3372 – Payables between Funds (account 33722) (details: amounts payable by the policyholder fund to the equity fund).

- The equity fund shall record it to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 214 – Depreciation of fixed assets (the equity fund)

c) Other shared expenditures of the equity fund allocated to the policyholder fund shall be recorded as follows:

- The equity fund shall record it to:

Dr 3371 – Receivables between Funds (account 33712) (details: amounts receivable by the equity fund from the policyholder fund) 

Cr accounts of expenses (account 641, account 642) (the equity fund).

- The policyholder fund shall record it to:

Dr 641, 642 (the policyholder fund)

Cr 3372 – Payables between Funds (account 33722) (details: amounts payable by the policyholder fund to the equity fund).

d) Amounts used for making up the deficits of the policyholder fund shall be recorded as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 3371 – Receivables between Funds (account 33713) (details: amounts receivable by the equity fund from the policyholder fund) 

Cr 111, 112

- The policyholder fund shall record it to:

Dr 111, 112

Cr 3372 – Payables between Funds (account 33723) (details: amounts payable by the policyholder fund to the equity fund).

dd) Other receivables/ payables between Funds shall be recorded as follows:

E.g.: Payments made by the equity fund on behalf of the policyholder fund:

- The fund making payments on behalf of another fund must record such payments as receivables between Funds to:

Dr 3371 – Receivables between Funds (account 33718) (the equity fund)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The requesting fund must record such payments as payables between Funds to:

Dr accounts of expenses (account 641, account 642), payables (account 331) (the policyholder fund)

Cr 3372 – Payables between Funds (account 33728) (the policyholder fund).

e) At the end of accounting period, payments and amounts transferred between Funds shall be recorded as follows:

- The receiving fund shall record such payments to:

Dr 111, 112 (sub accounts: cash and deposits of each fund)

Cr 3371 – Receivables between Funds (accounts: 33711, 33712, 33713, 33718) or (sub account: receivables of each fund).

- Paying fund shall record such payments to:

Dr 3372 – Payables between Funds (accounts: 33721, 33722, 33723, 33728) or (sub account: payables of each fund)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Rules for accounting of fund separating activities:

1. The following accounts shall be employed when preparing fund separating report.

Account 337 – “Receivables and payables between Funds”;

Account 511 – “Revenue from goods sale and service provision”;

Account 515 – “Financial income”;

Investment accounts:

Account 121 – “Short-term securities investment”;

Account 128 – “Other short-term investments”;

Account 228 – “Other long-term investments”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 352 – “Provisions for payables”.

Accounts of expenses such as account 635 –“Financial expense”; accounts 624, 641, 642

Other accounts (if applicable).

2. The life insurer must open sub accounts of the accounts mentioned in Clause 1 of this Article and use fund codes to specifically record assets, sources of funds, revenues, expenditures, receivables, payables and financial performance of each fund (the equity fund, the policyholder fund (including without-profits fund, with-profits fund, universal life fund, unit-linked fund, voluntary pension fund)) so as to provide figures for the preparation of technical reports, including fund separating report, profit sharing report, income statement of each fund and reports on technical reserves in conformity with management requirements of the life insurer and competent authorities.

Article 10. Account 3387 - Provisional premium, unearned revenue

1. Account 3387 – “Provisional premium, unearned revenue” reflects payments made between the life insurer and its clients in respect of insurance premiums provisionally collected (even when the official insurance policy is unavailable), premium revenues previously recorded of several accounting periods and other unearned revenues.      

Account 3387 – “Provisional premium, unearned revenue” comprises the following sub accounts:

- Account 33871 – “Provisional premium” reflects payments of provisional premiums made between the life insurer and its clients (even when the official insurance policy is unavailable).  

- Account 33872 – “Unearned premium revenues” reflects amounts of premiums which have been already recorded of several accounting periods by the life insurer with its clients and payments, carryforward of these amounts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Rules for accounting of account 33871 and account 33872

a) The life insurer must open sub accounts to record provisional premiums and following payments of premiums made by clients to the life insurer specifically to every client and every insurance product so as to serve management requirements.

b) The life insurer shall record the premium amounts paid in advance by clients for multiple periods to these accounts and open sub accounts to record amounts advanced by each client and specifically to every insurance product to serve management requirements.

c) The life insurer must keep track of unearned premium revenues and other unearned revenues in details and sort them by short-term unearned revenues (one year or less) and long-term unearned revenues (exceeding one year) so as to have figures serving the preparation of the balance sheet.

3. Structure and contents of account 33871 and account 33872

a) Debit:

- Carriedforward provisional premiums to revenues when the life insurer and the client enter into the life insurance policy.

- Carriedforward premiums in this period from account 33872 – “Unearned premium revenues” to revenue account.

- Reduced provisional premiums (in case policyholder is liable for health examination costs).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Credit:

Provisional premiums collected from clients (including first payment and subsequent payments) and premiums collected in advance by the life insurer for multiple periods.

c) Credit balance:

Closing balance of provisional premiums paid by clients (including first payment and subsequent payments) and premiums collected in advance for multiple periods.

4. Accounting methods for certain business transactions of account 33871 and account 33872

a) When a client makes payment of provisional premiums directly to or through an insurance agent to the life insurer, such provisional premiums shall be recorded to:

Dr 111, 112

Cr 3387 – Provisional premium, unearned revenue (Account 33871).

b) When the life insurer transfers the premium amounts paid by a client for multiple periods from the account of provisional premiums to the account of unearned revenue, it shall record the transferred amounts to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 3387 – Provisional premium, unearned revenue (Account 33872).

c) The life insurer shall transfer provisional premiums into the revenue account when it issues the insurance policy to the client and record transferred amounts to:

Dr 3387 – Provisional premium, unearned revenue (Account 33871)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51111)

d) Carriedforward premiums in this period from account 33872 – “Unearned premium revenues” to revenue account shall be recorded to:

Dr 3387 – Provisional premium, unearned revenue (sub account 33872)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51111).

dd) When the life insurer refuses to provide insurance or the client no longer wants to purchase insurance (in case the life insurer and the client do not yet enter into the insurance policy), the life insurer shall refund provisional premiums to the client and record it to:

Dr 3387 – Provisional premium, unearned revenue (Account 33871)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Account 33878 – “Other unearned revenues” shall be recorded in accordance with guidance on recording of account 3387 – “Unearned revenues” in applicable corporate accounting regulations.
Article 11. Account 352 – Provisions for payables

1. Account 352 –“Provisions for payables” reflects setting aside, use and current amounts of technical reserves and provisions for payables of the life insurer in accordance with the law on insurance.

2. Rules for accounting of account 352

a) The life insurer must set aside technical reserves for each insurance policy in correspondence with its liabilities.

b) Technical reserves consist of:

- Mathematical reserve is the difference between the present value of insurance payouts and the present value of future premiums and used to make payouts for liabilities undertaken upon the occurrence of insured events;

- Unearned premium reserve is used to make payouts that ensue throughout the duration of the insurance policy in the subsequent year;

- Claims reserve is used to make payouts for insured events that have occurred but have not been settled at the end of the fiscal year;

- Profit sharing reserve is used to pay profit upon which the insurer has agreed upon with the insurance buyer in the insurance policy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Resilience reserve is used to guarantee the insurer’s commitment to clients as agreed upon in the insurance policy upon considerable changes in the investment market.

- Interest rate commitment reserve is used to maintain the rate of interest committed by the insurer to its client as agreed upon in the signed pension insurance policy.

- Other reserves mean technical reserves other than those prescribed above.

c) Provisions for payables (account 3529) are set aside and used in accordance with applicable corporation accounting regulations.

d) Methods of and basis for setting aside technical reserves must be approved in writing by Ministry of Finance before application.

dd) Technical reserves must be recorded specifically to every type of technical reserves in accordance with the law on insurance and separately for direct insurance and reinsurance.

e) The life insurer must calculate amounts of technical reserves which must be set aside in accordance with the law on insurance for each insurance policy in correspondence with the life insurer’s liabilities and record them as direct costs of insurance business (sub accounts: direct costs of direct insurance business and direct costs of reinsurance business).

g) Technical reserves shall be set aside at the end of accounting period when financial statements are prepared. Setting aside technical reserves must comply with applicable financial regulations.

h) At the end of accounting period, the life insurer shall determine technical reserves which must be set aside for the subsequent accounting period. To be specific:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The negative difference between total amount of technical reserves which must be set aside in this period and unused amount of technical reserves set aside in the previous period shall be reserved and recorded as a decrease in technical reserves and a decrease in direct costs of insurance business.

3. Structure and contents of account 352 – “Provisions for payables”

a) Debit:  The value of technical reserves which is recorded as a decrease in direct costs of insurance business in the period.

b) Credit: The value of technical reserves set aside which is aggregated with direct costs of insurance business in the period.

c) Credit balance:  Closing balance of technical reserves.

d) Account 352 – “Provisions for payables” comprises the following sub accounts:

- Account 3521 – “Mathematical reserve” reflects the setting aside and reserval of mathematical reserves in accordance with financial regulations applicable to life insurers.

- Account 3522 – “Unearned premium reserve” reflects the setting aside and reserval of unearned premium reserves in accordance with financial regulations applicable to life insurers.

- Account 3523 – “Claims reserve” reflects the setting aside and reserval of claims reserves in accordance with financial regulations applicable to life insurers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Account 3525 – “Equalization reserve” reflects the setting aside and use of equalization reserves in accordance with financial regulations applicable to life insurers.

- Account 3526 – “Resilience reserve” reflects the setting aside and use of resilience reserves in accordance with financial regulations applicable to life insurers.

- Account 3527 – “Interest rate commitment reserve” reflects the setting aside and use of interest rate commitment reserves in accordance with financial regulations applicable to life insurers.

- Account 3528 – “Other reserves” reflects the setting aside and reserval of other reserves in accordance with financial regulations applicable to life insurers.

- Account 3529 – “Provisions for payables” reflects current provisions for payables, setting aside and use of these provisions for payables of a life insurer.

4. Accounting methods for certain business transactions

a) With regard to mathematical reserve, unearned premium reserve, claims reserve, profit sharing reserve, resilience reserve and interest rate commitment reserve:

- At the end of accounting period when technical reserves (including mathematical reserve, unearned premium reserve, claims reserve, profit sharing reserve, resilience reserve and interest rate commitment reserve) are set aside for each insurance policy in correspondence with liabilities of the life insurer in accordance with applicable financial regulations, such technical reserves set aside shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (account 62414, account 62423 (except equalization reserve))

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At the end of the subsequent accounting period:

+ If total amount of technical reserves which must be set aside at the end of this period is greater than the unused amount of technical reserves set aside at the end of the previous period, the positive difference shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (account 62414, account 62423 (except equalization reserve))

Cr 352 – Provisions for payables (with sub accounts according to every type of technical reserve).

+ If total amount of technical reserves which must be set aside at the end of this period is lower than the unused amount of technical reserves set aside at the end of the previous period, the negative difference shall be reserved and recorded to:

Dr 352 – Provisions for payables (with sub accounts according to every type of technical reserve)

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (account 62414, account 62423 (except equalization reserve)).

b) With regard to equalization reserve:

- At the end of accounting period when technical reserve (i.e. equalization reserve) must be set aside in accordance with applicable financial regulations, equalization reserve set aside shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 352 – Provisions for payables (account 3525).

- At the end of the subsequent accounting period:

+ The additional equalization reserve which must be set aside in accordance with applicable financial regulations shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account: equalization reserve)

Cr 352 – Provisions for payables (account 3525).

+ Pursuant to applicable financial regulations, payments made using equalization reserve shall be recorded to:

Dr 352 – Provisions for payables (account 3525)

Cr accounts related.

Article 12. Account 416 – Statutory reserve

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The life insurer shall extract its profit after tax to set aside the statutory reserve.

Setting aside and use of statutory reserves shall comply with financial regulations applicable to life insurers.

2. Structure and contents of account 416 – “Statutory reserve”

a) Debit:

Decrease in the statutory reserve resulted from the life insurer’s use of the statutory reserve in accordance with applicable financial regulations.

b) Credit:

Increase in the statutory reserve because of additional statutory reserves set aside every year.

c) Credit balance:

Closing balance of the statutory reserve.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) At the end of the fiscal year, after calculating the statutory reserve which the life insurer is required to set aside in accordance with applicable financial regulations, the life insurer shall record it to:

Dr 421 – Undistributed profit

Cr 416 – Statutory reserve.

b) When using the statutory reserve in accordance with applicable financial regulations, amounts used shall be recorded to:

Dr 416 – Statutory reserve

Cr accounts related.

Article 13. Account 511 - Revenue from goods sale and service provision

1. Account 511 – “Revenue from goods sale and service provision” reflects revenues derived from insurance business and other business operations of a life insurer, including:   direct premium revenue, revenue of reinsurance premiums, ceding commissions and revenues from other business operations of the life insurer in an accounting period.

2. Besides the application of corporate accounting regulations, this account must be recorded in compliance with the following rules:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The life insurer must keep specific records of fund codes to monitor each insurance product and operation so as to meet fund separating requirements and management requirements of the life insurer and regulatory authorities.

c) The life insurer must record revenues and deductions from revenue for each insurance business operation at the time and contents of recording prescribed in applicable financial regulations.

d) Direct premium revenue, revenues of reinsurance premiums and insurance commissions may increase or decrease according to adjustments to insurance policies because policyholders (insurance buyers) make changes in sums assured, scope of insurance coverage or policy period. Increases in direct premium revenue, reinsurance premiums or ceding commissions resulted from the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period shall be recorded to Dr 111, 112, 131, etc. and Cr 511. Decreases in direct premium revenue, reinsurance premiums or ceding commissions resulted from the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period shall be recorded to Dr 511 and Cr 111, 112, 131, etc.

dd) Refunds or reductions in direct premiums, or reinsurance premiums or ceding commissions shall be considered as deductions from revenues and specifically recorded to account 531 "Premium refund, commission refund" and account 532 "Premium and commission reductions", and transferred to account 511 so as to calculate the net revenue at the end of the accounting period.

e) Premiums for reinsurance ceded which must be transferred to the reinsurer shall be considered as deductions from revenue and specifically recorded to account 533 “Premiums for reinsurance ceded”, and transferred to account 511 so as to calculate the net revenue of the life insurer at the end of the accounting period.

g) The primary insurer and the reinsurer must notify and certify liabilities with each other in a timely manner so as to ensure that revenue of ceding commissions receivable and premiums for reinsurance ceded (of the primary insurer) and revenue of reinsurance premiums and ceding commission payable (of the reinsurer) shall be recorded as soon as liabilities arise from the signed insurance policy within the same quarterly accounting period.    At the end of the fiscal year, the primary insurer shall together with the reinsurer certify accounts receivable and those payable so as to ensure that revenues and costs shall be recorded as soon as liabilities arise from the signed insurance policy in accordance with applicable financial regulations.

3. Structure and contents of account 511 – “Revenue from goods sale and service provision”:

a) Debit:

- Carriedforward refunds of direct premiums, reinsurance premiums and ceding commissions in the period;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Premiums for reinsurance ceded transferred to the reinsurer in the period;

- Decrease in insurance premium revenue to record increase in initial fee revenue (applicable to investment-linked insurance and pension products);

- Decrease in insurance premium revenue to record increase in insurance premiums for investment (applicable to investment-linked insurance and pension products);

- Net revenue from direct insurance business, reinsurance assumed, reinsurance ceded and other business operations transferred to account 911 to determine business performance of the life insurer.

b) Credit:

- Revenues from insurance business, including: direct premium revenue, reinsurance premiums, ceding commission and other earnings from cession recorded as revenues in the accounting period;

- Revenues from other business operations in the period (such as earnings from provision of damage assessment and claim review services, etc.)

c) Account 511 does not have a closing balance.

d) Account 511 – “Revenue from goods sale and service provision” comprises the following sub accounts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Account 5111 comprises the following sub accounts:

Account 51111 – “Insurance premiums” reflects premium revenues earned by the life insurer.

Account 51112 – “Initial fee” reflects the initial fee collected by the life insurer.

Account 51113 – “Insurance premiums for investment” reflects the life insurer’s revenue as premiums invested in portfolios (the policyholder’s investments).

Accounting 51118 – “Other fees” reflects risks insurance premiums, administrative fee, leading fee and other fees collected by the life insurer.

- Account 5112 – “Reinsurance premium revenue” reflects revenues and net revenue from reinsurance assumed in the accounting period;

- Account 5113 – “Revenue from reinsurance ceded” reflects revenues and net revenue from reinsurance ceded in the accounting period;

- Accounting 5117 – “Revenue from investment properties”;

- Account 5118 – “Revenue from other business operations” reflects revenues and net revenue from other insurance business operations and receipts other than those reflected by accounts 5111, 5112, 5113, 5117 (such as receipts from provision of damage assessment and claim review services, etc.).
4. Accounting methods for certain business transactions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- When a client makes payment of premiums (including premiums paid in advance for multiple periods) to the life insurer (even the life insurer and the client do not enter into the insurance policy), the received amounts shall be recorded to:

Dr 111, 112

Cr 3387 – Provisional premium, unearned revenue.

- When the life insurer transfers the premium amounts paid by a client in advance for multiple periods from the provisional premium account to the unearned revenue account, such transferred amounts shall be recorded to:

Dr 33871 – Provisional premium

Cr 33872 – Unearned revenue.

- Upon the appraisal of a client’s dossier, if the life insurer and the client agreed to conclude the insurance policy from which liabilities arise, accountant of the life insurer shall record direct premium revenue to relevant accounts. To be specific:

When the insurance policy has been concluded and the policyholder has fully paid premium or when having documents proving the conclusion of the insurance policy and the policyholder has paid premium in full (in case of a new policy) or having an agreement made with the policyholder on the insurance premium debts, direct premium revenue shall be recorded to:

Dr 33871 – Provisional premium (Total premium paid) (In case the policyholder has fully paid premium)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (account 51111).

+ With regard to investment-linked insurance products (including universal life insurance, unit-linked insurance and pension products), in addition to the accounting entries stated above, the life insurer shall also keep the following records:

Dr 51111 – Insurance premiums

Cr 51112 – Initial fee

Cr 51113 – Insurance premiums for investment.

These entries are generally applied to investment-linked insurance products of a life insurer, the life insurer may itself open sub accounts or use fund codes to specifically record trade receivables and trade payables of each fund.

+ Since second and subsequent payment terms of insurance premium, the life insurer shall record premium revenue to:

Dr 33871 – Provisional premium (Total premium paid) (In case the policyholder has fully paid the premium payable of a respective payment term)

Dr 33872 – Unearned revenue (In case the policyholder has paid premiums in advance for multiple periods)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (account 51111).

+ With regard to investment-linked insurance products (including universal life insurance, unit-linked insurance and pension products), the life insurer must keep the following records:

Dr 51111 – Insurance premiums

Cr 51112 – Initial fee

Cr 51113 – Insurance premiums for investment.

These entries are generally applied to investment-linked insurance products of a life insurer, the life insurer may itself open sub accounts or use fund codes to specifically record trade receivables and trade payables of each fund.

- When the reinsurance agreement has been concluded by and between the primary insurer and the reinsurer and thence liabilities arise, accountant of the primary insurer shall record premium for reinsurance ceded transferred to the reinsurer (including withholding tax) (if any) to:

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables (Account 3313) (Total premium for reinsurance ceded paid to the reinsurer).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 331 – Trade payables (Account 3313) (Ceding commission receivable from the reinsurer)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (account 51131 – Ceding commission).

+ When making payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record such payment to:

Dr 331 – Trade payables (TK 3313)

Cr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax) (if any)

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the reinsurer).

- In case a client (the policyholder) makes change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the insurance policy concluded with the life insurer, changes in insurance premiums shall be recorded as follows:

+ An increase in premium revenue resulted from the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period shall be recorded to:

Dr 111, 112 (Total amount paid) (In case the policyholder has paid the additional premium)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (account 51111).

Concurrently, an increase in the premium for reinsurance ceded which must be transferred to the reinsurer (including withholding tax) (if any) shall be recorded to:

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables.

An increase in the primary insurer’s revenue as the ceding commission receivable from the reinsurer shall be also recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (account 51131).

When making payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record such payment to:

Dr 331 – Trade payables

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax) (if any).

+ A decrease in premium revenue, which is equivalent to amounts refunded to the policyholder, resulted from the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period shall be recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51111)

Cr 111, 112, 131 (Total amount paid).

Concurrently, a decrease in the premium for reinsurance ceded as the amount of the premium for reinsurance ceded which must be recovered from the reinsurer under terms of the reinsurance agreement concluded (including withholding tax) shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

A decrease in revenue as the amount of ceding commission refunded to the reinsurer shall be also recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51131)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ When receiving payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission payable to the reinsurer, received amounts shall be recorded to:

Dr 111, 112

Dr 3338 - Other taxes (sub account: withholding tax) (if any)

Cr 331 – Trade payables.

- If the policyholder or the life insurer terminates the concluded insurance policy, a decrease in the life insurer’s revenue which equals the insurance premium refunded to the policyholder shall be recorded to:

Dr 531 – Premium refund, commission refund

Cr 111, 112 (Total amount paid) (In case the life insurer has refunded the insurance premium to the policyholder)

Cr 131 – Trade receivables (In case the life insurer does not yet refund the insurance premium to the policyholder).

The amount of premium for reinsurance ceded which must be collected from the reinsurer due to refund of premium to the policyholder shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

The amount of the ceding commission refunded to the reinsurer shall be also recorded to:

Dr 531 – Premium refund, commission refund

Cr 331 – Trade payables.

+ The insurer shall record the received amounts of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission payable to the reinsurer to:

Dr 111, 112

Dr 3338 - Other taxes (sub account: withholding tax) (if any)

Cr 331 – Trade payables.

- When a reduction in insurance premium is made after the issuance of invoice (with the approval by a regulatory authority) between the life insurer and the policyholder, accountant of the life insurer shall record a decrease in revenue, which equals the reduced amount of insurance premium to be paid to the policyholder, to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 111, 112 (Total amount paid) (In case the life insurer has paid the reduced amount of insurance premium to the policyholder)

Cr 131 – Trade receivables (In case the life insurer does not yet the reduced amount of insurance premium to the policyholder).

The amount of premium for reinsurance ceded which must be collected from the reinsurer due to a reduction in premium given to the policyholder (including withholding tax, if any) shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

A decrease in the primary insurer’s revenue as the ceding commission refunded to the reinsurer shall be also recorded to:

Dr 532 – Premium and commission reductions

Cr 331 – Trade payables.

+ The insurer shall record the received amounts of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission payable to the reinsurer to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 3338 - Other taxes (sub account: withholding tax) (if any)

Cr 331 – Trade payables.

- At the end of the accounting period, premiums for reinsurance ceded in the period shall be transferred to and deducted from the actual direct premium revenue in the period so as to determine the net revenue, and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5111)

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

- At the end of the accounting period, refunded amounts of direct premiums in the period shall be transferred to and deducted from the actual revenue in the period so as to determine the net revenue, and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5111)

Cr 531 – Premium refund, commission refund.

- At the end of the accounting period, reduced amounts of direct premiums in the period shall be transferred to and deducted from the actual revenue in the period so as to determine the net revenue, and recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 532 – Premium and commission reductions.

- At the end of the accounting period, the net revenue from direct insurance business shall be transferred to account 911 “Evaluation of business results” and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5111)

Cr 911 – Evaluation of business results.

b) Revenue from reinsurance assumed:

- When liabilities arise from the reinsurance agreement, accountant of the reinsurer may record the reinsurance premium which must be collected from the primary insurer to:

Dr 131 – Trade receivables (account 1312)

Cr 511 - Revenue from goods sale and service provision (sub account: 5112) (Amounts of reinsurance premium which must be collected from the primary insurer).

Concurrently, the ceding commission payable to the primary insurer (including withholding tax, if any) shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 131 – Trade receivables (sub account 1312) (Amounts of ceding commission which must be paid to the primary insurer and may be deducted from the amount reinsurance premium receivable).

+ The reinsurer shall record the received amount of the reinsurance premium minus (-) the ceding commission paid to the primary insurer to:

Dr 111, 112 (Amount actually received from the primary insurer)

Cr 131 – Trade receivables

Cr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax on the ceding commission payable to the primary insurer) (if any).

- In case the policyholder makes change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the insurance policy concluded with the primary insurer, changes in direct insurance premium and reinsurance premium shall be recorded as follows:

+ An increase in the revenue of reinsurance premium which must be collected from the primary insurer because of the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables (Additional amount of reinsurance premium which must be collected from the primary insurer)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5112).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62422)

Cr 131 – Trade receivables (Additional amount of the ceding commission payable to the primary insurer).

+ The reinsurer shall record the collected amount of additional reinsurance premium minus (-) the ceding commission paid to the primary insurer to:

Dr 111, 112 (Amount actually received from the primary insurer)

Cr 131 – Trade receivables

Cr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax on the ceding commission payable to the primary insurer) (if any).

+ A decrease in premium revenue, which is equivalent to the amount refunded to the primary insurer, resulted from the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period shall be recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5112)

Cr 131 – Trade receivables (Amount of the reinsurance premium payable to the primary insurer).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 131 – Trade receivables (Amount of the ceding commission which must be collected from the primary insurer)

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62422).

+ When making payment of the reinsurance premium minus (-) the ceding commission receivable from the primary insurer, the amount paid shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables

Dr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax on the ceding commission receivable from the primary insurer) (if any)

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the primary insurer).

- In case the primary insurer makes change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the reinsurance agreement concluded with the reinsurer resulting in changes in the reinsurance premium, these changes shall be recorded as follows:

+ If the change in the scope of reinsurance coverage results in an increase in the reinsurance premium, accountant shall record an increase in revenue as the additional reinsurance premium collected from the primary insurer to:

Dr 131 – Trade receivables (Additional amount of reinsurance premium which must be collected from the primary insurer)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Concurrently, an increase in costs as an additional amount of the ceding commission payable to the primary insurer in proportion to the additional amount of the reinsurance premium (including withholding tax) (if any) shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62422)

Cr 131 – Trade receivables (Additional amount of the ceding commission payable to the primary insurer).

+ The reinsurer shall record the collected amount of the additional reinsurance premium minus (-) the ceding commission payable to the primary insurer to:

Dr 111, 112 (Amount actually received from the primary insurer)

Cr 131 – Trade receivables

Cr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax on the ceding commission payable to the primary insurer) (if any).

+ If the change in the scope of reinsurance coverage results in a decrease in the reinsurance premium, accountant shall record a decrease in revenue as the amount of reinsurance premium refunded to the primary insurer to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5112)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Concurrently, a decrease in costs as the ceding commission which must be recovered from the primary insurer in proportion to the decrease in the reinsurance premium (including withholding tax) (if any) shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables (Amount of the ceding commission which must be collected from the primary insurer)

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62422).

+ When the reinsurer refunds the reinsurance premium minus (-) the ceding commission receivable from the primary insurer, the amount refunded shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables

Dr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax on the ceding commission receivable from the primary insurer) (if any)

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the primary insurer).

- If the reinsurance premium must be refunded because either the policyholder or the life insurer terminates the insurance policy concluded resulting in the termination of the reinsurance agreement, accountant shall record a decrease in the revenue as the amount of the reinsurance premium refunded to the primary insurer to:

Dr 531 – Premium refund, commission refund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 131 – Trade receivables (Amount of the ceding commission which must be collected from the primary insurer)

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62422).

+ When the reinsurer refunds the reinsurance premium minus (-) the ceding commission receivable from the primary insurer, the amount refunded shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables

Dr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax on the ceding commission receivable from the primary insurer) (if any)

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the primary insurer).

- When a reduction in reinsurance premium is made after the issuance of invoice (with the approval by a regulatory authority) under terms of the insurance policy signed by and between the primary insurer and the policyholder resulting in a reduction in reinsurance premium and ceding commission, accountant shall record a decrease in revenue, which equals the reduced amount of reinsurance premium payable to the primary insurer, to:

Dr 532 – Premium and commission reductions

Cr 131 – Trade receivables (Amount of the reinsurance premium payable to the primary insurer).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 131 – Trade receivables (Amount of the ceding commission which must be collected from the primary insurer)

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62422).

+ When the reinsurer makes payment of the reduced amount of the reinsurance premium minus (-) the ceding commission receivable from the primary insurer, such payment shall be recorded to:

Dr 131 – Trade receivables

Dr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax on the ceding commission receivable from the primary insurer) (if any)

Cr 111, 112 (Amount of the reinsurance premium actually paid to the primary insurer).

- At the end of the accounting period, reinsurance premiums refunded in the period shall be transferred to and deducted from the revenue from the assumption of reinsurance actually earned in the period so as to determine the net revenue, and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5112)

Cr 531 – Premium refund, commission refund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5112)

Cr 532 – Premium and commission reductions.

- At the end of the accounting period, the net revenue shall be transferred to account 911 “Evaluation of business results” and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5112)

Cr 911 – Evaluation of business results.

c) Revenue from reinsurance ceded

- When liabilities arise from the insurance policy and the reinsurance agreement, accountant of the primary insurer shall record the revenue as the ceding commission receivable from the reinsurer under terms of the reinsurance agreement to:

Dr 331 – Trade payables (Amount of ceding commission receivable which shall be deducted from premiums for reinsurance ceded payable to the reinsurer)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51131).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables (Amount of premiums for reinsurance ceded payable to the reinsurer).

- When making payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record such payment to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the reinsurer)

Account 3338 – Other taxes (withholding tax) (if any).

- In case the policyholder makes change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the insurance policy concluded with the primary insurer, changes in direct insurance premium and premium for reinsurance ceded shall be recorded as follows:

+ If the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period results in an increase in the premium for reinsurance ceded, accountant of the primary insurer shall record an increase in revenue as the additional amount of ceding commission receivable from the reinsurer in proportion to the additional amount of premium for reinsurance ceded payable to the reinsurer to:

Dr 331 – Trade payables (Additional amount of ceding commission receivable which shall be deducted from the premium for reinsurance ceded payable to the reinsurer)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Concurrently, an increase in the premium for reinsurance ceded which must be transferred to the reinsurer under terms of the concluded insurance policy (including withholding tax, if any) shall be recorded to:

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables (Additional amount of the premium for reinsurance ceded payable to the reinsurer).

When making payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record such payment to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the reinsurer)

Cr 3338 – Other taxes (withholding tax) (if any).

+ If the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period results in a decrease in the premium for reinsurance ceded, accountant of the primary insurer shall record a decrease in revenue as the amount of ceding commission to be refunded to the reinsurer in proportion to the amount of premium for reinsurance ceded recovered from the reinsurer to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51131)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Concurrently, a decrease in the premium for reinsurance ceded as the amount of the premium for reinsurance ceded which must be recovered from the reinsurer under terms of the reinsurance agreement concluded (including withholding tax, if any) shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

When receiving payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission payable to the reinsurer, the received amount shall be recorded to:

Dr 111, 112 (Amount actually received from the reinsurer)

Dr 3338 - Other taxes (sub account: withholding tax, if any)

Cr 331 – Trade payables.

- In case the primary insurer makes change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the reinsurance agreement concluded with the reinsurer resulting in changes in the premium for reinsurance ceded, these changes shall be recorded as follows:

+ If the change in the scope of reinsurance coverage results in an increase in the premium for reinsurance ceded, accountant shall record an increase in revenue as the additional amount of ceding commission receivable from the reinsurer in proportion to the additional amount of premium for reinsurance ceded payable to the reinsurer to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51131).

Concurrently, an increase in the premium for reinsurance ceded which must be transferred to the reinsurer under terms of the concluded insurance policy (including withholding tax, if any) shall be recorded to:

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables (Additional amount of the premium for reinsurance ceded payable to the reinsurer).

When making payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record such payment to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the reinsurer)

Cr 3338 – Other taxes (withholding tax) (if any).

+ If the change in the scope of reinsurance coverage results in a decrease in the premium for reinsurance ceded, accountant shall record a decrease in revenue as the amount of ceding commission refunded to the reinsurer in proportion to the amount of premium for reinsurance ceded which must be recovered from the reinsurer to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 331 – Trade payables (Amount of ceding commission payable which shall be deducted from the premium for reinsurance ceded receivable from the reinsurer).

Concurrently, a decrease in the premium for reinsurance ceded as the amount of the premium for reinsurance ceded which must be recovered from the reinsurer under terms of the reinsurance agreement concluded (including withholding tax, if any) shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

+ When receiving payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission refunded to the reinsurer, the received amount shall be recorded to:

Dr 111, 112 (Amount actually received from the reinsurer)

Dr 3338 - Other taxes (sub account: withholding tax, if any)

Cr 331 – Trade payables.

- When the policyholder or the life insurer terminates the insurance policy concluded resulting in refund of insurance premium, premium for reinsurance ceded and the ceding commission, accountant of the primary insurer shall record a decrease in revenue as the ceding commission which must be refunded to the reinsurer because of the refund of the premium for reinsurance ceded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 331 – Trade payables (Amount of ceding commission which must be refunded to the reinsurer and may be deducted from the premium for reinsurance ceded receivable from the reinsurer).

Concurrently, the amount of premium for reinsurance ceded receivable from the reinsurer (including withholding tax, if any) shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

+ When receiving payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission refunded to the reinsurer, the received amount shall be recorded to:

Dr 111, 112 (Amount actually received from the reinsurer)

Dr 3338 – Other taxes (withholding tax) (if any).

Cr 331 – Trade payables.

- When a reduction in insurance premium is made after the issuance of invoice (with the approval by a regulatory authority) under terms of the signed insurance policy resulting in a reduction in premium for reinsurance ceded and ceding commission, accountant shall record the premium for reinsurance ceded (if any) receivable from the reinsurer (including withholding tax, if any) to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

The amount of the ceding commission which must be refunded to the reinsurer shall be also recorded to:

Dr 532 – Premium and commission reductions

Cr 331 – Trade payables (Amount of ceding commission which must be refunded to the reinsurer and may be deducted from the premium for reinsurance ceded receivable from the reinsurer).

- When receiving payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission refunded to the reinsurer, the received amount shall be recorded to:

Dr 111, 112, …. (Amount actually received from the reinsurer)

Dr 3338 – Other taxes (withholding tax) (if any).

Cr 331 – Trade payables.

- At the end of the accounting period, carriedforward premiums for reinsurance ceded payable to the reinsurer in the period shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

- At the end of the accounting period, the ceding commission refunded in the period shall be transferred to and deducted from the revenue as the ceding commission actually earned in the period so as to determine the net revenue, and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5113)

Cr 531 – Premium refund, commission refund.

- At the end of the accounting period, reductions in ceding commissions in the period shall be transferred to and deducted from the revenue as the ceding commission actually earned in the period so as to determine the net revenue, and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5113)

Cr 532 – Premium and commission reductions.

- At the end of the accounting period, the net revenue shall be transferred to account 911 “Evaluation of business results” and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5113)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Revenue from other business operations (account 5118)

- When having revenue from business operations other than direct insurance revenue, revenue from reinsurance assumed and revenue from reinsurance ceded prescribed above such as revenue earned from provision of damage assessment and claim review services in the period, such revenue shall be recorded to:

Dr 111, 112, 1318 (Total amount paid)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (price exclusive of VAT) (sub account 5118)

Cr 3331 – VAT payable (sub account 33311) (if any).

- At the end of the accounting period, the revenue from other business operations (account 5118) shall be transferred to account 911 “Evaluation of business results” and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5118)

Cr 911 – Evaluation of business results.

Article 14. Account 51112 – Initial fee

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Rules for accounting of account 51112

a) Only initial fee paid under investment-linked policies (such as universal life or unit-linked policies) or paid to a voluntary pension fund are recorded to this account.

b) The insurer must open sub accounts according to fund codes to keep track of initial fee of each investment-linked product and each pension product.

3. Structure and contents of account 51112 – “Initial fee”

a) Debit:

Carriedforward initial fee to account 911 to evaluate business results at the end of the accounting period.

b) Credit:

Amounts of initial fee carriedforward from account 51111 - "Insurance premiums" to this account.

c) Account 51112 does not have a closing balance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Initial fee paid under terms of investment-linked policies (including universal life, unit-linked and pension insurance policies) shall be recorded to:

Dr 51111 – Insurance premiums

Cr 51112 – Initial fee.

b) At the end of the accounting period, initial fee shall be transferred to account 911 “Evaluation of business results” and recorded to:

Dr 51112 – Initial fee.

Cr 911 – Evaluation of business results.

Article 15. Account 51113 – Insurance premiums for investment

1. Account 51113 – “Insurance premiums for investment” is a sub account of account 511 and reflects the portion of the premium, which is paid by the policyholder under an investment-linked policy or a pension insurance policy, used to make investments; this portion of premium for investment is recorded before risks insurance premiums, leading fee, fund management fee and other fees are deducted from the premium before it is allocated o investment-linked funds (including universal life fund and unit-linked fund) and voluntary pension fund).

2. Rules for accounting of account 51113

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The insurer must open sub accounts to keep track of policyholder’s portion of premium invested in each fund.

3. Structure and contents of account 51113 – “Insurance premiums for investment”

a) Debit:

- Deductions such as risks insurance premiums, leading fee, fund management fee and other rational fees which the insurer may deduct from the premium before it is allocated to investment-linked funds (including universal life fund, unit-linked fund and voluntary pension fund).
- Carriedforward remaining amount of insurance premiums for investment to account 911 to evaluate business results in the period.

b) Credit:

Amounts of insurance premiums for investment carriedforward from account 51111 - "Insurance premiums" to this account.

c) Account 51113 does not have a closing balance.

4. Accounting methods for certain business transactions

a) Amounts of premiums, which are paid by policyholders under investment-linked policies such as universal life policies, unit-linked policies or pension insurance policies, invested in portfolios shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 51113 – Insurance premiums for investment.

b) When deducting risks insurance premiums, leading fees, fund management fees and other fees from premiums paid under investment-linked policies (including universal life policies, unit-linked policies or pension insurance policies), the insurer shall record deductions to:  

Dr 51113 – Insurance premiums for investment.

Cr 51118 – Other fees.

c) Amounts of premiums used for making investments after deducting risks insurance premiums, leading fees, fund management fees and other fees from premiums paid under investment-linked policies (including universal life policies, unit-linked policies or pension insurance policies) shall be transferred to account 911 “Evaluation of business results” and recorded to:  

Dr 51113 – Insurance premiums for investment.

Cr 911 – Evaluation of business results.

Article 16. Account 51118 – Other fees

1. Account 51118 – “Other fees” reflects risks insurance premiums, leading fees and fund management fees which a life insurer may deduct from the premium paid by a policyholder before it is allocated to investment-linked funds (including universal life fund, unit-linked fund and voluntary pension fund).  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Only fees which the life insurer is allowed to deduct from the premiums paid under investment-linked policies (such as universal life policies, unit-linked policies or pension insurance policies) shall be recorded to this account.

b) The life insurer must open sub accounts to keep track of other fees which it is allowed to deduct from premiums paid under universal life policies, unit-linked policies or pension insurance policies.

3. Structure and contents of account 51118 – “Other fees”

a) Debit:

Carriedforward amount of other fees to account 911 to evaluate business results in the period.

b) Credit:

Deductions such as risks insurance premiums, leading fees, fund management fees and other rational fees which the insurer may deduct from premiums paid by policyholders before they are allocated to investment-linked funds (including universal life fund, unit-linked fund and voluntary pension fund).

c) Account 51118 does not have a closing balance.

4. Accounting methods for certain business transactions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 51113 – Insurance premiums for investment.

Cr 51118 – Other fees.

b) At the end of the accounting period, other fees shall be transferred to account 911 “Evaluation of business results” and recorded to:

Dr 51118 – Other fees.

Cr 911 – Evaluation of business results

The entries prescribed in Point a) and Point b) shall be generally applied to life insurers; a life insurer may itself open sub accounts or use fund codes to specifically record trade receivables and trade payables between funds.

Article 17. Account 531 – Premium refund, commission refund

1. Account 531 – “Premium refund, commission refund” reflects direct premiums, reinsurance premiums and ceding commissions which a life insurer must refund to its policyholders or other entities such as reinsurers or ceding companies or insurance brokers in cases where a policyholder (or the insurance buyer) terminates the insurance policy which has been concluded with the life insurer within the free look period or in other termination cases.

2. Rules for accounting of account 531

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In the period, direct premiums, reinsurance premiums and ceding commissions which must be refunded shall be recorded to Dr 531 “Premium refund, commission refund”. At the end of the period, the sum of refunded premiums and commissions shall be transferred to account 511 – “Revenue from goods sale and service provision” so as to determine the net revenue in the reporting period.

3. Structure and contents of account 531 – “Premium refund, commission refund”

a) Debit:

Premiums and commissions which must be refunded in the period.

b) Credit:

Carriedforward sum of premiums and commissions refunded in the period to account 511 – “Revenue from goods sale and service provision” so as to determine the net revenue in the reporting period.

c) Account 531 does not have a closing balance.

d) Account 531 – “Premium refund, commission refund” comprises the following three sub accounts:

- Account 5311 – “Refund of direct premiums”: reflects direct premium amounts refunded in the period;
- Account 5312 – “Refund of reinsurance premiums”: reflects reinsurance premium amounts refunded in the period;- Account 5313 – “Refund of ceding commissions”: reflects ceding commission amounts refunded in the period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Direct premiums and reinsurance premiums which must be refunded shall be recorded to:

Dr 531 – Premium refund, commission refund (sub accounts 5311, 5312)

Cr 331 – Trade payables (sub accounts 3311, 3312).

b) When refunding direct premiums and reinsurance premiums, refunded amounts shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub accounts 3311, 3312)

Cr 111, 112, 131.

c) Ceding commissions which must be refunded shall be recorded to:

Dr 531 – Premium refund, commission refund (sub account 5313)

Cr 331 – Trade payables (TK 3313).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 331 – Trade payables (TK 3313)

Cr 111, 112, 131.

dd) At the end of the accounting period, refunded premiums and commissions shall be transferred to account 511 “Revenue from goods sale and service provision” so as to determine the net revenue, and carriedforward sum shall be recorded to:  

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision

Cr 531 – Premium refund, commission refund.

Article 18. Account 532 – Premium and commission reductions

1. Account 532 – “Premium and commission reductions” reflects reduced amounts of direct premiums, reinsurance premiums and ceding commissions resulted from reductions in premiums and ceding commissions given by the life insurer to its policyholders (insurance buyers) or reinsurers after the issuance of invoices (these reductions in premiums and ceding commissions must be approved by competent authorities).

2. Rules for accounting of account 532

a) Account 532 shall be kept only records of reduced amounts of premiums and commissions after the issuance of invoice, i.e. reductions in premiums and/or ceding commissions are given after invoice has been issued (with the approval by a competent authority).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Account 532 must be kept records of premium and commission reductions in details according to each type of insurance business such as direct insurance business (reduction in direct premiums), reinsurance assumed (reduction in reinsurance premiums) and reinsurance ceded (reduction in ceding commissions).   Premium and commission reductions must be also recorded specifically to every insurance product or operation of a certain type of insurance business.

d) Reductions in premiums and commissions given in the period shall be recorded to Dr 532 – “Premium and commission reductions”. At the end of the period, the sum of reduced premiums and commissions shall be transferred to the account reflecting revenue from goods sale and service provision so as to determine the net revenue in the reporting period.

3. Structure and contents of account 532 – “Premium and commission reductions”

a) Debit:

Reductions in insurance premiums and commissions given in the period.

b) Credit:

Carriedforward sum of reduced amounts of premiums and commissions in the period to account 511 – “Revenue from goods sale and service provision” so as to determine the net revenue in the reporting period.

c) Account 532 does not have a closing balance.

d) Account 532 – “Premium and commission reductions” comprises the following three sub accounts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Account 5322 – “Reduction in reinsurance premiums”: reflects reduced amounts of reinsurance premiums given in the period.

- Account 5323 – “Reduction in ceding commissions”: reflects reduced amounts of ceding commissions given in the period.  

4. Accounting methods for certain business transactions

a) Reductions in direct premiums and/or reinsurance premiums given after the issuance of invoices (with the approval by a competent authority) shall be recorded to:

Dr 532 – Premium and commission reductions (sub accounts 5321, 5322)

Cr 331 – Trade payables (sub accounts 3311, 3312).

b) When making payment of reductions in direct premiums and/or reinsurance premiums, reduced amounts paid shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub accounts 3311, 3312)

Cr 111, 112, 131.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 532 – Premium and commission reductions (sub account 5323)

Cr 331 – Trade payables (TK 3313).

d) When making payment of reductions in ceding commissions, reduced amounts paid shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (TK 3313)

Cr 111, 112, 131.

e) At the end of the accounting period, reductions in premiums and commissions shall be transferred to account 511 “Revenue from goods sale and service provision” so as to determine the net revenue, and carriedforward sum shall be recorded to: 

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision

Cr 532 – Premium and commission reductions.

Article 19. Account 533 – Premiums for reinsurance ceded

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Rules for accounting of account 533

a) Account 533 is employed by a life insurer that engages in cession. Premiums for reinsurance ceded are considered as decreases in the insurer’s revenues from insurance business so as to calculate the net premium revenue;

b) Account 533 must be kept records of cession of primary insurance and reinsurance (or retrocession) in details;

c) The life insurer must record both amounts payable of premiums for reinsurance ceded and ceding commissions receivable from the reinsurer at the same time when liabilities arise from the insurance policy concluded;

d) The primary insurer and the reinsurer must notify and certify liabilities with each other in a timely manner so as to ensure that revenues as ceding commissions receivable and amounts payable of premiums for reinsurance ceded (of the primary insurer) and revenues as reinsurance premiums and ceding commissions payable (of the reinsurer) shall be recorded as soon as liabilities arise from the insurance policy concluded within the same quarterly accounting period.    At the end of the fiscal year, the primary insurer shall together with the reinsurer certify accounts receivable and those payable so as to ensure that revenues and costs shall be fully recorded as soon as liabilities arise from the signed insurance policy in accordance with applicable financial regulations;

dd) In the accounting period, amounts of premiums for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer shall be recorded to Dr 533; at the end of the accounting period, the sum of premiums for reinsurance ceded shall be transferred to account 511 - Revenue from goods sale and service provision so as to calculate the net premium revenue earned in the accounting period;

e) If a policyholder makes change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the insurance policy concluded with the life insurer resulting in an increase in the premiums for reinsurance ceded, such increase shall be recorded to Dr 533/ Cr 331. If the change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period results in a decrease in premiums for reinsurance ceded, such decrease shall be recorded to Dr 331/ Cr 533;

g) In cases where the premium refund which is made because the policyholder returns the policy within the free look period or in another termination case, or the premium reduction which is given with the approval by a competent authority under terms of the insurance policy concluded between the policyholder and the life insurer causes a decrease in premiums for reinsurance ceded, such decrease shall be recorded to Dr 331/ Cr 533.

3. Structure and contents of account 533 – “Premiums for reinsurance ceded”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Premiums for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer in the period.

b) Credit:

- Amounts of premiums for reinsurance ceded which must be collected from the reinsurer in case of premium refund or premium reduction;

- Carriedforward sum of premiums for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer in the period to account 511 "Revenue from goods sale and service provision” so as to calculate the net revenue in the period.

c) Account 533 does not have a closing balance.

4. Accounting methods for certain business transactions

a) When liabilities arise from the insurance policy and the reinsurance agreement, premiums for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer shall be recorded to:

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 331 – Trade payables (Amount receivable of ceding commission which shall be deducted from amount of premiums for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer)

Cr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 51131).

- When making payment of the premium for reinsurance ceded minus (-) the ceding commission receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record the amount paid to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the reinsurer)

Cr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax) (if any).

b) In case the policyholder makes change in the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the insurance policy signed with the primary insurer resulting in an increase in the premiums for reinsurance ceded, additional amounts of premiums for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer shall be recorded to:

Dr 533 – Premiums for reinsurance ceded

Cr 331 – Trade payables.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 331 – Trade payables.

Cr 511 – Revenue from service provision (sub account 51131).

- When making payment of the additional amount of premiums for reinsurance ceded minus (-) the additional amount of ceding commission receivable from the reinsurer, the primary insurer shall record the amount paid to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 111, 112 (Amount actually paid to the reinsurer)

Cr 3338 – Other taxes (sub account: withholding tax) (if any).

c) In case the primary insurer refunds premium or gives any reduction in premium to the policyholder or the policyholder decreases the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the insurance policy signed with the primary insurer, the amount of premiums for reinsurance ceded which must be recovered from the reinsurer shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If the policyholder decreases the sums assured, the scope of insurance coverage or the policy period specified in the insurance policy signed with the primary insurer, such decrease in ceding commission revenue shall be recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision (sub account 5113)

Cr 331 – Trade payables.

- If the policyholder (or the insurance buyer) or the life insurer terminates the insurance policy, such decrease in ceding commission revenue shall be recorded to:

Dr 531 – Premium refund, commission refund

Cr 331 – Trade payables.

- If a reduction in premiums is given after the issuance of invoice (with the approval by a competent authority), such decrease in ceding commission revenue shall be recorded to:

Dr 532 – Premium and commission reductions

Cr 331 – Trade payables.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 111, 112

Dr 3338 - Other taxes (sub account: withholding tax, if any)

Cr 331 – Trade payables.

d) At the end of the accounting period, the sum of premiums for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer in the period shall be transferred to account 511 so as to calculate the net revenue in the period, and recorded to:

Dr 511 – Revenue from goods sale and service provision

Cr 533 – Premiums for reinsurance ceded.

Article 20. Account 624 – Direct costs of insurance business and others

1. Account 624 – “Direct costs of insurance business and others” reflects direct costs in direct insurance business, reinsurance, reinsurance ceded and other operating costs incurred by a life insurer.

- Direct costs of insurance business include all actual costs incurred during the provision of insurance services, such as direct costs of direct insurance business (including payment of insurance payouts, technical reserves, payment of insurance commissions, costs of damage assessment and claim review services, contributions to the Fund for protection of the insured, and other costs of direct insurance business), direct costs of reinsurance business (including payment of insurance payouts, technical reserves, payment of ceding commissions and other costs of reinsurance business), and direct costs of reinsurance ceded.    

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Rules for accounting of account 624

a) Account 624 – “Direct costs of insurance business and others” shall be only kept records of actual costs incurred (regardless of payment made or not) during the provision of life insurance services in the accounting period (including costs related to direct insurance business, reinsurance and reinsurance ceded), amounts receivable recorded as decreases in costs incurred in the period such as indemnities collected from reinsurers, reserved amounts of technical reserves, and other costs of insurance business.

b) Direct costs of insurance business reflected on account 624 must be specific to direct insurance business, reinsurance business, reinsurance ceded and other operations. Costs of every insurance operation of a certain insurance business type shall be specifically recorded to this account in accordance with applicable financial regulations and management requirements of the life insurer. Other operating costs recorded to account 624 (sub account 6248) include costs of other business operations of the life insurer such as costs of provision of damage assessment and claim review services, etc.

c) The reinsurer and the primary insurer must make notification and verification of indemnities and other payments in a timely manner so as to ensure that they shall fully be recorded in each accounting period. At the end of the fiscal year, the reinsurer must together with the primary insurer compare and verify debts payable and amounts receivable so as to record revenues and expenses as soon as liabilities arise from the concluded insurance policy in accordance with applicable financial regulations.

d) After deducting amounts recorded as decreases in business costs (if any), the sum of costs of direct insurance business, reinsurance business, reinsurance ceded and other operating costs that arise in the period shall be transferred to account 911 – “Evaluation of business results” so as to determine the life insurer’s business results in the period.  

3. Structure and contents of account 624 – “Direct costs of insurance business and others”:

a) Debit:

Direct costs that arise in the period in connection with life insurance business (including direct insurance business, reinsurance business and reinsurance ceded) and other operating costs of the life insurer.

b) Credit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Carriedforward sum of direct costs of insurance business and others minus amounts recorded as decreases in costs in the period to account 911 – “Evaluation of business results”.

c) Account 624 does not have a closing balance.

d) Account 624 – “Direct costs of insurance business and others” comprises the following sub accounts:

- Account 6241 – “Direct costs of direct insurance business” reflects all direct costs of direct insurance business incurred in the period, including: payment of insurance payouts, technical reserves, payment of commissions, payment of costs of damage assessment and claim review services, contributions to the Fund for protection of the insured, and other direct insurance costs.

Account 6241 – “Direct costs of direct insurance business” comprises the following sub accounts:

+ Account 62411 – “Payment of direct insurance payouts”: reflecting direct insurance payout amounts payable to policyholders under terms of the concluded insurance policies;

+ Account 62412 – “Payment of commissions”: reflecting commission amounts which must be paid by a life insurer;

+ Account 62413 – “Costs of damage assessment and claim review services”: reflecting payments related to damage assessment and claim review services used by the life insurer;

+ Account 62414 – “Technical reserves”: reflecting amounts which must set aside as technical reserves in accordance with regulations of the Law on Life Insurance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Account 62418 – “Other direct insurance costs”: reflecting other payables related to direct insurance business of the life insurer.  

A life insurer may open more sub accounts to record costs of direct insurance business other than those reflected on sub accounts 62411, 62412, 62413, 62414, 62415 and 62418 in accordance with applicable financial regulations and its management requirements.

- Account 6242 – “Direct costs of reinsurance business” reflects all direct costs of reinsurance assumed in the period, including payment of insurance payouts, technical reserves, payment of commissions and other costs of reinsurance business.
Account 6242 – “Direct costs of reinsurance business” comprises the following sub accounts:

+ Account 62421 – “Payment of insurance payouts”: reflecting insurance payout amounts payable to policyholders under terms of the concluded insurance policies and reinsurance agreements;  

+ Account 62422 – “Payment of commissions": reflecting commission amounts which must be paid by a reinsurer;  

+ Account 62423 – “Technical reserves”: reflecting amounts which must set aside as technical reserves in accordance with regulations of the Law on Life Insurance regarding reinsurance operations;

+ Account 62428 – “Other direct costs of reinsurance business”: reflecting other payables related to reinsurance assumed.

A life insurer may open more sub accounts to record costs of reinsurance business other than those reflected on sub accounts 62421, 62422, 62423 and 62428 in accordance with applicable financial regulations and its management requirements.

- Account 6243 – “Direct costs of reinsurance ceded” reflects all direct costs of reinsurance ceded in the period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Accounting methods for certain business transactions:

a) Direct costs of direct insurance business:

- Payment of insurance payouts:

When a claim filed by a policyholder has been accepted but not yet paid at the end of the accounting period, it shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62411)

Cr 331 – Trade payables (TK 3311).

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62411)

Cr 331 – Trade payables (sub account 3311).

Upon the occurrence of an insured event the insurer must pay insurance indemnity to the policyholder and the reinsurer must also pay a portion of indemnity and insurance payout to the primary insurer in proportion to the portion of risks it has taken on under terms of the reinsurance agreement signed by and between the primary insurer and the reinsurer, the primary insurer shall record amounts of insurance indemnity and payout paid by the reinsurer to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others

When making payment of insurance payout to the policyholder, the amount paid shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub account 3311)

Cr 111, 112

At the end of the period, carriedforward amounts of insurance payouts to evaluate business results shall be recorded to:

Dr 911 – Evaluation of business results

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62411).

- Payment of commissions:

When determining commissions to be paid to insurance agents, commission amounts shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 331 – Trade payables (sub account 3311)

When paying commissions to insurance agents, amounts paid shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub account 3311)

Cr 111, 112.

When paying commissions to an insurance agent and deducting personal income tax or amounts paid on behalf of such insurance agent according to promotion programs from the commission amounts paid to such insurance agent, amounts deducted and paid shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub account 3311)

Cr 333 - Taxes and other payables to the State (sub account 3335) (Amount of personal income tax deducted from the insurance agent’s commissions)

Cr 138 – Other receivables (sub account 1388) (Amounts paid on behalf of the insurance agent according to promotion programs)

Cr 111, 112.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 911 – Evaluation of business results

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62412).

- Costs of damage assessment and claim review services:

Costs of assessing, investigating and collecting information concerning an insured event, health examination or health check before accepting insurance from a client shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62413)

Cr 331 – Trade payables (sub account 3311).

- Technical reserves:

+ At the end of the accounting period when technical reserves (including mathematical reserve, unearned premium reserve, claims reserve, profit sharing reserve, resilience reserve, interest rate commitment reserve and other reserves) are set aside for the first time, amounts set aside as technical reserves shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (specifically recorded according to each type of technical reserve)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the end of the following accounting period, if total amount of technical reserves which must be set aside in this period is greater than the unused amount of technical reserves set aside in the previous period, the positive difference shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (specifically recorded according to each type of technical reserve)

Cr 352 – Provisions for payables (specifically recorded according to each type of technical reserves)

At the end of the following accounting period, if total amount of technical reserves which must be set aside in this period is lower than the unused amount of technical reserves set aside in the previous period, the negative difference must be reserved and recorded to:

Dr 352 – Provisions for payables (specifically recorded according to each type of technical reserves)

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (specifically recorded according to each type of technical reserve).

+ At the end of the accounting period when the technical reserve (equalization reserve) must be set aside for the first time, technical reserve set aside shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account: equalization reserve)

Cr 352 – Provisions for payables (sub account: equalization reserve)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account: equalization reserve)

Cr 352 – Provisions for payables (sub account: equalization reserve)

When using the equalization reserve in accordance with applicable financial regulations, amounts used shall be recorded to:

Dr 352 – Provision for payables

Cr accounts related.

- Contributions to the Fund for protection of the insured:

Periodical contributions to be paid to the Fund for protection of the insured shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62415)

Cr 335 – Accrued expenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 335 – Accrued expenses

Cr 111, 112.

- Other direct insurance costs:

Other costs that arise in course of direct insurance business shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62418)

Cr 111, 112.

- At the end of the accounting period, direct insurance costs in the period shall be carriedforward and recorded to:

Dr 911 – Evaluation of business results

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 6241).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Payment of insurance payouts:

Based on the primary insurer’s notice of insurance benefits which must be paid by the reinsurer in proportion to the portion of risks it has taken on and relevant vouchers, accountant of the reinsurer shall record amounts of insurance benefits payable to the primary insurer to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62421)

Cr 331 – Trade payables (sub account 3312).

When making payment of insurance benefits to the primary insurer in proportion to liabilities incurred by the reinsurer, amounts paid shall be recorded to:

Dr 331 – Trade payables (sub account 3312)

Cr 111, 112.

- Payment of commissions:

When the reinsurer determines the commission amounts payable to the primary insurer (which shall be deducted from the reinsurance premium receivable under terms of the concluded insurance policy), such commission amounts payable shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 131 – Trade receivables (account 1312).

- Technical reserves:

+ At the end of the accounting period when technical reserves (including mathematical reserve, unearned premium reserve, claims reserve, profit sharing reserve, resilience reserve (if any), interest rate commitment reserve (if any) and other reserves) are set aside for the first time, amounts set aside as technical reserves shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62423) (specifically recorded according to each type of technical reserves).

Cr 352 – Provisions for payables (specifically recorded according to each type of technical reserves).

At the end of the following accounting period, if total amount of technical reserves which must be set aside in this period is greater than the unused amount of technical reserves set aside in the previous period, the positive difference shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62423) (specifically recorded according to each type of technical reserves).

Cr 352 – Provisions for payables (specifically recorded according to each type of technical reserves).

At the end of the following accounting period, if total amount of technical reserves which must be set aside in this period is lower than the unused amount of technical reserves set aside in the previous period, the negative difference must be reserved and recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 62423) (specifically recorded according to each type of technical reserves)

+ At the end of the accounting period when the technical reserve (equalization reserve) must be set aside for the first time, technical reserve set aside shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account: equalization reserve)

Cr 352 – Provisions for payables (sub account: equalization reserve)

When setting aside an additional equalization reserve at the end of a following accounting period in accordance with applicable financial regulations, such additional amount of equalization reserve set aside shall be recorded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account: equalization reserve)

Cr 352 – Provisions for payables (sub account: equalization reserve)

When using the equalization reserve in accordance with applicable financial regulations, amounts used shall be recorded to:

Dr 352 – Provision for payables

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Direct costs of reinsurance ceded:

The life insurer shall base on relevant vouchers to record costs that arise in course of reinsurance ceded to:

Dr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 6243)

Cr 111, 112, 331

At the end of the accounting period, direct costs of reinsurance ceded in the period shall be carriedforward and recorded to:

Dr 911 – Evaluation of business results

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 6243).

d) Other operating costs:

Other insurance business costs such as costs of damage assessment and claim review services, etc. and other operating costs that arise in the period shall be recorded to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cr 111, 112, 331

At the end of the accounting period, other operating costs in the period shall be carriedforward and recorded to:

Dr 911 – Evaluation of business results

Cr 624 – Direct costs of insurance business and others (sub account 6248).

Article 21. Account 641 – Selling expenses

1. Account 641 – “Selling expenses” reflects actual expenses incurred during the process of selling and providing life insurance services.

2. Supplementary rules for accounting of account 641:

a) Selling expenses include labour expenses, materials expenses, office supplies expenses; depreciation of fixed assets; expenses for management of insurance agents (including expenses for initial training and certification exams, advanced training, recruitment, incentives and aids for agents), costs of external services and other expenses.

b) This account is only kept recorded of selling expenses actually incurred (regardless of payment made or not) in association with the life insurer’s selling activities in the period in accordance with applicable regulations on business operations of the life insurer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) At the end of the accounting period, selling expenses shall be transferred to debit side of account 911 - "Evaluation of business results" so as to determine business results of the life insurer.

3. Structure and contents of account 641 – “Selling expenses”

a) Debit:

Expenses incurred during the process of selling/ providing life insurance services.

b) Credit:

Carriedforward sum of selling expenses to account 911 – “Evaluation of business results” so as to determine business results of the life insurer in the period.

c) Account 641 does not have a closing balance.

d) Account 641 – “Selling expenses” comprises the following sub accounts:

- Account 6411 – “Labour expenses” reflects payments to sales persons, including salaries, allowances for meals, wages, contributions to social insurance and health insurance, and trade union fees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Account 6413 – “Office supplies expenses” reflects costs of office supplies and tools of sales departments of a life insurer.

- Account 6414 – “Depreciation of fixed assets” reflects depreciation of fixed assets of departments in charge of selling life insurance products such as warehouses, outlets, material handling equipment, etc.

- Account 6416 – “Expenses for management of insurance agents” reflects amounts payable such as expenses for initial training and certification exams, advanced training, recruitment, incentives and aids for agents of the life insurer.

- Account 6417 – “Costs of external services” reflects payments for using any external services during the process of selling/providing life insurance services such as lease of fixed assets serving the sales process, and warehouse rents.

- Account 6418 – “Other expenses” reflects other expenses incurred during the process of selling/providing life insurance services other than the expenses reflected in sub accounts 6411 – 6417 such as customer care expenses, advertising expenses and customer convention expenses.

4. Accounting methods for certain business transactions:

a) Determined salaries, allowances, allowances for meals, contributions to social insurance and health insurance, and trade union fees of employees in charge of selling life insurance products shall be recorded to:

Dr 641 – Selling expenses (sub account 6411)

Cr 334 – Payables to employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 641 – Selling expenses (sub accounts 6412, 6413)

Cr 152, 153, 242.

c) Depreciation of fixed assets of sales department shall be recorded to:

Dr 641 – Selling expenses (sub account 6414)

Cr 214 – Depreciation of fixed assets.

d) Expenses for management of insurance agents, including expenses for initial training and certification exams, advanced training, recruitment, incentives and aids for agents of the life insurer, shall be recorded to:

Dr 641 – Selling expenses (sub account 6416)

Dr 133 – Deductible VAT (if any)

Cr 331 – Trade payables.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dr 331 – Trade payables

Cr 111, 112.

e) Expenses of external electricity and water services, communications expenses (telephone and fax use, etc.), and expenses of lease of fixed assets with low value shall be recorded as selling expenses and recorded to:

Dr 641 – Selling expenses (sub account 6417)

Dr 133 – Deductible VAT (if any)

Cr 111, 112, 141, 331.

g) At the end of the accounting period, selling expenses incurred in the period shall be transferred to account 911 – “Evaluation of business results” and recorded to:

Dr 911 – Evaluation of business results

Cr 641 – Selling expenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A life insurer is required to maintain compulsory accounting books and accounting documents as specified by applicable corporate accounting regulations and the following documents:  

1. Supplementary list and templates of specific accounting documents used by a life insurer (Templates of specific accounting documents used by a life insurer are stated in the Appendix No. 03 enclosed herewith) consist of:

- Premium receipt – Form No. 01b-TT;

- Provisional premium receipt issued by the agent or collector when receiving first premium payment – Form No. 01c-TT;

- Premium receipt issued by agent or collector upon premium payments after the policy issuance – Form No. 01d-TT;

- Payment slip (issued to the policyholder) – Form No. 02b-TT;

- Application form for advance of accumulated dividends/ advance of surrender value, maintenance of an insurance policy with a decrease in the sums assured or termination of an insurance policy – Form No. 06a-TT;

- Application form for investment-linked insurance policy – Form No. 06b-TT.

2. Life insurers must adopt control procedures to manage their agents that use specific documents about premium payments such as Form No. 01b -TT, Form No. 01c - TT, and Form No. 01d –TT; life insurers shall assume primary responsibility for premium amounts paid by policyholders.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Annual financial statements:

The annual financial statement system applied to life insurers includes the following statements:

- Balance sheet                                                              Form B01 - DNNT

- Income statement                                                        Form B02 - DNNT

- Cash flow statement                                                    Form B03 - DNNT

- Notes to financial statement                                         Form B09 - DNNT

2. Interim financial statements:

A life insurer is required to prepare the following interim financial statements:

- Interim balance sheet (competent statement)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Interim income statement (complete statement)

Form B02a - DNNT

- Interim cash flow statement (complete statement)

Form B03a - DNNT

- Condensed notes to financial statement

Form B09a - DNNT

Article 24. Forms of financial statements applied to life insurers

1. Forms of annual financial statements (stated in the Appendix No. 02 enclosed herewith).

2. Forms of interim financial statements (stated in the Appendix No. 02 enclosed herewith).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Contents and preparation of financial statements

1. Contents and methods of preparing Balance sheet (Form B01 stated in the Appendix No. 02).

Only specific items associated with operations of life insurers are instructed in this Article. Life insurers shall specify other items (entries) in financial statements in accordance with applicable corporate accounting regulations.

a) Trade receivables (Entry 131)

This entry reflects receivables related to direct insurance business, reinsurance business and reinsurance ceded and other receivables due within one year at the reporting time. This entry shall reflect total debit balance of sub accounts of account 131 “Trade receivables”.

Entry 131 = Entry 131.1 + Entry 131.2

b) Receivables related to insurance policies (Entry 131.1)

This entry reflects receivables related to direct insurance business, reinsurance business and reinsurance ceded that are due within one year at the reporting time. Total debit balance of sub accounts 1311, 1312, and 1313 of account 131 “Trade receivables” shall be recorded to this entry (Receivables related to insurance policies).

c) Other trade receivables (Entry 131.2)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Other long-term receivables (Entry 218)

This entry reflects compulsory insurance deposits of the life insurer and other long-term receivables from relevant debtors at the reporting time. This entry shall reflect total debit balance of account 138 “Other receivables”, account 244 “Long-term deposits” and account 338 “Other payables” and its sub accounts.

Entry 218 = Entry 218.1 + Entry 218.2

dd) Insurance deposits (Entry 218.1)

This entry reflects long-term insurance deposits of the life insurer at the reporting time. Debit balance of account 2441 - “Insurance deposits” shall be recorded to this entry.

e) Other long-term receivables (Entry 218.2)

This entry reflects receivables from other debtors classified as long-term assets and long-term advance payments to sellers (if any). This entry equals (=) the total debit balance of account 138 “Other receivables”, account 338 “Other payables” and account 244 “Long-term deposits” minus (-) sum of insurance deposits reflected in the entry 218.1.

g) Trade payables (Entry 312)

This entry reflects amounts payable to creditors related to direct insurance business, reinsurance business and reinsurance ceded and other payables that are due within one year or within a course of business at the reporting time. This entry shall reflect total credit balance of sub accounts of account 331 “Trade payables”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Payables related to insurance policies (Entry 312.1)

This entry reflects amounts payable related to direct insurance business, reinsurance business and reinsurance ceded that are due within one year or within a course of business at the reporting time. This entry shall reflect total credit balance of sub accounts 3311, 3312 and 3313.

i) Other trade payables (Entry 312.2)

This entry reflects other amounts payable to sellers at the reporting time. This entry shall reflect the credit balance of sub account 3318.

k) Short-term provisional premium, unearned revenue (Entry 319.1)

This entry reflects total amount of provisional premiums of the life insurer, premiums collected in advance for multiple periods and other unearned revenues (one year or less) which have not yet been  recorded as revenues in the period at the reporting time. This entry shall reflect the credit balance of account 3387 “Provisional premium, unearned revenue” which is total credit balance of sub account 33871 (entire credit balance) and sub accounts  33872 and TK 33878 (only short-term revenues (one year or less)).

l) Provision for short-term payables (Entry 320)

This entry reflects provision for short-term payables at the reporting time. This entry shall reflect the credit balance of account 3529 “Provision for payables” (sub accounts: provisions for short-term payables).

m) Provision for long-term payables (Entry 337)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

n) Long-term unearned revenues (entry 338)

This entry reflects premiums collected in advance for multiple periods and other unearned revenues (exceeding one year) which have not yet been recorded as revenues in the period at the reporting time. This entry shall reflect the credit balance of account 3387 “Provisional premium, unearned revenue” which is total credit balance of sub accounts  33872 and TK 33878 (only long-term revenues (exceeding one year)).

o) Insurance technical reserves (Entry 344)

This entry reflects unused technical reserves at the reporting time.

Entry 344 = Entry 344.1 + Entry 344.2 + Entry 344.3 + Entry 344.4 + Entry 344.5 + Entry 344.6 + Entry 344.7 + Entry 344.8

+ Mathematical reserve (Entry 344.1)

This entry reflects the current amount of mathematical reserve of the life insurer at the reporting time.

This entry shall reflect total credit balance of account 3521 “Mathematical reserve” at the reporting time.

+ Unearned premium reserve (Entry 344.2)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This entry shall reflect total credit balance of account 3522 “Unearned premium reserve” at the reporting time.

+ Claims reserve (Entry 344.3)

This entry reflects the current amount of claims reserve of the life insurer at the reporting time.

This entry shall reflect total credit balance of account 3523 “Claims reserve” at the reporting time.

+ Profit sharing reserve (Entry 344.4)

This entry reflects the current amount of profit sharing reserve of the life insurer at the reporting time.

This entry shall reflect total credit balance of account 3524 “Profit sharing reserve” at the reporting time.

+ Equalization reserve (Entry 344.5)

This entry reflects the current amount of equalization reserve of the life insurer at the reporting time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Resilience reserve (Entry 344.6)

This entry reflects the current amount of resilience reserve of the life insurer at the reporting time.

This entry shall reflect total credit balance of account 3526 “Resilience reserve” at the reporting time.

+ Interest rate commitment reserve (Entry 344.7)

This entry reflects the current amount of interest rate commitment reserve of the life insurer at the reporting time.

This entry shall reflect total credit balance of account 3527 “Interest rate commitment reserve” at the reporting time.

+ Other reserves (Entry 344.8)

This entry reflects the current amount of other reserves of the life insurer at the reporting time.

This entry shall reflect total credit balance of account 3528 “Other reserves” at the reporting time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This entry reflects the unused amount of the statutory reserve of the life insurer at the reporting time. This entry shall reflect the credit balance of account 416 “Statutory reserve”.

2. Contents and methods of preparing Income statement (Form B02 stated in the Appendix No. 02)

Only items (entries) which are amended or supplemented shall be instructed herein so as to record balances in Column 4 “Current year” of the Income statement prepared for the current year. Other items (entries) shall be recorded in accordance with applicable corporate accounting regulations.

- Figures recorded in Column 5 “Previous year” of Part I and Part II of the Income statement of current year shall be those of respective items specified in Column 4 “Current year” of Part I and Part II of the Income statement of the previous year.

- Items in Column 4 "Current year" shall be recorded as follows:

Part I – General income statement: Items in this part shall reflect figures in respective items in Part II – Operation-based income statement herein.

Part II – Operation-based income statement:

a) Insurance premium revenue (Entry 01)

This entry reflects total revenue from direct insurance business and reinsurance business after deduction of the following amounts:  reductions in and/or refunds of direct premiums, reductions in and/or refunds of reinsurance premiums and decreases or increases in unearned premium reserves related to direct insurance business and reinsurance business in the reporting period of the life insurer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Direct premiums (Entry 01.1)

This entry reflects total revenue from direct insurance business minus (-) reductions in and/or refunds of direct premiums made in the reporting period of the life insurer.

This entry equals the accumulated value on the credit side of account 5111 “Direct premium revenue” minus (-) the accumulated value on the credit side of account 5311 – “Refund of direct premiums”, account 3521 “Reduction in direct premiums” and accounts 111, 112, 131 (sub accounts: reduction in direct premiums) and the debit side of account 5111 in the reporting period.    

+ Reinsurance premiums (Entry 01.2)

This entry reflects total revenue from reinsurance business minus (-) reductions in and/or refunds of reinsurance premiums made in the reporting period of the life insurer.

This entry equals the accumulated value on the credit side of account 5112 “Direct premium revenue” minus (-) the accumulated value on the credit side of account 5312 – “Refund of reinsurance premiums”, account 3522 “Reduction in reinsurance premiums” and accounts 111, 112, 131 (sub accounts: reduction in reinsurance premiums) and the debit side of account 5112 in the reporting period.   

+ Increase (decrease) in unearned premium reserve of direct insurance and reinsurance (Entry 01.3)

This entry reflects an increase or a decrease in unearned premium reserve of direct insurance and reinsurance which is the difference between amounts of unearned premium reserve of direct insurance and reinsurance to be set aside in the fiscal year and unused amounts of unearned premium reserve of direct insurance and reinsurance carriedforward from previous year.

In case of increase, this entry shall reflect the credit balance of account 3522 “Unearned premium reserve” and debit balance of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub accounts 624142 and 62423) in the reporting period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Premiums for reinsurance ceded (Entry 02)

This entry reflects total premium for reinsurance ceded which must be paid to the reinsurer in the period.

This entry shall reflect the accumulated value on the credit side of account 533 “Premiums for reinsurance ceded” and debit balance of account 511 - “Revenue from good sales and service provision” (sub accounts: 5111 and 5112) in the reporting period.

c) Net premium revenue (Entry 03)

This entry reflects total revenue from insurance business minus (-) reductions in and/or refunds of insurance premiums, premiums for reinsurance ceded and increases or decreases in unearned premium reserve of direct insurance and reinsurance of the life insurer in the reporting period.

Entry 03 = Entry 01 - Entry 02

d) Ceding commission and revenue from other business operations (Entry 04)

This entry reflects ceding commission revenue and revenue from business operations other than insurance business earned in the reporting period.

Entry 04 = Entry 04.1 + Entry 04.2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This entry reflects total ceding commission revenue minus (-) refunds of and/or reductions in ceding commissions made in the reporting period.

This entry shall reflect the accumulated value on the debit side of account 51131 “Ceding commission” and credit balance of account 911 - “Evaluation of business results” in the reporting period.

+ Revenue from other business operations (Entry 04.2)

This entry reflects revenue from business operations other than direct insurance, reinsurance business and reinsurance ceded such as revenue earned from provision of damage assessment and claim review handling services, and other earnings in the period.

This entry shall reflect the accumulated value on the debit side of account 5118 -”Revenue from other business operations” and credit balance of account 911 - “Evaluation of business results” in the reporting period.

dd) Net revenue from insurance business (Entry 10)

This entry reflects total amount of insurance premium revenues, ceding commissions and other earnings from insurance business minus (-) reductions in insurance premiums and/or ceding commissions, refunds of insurance premiums and/or ceding commissions, premiums for reinsurance ceded and increases or decreases in unearned premium reserve of direct insurance and reinsurance of the life insurer in the reporting period.

Entry 10 = Entry 03 + Entry 04.

e) Payment of indemnities and insurance payouts (Entry 11)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This entry shall reflect the debit balance of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub accounts 62411 and 62421) and credit balance of accounts 111, 112, 331 in the reporting period.

g) Claim payments by reinsurers (Entry 12)

This entry reflects the amount of indemnities and insurance payouts receivable from reinsurers so as to record as decreases in indemnities and insurance payouts paid by the life insurer in the reporting period.

This entry shall reflect the debit balance of account 131 “Trade receivables” (sub account: 1313) and credit balance of account 624 “Direct costs of insurance business and others” in the reporting period.

h) Increase (decrease) in technical reserves of direct insurance (Entry 13)

This entry reflects an increase or decrease in technical reserves of direct insurance, which is the difference between total amount of technical reserves of direct insurance to be set aside in the fiscal year and the unused amount of technical reserves of direct insurance carriedforward from the previous year.

In case of increase, this entry shall reflect the credit balance of account 352 “Provision for payables” (sub accounts: technical reserves) and debit balance of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub account 62414) in the reporting period.

In case of decrease, this entry shall reflect the debit balance of account 352 “Provision for payables” (sub accounts: technical reserves) and credit balance of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub account 62414) in the reporting period. This entry shall be recorded in round brackets (negative numbers).

i) Increase (decrease) in technical reserves of reinsurance (Entry 14)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case of increase, this entry shall reflect the credit balance of account 352 “Provision for payables” (sub accounts: technical reserves) and debit balance of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub account 62423).

In case of decrease, this entry shall reflect the debit balance of account 352 “Provision for payables” (sub accounts: technical reserves) and credit balance of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub account 62423). This entry shall be recorded in round brackets (negative numbers).

k) Total indemnity and payout payment (Entry 15)

This entry reflects the sum of indemnities and payouts paid by the life insurer minus (-) amounts receivable to reduce indemnity and payout costs (such as claim payments made by reinsurers) after adjusting increase or decrease in technical reserves of direct insurance and reinsurance in the reporting period.

Entry 15 = Entry 11 - Entry 12 + Entry 13 + Entry 14

l) Other costs of insurance business (Entry 16)

This entry reflects payments of insurance commissions and other expenses incurred in the process of providing insurance services in the reporting period.

Entry 16 = Entry 16.1 + Entry 16.2

+ Payment of insurance commissions (Entry 16.1)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This entry shall reflect the accumulated value on the credit side of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub accounts 62412 and 62422) and debit side of account 911 “Evaluation of business results” in the reporting period.

+ Other costs of insurance business (Entry 16.2)

This entry reflects other costs related to insurance business, including: costs of damage assessment and claim review services, statutory reserves (such as contributions to the Fund for protection of the insured) and other expenses incurred in the course of insurance business in conformity with applicable financial regulations.

This entry shall reflect the accumulated value on the credit side of account 624 “Direct costs of insurance business and others” (sub accounts 62411, 62412, 62414, 62421, 62422 and 62423) and debit side of account 911 “Evaluation of business results” in the reporting period.

m) Total cost of insurance business (Entry 17)

This entry reflects total cost of insurance business, including payment of indemnities and insurance payouts, increases or decreases in technical reserves of direct insurance and reinsurance and other costs of insurance business.

Entry 17 = Entry 15 + Entry 16

n) Gross profit on insurance business (Entry 18)

This entry reflects the difference between the net revenue from insurance business and total cost of insurance business incurred in the reporting period by the life insurer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

o) Revenue from investment properties (Entry 19)

This entry reflects the revenue earned from trading in investment properties in the reporting period.

This entry shall reflect the accumulated value on the debit side of account 5117 -”Revenue from investment properties” and credit balance of account 911 - “Evaluation of business results” in the reporting period.

p) Costs of investment properties (Entry 20)

This entry reflects the costs of investment properties and other expenses directly related to trading in investment properties in the reporting period.

Figures of this entry shall be obtained from records of account 632 “Costs of goods sold” (Sub account: costs of investment properties).

q) Profit on investment properties (Entry 21)

This entry reflects the difference between the revenue from investment properties and the costs of investment properties arising in investment properties in the reporting period.

Entry 21 = Entry 19 - Entry 20

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This entry reflects the net income from financial activities in the reporting period.

This entry shall reflect the accumulated value on the debit side of account 515 - ”Financial income” and credit balance of account 911 - “Evaluation of business results” in the reporting period.

s) Financial expense (Entry 23)

This entry reflects all expenses related to financial activities incurred by the life insurer in the reporting period.

This entry shall reflect the accumulated value on the credit side of account 635 - ”Financial expense” and debit balance of account 911 - “Evaluation of business results” in the reporting period.

t) Gross profit on financial activities (Entry 24)

This entry reflects the difference between the net financial income and the financial expense incurred in the reporting period.

Entry 24 = Entry 22 - Entry 23

u) Selling expense (Entry 25)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This entry shall reflect the total credit balance account 641 - ”Selling expense” and debit balance of account 911 - “Evaluation of business results” in the reporting period.

v) Administration expense (Entry 26)

This entry reflects total administration expense, including:  labour expenses, materials expenses, office supplies expenses, depreciation of fixed assets, taxes and fees, provisions, costs of external services and other cash expenses incurred in the reporting period.

This entry shall reflect the accumulated value on the credit side of account 642 - ”Administration expense” and debit balance of account 911 - “Evaluation of business results” in the reporting period.

x) Net profit on business operation (Entry 30)

This entry reflects the insurer’s business performance in the reporting period. This entry equals (=) the gross profit on insurance business plus (+) the profit on investment properties plus (+) the gross profit on financial activities minus (-) selling expense and administration expense incurred in the reporting period.

Entry 30 = Entry 18 + Entry 21 + Entry 24 - Entry 25 - Entry 26.

3. Contents and methods of preparing Notes to financial statement (Form B09 stated in the Appendix 02)

The life insurer shall base on the following guidance on some contents supplemented to the Notes to financial statement (Form B09 - DNNT) to prepare its own one. Other items (entries) which are not mentioned herein shall be prepared in accordance with applicable corporate accounting regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At Point 11 - Rules and methods for recording revenues: notes of direct insurance premiums, reinsurance premiums, ceding commissions, revenues from other business operations and revenue deductions shall be supplemented.

- Name of Point 12 shall be changed into "Rules and methods for recording costs and expenses” with additional notes of payments of indemnities and insurance payouts, payments of insurance commissions, expenses for management of insurance agents and decreases in costs of direct insurance and reinsurance business (such as claim payments made by reinsurers) (if any).

- Point 16 – Rules and methods for recording technical reserves shall be supplemented to this Section. In this point, notes of mathematical reserve, unearned premium reserve, claims reserve, profit sharing reserve, equalization reserve, resilience reserve, interest rate commitment reserve and other reserves (if any) shall be supplemented.

Section V – The information about certain items of the Balance sheet is supplemented as follows:

- At Point 07 – Other long-term receivables, item of insurance deposits is supplemented.

- At Point 18 – Other short-term payables, item of short-term provisional premium, unearned revenue is supplemented.

- Point 25.1 – Receivables related to insurance policies is supplemented so as to make notes about receivables related to insurance business.

- Point 25.2 – Payables related to insurance policies is supplemented so as to make notes about payables related to insurance business.

- Point 25.3 – Technical reserves is supplemented with addition of notes of mathematical reserve, unearned premium reserve, claims reserve, profit sharing reserve, equalization reserve, resilience reserve, interest rate commitment reserve and other reserves (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Point 26.1 – Insurance premium revenue is supplemented with the addition of notes of direct premiums and deductions thereof (reductions and refunds of direct premiums), reinsurance premiums and deductions thereof (reductions and refunds of reinsurance premiums), increases (decreases) in unearned premium reserves of direct insurance and reinsurance.

- Point 26.2 – Premiums for reinsurance ceded is supplemented with the addition of notes of total premium for reinsurance ceded.

- Point 27.1 – Ceding commissions is supplemented with the addition of notes of ceding commissions and deductions thereof (Refunds and reductions in ceding commissions).

- Point 27.2 – Revenue from other business operation is supplemented with the addition of notes of payments of agent services (such as damage assessment and claim review services) and other earnings from insurance business.

- Point 28.1 – Total indemnity and payout payment is supplemented with the addition of notes of payment of indemnities and insurance payouts, claim payments made by reinsurers (if any), increases (decreases) in technical reserves of direct insurance and reinsurance.

- Point 28.2 – Other costs of insurance business is supplemented so as to make notes of commission payments and other costs of insurance business such as costs of damage assessment and claim review services, statutory reserves (such as contributions to the Fund for protection of the insured) and other expenses incurred in course of providing insurance services.

- Point 28.3 – Selling expense is supplemented with notes of expenses for management of insurance agents such as expenses for initial training and certification exams, advanced training, recruitment, incentives and aids for agents.

- Point 33.1 – Administration expense is supplemented with detailed notes of labour expenses, materials expenses, office supplies expenses, depreciation of fixed assets, taxes and fees, provisions, costs of external services and other cash expenses.

Section VIII – Other information is supplemented and amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Contents and methods of preparing certain items amended, supplemented in notes to financial statement:

Receivables related to insurance policies (Point 25.1)

This entry reflects amounts receivable related to insurance business, including:  direct premiums receivable (receivables from policyholders, receivables from agents, reinsurance premiums receivable, and claim payments made by reinsurers in the reporting period of the life insurer).

This entry shall reflect debit balance of account 131 “Trade receivables” (sub accounts: direct premiums receivable, reinsurance premiums receivable and claim payments by reinsurers) at the reporting period.

Payables related to insurance policies (Point 25.2)

This entry reflects amounts payable related to insurance business, including:  payables of premiums for reinsurance ceded, indemnities and insurance payouts, insurance commissions, and other payables by the life insurer in the reporting period.

This entry shall reflect credit balance of account 331 “Trade payables” (sub accounts: payables of premiums for reinsurance ceded, indemnities and insurance payouts, insurance commissions, and other payables) at the reporting period.

Technical reserves (Point 25.3)

This entry reflects technical reserves of the life insurer, including mathematical reserve, unearned premium reserve, claims reserve, profit sharing reserve, equalization reserve, resilience reserve, interest rate commitment reserve and other reserves (if any) at the reporting time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Contents and methods for preparing cash flow statement and those for preparing interim financial statements shall comply with applicable corporate accounting regulations.

Article 26. Entry into force and implementation

1. This Circular shall come into force as of January 01, 2016.

Regulations on accounting of life insurers in the Decision No. 1296/TC/QD/CDKT dated December 31, 1996 of Minister of Finance and the Decision No. 150/2001/QD-BTC dated December 31, 2001 on amendments to regulations on accounting of life insurers in the Decision No. 1296/TC/QD/CDKT dated December 31, 1996 of Minister of Finance shall be null and void as from January 01, 2016.

2. Director of the Department of Accounting & Auditing Regulations, Director of Insurance Supervisory Authority, Directors of life insurance companies, Directors of reinsurance companies and heads of relevant units shall implement this Circular.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 199/2014/TT-BTC ngày 19/12/2014 về hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


37.337

DMCA.com Protection Status
IP: 103.246.104.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!