BAN TỔ CHỨC-CÁN
BỘ CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10/2002/TT-BTCCBCP
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 2 năm 2002
|
THÔNG TƯ
CỦA BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 10/2002/TT-BTCCBCP NGÀY 18
THÁNG 02 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 180/2001/QĐ-TTG NGÀY 16
THÁNG 11 NĂM 2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ NHÂN SỰ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN
TRƯỞNG, GIÁM ĐỐC CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CÁC TỔNG CÔNG TY CÓ 100% VỐN NHÀ NƯỚC
Thi hành Quyết định số 180/2001/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về nhân sự Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc các đơn
vị thành viên các Tổng công ty có 100% vốn Nhà nước, Ban Tổ chức - cán bộ Chính
phủ hướng dẫn như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG,
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG:
1- Đối tượng áp dụng là các
doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Bao gồm các Tổng Công ty được thành lập theo
Quyết định số 90/TTg, 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ; các Công ty được thành lập theo Chỉ thị số 500 của Thủ tướng Chính phủ và các Tổng Công ty,
Công ty do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập có Hội đồng quản trị.
2- Điều kiện áp dụng:
2.1- Các Tổng Công ty, Công ty
nêu tại điểm 1 phải có Hội đồng quản trị, số lượng thành viên Hội đồng quản trị
theo quy định hiện hành có từ 5-7 thành viên Tổng Công ty, Công ty không có đủ
số thành viên phải kiện toàn cho đủ số lượng theo quy định.
2.2- Hội đồng quản trị các Tổng
Công ty khi họp để xem xét việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng
Công ty, thông qua việc bổ nhiệm giám đốc các đơn vị thành viên để Tổng giám đốc
ra quyết định phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Đối
với Tổng Công ty chưa đủ số thành viên Hội đồng quản trị theo quy định thì phải
có ít nhất 03 thành viên tham dự.
Kết thúc phiên họp phải có Nghị
quyết để Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty ra quyết định bổ nhiệm.
II- TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC BỔ NHIỆM CHỨC DANH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG TỔNG CÔNG TY, GIÁM
ĐỐC CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
1- Đối với chức danh Phó Tổng
Giám đốc, Kế toán trưởng:
Căn cứ nhu cầu công tác, Tổng
Giám đốc trình Hội đồng quản trị (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự
kiến phân công công tác đối với cán bộ sẽ bổ nhiệm.
Hội đồng quản trị họp, xem xét đề
nghị của Tổng Giám đốc. Sau khi được Hội đồng quản trị đồng ý, Tổng Giám đốc đề
xuất nhân sự cụ thể.
1.1- Đối với nguồn nhân sự tại
chỗ:
- Tổng Giám đốc và các Phó Tổng
Giám đốc đề xuất phương án nhân sự. Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và
ý kiến giới thiệu của cán bộ, viên chức trong đơn vị.
- Tập thể lãnh đạo (Tổng Giám đốc,
Phó Tổng Giám đốc) thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá.
Nhu cầu bổ nhiệm mỗi vị trí có thể lựa chọn một hoặc nhiều hơn.
- Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ
chốt, gồm: Thường vụ Đảng uỷ Tổng Công ty (nếu có), Thường vụ Công đoàn Tổng
Công ty (nếu có), Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tổng Công ty, Trưởng, Phó phòng ban,
Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ, chi bộ, Chủ tịch Công đoàn các đơn vị thành viên.
+ Trao đổi, thảo luận về yêu cầu
bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ.
+ Thông báo danh sách cán bộ do
lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét,
đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến
phân công công tác.
+ Giới thiệu bổ sung (ngoài danh
sách do lãnh đạo giới thiệu).
+ Cán bộ được giới thiệu có thể
được trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm, trả lời những vấn
đề có liên quan.
+ Ghi phiếu (không phải ký tên).
- Tập thể lãnh đạo
+ Phân tích kết quả tổng hợp phiếu
lấy ý kiến;
+ Xác minh, kết luận những vấn đề
mới nảy sinh (nếu có).
+ Đảng uỷ hoặc Thường vụ Đảng uỷ
(nơi cán bộ đang công tác) phát biểu ý kiến bằng văn bản về nhân sự được bổ nhiệm.
+ Hội đồng quản trị họp thảo luận,
nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ
nhiệm phải được đa số các thành viên trong Hội đồng quản trị tán thành. Có Nghị
quyết họp của Hội đồng quản trị .
+ Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng
quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm.
1.2- Đối với nguồn nhân sự từ
nơi khác:
- Tổng Giám đốc, các thành viên
lãnh đạo Tổng Công ty đề xuất nhân sự:
- Hội đồng quản trị thảo luận,
thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau:
+ Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm,
trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
+ Làm việc với Thường vụ cấp uỷ,
lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu
bổ nhiệm, tìm hiểu về cán bộ và xác minh lý lịch cán bộ.
+ Thông báo chủ trương, kết quả
làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác và lấy ý kiến của Thường vụ Đảng
uỷ cơ quan.
+ Hội đồng quản trị thảo luận,
nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín); có Nghị quyết của Hội
đồng quản trị.
- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng
quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm.
2- Đối với chức danh Giám đốc
các đơn vị thành viên:
- Về quy trình lấy phiếu giới
thiệu tương tự quy trình lấy phiếu giới thiệu Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Căn cứ đề nghị bổ nhiệm cán bộ
của đơn vị thành viên, Tổng Giám đốc báo cáo trình Hội đồng quản trị (bằng văn
bản).
- Hội đồng quản trị họp xem xét,
có Nghị quyết về bổ nhiệm cán bộ.
- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng
quản trị , Chủ tịch Hội đồng quản trị ký thông báo để Tổng Giám đốc ra quyết định
bổ nhiệm.
III- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Tất cả các quy định về bổ nhiệm
nhân sự Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc các đơn vị thành viên các Tổng
Công ty có 100% vốn Nhà nước trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ để nghiên cứu giải
quyết.